Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nhà đầu tư khôn ngoan ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.67 KB, 5 trang )

Nhà đầu tư khôn ngoan
Khi chúng ta quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán thì ngoài việc lựa
chọn cổ phiếu nào để mua, thực tế còn có nhiều quyết định khác chúng ta phải đối
mặt, như xử lý danh mục đầu tư thế nào, cần mua bao nhiêu loại cổ phiếu, ứng phó
ra sao khi thị trường biến động và loại đầu tư nào nên tránh bằng mọi giá.
Nên sở hữu bao nhiêu loại cổ phiếu?

Đã nhiều lần chúng ta được nghe câu: “Đừng đem tài sản để hết vào cùng một
rổ”? Câu này thoáng nghe có vẻ là lời khuyên tốt, nhưng kinh nghiệm bản thân tôi
cho thấy có rất ít người làm cùng một lúc hai công việc mà làm được tốt. Biết rất
nhiều thứ nhưng không chuyên thứ nào quả thật rất khó thành công trong bất cứ
lĩnh vực nào, kể cả đầu tư.

Rõ ràng càng phân tán ra nhiều thì lại càng ít nắm rõ được từng lĩnh vực đầu tư.
Thực tế nhà đầu tư không nên phân bố danh mục đầu tư quá rộng. Chỉ cần tập
trung đầu tư vào một vài lĩnh vực mà chúng ta biết rõ và theo dõi được cặn kẽ.
Nhà đầu tư càng ôm nhiều loại cổ phiếu thì càng chậm ứng phó, nhất là lúc cần
xoay thêm vốn khi thị trường bắt đầu suy giảm rõ rệt. Trên nguyên tắc thì nhà đầu
tư phải bán, giải chấp các cầm cố để giữ một số tiền mặt khi thị trường đã bắt đầu
tới đỉnh. Nếu không, sẽ mất hầu hết những gì đã kiếm được.

Mục tiêu đúng của nhà đầu tư sáng suốt là chỉ cần một hoặc hai lần thắng đậm,
còn hơn là nhiều lần thắng nhỏ. Thà là nhiều lần thua nhỏ, nhưng được vài lần
thắng lớn. Phân bố rộng danh mục đầu tư thường sẽ dẫn đến việc thiếu tập trung
và đưa đến thua lỗ nhiều. Đa dạng hóa danh mục là điều hợp lý, nhưng đừng nên
lạm dụng. Luôn đặt mục tiêu sẽ sở hữu bao nhiêu loại cổ phiếu và tuân thủ nghiêm
túc mục tiêu đó.

Làm thế nào để kéo dài việc mua vào

Bạn hoàn toàn có thể kéo dài quá trình mua vào của mình trong một khoảng thời


gian nhất định. Quá trình mua vào sẽ được kéo dài ra và bạn sẽ chỉ mua vào khi đã
xác định có được một mức lợi nhuận nhất định so với giá mua vào trong lần trước
đó. Nếu giá thị trường đã tăng 20 điểm so với giá mua vào bình quân hiện tại và có
cơ sở hợp lý cho mức giá mới này: hãy mua thêm vào.
Tuy vậy, những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên thận trọng khi áp dụng chiến
lược đòi hỏi sự tập trung cao độ và nhiều rủi ro này. Bạn phải tuân thủ đúng chiến
lược, phải lập tức bán và kết thúc ngay nếu nhận thấy mọi việc diễn tiến không
đúng như dự tính ban đầu.

Trong thị trường “con bò” (thị trường đang đi lên), một cách làm cho danh mục
của bạn có tính tập trung hơn là theo dõi sát và thực hiện mua thêm vào ngay một
hoặc hai lần (với số lượng nhỏ hơn) khi giá thị trường tăng 2% hoặc 3% so với giá
gốc hoặc so với giá mua vào gần nhất.

Tuy nhiên, đừng nên cố mua vào những cổ phiếu đã vượt xa mức giá hợp lý của
nó. Đồng thời, hãy lập tức loại bỏ những cổ phiếu bắt đầu cho thấy dấu hiệu rớt
giá trước khi bạn phải gánh chịu một khoản thiệt hại lớn từ những cổ phiếu này.

Nên đầu tư dài hạn?

Nếu đã quyết định tập trung, bạn nên đầu tư dài hạn hay sẽ mua bán thường
xuyên? Câu trả lời là nắm giữ ngắn hạn hay dài hạn không phải là điều quan trọng.
Vấn đề quan trọng nhất là mua đúng loại cổ phiếu (loại tốt nhất vào đúng thời
điểm) và bán lại khi thị trường hoặc nguyên tắc bán của bạn cho bạn biết cần phải
làm điều đó. Khoảng cách thời gian giữa lúc mua và lúc bán có thể dài hoặc ngắn,
không quan trọng! Hãy để các nguyên tắc của bạn và thị trường quyết định điều
đó.

Nếu bạn thực hiện điều này, thời gian nắm giữ một số cổ phiều thành công của bạn
có thể kéo dài ba tháng, sáu tháng, một năm, hai năm hoặc có thể dài hơn. Hầu

hết các khoản đầu tư lỗ của bạn có thời gian nắm giữ ngắn hơn, thường từ vài tuần
đến ba tháng. Hãy luôn giữ cho danh mục của bạn đồng bộ với thị trường.

Nên giao dịch hàng ngày?

Một cách đầu tư không được khuyến khích là giao dịch hàng ngày, mua và bán
một loại cổ phiếu nào đó trong cùng một ngày. Hầu hết các nhà đầu tư đều bị lỗ
khi giao dịch kiểu này.

Lý do rất đơn giản: bạn chủ yếu nhắm vào mức chênh lệch rất nhỏ hàng ngày và
rất khó dự đoán so với dự đoán những xu hướng cơ bản trong một thời gian dài
hơn. Thêm vào đó, lợi nhuận thu được thường không đủ trả phí và những khoản lỗ
khó tránh khỏi. Vì vậy, đừng nên cố kiếm lời quá nhanh.

Nên sử dụng tiền vay, cầm cố để mua chứng khoán?

Trong vòng một hoặc hai năm đầu, khi còn đang trong giai đoạn học hỏi đầu tư,
tốt nhất nên đầu tư bằng tiền của mình.

Hầu hết các nhà đầu tư thường cần ít nhất hai hoặc ba năm để có đủ kinh nghiệm.
Với một vài năm kinh nghiệm, một kế hoạch rõ ràng và những quy tắc mua - bán
chặt chẽ, lúc đó bạn có thể cân nhắc tới việc mua với tỷ lệ ký quỹ (sử dụng tiền
vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu).

Thời điểm tốt nhất để sử dụng vốn vay là khoảng thời gian hai năm đầu của thị
trường “con bò”. Một khi bạn cảm nhận được dấu hiệu đang đến của thị trường
“con gấu” (thị trường đang đi xuống), bạn nên dừng lập tức việc sử dụng tỷ lệ ký
quỹ và giữ càng nhiều tiền mặt càng tốt.

Bạn nên hiểu rằng, khi toàn bộ thị trường đi xuống và cổ phiếu của bạn bắt đầu

mất giá, so với việc đầu tư bằng tiền của mình, thì vốn đầu tư ban đầu của bạn sẽ
mất nhanh gấp hai lần nếu sử dụng vốn vay. Bạn nhất định phải cắt lỗ ngay lập tức
và chấm dứt sử dụng vốn vay ngay khi xu thế đi xuống của thị trường bắt đầu.
Nếu bạn đầu cơ vào các cổ phiếu ngành công nghệ cao có quy mô vốn hóa nhỏ
dựa trên tỷ lệ vốn vay tối đa, một mức điều chỉnh 50% có thể khiến bạn mất hết.
Điều này đã từng xảy ra với một số nhà đầu tư ít kinh nghiệm vào cuối năm 2000
và đầu năm 2001.

Bạn không cần phải sử dụng tỷ lệ vốn vay tối đa vào mọi lúc. Có lúc bạn đầu tư
bằng tiền của mình. Có lúc bạn sử dụng một phần vốn vay để hỗ trợ cho việc đầu
tư. Và có lúc bạn có thể sử dụng tối đa vốn vay để đầu tư khi mọi việc đang diễn
tiến thuận lợi trong thị trường “con gấu”. Mọi thứ tùy thuộc vào tình hình thị
trường và kinh nghiệm của bản thân bạn. Nếu chứng khoán trong tài khoản ký quỹ
của bạn giảm đến mức mà người môi giới yêu cầu bạn phải bổ sung tiền ký quỹ
hoặc bán cổ phiếu đi, bạn đừng nên bổ sung tiền ký quỹ mà nên nghĩ đến việc bán
cổ phiếu đi.


×