Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về phân tích cơ bản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.78 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh
doanh của công ty dựa vào báo cáo tài chính, năng lực quản lý, ưu thế cạnh tranh,
đối thủ và thị phần của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc
phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến về giá
chứng khoán.
Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản sẽ đánh giá một
chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành, điều này sẽ khẳng định giá trị
thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết như thế nào với các đặc tính tài
chính như: khả năng phát triển, những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền
mặt… Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho
thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Chính vì vậy, các nhà
phân tích thường coi đó là kim chỉ nam cho quyết định đầu tư trong tương lai.
Phân tích cơ bản là phân tích những yếu tố cơ bản của DN. Đó là lợi nhuận, doanh
thu, vốn, tài sản…, nghĩa là phân tích những yếu tố ảnh hưởng và thể hiện tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này thường được chia ra làm 2 loại:
chất và lượng.
- Các yếu tố về chất là không thể cân đong đo đếm được như giá trị thương hiệu,
con người, thành quả kinh doanh, quản lý, khoa học kỹ thuật trong quá khứ.
- Các yếu tố về lượng bao gồm các chỉ số kinh tế của DN như doanh thu, lợi
nhuận, vốn
Không thể nói phân tích lượng hay chất là tốt và đúng hơn. Hai phương pháp này
bổ sung cho nhau và hoàn thiện bức tranh tổng quan về DN.
Phân tích cơ bản là nền tảng nhà đầu tư nên có khi mua cổ phiếu bởi nó sẽ xác
định tính ưu việt của công ty so với các công ty khác. Ngoài ra, rất nhiều nhà đầu
tư dùng phương pháp phân tích cơ bản để chọn mua những chứng khoán có triển
vọng tốt nhưng đang bị thị trường đánh giá thấp, tức là một cách thức đầu tư giá
trị.
Tuy nhiên, phân tích cơ bản thường không được những nhà đầu tư thiếu kinh
nghiệm chú ý vì khó, đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức. Tại TTCK Việt Nam, các
nhà đầu tư phần lớn còn thiếu kiến thức về kinh doanh và đầu tư chứng khoán, chủ


yếu đầu tư theo tâm lý đám đông. Theo tổng kết của Khoa Tài chính - Ngân hàng,
Đại học Ngoại thương thì đầu tư theo đám đông hay đầu tư theo “tâm lý bầy đàn”
là nguyên nhân khiến 90% nhà đầu tư mới phải chịu thua lỗ và rút khỏi cuộc chơi
trong một thời gian ngắn. Chỉ có 10% nhà đầu tư có kiến thức, chuyên tâm và kiên
định với chiến lược đầu tư của mình là có thể thành công và đồng hành với những
phút thăng trầm của thị trường. Quyết định của nhà đầu tư không chỉ ảnh hưởng
đến tài sản của bản thân họ, mà còn ảnh hưởng chung đến thị trường, nhất là tâm
lý hoảng loạn, tháo chạy. Trong trường hợp xấu, chính họ là những người làm sụp
đổ thị trường. Thời gian qua là một minh chứng cụ thể, yếu tố tâm lý mua theo
bảng xanh điện tử và bán theo bảng đỏ của nhà đầu tư đã đẩy VN-Index liên tục
giảm sâu, mặc dù có rất nhiều khuyến cáo được đưa ra rằng, thị trường đã xuống
quá thấp so với giá trị nội tại của nó và đứng về góc độ phân tích cơ bản, các công
ty niêm yết có kết quả kinh doanh khá tốt, các chỉ số tài chính đang ở mức hấp
dẫn.
Khi phân tích cơ bản trở thành kiến thức thông dụng của mọi nhà đầu tư thì thị
trường chứng khoán sẽ hoạt động hiệu quả hơn, sự tham gia liên tục của các tổ
chức đầu tư khiến giá cổ phiếu niêm yết hợp lý hơn, thông tin từ các công ty niêm
yết tạo ra phản ứng tức thời đến giá cổ phiếu, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến
hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN và các thông tin hàng ngày trên thị
trường. Và khi phân tích cơ bản là cơ sở chính cho diễn biến giá cả thì “sân chơi”
chứng khoán sẽ trở thành nơi đầu tư của những nhà đầu tư tài chính thực thụ.
Những nội dung chính cần chú ý khi phân tích cơ bản
1. Lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp (DN) đó đang sản xuất - kinh doanh sản phẩm nào là chủ yếu, thể
hiện qua tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm đó trên doanh thu và lợi
nhuận của DN. Biết được lĩnh vực kinh doanh chính của công ty giúp NĐT có cái
nhìn rõ nét hơn về những ảnh hưởng có thể tác động tới DN như môi trường kinh
tế vĩ mô, luật pháp, thiên tai, đối thủ cạnh tranh
2. Vốn và cơ cấu vốn
- Cơ cấu sở hữu vốn: Nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm; cổ đông chiến lược, cổ

đông tổ chức, cá nhân nắm số lượng lớn; cổ phiếu lưu hành, số cổ phiếu bị hạn chế
chuyển nhượng. Thông thường, một cổ phiếu có nhiều cổ đông chiến lược thì tốt
trong dài hạn và kỳ vọng của NĐT tăng cao. Ngoài ra, khi DN có tỷ lệ sở hữu của
Nhà nước và cổ đông chiến lược lớn thì số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường
ít hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu, điều này thường có lợi cho giá cổ phiếu vì
lượng cung bị hạn chế.
- Vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn, lợi nhuận: nếu một DN có lợi nhuận lớn và tỷ lệ
vay nợ hiện tại cao thì nhiều khả năng DN sẽ tăng vốn để giảm bớt chi phí vay.
Hơn nữa, nếu DN có vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ thì điều đó
dễ dàng làm cho EPS của cổ phiếu đó tăng cao.
- Quá trình tăng vốn của DN: cần tìm hiểu vốn hiện tại cũng như nhu cầu tăng vốn
trong thời gian tới vì ở Việt Nam, có một thực tế là cả trước và sau khi DN tăng
vốn thì giá cổ phiếu thường biến động khá mạnh.
3. HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát
- HĐQT bao gồm những ai, tỷ lệ vốn góp của họ; chiến lược đề ra có vì quyền lợi
của cổ đông, liệu có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông tổ chức và cổ đông nhỏ lẻ.
- Số lượng cổ phiếu nắm giữ của thành viên HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát
và những người liên quan: nếu số lượng nắm giữ cổ phiếu càng lớn thì rõ ràng là
họ đều đặt niềm tin vào khả năng tăng trưởng của cổ phiếu và đó là tín hiệu tốt.
Còn khi họ bán ra với số lượng lớn thì thường đó là tín hiệu xấu.
4. Chỉ số tài chính
Doanh thu thuần, lợi nhuận, ROA, ROE, EPS, P/E, cơ cấu nợ và đòn bẩy tài chính,
cổ tức và chính sách cổ tức Cần so sánh các chỉ số đó với các DN khác cùng
ngành và mức bình quân của ngành để thấy rõ được ưu - nhược điểm của DN.
NĐT nên xây dựng cho mình bảng chỉ số tài chính cho các nhóm ngành để từ đó
có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn, so sánh chỉ số của các nhóm ngành đó với
mức bình quân toàn thị trường.
5. Thương hiệu, sản phẩm và hệ thống phân phối - dịch vụ
Thực tế cho thấy, DN có thương hiệu và sản phẩm uy tín trên thị trường cùng với
hệ thống phân phối và dịch vụ tốt thì giá cổ phiếu của DN thường ở mức cao hơn

so với mặt bằng chung. Một số DN tạo dựng được uy tín trên thị trường trong và
ngoài nước, có những đối tác chiến lược thì giá cổ phiếu ổn định và tăng trưởng
bền vững hơn những DN nhỏ chưa gây dựng được thương hiệu, uy tín cho riêng
mình.
6. Giao dịch của nhà ĐTNN và các tổ chức lớn
Nhà ĐTNN thường mua vào những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong dài
hạn, và các tổ chức cũng như cá nhân trong nước vẫn thường quan sát các động
tĩnh của nhà ĐTNN. Việc đầu tư ngắn hạn trên những cổ phiếu thuộc diện đầu tư
dài hạn đem lại cảm giác ít rủi ro hơn, nhất là khi cổ phiếu đó có các tổ chức nước
ngoài nắm giữ với khối lượng lớn và đang tiếp tục mua thêm.

×