Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về phân hệ giáo dục đại học ở nước ta hiện nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.26 KB, 7 trang )

Bài tập môn giáo dục văn hoá y tế
Đề bài:
Tìm hiểu về phân hệ giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Bài làm:
I:Khái quát chung:
Giáo dục đào tạolà quá trình truyền bá cung cấp kiến thức khao học kỹ thuật
nhằm phát triển trí tuệ ,nâng cao hiểu biết hình thành nhân cách lối sống và kĩ năng
lao động,thông qua đó con ngưòi có thể vận dụng vào thực tiễn.
Ở việt nam,hệ thống giáo dục bao gồm 4 phân hệ chính:
-Giáo dục mầm non
-Giáo dục phổ thông
-Giáo dục đại học
-Giáo dục nghề nghiệp
Sơ đồ:
Đại học Cao học nghiên cứu sinh
Trung học phổ thông Cao đẳng
Trung học cơ sở trung cấp chuyên nghiệp Dạy nghề
tiểu học
mẫu giáo
nhà trẻ
Giáo dục cấp đại học là một phân hệ trong hệ thống đại học việt nam
hiện nay.
Giáo dục bậo đại học tồn tại dưới các hình thức sau:
+Đại học,
+cao đẳng,
+nghiên cứu sinh.
II:Tìm hiểu về giáo dục bậc đại học ở việt nam:
1.Trách nhiệm quản lý
Các trường đại học cao đẳng tuỳ thuộc vào vai trò mà trực thuộc sự quản
lý của các cơ quản khác nhau,song nhìn chung là do cấp trung ương quản lý.Ngoài
ra,khi cơ sở đó đóng trên địa bàn tỉnh nào thì còn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ


quan quản lý hành chính và theo ngành của cấp đó.
Ví Dụ:học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là 1 trong 8
cơ quan trực thuộc của chính phủ,do chính phủ quản ký.
Trước đây,khi chưa sát nhập vào học viện chính trị,học viện hành chính
quốc gia do Bộ nội vụ quản lý.
Học viện tài chính chịu sự quản lý của Bộ tài chính…..
2.Trách nhiệm của cấp quản lý:
-Xác định quy mô,cơ cấu,tổ chức giáo dục đào tạo của trường cao đẳng đại học.
-Xác định chỉ tiêu,số lượng sinh viên,đối tượng cần đào tào,
-quy định các vấn đề về quản lý đội ngũ giảng viên,các tiêu chuẩn cần có,
-Quy địnhh các vấn đề có liên quan đến vấn đề khen thưởng kỉ luật,chế độ học bổng
cho sinh viên……..
3.Thực trạng hiện nay:
 Trong những năm qua,nhà nước ta đẫ có những đầu tư lớn cho việc phát triển hệ
thống giáo dục,trong đó có giáo dục bậc đại học .Do đó hệ thống các trường đại
học mở rộng trong cả nứơc.
Theo thống kê,trong 10 năm trở lại đây số các trường đại học mới thành
lập và các trường mới tu sửa,nâng cấp lại bằng tổng số trường cao dẳng đại học của cả
nước ts trong 50 năm qua gộp lại.
Theo thống kê của Vụ Đại học và Sau đại học, tính đến tháng 8/2008, cả
nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường
cao đẳng với quy mô hơn 1,6 triệu sinh viên (của tất cả các hệ đào tạo), đạt 188 sinh
viên/vạn dân.
Giai đoạn từ năm 1998 đến 2004, cả nước chỉ mới thành lập 3 trường đại
học và 3 trường cao đẳng dân lập, tư thục, 25 trường cao đẳng nâng cấp lên đại học và
15 trường trung cấp chuyên nghiệp nâng cấp thành cao đẳng.
Nhưng chỉ trong vòng 3 năm, từ 2005 đến 2008, số trường đại học được
thành lập lên đến 20 trường, trong đó có 1 trường công lập và 19 trường đại học tư
thục (chiếm tỉ lệ 95%). Cũng tính từ năm 2005 đến nay, theo yêu cầu của các bộ,
ngành, địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cấp 28 trường lên đại học, 86

trường trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng
Mặt khác nhà nước cũng tạô điều kiện cho sinh viên được đi du học theo
hình thức tự túc hoặc theo học bổng của nhà nnước.Theo thống kê mới,trung bình nhà
nnước chi khoảng 1000 ty đòng trong cho năm du học của các sinh viên đi du học
theo học bổng của nhà nước….
 Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn quá nhiều các vấn đề tồn
tại.Giáo dục đại học ở Việt nam đáng đứng trước nguy cơ báo động đáng lo ngại.
Cụ thể:
-Việc đầu tư cho cấp đại học tuy đã tăng song mới chỉ về mặt số lượng,còn về chất
lượng thì hầu như không được cải thiện,Chi phí đầu tư cho giáo dục ở nước ta tuy có
tăng so với những năm trước(khoảng 3% GDP)song so với các nước trong khu vực thì
vẫn còn quá khiêm tốn:Philippin:4,2%,Thái lan:5,2%...Cụ thể:
+Về đọi ngũ giáo viên:thiếu và yếu,Giáo viên không đủ trình độ giảng dạy
+Về phương pháp giảng day:
>Trong nhiều năm qua,viẹt nam vẫm trung thành với phương thức giảng
dạy cũ là:giáo viên đọc,sinh viên chép,do đó khiến cho sinh viên trở nên thụ đọng,ỷ
lại vào giáo viên,không phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân.
>Mặt khác,sinh vien Việt nam vẫn có thói quen học chay,tức chỉ học trên
lý thuyết chứ không được thực hành.Do đó dẫn đến việc học không hiểu quả,Các kiến
thức được truyền đạt không được luyện tập nên sinh viên hay quên,không có khả năng
vận dụng linh hoạt trong điều kiện thực tế.
+Về nội dung chương trình học:
Một thực tế là nội dung chương trình gaỉng dạy trong các trường đại học
cao đẳng vẫn chỉ mang tính lý thuyết nghiên cứu suông,chưa có tính thực tế.Vì vậy
dẫn đến một thực trạng chung là:Học chỉ để cho biết,học rồi quên ngay,mà không có
khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
=>4 điểm yếu của giáo dục ĐH Việt Nam như sau:
+ Khả năng thích ứng với các nhu cầu xã hội còn hạn chế;
+các mối quan hệ giữa trường ĐH và thị trường lao động còn yếu;
+chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chưa cập nhật;Chương

trình có quá nhiều môn học, nội dung lỗi thời và không dựa trên những
mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở đầu ra; thiếu giảng
viên có đủ trình độ...
+ nguồn tài chính thấp
-Hậu quả:
+Phương thức giáo dục trên khiến cho sinh viên thụ động:thoe nghiên
cứu 60% sinh viên khép minh fkhông tham gia vào các hoạt động xã hội,thiếu nhiệt
tình trong học tập và các công tác xã hội chung,10% sinh viên chỉ tập trung vào vui
chơi,chưa có ý thức học hành.Chỉ 30% sinh viên được cho là có sự đầu tư phù hợp
cho việc học hành.
+ thực trạng sinh viên học nhảy trường:Sau khi theo học tại 1 trường đại
học nhất định,sinh viên có xu hướng bỏ học hoặc chuẩn bị thi vào trường khác.
+Theo điều tra mới nhất của bộ giáo dục, chưa có trường Đại học nào
của Việt Namđược công nhận là trường đại họctheo các tiêu chuẩn do khu vực và thế
giới đặt ra.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố kết quả xếp hạng khả
năng cạnh tranh toàn cầu 2008 cho thấy, so với năm ngoái, Việt Nam tụt hai bậc từ 68
xuống 70.
Theo kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của WEF cho thấy,
vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và
hạng 70 (năm 2008).
Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra danh sách năm nay có bổ sung thêm một số
nước, nếu không xét các nước mới bổ sung vào danh sách thì Việt Nam chỉ tụt một
bậc từ 68 xuống 69.
III;Những giải pháp được đưa ra:
1. Tất cả các trường phải công bố chuẩn đào tạo. Nếu trường nào không đưa ra được
chuẩn đào tạo của mình thì sẽ bị áp dụng chế tài.
2. Áp dụng chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo tại các trường ĐH. Mỗi trường phải
công bố rõ ràng sinh viên của mình ra trường biết những gì, làm được gì, khả năng
giao tiếp tới đâu...

3. Các giảng viên phải được đánh giá kết quả hằng năm. Trong đó, bắt buộc phải có
cả ý kiến của sinh viên về giảng viên. Hiệu trưởng được giao quyền tự chủ trong việc
quyết định mức lương trả cho từng giảng viên theo năng lực, nhằm giữ người tài.
4. Phải có sự ràng buộc giữa chỉ tiêu tuyển sinh với chất lượng đào tạo. Nếu trường
nào có chất lượng đào tạo tốt thì được quyền tăng chỉ tiêu và ngược lại.
5. Phải bảo đảm trang thiết bị đầy đủ. Các trường phải có kết nối Internet, hình thành
hệ thống thư viện điện tử để sinh viên tiếp cận với thông tin một cách thuận lợi nhất.

×