Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.17 KB, 6 trang )

Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn
(Phần 1)


Ðường tiết niệu là gì?
Ðường tiết niệu là hệ thống bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Trong đó, đóng vai trò then chốt là 2 quả thận, đó là 2 cơ quan màu nâu hơi đỏ nằm
bên dưới các xương sườn hướng vào giữa lưng. Thận lọc máu để thải các chất không
cần thiết dưới dạng nước tiểu, duy trì ổn định sự cân bằng giữa muối và các chất khác
trong máu đồng thời tạo ra một hormone hỗ trợ cho sự tạo thành hồng cầu. Niệu quản
là những ống hẹp dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang - một khoang hình tam giác ở
hố chậu. Nước tiểu được chứa trong bàng quang và đưa ra ngoài qua niệu đạo.
Trung bình một người lớn thải khoảng 1,5l nước tiểu một ngày. Lượng nước
tiểu thay đổi phụ thuộc vào lượng nước và thức ăn một người tiêu thụ. Thể tích nước
tiểu tạo thành vào ban đêm bằng một nửa vào ban ngày.
Tác hại của nhiễm trùng đường niệu
Nhiễm trùng đường niệu là một vấn đề sức khỏe quan trọng ảnh hưởng đến
hàng triệu người mỗi năm.
Sự nhiễm trùng đường niệu khá phổ biến chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô
hấp. Hàng năm, nhiễm trùng đường niệu là nguyên nhân thăm khám của khoảng 8
triệu bác sĩ.
Ðặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường niệu hơn do những lí do vẫn chưa
được biết rõ. Cứ 5 phụ nữ thì có một người bị nhiễm trùng đường niệu trong suốt thời
gian sống.
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường niệu
Nước tiểu bình thường vô trùng. Nó chứa dịch, muối và các chất thải nhưng nó
không chứa vi khuẩn, virus và nấm. Nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật, thường là vi
khuẩn từ đường tiêu hóa, bám vào lỗ mở của niệu đạo và bắt đầu nhân lên. Hầu hết các
nhiễm trùng đều khởi phát từ 1 loại vi khuẩn là Escherichia coli (E. coli) bình thường
sống trong trực tràng.
Trong hầu hết trường hợp, vi khuẩn bắt đầu nhân lên đầu tiên trong niệu đạo.


Nhiễm trùng chỉ giới hạn ở niệu đạo gọi là nhiễm trùng niệu đạo. Từ đây, vi khuẩn
thường xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng bàng quang ( viêm bàng quang).
Nếu không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lên niệu quản gây nhiễm trùng thận
(viêm đài bể thận).
Các vi khuẩn Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây nhiễm trùng niệu ở cả
nam và nữ giới nhưng chúng có khuynh hướng tự giới hạn ở niệu đạo và hệ sinh dục.
Không giống E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây nhiễm qua giao hợp do đó
đòi hỏi điều trị đồng thời cả 2 người.
Hệ thống tiết niệu có cấu trúc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Niệu quản và bàng
quang thường ngăn không cho nước tiểu chảy ngược về thận và dòng nước tiểu từ
bàng quang sẽ làm trôi vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt tạo ra các
chất tiết làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, ở cả 2 giới, hàng rào miễn dịch
cũng giúp ngăn chặn nhiễm trùng. Tuy vậy, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra bất kể
những sự bảo vệ trên.
Những đối tượng nguy cơ
Một số người dễ bị nhiễm trùng đường niệu hơn những người khác. Bất cứ một
khuyết tật nào của đường tiết niệu ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ( ví dụ sỏi thận)
cũng có thể gây nhiễm trùng. Tuyến tiền liệt lớn có thể làm chậm dòng chảy của nước
tiểu do đó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nguồn nhiễm trùng thông thường là ống thông tiểu hoặc những ống được đặt
vào bàng quang. Những người không có khả năng tiểu tiện do bất tỉnh hoặc bệnh nặng
thường được đặt ống thông tiểu trong một thời gian dài. Một số người, đặc biệt là
người già hoặc những người bị rối loạn thần kinh nặng mất khả năng điều khiển quá
trình tiểu tiện có thể cần ống thông tiểu suốt đời. Vi khuẩn trong ống thông tiểu có thể
gây nhiễm trùng bàng quang, do đó nhân viên bệnh viện phải đặc biệt quan tâm giữ
cho ống thông tiểu vô trùng và rút ra càng sớm càng tốt.
Những người bị tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng niệu cao hơn bởi những
thay đổi của hệ thống miễn dịch. Bất kỳ rối loạn nào gây suy giảm hệ thống miễn dịch
cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu.
Nhiễm trùng đường niệu có thể xảy ra ở trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh ở đường

tiết niệu, những khuyết tật này đôi khi phải cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.
Nhiễm trùng niệu hiếm khi xảy ra ở trẻ em nam và nam thanh niên. Ở phụ nữ, tỉ lệ
nhiễm trùng niệu thường gia tăng theo tuổi.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích chắc chắn vì sao phụ nữ dễ nhiễm trùng
niệu hơn nam giới. Một lý do có thể là niệu đạo của nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ xâm
nhập vào bàng quang hơn. Bên cạnh đó, lỗ mở niệu đạo ở phụ nữ cũng gần nguồn vi
khuẩn từ hậu môn và âm đạo hơn. Với rất nhiều phụ nữ, sự giao hợp có vẻ như khởi
đầu cho sự nhiễm trùng mặc dù nguyên nhân của mối liên hệ này vẫn chưa được biết
rõ.
Theo nhiều tài liệu, những phụ nữ dùng màng tránh thai dễ nhiễm trùng niệu
hơn dùng các phương pháp tránh thai khác. Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện
rằng nếu người đàn ông dùng bao cao su chứa bột diệt tinh trùng khi giao hợp thì
người phụ nữ có khuynh hướng gia tăng sự phát triển của E. coli trong âm đạo.
Các vấn đề về sự tái nhiễm.
Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên. Gần 20% phụ nữ nhiễm
trùng đường niệu bị tái nhiễm 1 lần nữa, và 30% những phụ nữ này sẽ lại bị lần tiếp
theo, trong số đó 80% sẽ tiếp tục tái nhiễm nhiều lần sau nữa.
Thông thường lần nhiễm trùng sau gây ra bởi một dòng hoặc một loại vi khuẩn
khác với lần nhiễm trùng trước đó, điều này có nghĩa là những lần nhiễm trùng hoàn
toàn riêng rẽ với nhau. (Ngay cả khi rất nhiều nhiễm trùng có nguyên nhân từ E. coli
nhưng vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa những vi khuẩn này cho thấy sự nhiễm trùng riêng
biệt).
Các nghiên cứu của Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Mỹ (NIH) đưa ra một nguyên
nhân gây tái nhiễm trùng đường niệu có thể là do khả năng tấn công các tế bào biểu
mô đường niệu của vi khuẩn. Một tài liệu gần đây của NIH cũng cho thấy những phụ
nữ bị tái nhiễm có thể có cùng một nhóm máu nào đó. Một số nhà khoa học xem xét
rằng những phụ nữ có các nhóm máu này dễ bị nhiễm trùng đường niệu vì tế bào biểu
mô âm đạo và niệu đạo cho phép vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn. Các nghiên cứu trong
tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa ra bản chất mối liên hệ này cùng phương pháp
nhận biết những phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu cao.


×