Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.6 KB, 5 trang )

Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn
(Phần 2)

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường niệu
Nhiễm trùng đường niệu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc chọn lựa
thuốc và thời gian điều trị phụ thuộc vào tiền sử bệnh nhân và loại vi khuẩn gây nhiễm
biết được qua xét nghiệm nước tiểu. Thử nghiệm độ nhạy cảm giúp ích rất nhiều cho
bác sĩ trong việc chọn lựa loại thuốc tốt nhất. Loại thuốc thường được dùng nhất để
điều trị nhiễm trùng đường tiểu đơn thuần là trimethoprim (Trimpex),
trimothoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra, Cotrim), amoxicillin (Amoxil,
Trimox, Wymox), nitrofurantoin (Macrodantin, Furadantin), và ampicillin.
Thông thường, nhiễm trùng đường niệu được điều trị trong vòng 1 đến 2 ngày
nếu tình trạng nhiễm trùng không đi kèm với sự tắc nghẽn hay rối loạn thần kinh. Tuy
nhiên, nhiều bác sĩ cho bệnh nhân uống kháng sinh trong vòng 1 đến hai tuần để đảm
bảo rằng sự nhiễm trùng đã hoàn toàn hết. Phương pháp điều trị bằng một liều duy
nhất không nên dùng cho một số nhóm bệnh nhân, ví dụ, những bệnh nhân điều trị trễ
hay có dấu hiệu nhiễm trùng thận, bệnh nhân bị tiểu đường hay bất thường cấu trúc
hoặc những người đàn ông bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Thời gian điều trị cũng phải
lâu hơn ở những bệnh nhân bị nhiễm Mycoplasma hay Chlamydia, trường hợp này
thường được điều trị bằng tetracycline, trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMZ),
hay doxycycline. Cần làm thêm một xét nghiệm nước tiểu nữa để chắc chắn là đường
niệu đã hết nhiễm trùng chưa. Ðiều này rất quan trọng đối với toàn bộ tiến trình điều
trị bởi vì những triệu chứng có thể biến mất trước khi tình trạng nhiễm trùng được đẩy
lùi hoàn toàn.
Ở những bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng thận có thể phải nằm viện đến khi họ
có thể tự uống thuốc được. Nhiễm trùng thận thường phải điều trị bằng kháng sinh
trong vài tuần. Một số nghiên cứu ở Ðại học Washington cho thấy liệu pháp 2 tuần
bằng TMP/SMZ cũng hiệu quả như phương pháp điều trị trong 6 tuần với cùng loại
thuốc ở những phụ nữ bị nhiễm trùng thận mà không liên quan đến tình trạng tắc
nghẽn hay rối loạn hệ thần kinh. Trong những trường hợp này, nhiễm trùng thận ít khi
gây hủy hoại thận hay làm hư thận trừ khi họ không điều trị.


Rất nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau trong nhiễm trùng đường niệu. Một
cái đệm nóng hay tắm nước ấm cũng có tác dụng. Nhiều bác sĩ khuyên nên uống nhiều
nước để giúp làm sạch đường niệu. Trong lúc này, tốt nhất là tránh dùng cà phê, rượu,
và thức ăn nhiều gia vị. (Ðiều mà một người hút thuốc có thể làm để tốt cho bàng
quang của họ là bỏ thuốc. Hút thuốc lá được biết là một nguyên nhân chính gây ung
thư bàng quang).
Nhiễm trùng đường niệu ở thai phụ
Phụ nữ có thai không có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu cao hơn những phụ
nữ khác. Tuy nhiên, khi thai phụ bị nhiễm trùng đường niệu, vi khuẩn lại dễ xâm nhập
thận hơn.
Theo một số báo cáo, khoảng 2 đến 4% phụ nhữ có thai bị nhiễm trùng đường
niệu. Các nhà khoa học nghĩ rằng sự thay đổi về nội tiết và sự dịch chuyển vị trí một
số cơ quan của hệ niệu trong thai kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đi ngược niệu
quản lên thận. Do đó, nhiều bác sĩ đề nghị nên xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
Những triệu chứng của nhiễm trùng đường niệu.
Không phải tất cả mọi người bị nhiễm trùng đường niệu đều có triệu chứng,
nhưng hầu hết mọi người đều có ít nhất một vài biểu hiện bất thường. Những triệu
chứng này bao gồm cảm giác muốn đi tiểu cấp bách và đau rát vùng bàng quang hoặc
niệu đạo trong khi tiểu. Bệnh nhân ít khi cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, xanh xao hay đau
cả khi không đi tiểu. Phụ nữ thường cảm thấy nặng khó chịu dưới xương mu, một số
nam giới thì thấy đầy ở trực tràng. Bệnh nhân nhiễm trùng đường niệu thường than
phiền chỉ tiểu được rất ít mặc dù cảm giác rất mắc tiểu. Nước tiểu thường trắng đục
hoặc lợn cợn thậm chí có thể hơi đỏ nếu có máu. Nếu bị sốt thì có nghĩa nhiễm trùng
đã lên tới thận. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng thận gồm đau sau lưng hoặc hai
bên hông dưới xương sườn, buồn ói hoặc ói.
Ở trẻ em, các triệu chứng nhiễm trùng đường niệu có thể không được chú ý
hoặc bị che lấp bởi những rối loạn khác. Nên nghĩ đến nhiễm trùng đường niệu khi
thấy đứa trẻ khó chịu, kém ăn, sốt không giảm không rõ nguyên nhân, tiểu không kiểm
soát được (đái dầm) hoặc tiêu chảy, hoặc chậm lớn. Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu
thấy có những triệu chứng trên, đặc biệt khi có những thay đổi bất thường trong nước

tiểu của trẻ.
Chẩn đoán nhiễm trùng đường niệu như thế nào ?
Ðể phát hiện nhiễm trùng đường niệu, bác sĩ sẽ xét nghiệm mẫu nước tiểu tìm
mủ và vi khuẩn. Bệnh nhân được đề nghị đưa mẫu nước tiểu "sạch" bằng cách rửa kỹ
vùng sinh dục và lấy mẫu nước tiểu "giữa dòng" vào lọ chứa vô khuẩn. (Phương pháp
lấy nước tiểu này ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn quanh vùng sinh dục vào mẫu
xét nghiệm làm ảnh hưởng đến kết quả). Thường mẫu sẽ được gửi đến phòng xét
nghiệm mặc dù một số phòng khám bác sĩ có thể được trang bị thực hiện các xét
nghiệm này.
Trong xét nghiệm phân tích nước tiểu, nước tiểu sẽ được kiểm tra để phát hiện
tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn. Sau đó vi khuẩn sẽ được nuôi cấy trong môi
trường thích hợp và được thử nghiệm với các loại kháng sinh khác nhau để tìm ra loại
thuốc điều trị hiệu quả nhất. Bước cuối cùng này được gọi là xét nghiệm thử độ nhạy.
Một số vi khuẩn như Chlamydia và Mycoplasma chỉ có thể được phát hiện với
môi trường nuôi cấy đặc biệt. Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng loại này nếu
người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu và có mủ trong nước tiểu nhưng
không cấy được vi khuẩn trên những môi trường thông thường.
Khi nhiễm trùng không được điều trị triệt để và sót lại cùng một dòng vi khuẩn,
bác sĩ sẽ chỉ định một xét nghiệm đưa ra hình ảnh đường niệu. Một trong các phương
pháp đó là chụp X quang bể thận qua tĩnh mạch (intravenous pyelogram- IVP). Nó sẽ
đưa ra hình ảnh X quang của bàng quang, thận và niệu quản. Một chất nhuộm cản
quang được tiêm vào tĩnh mạch trước khi chụp một loạt phim X quang. Phim X quang
sẽ cho thấy lớp lót của đường niệu, bộc lộ những thay đổi dù rất nhỏ trong cấu trúc
này.
Nếu bị tái nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để đưa ra những hình ảnh
phản âm của những cơ quan bên trong. Một xét nghiệm hữu ích khác là soi bàng
quang. Ống soi bàng quang là một dụng cụ tạo bởi một ống ngắn có rất nhiều thấu
kính và nguồn sáng cho phép bác sĩ quan sát bên trong bàng quang qua niệu đạo.


×