Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Sỏi mật (Phần 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.01 KB, 6 trang )

Sỏi mật
(Phần 2)

Những điều trị nội khoa nào được sử dụng để điều trị sỏi mật ?
Trước năm 1970, điều trị sỏi mật là bằng cách dùng phẫu thuật để cắt bỏ túi
mật. Từ đó đến nay, một số phương pháp khác đã được đưa vào sử dụng. Bệnh nhân bị
sỏi mật nếu không có triệu chứng thì không cần phải điều trị cho tới khi nào có triệu
chứng. Khi có triệu chứng thì tuỳ mức độ mà xem xét sao cho phù hợp.
Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, không thường xuyên, hoặc những
người nếu phẫu thuật sẽ tạo ra nhiều nguy cơ thì được dùng phương pháp điều trị nội
khoa bằng cách dùng thuốc làm tan sỏi cholesterol. Ursodeoxycholic acid (Ursolvan)
là một loại muối mật được dùng trong phương pháp điều trị này. Cho một đơn thuốc
trên 12 tháng, nó có thể làm giảm số lượng cholesterol trong mật. Nhưng không may
mắn, nhiều bệnh nhân dùng thuốc vẫn không làm tan sỏi hoàn toàn. Đối với một số
bệnh nhân dùng thuốc này, 50% trong số họ bị sỏi mật tái phát lại trong 5 năm. Do
vậy, liệu pháp điều trị sỏi mật bằng đường uống không được dùng rộng rãi để điều trị
sỏi mật.
Việc sử dụng sóng tán sỏi cũng đã được đưa vào điều trị sỏi mật. Trong phương
pháp này, sỏi mật được sóng tán sỏi hủy ra thành những mảnh nhỏ rồi những mảnh
này theo nước ra ngoài. Thực tế đã cho thấy rằng, phương pháp này chỉ hiệu quả trên
90% bệnh nhân có một sỏi đơn độc thôi. Hơn nữa, nguy cơ tái phát sỏi thì cũng tương
tự như dùng liệu pháp thuốc tan sỏi. Gần đây, một dung dịch hòa tan đã được đưa trực
tiếp vào túi mật bằng một catheter xuyên qua da. Phương pháp này đã cho thấy rất có
hiệu quả trong việc hòa tan sỏi cholesterol và khởi đầu đang được ủng hộ. Nhiều điều
trị khác hiện nay cũng đang được thử nghiệm.
Ở những bệnh nhân có cơn đau thường xuyên, hoặc nặng hoặc có bệnh cảnh
viêm túi mật cấp thì nên được phẫu thuật. Một vài bệnh nhân khỏe mạnh khác có
những triệu chứng nhẹ cũng có thể được xem xét chỉ định phẫu thuật bởi vì những
triệu chứng kéo dài không được giải quyết bằng những trị liệu khác. Từ lâu, phẫu thuật
được thực hiện qua một kỹ thuật mỗ hở, đòi hỏi phải có đường rạch da đạt mức độ
chuẩn xác và gây mê toàn thân. Phẫu thuật này gọi là phẫu thuật cắt túi mật và lấy đi


toàn bộ túi mật. Ở đa số trường hợp, trong thời gian dài mất túi mật cũng không thấy
bất lợi gì cho người bệnh.
Trong khi đường mỗ hở cắt túi mật vẫn còn được sử dụng, thì hiện nay cắt túi
mật qua nội soi ổ bụng là một kỹ thuật được ưa chuộng. Trong lúc phẫu thuật cắt túi
mật qua nội soi, có một màn hình hướng dẫn phẫu thuật qua một camera đặt trong
khoang bụng. Phương pháp này chỉ cần tạo một vài lỗ trên thành bụng, những đường
rạch nhỏ được làm để đặt những dụng cụ cần thiết cho phẫu thuật. Túi mật chứa sỏi sẽ
được cắt đi mà không cần phải mỗ. Với phương pháp này bệnh nhân thường ra viện và
trở về hoạt động bình thường trong vòng vài ngày. Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ biến
chứng của cắt túi mật qua nội soi ổ bụng là thấp. Tuy nhiên, biến chứng của phương
pháp này cũng có thể rất nghiêm trọng tuy là rất hiếm. Những biến chứng đó bao gồm
tổn thương và tắc ống dẫn mật, hoặc rỉ mật vào trong ổ bụng gây nên tình trạng nhiễm
trùng rất nặng.
Trong lúc hầu hết bệnh nhân bị sỏi mật có triệu chứng khi ống túi mật bị tắc
nghẽn, thì một vài bệnh nhân bị sỏi đường mật cũng có triệu chứng tương tự. Ở những
bệnh nhân này, việc cắt túi mật đơn thuần không điều trị được sỏi mật hoặc hết triệu
chứng được. Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi với việc cắt nhú Vater thì cần thiết
để lấy đi những sỏi này. Khi thực hiện phương pháp này, một ống đàn hồi mềm được
đưa xuyên qua miệng và tới một chỗ mà ở đó mật được đổ vào ruột non. Một đầu dò
được đặt ở đầu máy chụp và cho phép thấy toàn bộ tiến trình thực hiện trên màng hình
tivi. Một catheter nhỏ có thể được đưa vào đường mật qua một cái ống và chụp được
X-quang đường mật. Quá trình này không cần thiết phải rạch da và được thực hiện
bằng đường tĩnh mạch, do đó dùng thuốc an thần không cần gây mê toàn thân.
Hướng điều trị sỏi mật trong tương lai là gì ?
Điều trị sỏi mật đã có sự thay đổi rất rõ ràng trên 25 năm qua. Một vài điều trị
hiện nay đã được chọn lựa. Mặc dù điều trị ngoại khoa được thực hiện hầu hết trường
hợp bị bệnh, nhưng sự chọn lựa không phẫu thuật vẫn được xem xét vì phẫu thuật
không phải lúc nào cũng hoàn toàn cần thiết. Những phương pháp điều trị nội hay mỗ
là tùy thuộc vào sự hiểu biết cơ chế của việc hình thành sỏi. Hướng điều trị sỏi mật
trong tương lai sẽ tùy thuộc vào sự cải tiến của các phương pháp không phẫu thuật và

sự tiến bộ của kỹ thuật ngoại khoa. Một điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ về cơ chế
tạo sỏi để từ đó có phác đồ ngăn ngừa việc hình thành sỏi.
Sơ lược qua về sỏi mật
Sỏi mật được hình thành bởi cholesterol và sắc tố mật.
Mật được tạo ra ở gan và được dự trữ ở túi mật.
Yếu tố nguy cơ của sỏi cholesterol bao gồm : tuổi, béo bệu, phụ nữ có nhiều
con, dùng thuốc ngừa thai, và do di truyền .
Triệu chứng thường nhất của sỏi mật là đau ở phần bụng trên. Chẩn đoán sỏi
mật thường được thực hiện bằng siêu âm bụng.
Viêm túi mật là một biến chứng của sỏi mật
Vài bệnh nhân bị sỏi mật không có triệu chứng và không cần phải điều trị.
Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và không thường xuyên có thể xem xét
dùng thuốc tan sỏi bằng đường uống.
Phẫu thuật được chỉ định ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng và cho những
bệnh nhân bị viêm túi mật.
Sỏi mật ở trẻ em

Bệnh tuy hiếm gặp nhưng trong những năm gần đây lại có xu hướng gia tăng.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ 10-15 tuổi, thường là hậu quả của
quá trình nhiễm giun.
Sỏi mật bao gồm sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol chứa khoảng
50-80% cholesterol, thường hình thành do sự mất cân bằng giữa muối mật, lecithin với
cholesterol trong dịch mật. Loại sỏi này hay gặp ở trong gan và trong túi mật.
Sỏi sắc tố mật có màu đen hoặc nâu. Sỏi sắc tố đen chỉ chứa dưới 10%
cholesterol, được hình thành do bilirubin tự do quá thừa trong dịch mật và kết tủa,
thường gặp trong bệnh huyết tán, xơ gan. Sỏi sắc tố nâu được cấu tạo chủ yếu từ
bilirubinat canxi, muối canxi và khoảng 10-30% cholesterol, hình thành sau quá trình
nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
Bệnh có liên quan nhiều đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun
đũa. Khi giun chui lên đường mật, chúng để lại trứng hoặc những mảnh vụn cơ thể.

Sắc tố mật và canxi bám vào đó tạo nên sỏi mật.
Sỏi mật có thể ở bất cứ vị trí nào trong đường dẫn mật: gan, túi mật, ống mật
chủ. Ở trẻ em, sỏi thường nằm trong ống mật chủ hoặc cả ở gan và ống mật chủ. Rất
hiếm thấy sỏi đơn thuần trong túi mật hoặc trong gan; chủ yếu là sỏi sắc tố nâu, ít gặp
sỏi cholesterol.
Các yếu tố nguy cơ gây sỏi mật gồm: tiền sử gia đình có người bị sỏi mật, tiền
sử bản thân hay đau bụng giun, giun chui ống mật, viêm đường mật; có dị tật đường
mật (u nang ống mật chủ, teo xơ đường mật ); béo phì (nhất là trẻ gái vừa béo phì vừa
dậy thì sớm), khẩu phần ăn không cân đối (ăn quá nhiều chất béo hoặc quá nhiều
gluxit, chất xơ). Tùy theo vị trí của sỏi mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Ở trẻ em, sỏi
mật có 3 triệu chứng điển hình:
- Đau bụng từng cơn, cơn xuất hiện đột ngột, đau nhiều ở vùng hạ sườn phải, có
khi lan lên bả vai hoặc ra sau lưng, có khi đau ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể kéo
dài hàng giờ và thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo.
- Sốt cao hoặc sốt vừa, sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm
khuẩn đường mật.
- Vàng da tắc mật, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.
Một số trẻ chỉ đau và sốt, không có vàng da.
Khi trẻ bị sỏi mật, chế độ ăn nên hạn chế chất béo (nhất là đối với những trẻ béo
phì) nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Cần dùng các thuốc điều trị
triệu chứng, chống đau, chống nhiễm khuẩn. Nếu trẻ có những biến chứng (nhất là
những biến chứng nặng như viêm phúc mạc mật, chảy máu đường mật) thì phải phẫu
thuật cấp cứu.

×