Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chữa bệnh với muối doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.37 KB, 6 trang )

Chữa bệnh với muối

Không chỉ là gia vị, muối còn được dùng chữa một số bệnh mà ít ai biết
đến. Sau đây là 14 mẹo nhỏ trị bệnh từ muối.

1. Chống nóng
Làm việc mùa hè hay môi trường có nhiệt độ cao thì dùng một tí muối cho vào
nước uống để bù lại lượng natri mất đi do đổ mồ hôi quá nhiều.
2. Làm cho nôn ra
Dùng nước muối đặc, uống lúc ấm.
3. Sưng họng đau, viêm khoang miệng
Mỗi ngày ngậm và súc nước muối nhiều lần.
4. Chảy máu chân răng
Sáng và tối dùng bột muối đánh răng.
5. Đau răng do phong nhiệt
Cành hòe nấu lên cho vào ít muối, ngậm và súc miệng.
Cành hòe nấu lấy hai bát nước, cho vào 500g muối, nấu cho khô cạn, nghiền
thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau; dùng nước muối đặc súc miệng.
6. Đi lỵ ra máu nhiều
Cho bột muối ăn vào cháo khi ăn.
7. Hay bị táo bón
Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi đói hãy uống một chén nước muối nhạt.
8. Chân đau
Muối ăn, rễ cây cà, lượng bằng nhau, nấu sôi lên rồi rửa chân, hoặc nước muối
nấu ấm lên hằng tối ngâm chân.
9. Viêm túi chân lông
Hằng ngày lấy ít muối tinh xát vào chỗ đau.
10. Mụn ướt (lở)
Muối ăn 6g, phèn trắng 15g.
Cho tất vào nước nóng hòa tan rồi rửa chỗ đau, ngày 2 lần.
11. Mụn cải (mụn tầm ma)


Muối ăn 38g, hòa tan vào 100 ml nước, rồi rửa nhiều lần vào chỗ đau, xong để
vậy nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
12. Ong, bò cạp, côn trùng cắn
Dùng nước muối rửa chỗ bị cắn, ngày vài lần
13. Trĩ
Muối tinh 120g, đường phèn trắng 120g.
Nghiền thành bột cho vào bong bóng lợn hong khô, lại nghiền thành bột để
dùng. Mỗi lần uống 15g, uống lúc đói với nước.
14. Đau phong thấp cơ và khớp
Muối ăn 500g, tiểu hồi hương 125g, sao nóng lên bọc vải đắp vào chỗ đau, lạnh
lại sao nóng đắp, ngày 2 lần.
Lưu ý: Mùa đông rửa mặt hoặc tắm nước nóng có pha chút muối, da sẽ mềm và
không bị nẻ.
Không dùng (hay ít dùng) muối cho người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu
đường, viêm thận, phù thũng.


Tinh dịch nhiễm bạch cầu có phải là bệnh lý?
Theo cuốn Xét nghiệm của Tổ chức y tế thế giới, nếu có dưới 1 triệu bạch
cầu trong 1 ml tinh dịch thì có thể coi là bình thường. Vậy có trên 1 triệu là bất
thường, là nhiễm khuẩn, và vì có nhiều bạch cầu bị hủy hoại nên còn gọi là tinh
dịch mủ (pyospermia).
Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng bao giờ cũng phải kết hợp các thăm khám
khác mà không dựa đơn thuần chỉ vào số lượng bạch cầu trong tinh dịch. Sự có mặt
của bạch cầu trong tinh dịch gây ra nhiều tranh cãi có khi trái ngược nhau:
Bạch cầu trong tinh dịch có ích vì nó “ăn” những tinh trùng bất thường bằng
hiện tượng thực bào (bản chất của bạch cầu). Bạch cầu trong tinh dịch là khách qua đò
hay là kẻ khủng bố tinh trùng, hay là bạn đường của tinh trùng?
Về lâm sàng, khi chữa vô sinh bác sĩ nào cũng tính đến số lượng bạch cầu trong
tinh dịch, nhưng có thực tế là nhiều mẫu tinh dịch có nhiều bạch cầu (hơn 1 triệu/1ml)

mà bệnh nhân không có triệu chứng nhiễm khuẩn nào, và ngược lại, có nhiều bệnh
nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn đường sinh sản nhưng số lượng bạch cầu lại rất ít.
Theo một tổng quan của Baratt thì số bạch cầu trong tinh dịch tăng lên khi có
nhiễm khuẩn, viêm, tự miễn và phần lớn là do nhiễm khuẩn một bộ phận nào đó của
bộ máy sinh sản như viêm niệu đạo, tiền liệt tuyến, mào tinh, ống dẫn tinh Thế
nhưng khi cấy tinh dịch có nhiều bạch cầu (tinh dịch mủ) thì lại không phát hiện được
vi khuẩn gây bệnh. Không có sự liên quan, liên hệ giữa vi khuẩn trong tinh dịch và
bạch cầu trong tinh dịch, nhưng số lượng bạch cầu trong tinh dịch lại có liên quan đến
những người hút nhiều thuốc lá, hút cần sa hay uống nhiều rượu, người có tiền sử bị
bệnh lậu và các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt ở những bệnh nhân đã và đang
điều trị bằng clomiphencitrate (để làm tăng số lượng tinh trùng).
Nhiễm bạch cầu trong tinh dịch phát hiện thấy ở những cặp vợ chồng vô sinh.
Chúng làm giảm khả năng di động và cả khả năng thụ tinh của tinh trùng. Có tác giả
còn thấy rằng bạch cầu làm giảm khả năng của tinh trùng nhiều mặt như: giảm mật độ,
giảm vận động, giảm tỷ lệ hình thái bình thường, giảm khả năng thẩm thấu
Dựa vào nhiều kết quả nghiên cứu gần đây nhất, nhiều tác giả thấy rõ tác dụng
có hại nhất của bạch cầu trong tinh dịch là do chúng sản xuất ra các ROS làm gãy các
ADN của tinh trùng. Phản ứng này không làm giảm tỷ lệ thụ tinh nhưng làm giảm
đáng kể khả năng thụ thai sau khi thụ tinh, nghĩa là sự phát triển của phôi bị gián đoạn
ở giai đoạn sau khi phôi đã bắt đầu làm tổ và gây hỏng thai đưa tới hiếm muộn hoặc vô
sinh.
Vậy khi có nhiều bạch cầu trong tinh dịch là một dấu hiệu nhiễm khuẩn đường
sinh sản (hoặc tiết niệu). Nhiều bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhất là bệnh lây qua
đường tình dục do virus, nấm, clamidia không có triệu chứng lâm sàng cấp tính ồ ạt
nên rất khó nhận biết. Bạch cầu trong tinh dịch là một chỉ báo có giá trị để xác định
bệnh và điều trị. Kháng sinh có tác dụng tốt là doxycycline, erythromycine và
trimethropim là những kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng. Tác dụng của kháng sinh
liệu pháp sẽ nhanh hơn nếu kết hợp với tần suất phóng tinh nhiều lần (giao hợp nhiều
hơn).
Tỷ lệ thành công tốt nhất là tính theo tỷ lệ có thai. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào

các yếu tố của người vợ. Cần phải đánh giá đúng tình trạng nhiễm khuẩn của người vợ
và có kế hoạch điều trị thích hợp cho cả vợ và chồng. Điều trị vô sinh về nguyên tắc
phải tiến hành điều trị đồng thời cho cả hai vợ chồng để chồng có tinh trùng tốt và vợ
có rụng trứng thường xuyên, đúng lúc.

×