Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHƯƠNG PHÁP ĐO CÔNG SUẤT TIÊU THỤ CỦA THIẾT BỊ AUDIO, VIDEO VÀ CÁC THIẾT BỊ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.47 KB, 31 trang )

Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10153:2013
IEC 62087:2011

PHƯƠNG PHÁP ĐO CÔNG SUẤT TIÊU THỤ CỦA THIẾT BỊ AUDIO, VIDEO VÀ CÁC THIẾT BỊ LIÊN
QUAN
Methods of measurement for the power consumption of audio, video and related equipment
Lời nói đầu
TCVN 10153:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 62087:2011;
TCVN 10153:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ cơng bố.
PHƯƠNG PHÁP ĐO CƠNG SUẤT TIÊU THỤ CỦA THIẾT BỊ AUDIO, VIDEO VÀ CÁC THIẾT BỊ
LIÊN QUAN
Methods of measurement for the power consumption of audio, video and related equipment
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp đo công suất tiêu thụ của máy thu hình, thiết bị ghi hình,
set top box, thiết bị audio và thiết bị đa chức năng. Máy thu hình bao gồm loại công nghệ CRT, LCD,
PDP hoặc sử dụng công nghệ chiếu, nhưng không chỉ giới hạn ở những loại này.
Ngồi ra tiêu chuẩn này cịn xác định các chế độ vận hành khác nhau liên quan đến đo công suất tiêu
thụ.
Phương pháp đo trong tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với các thiết bị có thể nối tới nguồn điện lưới.
Điều kiện đo trong tiêu chuẩn này đại diện cho sử dụng bình thường của thiết bị và có thể khác với
các điều kiện riêng, ví dụ các điều kiện được qui định trong tiêu chuẩn an toàn.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm
cơng bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn khơng ghi năm cơng bố thí áp
dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi.
TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), Phương pháp đo trên bộ thu của truyền dẫn truyền hình


quảng bá - Phần 1: Điều kiện chung - Phương pháp đo tại các tần số radio và tần số video
IEC 61938:1996, Audio, video and audiovisual systems - Interconnections and matching values Preferred matching values of analogue signals (Hệ thống audio, video và nghe nhìn - Nối liên kết và
các giá trị phối hợp - Các giá trị phối hợp ưu tiên của tín hiệu analog)
IEC 62216:2009, Digital terrestrial television receivers for the DVB-T system (Máy thu truyền hình số
mặt đất dùng cho hệ thống DVB-T)
IEC 50049-1, Domestic and similar electronic equipment interconnection requirements: peritelevision
connector (Các yêu cầu về đấu nối thiết bị điện tử sử dụng trong gia đình và các mục đích tương tự:
Bộ nối máy thu hình)
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1.1. Chức năng bổ sung (additional functions)
Chức năng không yêu cầu đối với hoạt động chính của thiết bị.
CHÚ THÍCH: Đối với máy thu hình, ví dụ về chức năng bổ dung bao gồm khối VCR, khối DVD, khối
HDD, khối radio FM, khối đọc thẻ nhớ hoặc khối chiếu sáng xung quanh, nhưng không chỉ giới hạn ở
những khối này.
3.1.2. Thiết bị audio (audio equipment)

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

Thiết bị độc lập hoặc hệ thống các thành phần tách rời được hoặc không tách rời được, dùng cho một
hoặc nhiều chức năng âm thanh.
3.1.3. Bộ đệm (buffering)
Lưu trữ tạm thời các luồng tín hiệu hình và tín hiệu tiếng ở dạng bộ nhớ nhất định để thực hiện các
chức năng chuyển dịch thời gian.

3.1.4. STB cáp (cable STB)
STB có chức năng chính là nhằm nhận và giải mã các tín hiệu truyền hình từ hệ thống phân phối
quảng bá, hệ thống phân phối lại sợi/đồng trục, hệ thống phân phối cáp chung và phân phối các tín
hiệu sau giải mã đến thiết bị hiển thị và/hoặc thiết bị ghi.
3.1.5. Truy cập có điều kiện (conditional access)
Mã hóa, giải mã và các kỹ thuật cấp phép được sử dụng để bảo vệ nội dung tránh bị xem khi chưa
được phép.
3.1.6. Mơ đun truy cập có điều kiện (conditional access module)
Mô đun dạng cắm cho phép truy cập có điều kiện.
3.1.7. Qui định của giao diện dịch vụ dữ liệu truyền qua cáp (data over the cable service interface
specification)
DOCSIS
Một bộ các qui định kỹ thuật xác định các yêu cầu về giao diện đối với các modem cáp có trong dữ
liệu tốc độ cao và phân bố nội dung video/audio trên hệ thống truyền hình cáp.
3.1.8. Mức ảnh trung bình được hiệu chỉnh gamma (gamma-corrected average picture level
(APL')) Mức luma (Y') trung bình của tín hiệu video đầu vào bên ngồi đặt vào máy thu hình.
CHÚ THÍCH 1: APL' được đo trong thời gian qt tích cực được tích hợp trong khoảng thời gian
khung; được định nghĩa là phần trăm của vạch giữa mức đen chuẩn và mức trắng chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Đây khơng phải thước đo tín hiệu được hiệu chỉnh gamma nghịch đảo mà có thể có
sẵn trong máy thu hình và được truyền tới thiết bị hiển thị. Các tín hiệu video bên trong và bên ngồi
được thể hiện trên Hình 1.

Hình 1 - Mức ảnh trung bình được hiệu chỉnh gamma (APL')
3.1.9. STB giao thức internet (internet protocol STB)
STB có chức năng chính là nhận và giải mã các tín hiệu truyền hình/video được chứa trong các gói IP
và phân phối các tín hiệu sau giải mã đến thiết bị hiển thị và/hoặc thiết bị ghi.
3.1.10. Luma (Y')
Tín hiệu video được hiệu chỉnh gamma, thể hiện độ sáng.
CHÚ THÍCH: Các tín hiệu video bên ngồi để đưa vào máy thu hình thường được hiệu chỉnh gamma.
3.1.11. Thiết bị đa chức năng (multi-function equipment)

Thiết bị kết hợp hoặc nhiều chức năng trên cùng một khối.
3.1.12. STB nhiều đường tín hiệu (multi-room STB)
STB có khả năng cung cấp trực tiếp hai hoặc nhiều luồng tín hiệu video và audio độc lập đến các thiết
bị hiển thị hoặc đến thiết bị khách thu gọn/từ xa.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

3.1.13. Mô đun dạng cắm (plud-in module)
Thiết bị dùng để cắm vào máy thu hình và cung cấp các chức năng bổ sung.
3.1.14. Mô đun điểm triển khai (point of deployment modul)
Mơ đun truy cập có điều kiện để nhận tín hiệu digital từ cáp.
3.1.15. Bộ thu radio (radio receiver)
Thiết bị dùng để thu chương trình phát thanh quảng bá và các dịch vụ tương tự dùng cho truyền dẫn
mặt đất, truyền dẫn cáp và truyền dẫn vệ tinh các tín hiệu digital hoặc tín hiệu analog.
3.1.16. STB vệ tinh (satellite STB)
STB có chức năng chính là nhận và giải mã các tín hiệu truyền hình từ vệ tinh và phân phối chúng
đến thiết bị hiển thị và/hoặc thiết bị ghi.
3.1.17. Set top box (STB)
Thiết bị thực hiện chức năng khơng nằm trong bộ thu chính ví dụ như nhận các tín hiệu digital hoặc
tín hiệu vệ tinh.
3.1.18. Chức năng đặc biệt (special functions)
Chức năng liên quan đến, nhưng khơng u cầu cho hoạt động chính của thiết bị.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp máy thu hình, chức năng đặc biệt ví dụ như chức năng xử lý tín hiệu
âm thanh đặc biệt hoặc chức năng tiết kiệm năng lượng (ví dụ chế độ tự động điều chỉnh độ sáng).
3.1.19. Máy thu hình (television set (TV))

Thiết bị dùng để hiển thị và có thể thu các tín hiệu truyền hình quảng bá và các dịch vụ tương tự dùng
trong truyền dẫn mặt đất, truyền dẫn cáp, truyền dẫn vệ tinh và truyền dẫn mạng băng rộng các tín
hiệu analog và/hoặc tín hiệu digital.
CHÚ THÍCH: Máy thu hình có thể có các chức năng bổ sung khơng u cầu đối với hoạt động chính.
3.1.20. STB mặt đất (terrestrial STB)
STB có chức năng chính là nhận và giải mã các tín hiệu truyền hình trong khơng trung và phân phối
chúng đến thiết bị hiển thị và/hoặc thiết bị ghi.
3.1.21. Thiết bị khách thu gọn/từ xa (thin client/remote)
STB được thiết kế để làm giao diện giữa STB nhiều ngăn và máy thu hình (hoặc thiết bị đầu ra khác)
khơng có khả năng giao diện với nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp và chỉ dựa vào STB nhiều hộp ngăn
đối với nội dung.
CHÚ THÍCH: STB bất kỳ đáp ứng định nghĩa về STB cáp, STB vệ tinh, STB IP hoặc STB mặt đất
không phải là một STB khách mỏng/từ xa.
3.1.22. Thiết bị ghi hình (video recording equipment)
Thiết bị dùng để ghi hoặc tái tạo tín hiệu video và tín hiệu audio trên phương tiện ghi ví dụ đầu thu
phát băng hình (VRC) hoặc thiết bị phát hoặc ghi DVD.
CHÚ THÍCH: Thiết bị chỉ có chức năng phát lại cũng thuộc thiết bị ghi hình.
3.2. Từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

'


Chính

AC/DC

Điện xoay chiều/Điện một chiều

APL'

Mức ảnh trung bình được hiệu chỉnh gamma

BD

Đĩa Blue-rayTM 1

CRT

Ống tia ca tốt

DCAS

Hệ thống truy cập có điều kiện tải xuống được

DOCSIS

Dữ liệu trong qui định kỹ thuật về giao diện dịch vụ cáp

DVD

Đĩa DVD (Đĩa video kỹ thuật số)


FM

Điều tần

IF

Tần số trung gian

HD

Độ nét cao (720 p hoặc tốt hơn)

HDD

Ổ đĩa cứng

LCD

Màn hình tinh thể lỏng

LNB

Khối chặn tạp thấp để thu vệ tinh

MPEG

Định dạng cho file âm thanh âm thanh/hình ảnh số

OTA


Trên không trung

PDP

Màn hiển thị theo công nghệ plasma

PF

Điểm hỏng ảnh

POD

Điểm triển khai

PS

Khối cung cấp nguồn

RF

Tần số radio

rms

Giá trị hiệu dụng

SD

Độ phân giải tiêu chuẩn


STB

Set Top Box

SW

Khối chuyển mạch

TV

Máy thu hình

VCR

Đầu thu phát băng hình

Y'

Luma

4. Qui định kỹ thuật của các chế độ hoạt động

Bảng 1 - Chế độ hoạt động
Chế độ

Máy thu hình

Thiết bị ghi hình

STB


Thiết bị audio

(ví dụ VCR)
Ngắt khỏi nguồn

Thiết bị được ngắt
khỏi tất cả các
nguồn điện bên
ngoài

Thiết bị được ngắt
khỏi tất cả các
nguồn điện bên
ngoài

Thiết bị được ngắt
khỏi tất cả các
nguồn điện bên
ngoài

Tắt nguồn

Thiết bị được nối
với nguồn điện,
khơng tạo ra âm
thanh và hình ảnh
và khơng thể
chuyển sang chế


Thiết bị được nối Thiết bị được nối Thiết bị được nối
với nguồn điện,
với nguồn điện,
với nguồn điện,
không thực hiện bất không thực hiện
không tạo ra âm
kỳ một chức năng một chức năng nào thanh và không
cơ học nào (ví dụ và khơng thể
thực hiện bất kỳ
như phát, ghi) và chuyển sang chế chức năng cơ học

1

Thiết bị được ngắt
khỏi tất cả các
nguồn điện bên
ngoài

Đĩa Blue-ray là nhãn hiệu của Hiệp hội đĩa Blue-ray. Thông tin này chỉ đưa ra để tạo thuận tiện cho
người sử dụng tiêu chuẩn này mà chưa có chứng thực của IEC về sản phẩm này.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh
Chế độ

Máy thu hình

www.luatminhkhue.vn

Thiết bị ghi hình

STB

Thiết bị audio

(ví dụ VCR)
độ khác bằng bộ
điều khiển từ xa,
bằng tín hiệu bên
trong hoặc bên
ngồi

khơng thể chuyển độ khác bằng độ
sang chế độ khác điều khiển từ xam
bằng độ điều khiển bằng tín hiệu bên
từ xa, bằng tín hiệu trong hoặc bên
bên trong hoặc bên ngồi
ngồi

nào (ví dụ như phát
hoặc ghi) và không
thể chuyển sang
chế độ khác bằng
bộ điều khiển từ xa,
bằng tín hiệu bên
trong hoặc bên
ngồi.

Chờ thụ động


Thiết bị được nối Thiết bị được nối Thiết bị được nối
với nguồn điện,
với nguồn điện,
với nguồn điện,
không tạo ra âm
không thực hiện bất khơng thực hiện
thanh và hình ảnh kỳ chức năng cơ chức năng chính
như có thể chuyển học nào (ví dụ như nhưng có thể
sang chế độ khác phát hoặc ghi) và chuyển sang chế
bằng độ điều khiển khơng tạo ra các tín độ khác bằng bộ
từ xa hoặc bằng tín hiệu ra video hoặc điều khiển từ xa
hiệu bên trong
audio nhưng có thể hoặc bằng tín hiệu
chuyển sang chế bên trong
độ khác bằng bộ
điều khiển từ xa
hoặc bằng tín hiệu
bên trong

Thiết bị được nối
với nguồn điện,
khơng tạo ra âm
thanh và không
thực hiện bất kỳ
chức năng cơ học
nào (ví dụ như phát
hoặc ghi) nhưng có
thể chuyển sang
chế độ khác bằng

bộ điều khiển từ xa
hoặc bằng tín hiệu
bên trong

Chờ chủ động,
thấp

Và có thể tự động
chuyển sang chế
độ khác bằng tín
hiệu bên ngồi

Và có thể tự động
chuyển sang chế
độ khác bằng tín
hiệu bên ngồi

Chờ chủ động,
cao

Và trao đổi/nhận dữ Và trao đổi/nhận dữ Và trao đổi/nhận dữ Và trao đổi/nhận dữ
liệu với/từ nguồn liệu với/từ nguồn liệu với/từ nguồn liệu với/từ nguồn
bên ngoài
bên ngoài
bên ngoài hoặc
bên ngoài
thực hiện chức
năng bất kỳ khơng
phải chức năng
chính


Bật (phát)

Thiết bị được nối
với nguồn điện và
tạo ra âm thanh và
hình ảnh. Chế độ
này được duy trì
cho sự tương thích
sau này.

Bật (trung bình)

Thiết bị được nối
với nguồn điện và
tạo ra âm thanh và
hình ảnh

Bật (ghi)

Bật (đa chức
năng)

Và có thể tự động
chuyển sang chế
độ khác bằng tín
hiệu bên ngoài

Thiết bị được nối
với nguồn điện và

phát băng hoặc đĩa
bên trong thiết bị

Và có thể tự động
chuyển sang chế
độ khác bằng tín
hiệu bên ngồi

Thiết bị được nối
với nguồn điện và
thực hiện các chức
năng chính.

Thiết bị được nối
với nguồn điện và
thực hiện một hoặc
nhiều chế độ sau:
tạo âm thanh, tín
hiệu đánh thức,
phát băng hoặc đĩa.

Thiết bị thực hiện
chức năng cung
cấp tín hiệu video
và audio từ chương
trình quảng bá đến
người xem
Thiết bị được nối
với nguồn điện và
ghi lại tín hiệu từ

nguồn bên ngoài
hoặc nguồn bên
trong

Thiết bị được nối
đến nguồn điện và
ghi lại tín hiệu từ
nguồn bên ngồi
hoặc nguồn bên
trong
Thiết bị thực hiện
nhiều chức năng
đồng thời

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162

Thiết bị được nối
với nguồn điện và
ghi lại tín hiệu từ
nguồn bên ngồi
hoặc nguồn bên
trong


Cơng ty luật Minh Kh
Chế độ

Máy thu hình

www.luatminhkhue.vn

Thiết bị ghi hình

STB

Thiết bị audio

(ví dụ VCR)
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này đưa ra những đặc điểm chính nhưng khơng chỉ giới hạn ở những mơ
tả đó của từng chế độ.
Khơng phải tất cả các thiết bị đều có thể chuyển chế độ.
VCR và STB thường tạo ra tuyến RF trong chế độ chờ và chế độ chủ động; đôi khi tuyến này
được duy trì trong chế độ tắt.
Thuật ngữ "bên trong" và "bên ngoài" được sử dụng trong bảng này đề cập đến thiết bị như khi
chúng được cung cấp cho người sử dụng.
5. Phương pháp đo chung
5.1. Điều kiện đo chung
5.1.1. Nguồn điện
Phép đo phải được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn điện cung cấp điện áp và tần số danh nghĩa
vùng. Điện áp và tần số sử dụng trong phép đo công suất phải được ghi vào báo cáo.
Thăng giáng điện áp dụng cung cấp trong quá trình thử nghiệm không được lớn hơn ± 2 %. Thăng
giáng tần số và các thành phần hài của nguồn điện cung cấp không được lớn hơn ± 2% và 5% một
cách tương ứng.
5.1.2. Điều kiện môi trường
Nhiệt độ môi trường từ 15 oC đến 35 oC, ưu tiên giá trị 20 oC, nếu khơng có qui định nào khác trong
tiêu chuẩn này. Nhiệt độ môi trường phải được ghi vào báo cáo.
5.1.3. Điều chỉnh các cơ cấu điều khiển
Các cơ cấu điều khiển không được đề cập riêng trong tiêu chuẩn này phải ở vị trí được nhà chế tạo
đặt như khi được giao đến cho người sử dụng cuối cùng. Trong suốt quá trình thử nghiệm các cơ cấu
điều khiển này phải giữ nguyên ở trạng thái như khi được giao.
5.1.4. Tín hiệu vào

Đối với thiết bị mà tín hiệu vào không được mô tả rõ ràng trong tiêu chuẩn này, thì trong thử nghiệm
phải sử dụng các tín hiệu danh nghĩa được nhà chế tạo qui định. Tín hiệu vào được sử dụng phải
được ghi vào báo cáo.
5.1.5. Thiết bị đo công suất
Phép đo phải được thực hiện trực tiếp bằng ốt mét, ốt mét có chức năng lấy trung bình hoặc thiết bị
đo ốt giờ bằng cách lấy số đọc chia cho thời gian đo. Đối với máy thu hình, trong trường hợp tín hiệu
video đầu vào thay đổi theo thời gian thì khơng sử dụng ốt mét khơng có chức năng lấy trung bình
để thực hiện phép đo này.
Tốc độ lấy mẫu của thiết bị đo oát giờ hoặc ốt mét có chức năng lấy trung bình cần đủ lớn để đạt
được phép đo chính xác.
Thiết bị đo công suất được sử dụng phải đo được công suất tiêu thụ thực bất kể hệ số công suất của
thiết bị cần thử nghiệm.
Phép đo cơng suất có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,5 W phải được thực hiện với độ không đảm bảo
nhỏ hơn hoặc bằng 2 % ở mức tin cậy 95 %. Phép đo công suất nhỏ hơn 0,5 W phải được thực hiện
với độ không đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 W ở mức tin cậy 95 %. Thiết bị đo công suất phải có
độ phân giải.
- 0,01 W hoặc tốt hơn đối với phép đo công suất nhỏ hơn hoặc bằng 10 W;
- 0,1 W hoặc tốt hơn đối với phép đo công suất lớn hơn 10 W đến 100 W;
- 1 W hoặc tốt hơn đối với phép đo công suất lớn hơn 100 W.
Đối với thiết bị được nối với nhiều hơn một pha, thiết bị đo công suất phải được trang bị để đo công
suất tổng của tất cả các pha được nối đến.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp đo công suất ở chế độ chờ, cần đảm bảo rằng ốt mét hoặc thiết bị
đo ốt giờ thích hợp để đo công suất tiêu thụ của nguồn cung cấp làm việc trong chế độ bướu xung
với chu kỳ làm việc nhỏ và các mức tiêu thụ công suất thấp trong các chế độ chờ.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh


www.luatminhkhue.vn

CHÚ THÍCH 2: Đối với các thiết bị đo công suất digital, tốc độ lấy mẫu nên tối thiểu là 10 kHz. "Tốc độ
lấy mẫu" trong nhiều qui định kỹ thuật đề cập đến việc sau bao lâu laiaj cập nhật hiển thị, mà không
phải là tần số lấy mẫu thực tế của dạng sóng đầu vào.) Hầu hết các thiết bị đo công suất digital
thường đều áp dụng yêu cầu này. Nếu tần số này không được nêu trong qui định kỹ thuật của nhà
chế tạo thì cần liên hệ với nhà chế tạo.
CHÚ THÍCH 3: Để có thêm thơng tin về việc xác định độ không đảm bảo đo, xem IEC 62301:2005,
Phụ lục D.
5.2. Qui trình đo chung
Phải sử dụng qui trình đo dưới đây, nếu khơng có qui định khác trong tiêu chuẩn này.
Đo công suất tiêu thụ của thiết bị tại thời điểm không sớm hơn 15 min sau khi chuyển sang chế độ
làm việc liên quan.
Nếu công suất tiêu thụ trong chế độ làm việc nào đó có nhiều hơn một mức ổn định thì thời gian đo
phải là khoảng thời gian thích hợp để đo giá trị trung bình đúng.
Sau thời gian trễ, một số thiết bị chuyển từ chế độ chờ sang chế độ có cơng suất tiêu thụ thấp hơn
(hoặc bằng không). Công suất tiêu thụ trước và sau khi chuyển chế độ phải được xác định.
Đối với thiết bị có ít chức năng hơn mơ tả, ví dụ thiết bị phát lại băng, thì chỉ phải xem xét các phần
liên quan của điều kiện đo.
Kết quả phải được tính bằng ốt (W), với số chữ số liên quan phù hợp với độ chính xác của phép đo.
CHÚ THÍCH: Trong các điều kiện đo, nếu đề cập đến chế độ chờ nhưng khơng có qui định kỹ thuật
thêm, thì có nghĩa là đề cập đến các chế độ chờ như định nghĩa trong Điều 4.
6. Điều kiện đo đối với máy thu hình, khơng kể chế độ bật (trung bình)
6.1. Tín hiệu vào
Tần số radio hoặc băng tần cơ bản.
Nếu có sẵn đầu vào tần số radio thì phải sử dụng tín hiệu này.
6.2. Tín hiệu vào RF
Ở mức để có thể cung cấp hình ảnh khơng tạp hoặc khơng lỗi.
6.3. Mức tín hiệu vào băng tần cơ bản
Theo EN 50049-1.

6.4. Tín hiệu video dùng cho thử nghiệm
Tín hiệu dạng ba vạch thẳng đứng (xem 3.2.1.3 của TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997)).
6.5. Tín hiệu âm thanh dùng cho thử nghiệm
Tín hiệu sóng sin tần số 1 kHz, hoặc nếu khơng thể sử dụng tần số 1 kHz, tín hiệu ở tần số trung tâm
của dải truyền, do nhà chế tạo qui định.
6.6. Cấp tải cho các đầu nối
Các đầu nối loa phải được nối với trở kháng tối thiểu do nhà chế tạo qui định.
6.7. Chế độ bật (phát)
CHÚ THÍCH: Để đo cơng suất tiêu thụ của máy thu hình, sử dụng chế độ bật (trung bình) như định
nghĩa trong Điều 11.
Độ tương phản và độ sáng được điều chỉnh để đạt được giá trị độ chói như qui định trong 3.6.2 của
TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997).
Nếu không thể điều chỉnh được các mức đến giá trị qui định thì phải ghi lại giá trị thực vào báo cáo.
Nếu giá trị đặt này khơng khả thi thì phải sử dụng giá trị đặt do nhà chế tạo xác định. Giá trị đặt thực
tế phải được ghi trong báo cáo.
Cơ cấu điều khiển âm lượng phải được điều chỉnh để đạt được 50 mW ở đầu nối loa. Trong trường
hợp máy thu hình có hiển thị màn ảnh rộng phải được đo ở chế độ màn ảnh rộng.
6.8. Chế độ chờ
Chỉ áp dụng các điều kiện liên quan đến chế độ chờ.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

6.9. Chế độ tắt
Chỉ áp dụng các điều kiện liên quan đến chế độ tắt.
7. Điều kiện đo đối với thiết bị ghi hình

7.1. Tín hiệu vào
Tần số radio hoặc băng tần cơ bản.
Nếu có sẵn đầu vào tần số radio thì phải sử dụng tín hiệu này.
7.2. Tín hiệu vào RF
Ở mức để cung cấp hình ảnh khơng tạp hoặc khơng sai lỗi khi phát lại.
7.3. Mức tín hiệu vào băng tần cơ bản
Theo EN 50049-1.
7.4. Chế độ bật
Chế độ ghi hoặc phát lại của băng hoặc đĩa do nhà chế tạo qui định ở tốc độ tiêu chuẩn.
7.5. Chế độ chờ
Chỉ áp dụng các điều kiện liên quan đến chế độ chờ.
7.6. Chế độ tắt
Chỉ áp dụng các điều kiện liên quan đến chế độ tắt.
8. Điều kiện do đối với set top box (STB)
8.1. Tổng quan về STB
STB là thiết bị thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ audio, video và các dịch vụ liên quan từ nền
quảng bá, băng tần hẹp và băng tần rộng. STB có thể tồn tại như một thiết bị độc lập hoặc như một
phần tích hợp của mạng lưới. Mặc dù nguồn gốc là một thiết bị analog nhưng hiện nay STB thường
được kết hợp với dịch vụ truyền hình số.
STB hiện nay được tích hợp nhiều chức năng tăng cường ví dụ chức năng ghi. Phương pháp đo mô
tả trong điều này chỉ áp dụng cho STB ổ cứng hoặc bộ nhớ bán dẫn để ghi. Trong trường hợp bộ nhớ
bán dẫn, phương pháp này áp dụng cho STB có bộ nhớ tháo rời được hoặc không. Trong trường hợp
không phải bộ nhớ bán dẫn, STB có bộ nhớ tháo rời thì khơng áp dụng phương pháp này.
8.2. Tín hiệu vào
8.2.1. Qui định chung
Nhìn chung, tín hiệu vào phải có cường độ và chất lượng sử dụng cho kiểu hệ thống quảng bá mà
STB được thiết kế để sử dụng. Trong trường hợp STB hỗ trợ nhiều hệ thống quảng bá, STB phải
được thử nghiệm đối với từng hệ thống quảng bá mà nó hoạt động trong đó. Từng kết quả đo được
phải mơ tả trong báo cáo. Trong một số trường hợp, video nội dung quảng bá động có thể thích hợp
để sử dụng làm nội dung tín hiệu thử nghiệm video và audio nhưng sẽ cần được trộn và điều chế như

nêu trong 8.2.2.
8.2.2. Tín hiệu thử nghiệm RF
8.2.2.1. Qui định chung
Đối với STB mặt đất, STB vệ tinh và STB cáp digital, tín hiệu thử nghiệm phải là một luồng truyền dồn
kênh được đều chế với các tham số phản ánh môi trường mà STB sẽ được sử dụng. Các thành phần
video và audio của luồng truyền phải như qui định trong 8.2.2.2 và 8.2.2.3. Đối với STB mặt đất, STB
vệ tinh và STB cáp analog, tín hiệu là điển hình cho kiểu tín hiệu mà STB được thiết kế để nhận.
8.2.2.2. Tín hiệu thử nghiệm video
STB phải được thử nghiệm sử dụng tín hiệu vào thích hợp. Tín hiệu này cần ở độ phân giải cao nhất
mà STB có khả năng giải mã bằng cách sử dụng tiêu chuẩn giải mã tiên tiến tăng cường nhất trong
(các) hệ thống quảng bá mà STB sẽ được sử dụng. Bản mô tả tín hiệu sử dụng cho thử nghiệm phải
được nêu trong báo cáo thử nghiệm. Bản mô tả này phải chứa tối thiểu tốc độ bit, độ phân giải và tốc
độ khung.
Nếu STB cần thử nghiệm là một bộ giải mã độ nét cao thì thử nghiệm bổ sung có thể cần thực hiện
với tín hiệu vào có độ net tiêu chuẩn.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

Trong trường hợp STB vận hành ở chế độ tải xuống hoặc chế độ ghi, đầu vào cần chứa nội dung mô
phỏng tài liệu thường được tải về hoặc ghi.
Trong trường hợp STB có hệ thống truy cập có điều kiện, STB cần được thử nghiệm trong khi giải mã
nội dung được mã hóa.
Trong trường hợp STB có thể ghi lại các dịch vụ khác ngồi dịch vụ đang được theo dõi, tín hiệu thử
nghiệm cần chứa các dịch vụ đủ để cho phép thử nghiệm đặc trưng này.
8.2.2.3. Tín hiệu thử nghiệm audio

Tín hiệu thử nghiệm audio cần có tốc độ dữ liệu lớn nhất (bps), số lượng luồng audio trộn kênh lớn
nhất và số lượng kênh xung quanh lớn nhất (ví dụ 5.1, 7.1) của hệ thống quảng bá dự kiến.
Định dạng audio được sử dụng trong phép đo công suất phải được mô tả trong báo cáo.
8.2.3. Tín hiệu thử nghiệm quảng bá
Tín hiệu thử nghiệm quảng bá là chuyển đổi trộn kênh bao gồm cả tín hiệu thử nghiệm video và tín
hiệu thử nghiệm audio như định nghĩa trong 8.2.2.2 và 8.2.2.3.
8.3. Đầu nối vào
8.3.1. Đầu nối vào analog mặt đất
Nếu STB đang được thử nghiệm với tín hiệu vào RF analog mặt đất, tín hiệu được sử dụng phải phù
hợp với 3.3 trong TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), và phải có mức tín hiệu vào đặt ở -39 dB
(mW) khi đầu cuối có điện trở 75 Ω hoặc ở mức để cung cấp mức tạp khơng cảm nhận được và ảnh
khơng có sai lỗi.
CHÚ THÍCH: -39 dB(mW) tương ứng với 70 dB (mV).
8.3.2. Đầu nối vào truyền hình cáp
Nếu STB đang được thử nghiệm với tín hiệu vào RF truyền hình cáp, tín hiệu được sử dụng phải phù
hợp với qui định kỹ thuật về truyền hình cáp của vùng và phải có mức tín hiệu vào được đặt ở -49
dB(mW) khi đầu cuối có điện trở 75 Ω hoặc ở mức cung cấp tốt hơn điểm hỏng ảnh (PF), như định
nghĩa trong IEC 62216:2009 đối với tín hiệu digital hoặc ảnh khơng có tạp cảm nhận được và khơng
sai lỗi đối với các tín hiệu analog.
CHÚ THÍCH: -49 dB(mW) tương ứng với 60 dB(mV).
8.3.3. Đầu nối vào digital mặt đất
Nếu STB đang được thử nghiệm với tín hiệu đầu vào RF digital mặt đất, các tín hiệu được sử dụng
phải phù hợp với qui định kỹ thuật về phát quảng bá trong vùng, và phải có mức tín hiệu đầu vào
được đặt ở -49 dB(mW) khi đầu cuối có điện trở 75 Ω hoặc ở mức để cung cấp tốt hơn điểm hỏng
ảnh (PF), như định nghĩa trong IEC 62216:2009 hoặc ảnh khơng có tạp cảm nhận được.
8.3.4. Đầu nối vào vệ tinh
Nếu máy thu hình được thử nghiệm với đầu vào vệ tinh, mức tín hiệu vào phải được đặt ở -49
dB(mW) khi đầu cuối có điện trở 75 Ω hoặc ở mức để cung cấp tốt hơn điểm hỏng ảnh (PF), như định
nghĩa trong IEC 62216:2009 đối với tín hiệu digital hoặc ảnh khơng có tạp cảm nhận được và khơng
sai lỗi đối với các tín hiệu analog.

8.4. Chế độ vận hành
8.4.1. Qui định chung
STB được thiết kế theo cách để có thể vận hành ở nhiều chế độ. Để duy trì sự nhất quán với các tiêu
chuẩn khác, phải có các chế độ sau.
CHÚ THÍCH: Phân loại các chế độ vận hành được đề cập trong IEC 62542 và IEC 62301.
8.4.2. Chế độ bật
8.4.2.1. Bật (trung bình)
STB thực hiện chức năng cung cấp các đầu ra video và audio từ quảng bá có thể có phần đệm hoặc
khơng đến bộ nhớ đối với các chức năng chuyển dịch thời gian.
8.4.2.2. Bật (phát)
STB thực hiện chức năng cung cấp phương tiện quan sát video và audio từ nguồn được ghi sẵn trong
phạm vi STB hoặc từ thiết bị bộ nhớ bán dẫn tháo ra được.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

8.4.2.3. Bật (ghi)
STB ghi lại một chương trình đơn lẻ và có thể khơng cung cấp các đầu ra video và audio của chương
trình được ghi. Việc ghi được coi là chức năng chính của STB. Nếu STB cung cấp các đầu ra video
và audio của chương trình thì STB khơng phải ở chế độ bật (ghi) mà là đang ở chế độ bật (đa chức
năng).
8.4.2.4. Bật (đa chức năng)
Trong chế độ đa chức năng, STB thực hiện hai hoặc nhiều hành động đồng thời. Các chức năng này
bao gồm việc ghi vào bộ nhớ của STB và cung cấp phương tiện quan sát video và audio, hoặc có thể
ghi lại hai hoặc nhiều chương trình vào bộ nhớ.
8.4.3. Chế độ chờ và chế độ tắt

8.4.3.1. Chờ chủ động, cao
STB được đặt trong chế độ này khi
a) không cung cấp các đầu ra audio và video,
b) có thể chuyển sang chế độ khác bằng điều khiển từ xa, tín hiệu bên trong hoặc tín hiệu từ bên
ngoài,
c) trao đổi/nhận dữ liệu với/từ nguồn bên ngoài.
Dữ liệu trao đổi với nguồn bên ngồi có thể cung cấp thơng tin về các chức năng ví dụ như
● quản lý mã hóa truy cập
● nâng cấp phần cứng,
● bảo trì EPG.
Có thể khơng có sẵn chế độ này trong tất cả các STB.
8.4.3.2. Chờ chủ động, thấp
STB được đặt trong chế độ này khi
a) không cung cấp các đầu ra audio và video,
b) có thể chuyển sang chế độ khác bằng điều khiển từ xa, tín hiệu bên trong hoặc tín hiệu từ bên
ngồi,
c) khơng trao đổi/nhận dữ liệu với/từ nguồn bên ngồi.
Có thể khơng có sẵn chế độ này trong tất cả các STB.
8.4.3.3. Chờ thụ động
STB được đặt trong chế độ này khi
a) không cung cấp các đầu ra audio và video.
b) có thể chuyển sang chế độ khác bằng điều khiển từ xa hoặc tín hiệu bên trong.
STB khơng thực hiện chức năng có ích nào ngoài giám sát lệnh chuyển sang chế độ khác. Lệnh này
có thể đến từ điều khiển xa hoặc tín hiệu bên trong.
Có thể khơng có sẵn chế độ này trong tất cả các STB.
8.4.3.4. Tắt
STB được nối với nguồn công suất không thực hiện chức năng và không thể chuyển sang chế độ
khác bất kỳ bằng điều khiển từ xa, tín hiệu bên trong hoặc tín hiệu bên ngồi.
8.5. Chức năng tự động giảm công suất
Đặc trưng tự động giảm cơng suất có thể được thực hiện trên STB để giảm công suất về chế độ chờ

sau một thời gian định trước. Đặc trưng này được gọi là tự động giảm cơng suất.
8.6. Qui trình đo
8.6.1. Điều kiện đo chung
Điều kiện đo chung kể cả kiểu thiết bị đo công suất phải sử dụng như nêu trong 5.1 trừ các điều kiện
được qui định khác trong điều nhỏ này.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

8.6.2. Ổn định
Phép đo phải được thực hiện sau khi STB đã đạt điều kiện ổn định liên quan đến tiêu thụ công suất.
Thời gian sử dụng để ổn định STB phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm. Dự kiến STB cần thời
gian từ 15 min đến 30 min để ổn định. STB được coi là ổn định khi các kết quả bất kỳ của cùng thử
nghiệm lặp lại trong phạm vi 2 %.
8.6.3. Điều kiện môi trường
Đối với 8.6.5, điều kiện môi trường phải là 23 oC ± 5 oC.
8.6.4. Bố trí
STB cần được bố trí theo cách để mơ phỏng mơi trường làm việc bình thường. Trong điều kiện này,
phép đo phải được thực hiện mà khơng có thiết bị ngoại vi bổ sung gắn vào thiết bị. Các đầu vào của
STB có thể là tín hiệu truyền trực tiếp do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp hoặc các luồng thử nghiệm
được phát ra mơ phỏng các tín hiệu truyền trực tiếp mà STB được thiết kế để nhận và giải mã. Lựa
chọn thích hợp có thể được quyết định bởi người sử dụng cuối cùng dựa trên đầu ra mong muốn.
Trong trường hợp có LNB hoặc nguồn cơng suất khuếch đại anten, phép đo cần được thực hiện mà
khơng có thiết bị này trong các phép đo công suất tiêu thụ. Do đó, LNB hoặc khuếch đại anten cần
được
a) cấp nguồn từ nguồn không phải STB, hoặc

b) công suất tiêu thụ có thể được trừ đi khỏi cơng suất tiêu thụ đo được của khối cần thử nghiệm.
Báo cáo thử nghiệm phải nêu phương pháp được sử dụng để đo công suất.
8.6.5. Đo công suất
8.6.5.1. Qui định chung
STB cần thử nghiệm phải được đo ở từng chế độ có thể áp dụng như qui định dưới đây. Trong trường
hợp STB có độ nét cao, thử nghiệm phải thực hiện với đầu vào có độ nét cao. Thử nghiệm với tín
hiệu vào có độ nét tiêu chuẩn cũng có thể được thực hiện. Trong trường hợp thực hiện thử nghiệm
với độ nét tiêu chuẩn trên STB độ nét cao thì kết quả phải được ghi là P AV-ON-SD.
8.6.5.2. Bật (trung bình)
Làm mất hiệu lực chức năng chuyển dịch thời gian, nếu có thể, và đo cơng suất trung bình tiêu thụ
trong hai phút. Ghi lại giá trị này là PAV-ON. Ghi lại thời gian sử dụng để đo công suất trung bình.
8.6.5.3. Bật (phát)
Bắt đầu phát lại chương trình đã được ghi trước đo trên STB và đo công suất trung bình tiêu thụ trong
hai phút. Ghi lại giá trị này là PPL.
8.6.5.4. Bật (ghi)
Bắt đầu hoặc lên lịch cho một bản ghi. Với STB ghi chương trình, đo cơng suất trung bình tiêu thụ
trong hai phút. Ghi lại giá trị này là PREC-ON.
8.6.5.5. Bật (đa chức năng) với một cơ cấu điều chỉnh
Đặt STB để ghi chương trình trong khi đồng thời phát lại chương trình được ghi trước đó và đo cơng
suất trung bình tiêu thụ trong hai phút. Ghi lại giá trị này là P MF-ST. Chuyển dịch thời gian được đề cập
trong phép đo này khi STB phát lại và ghi cùng một chương trình.
CHÚ THÍCH: Cơ chế dùng cho đa chức năng có một cơ cấu điều chỉnh giống với chuyển dịch thời
gian hoặc ghi. Vì lý do này, không cần đo chuyển dịch thời gian và ghi riêng rẽ. Xem phụ lục D.
8.6.5.6. Bật (đa chức năng) với nhiều cơ cấu điều chỉnh
Bảng 2 thể hiện ma trận phải được sử dụng để đánh giá tính năng của STB nhiều cơ cấu điều chỉnh.

Bảng 2 - Ma trận dùng cho STB nhiều cơ cấu điều chỉnh
Cơ cấu điều
chỉnh


Quan sát

Thêm cơ cấu Thêm cơ cấu Thêm cơ cấu Thêm cơ cấu
điều chỉnh điều chỉnh điều chỉnh điều chỉnh
thứ hai ghi thứ ba ghi
thứ tư ghi thứ n ghi HD
HD hoặc SD HD hoặc SD HD hoặc SD
hoặc SD

Trình tự 1

PMFA_SD_n

SD

PMFA_SD_2

PMFA_SD_3

PMFA_SD_4

PMFA_SD_n

Trình tự 2

PMFA_HD_n

HD

PMFA_HD_2


PMFA_HD_3

PMFA_HD_4

PMFA_HD_n

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Đo cơng suất trung bình trong hai phút đối với từng chế độ trong ma trận.
Đối với STB SD, chỉ thực hiện trình tự 1, đối với STB HD, thực hiện cả hai trình tự 1 và 2.
8.6.5.7. Chờ chủ động cao
Nếu có thể, kích hoạt chế độ tải xuống từ dịch vụ sơ cấp và đo cơng suất trung bình tiêu thụ trong hai
phút. Phép đo này có thể địi hỏi thơng tin từ nhà chế tạo và/hoặc nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo
luồng truyền chứa nội dung tải xuống thích hợp và hướng dẫn về cách đặt STB để nhận được nội
dung tải xuống. Ghi lại giá trị này là PSAH.
CHÚ THÍCH: Có thể sẽ khơng thể đặt STB ở chế độ này. Nếu đều này xảy ra và vẫn yêu cầu giá trị
này thì thơng tin phải được nhà chế tạo cung cấp.
8.6.5.8. Chờ chủ động thấp
Để đảm bảo rằng STB ở chế độ chờ chủ động và không thực hiện chức năng tải xuống hoặc ghi, cần
sử dụng qui trình sau.
a) Đặt STB vào chế độ bật.
b) Nếu STB có khả năng lập lịch trình cho việc ghi thì việc lập lịch trình bản ghi sau hai giờ hoặc nhiều
hơn.
c) Sau khi ở chế độ này 5 min, ấn nút chờ hoặc nút tắt trên điều khiển từ xa.

d) Để STB trong tối thiểu 30 min hoặc cho đến khi hồn thành các cơng việc trong nhà.
Đo cơng suất trung bình tiêu thụ trong hai phút. Ghi lại giá trị này là P SAL. Ghi lại thời gian cần để
chuyển sang chế độ chờ chủ động thấp.
8.6.5.9. Cchờ thụ động
Để đảm bảo rằng STB ở chế độ chờ thụ động, cần sử dụng qui trình sau.
a) Đặt STB vào chế độ bật.
b) Nếu STB có khả năng lập lịch trình cho việc ghi thì việc lập lịch trình bản ghi sau hai giờ hoặc nhiều
hơn.
c) Sau khi ở chế độ này 5 min, ấn nút chờ hoặc nút tắt trên điều khiển từ xa.
d) Để STB trong tối thiểu 30 min hoặc cho đến khi hồn thành các cơng việc trong nhà.
Đo cơng suất trung bình tiêu thụ trong hai phút. Ghi lại giá trị này là P SAL. Ghi lại thời gian cần để
chuyển sang chế độ chờ thụ động.
CHÚ THÍCH: Phương pháp xác định chế độ chờ chủ động thấp và chờ thụ động là đồng nhất vì
chuyển mạch giữa các chế độ này là giống nhau. Chế độ mà STB thực sự chuyển sang được xác
định bằng nền mà ở đo STB hoạt động. STB mặt đất sẽ có nhiều khả năng ở chế độ thụ động và STB
cáp hoặc STB vệ tinh có nhiều khả năng ở chế độ chờ chủ động thấp. Cả hai phương pháp ở đây
điều nhất quán với các định nghĩa trong Bảng 1.
8.6.5.10. Tắt
Tắt STB sử dụng phím tắt nguồn, nếu có, và đo cơng suất trung bình tiêu thụ trong hai phút. Ghi lại
giá trị này là P_OFF.
8.6.5.11. Tự động giảm công suất
Nếu việc tự động giảm công suất được thực hiện trên STB, sử dụng qui trình sau để đạt được kết quả
thử nghiệm đối với đặc trưng này.
a) Nếu STB có khả năng lập lịch trình cho việc ghi thì lịch trình ghi được đặt sau 6h hoặc lâu hơn.
b) Nối STB với luồng phát trực tiếp hoặc luồng được ghi trước đó và để STB cho đến khi bắt đầu chờ
tự động.
Đo cơng suất trung bình tiêu thụ trong hai phút. Ghi lại giá trị này là PAPD. Ghi lại thời gian trôi qua cho
đến khi bắt đầu tự động giảm công suất.
9. Thiết bị audio
9.1. Qui định chung

Thiết bị audio được xét đến là các sản phẩm audio được nối vào nguồn điện lưới như thể hiện trên
Hình 2.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Hình 2a - Các thành phần riêng rẽ

Hình 2b - Hệ thống (các thành phần khơng tách rời được)

Hình 2c - Hệ thống (các thành phần tách rời được)
CHÚ DẪN
PS Nguồn cung cấp
SW Khối đóng cắt, tác động bởi bộ điều khiển chế độ chờ.
Hình 2 - Các cấu hình có thể có của thiết bị audio
9.2. Điều kiện đo
9.2.1. Tín hiệu vào
Tín hiệu RF hoặc tín hiệu băng tần cơ bản.
Nếu bộ thu tín hiệu audio là một phần của thiết bị thì phải sử dụng tín hiệu vào RF.
9.2.2. Tín hiệu vào RF
Ở mức để cung cấp tín hiệu audio khơng tạp.
9.2.3. Tín hiệu vào phụ
Theo IEC 61938.
9.2.4. Tái tạo băng hoặc đĩa
Tín hiệu được ghi sẵn.
9.2.5. Tín hiệu thử nghiệm audio

Tín hiệu sóng sin ở tần số 1 kHz, hoặc nếu không thể sử dụng tín hiệu 1 kHz, phải sử dụng các tín
hiệu ở tần số trung tâm của dải truyền dẫn, do nhà chế tạo qui định.
9.2.6. Mang tải cho đầu nối
Tất cả các đầu nối loa cần có trở kháng tối thiểu như qui định của nhà chế tạo.
9.2.7. Mức ra
Cơ cấu điều khiển âm lượng phải được điều chỉnh để đạt được 50 mW ở các đầu nối loa. Trong
trường hợp thiết bị có bộ phận tạo âm thanh lập thể, chỉ phải mang tải cho các đầu nối loa phía trước.
9.2.8. Các chế độ bật cần xem xét
Thành phần tách rời: thực hiện chức năng chính.
Hệ thống : với đầu vào là tín hiệu RF nếu có sẵn và phát lại những nội dung đã được ghi.
9.2.9. Chế độ chờ
Chỉ áp dụng các điều kiện liên quan đến chế độ chờ.
9.2.10. Chế độ tắt
Chỉ áp dụng các điều kiện liên quan đến chế độ tắt.
10. Thiết bị đa chức năng

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

10.1. Qui định chung
Điều này mô tả các điều kiện đo hai kiểu thiết bị đa chức năng. Trong trường hợp máy thu hình có các
chức năng bổ sung thì phải thử nghiệm chế độ bật (trung bình) theo Điều 11.
Điều kiện đo đối với các kiểu thiết bị đa chức năng khác nhau có thể được xác định tương ứng. Các
điều kiện này phải được đưa vào báo cáo thử nghiệm.
Các chế độ làm việc khác nhau đối với thiết bị đa chức năng có thể được phân biệt, trong đó chỉ phải
đo chế độ nào có liên quan nhất.

10.2.

Điều kiện đo đối với tổ hợp máy thu hình-VCR

Máy thu hình

VCR

Chờ - thụ động

Chờ - thụ động

Xem Điều 6 và Điều 7

Bật (phát)

Chờ - thụ động

Xem Điều 6 và Điều 7

Bật (phát)

Bật

Xem Điều 6, VCR ở chế độ phát tái tạo lại tín hiệu thử
nghiệm video và audio như mô tả trong 6.4 và 6.5.

Chờ - Thụ động

Bật


Xem Điều 6 và Điều 7

Chờ - thụ động

Chờ - chủ động, thấp

Xem Điều 6 và Điều 7

Tắt

Tắt

Xem Điều 6 và Điều 7

10.3. Tổ hợp TV-STB
10.3.1. Qui định chung
Máy thu hình có cơ cấu thu lắp trong dùng cho các tín hiệu digital từ các hệ thống cáp và/hoặc quảng
bá mặt đất được coi là máy thu hình và được đo theo Điều 11 đối với chế độ bật (trung bình) và theo
Điều 6 đối với chế độ chỉ ra trong 10.3.2.
10.3.2.

Điều kiện đo đối với tổ hợp máy thu hình -bộ thu tín hiệu vệ tinh

Máy thu hình

Bộ thu tín hiệu vệ tinh

Chờ - thụ động


Chờ - thụ động

Xem Điều 6 và Điều 8

Bật (phát)

Chờ - thụ động

Xem Điều 6 và Điều 8

Bật (phát)

Bật

Xem Điều 6 và Điều 8, máy thu hình tái tạo các tín
hiệu video và audio từ bộ thu tín hiệu vệ tinh.

Chờ - chủ động, thấp Chờ - chủ động, thấp

Xem Điều 6 và Điều 8

Tắt

Xem Điều 6 và Điều 8

Tắt

CHÚ THÍCH: Để đo cơng suất tiêu thụ của máy thu hình, nên sử dụng chế độ bật (trung bình), được
định nghĩa trong Điều 11.
11. Điều kiện đo đối với máy thu hình ở chế độ bật (trung bình)

11.1. Tín hiệu video
Cơng suất tiêu thụ (trung bình) của máy thu hình phải được thử nghiệm với các tín hiệu nội dung
quảng bá tĩnh, tín hiệu nội dung quảng bá động hoặc tín hiệu video nội dung internet, như định nghĩa
dưới đây. Kiểu tín hiệu sử dụng trong phép đo phải được ghi vào báo cáo.
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục C để có thêm thơng tin về tín hiệu video.
11.2. Đầu vào
11.2.1. Chọn đầu vào
Cơng suất tiêu thụ của máy thu hình ở chế độ bật (trung bình) phải được đo với tín hiệu thử nghiệm
audio và video đặt vào một bộ các đầu vào, và bộ các đầu vào này phải được chọn như một nguồn
phát âm thanh và hình ảnh của máy thu hình. (Các) đầu vào được chọn trong quá trình đo phải được
nêu trong báo cáo thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Xem Điều B.2 để có thêm thơng tin liên quan đến các đầu vào.
11.2.2. Đầu vào tín hiệu analog mặt đất

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Trong trường hợp máy thu hình được thử nghiệm với tín hiệu vào RF analog mặt đất, các tín hiệu
được sử dụng phải phù hợp với TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.3, và phải có mức tín hiệu
đầu vào được đặt ở -39 dV(mW) khi được nối với điện trở 75 Ω hoặc ở mức để cung cấp hình ảnh
khơng tạp và khơng sai lỗi có thể cảm nhận được.
CHÚ THÍCH: -39 dB(mW) tương ứng với 70 dB (V).
11.2.3. Đầu vào tín hiệu truyền hình cáp
Trong trường hợp máy thu hình được thử nghiệm với tín hiệu RF truyền hình cáp, tín hiệu được sử
dụng phải phù hợp với các qui định kỹ thuật của truyền hình cáp trong vùng, và phải có mức tín hiệu
vào được đặt ở -49 dB(mW) khi được nối với điện trở 75 Ω hoặc ở mức để tạo ra hình ảnh khơng tạp

và khơng sai lỗi có thể cảm nhận được.
CHÚ THÍCH: -49 dB(mW) tương ứng với 60 dB (V).
11.2.4. Đầu vào tín hiệu digital mặt đất
Trong trường hợp máy thu hình được thử nghiệm với tín hiệu RF digital mặt đất, tín hiệu được sử
dụng phải phù hợp với các qui định kỹ thuật quảng bá trong vùng, và phải có mức tín hiệu vào được
đặt ở -49 dB(mW) khi được nối với điện trở 75 Ω hoặc ở mức để tạo ra hình ảnh khơng tạp và khơng
sai lỗi có thể cảm nhận được.
11.2.5. Đầu vào tín hiệu vệ tinh
Trong trường hợp máy thu hình được thử nghiệm với tín hiệu vào vệ tinh, mức tín hiệu vào phải được
đặt ở -49 dB(mW) khi được nối với điện trở 75 Ω hoặc ở mức để tạo ra hình ảnh khơng tạp và khơng
sai lỗi có thể cảm nhận được.
11.2.6. Các đầu vào khác
Các tín hiệu cung cấp cho các đầu vào khác của máy thu hình phải phù hợp với qui định kỹ thuật đối
với các đầu vào này.
11.3. (Các) tín hiệu thử nghiệm audio
Các tín hiệu sóng sin ở tần số 1 kHz, hoặc nếu không thể sử dụng tần số 1 kHz, các tín hiệu ở tần số
trung tâm của dải truyền dẫn, như quy định của nhà chế tạo. Đối với đầu vào digital, mức tín hiệu phải
thấp hơn 18 dB so với giá trị đầy thang. Đối với đầu vào analog, tín hiệu phải thấp hơn 20 dB so với
mức chuẩn hoặc lớn hơn mức tín hiệu đề xuất 500 mV hiệu dụng.
11.4. Qui trình đo chung đối với chế độ bật (trung bình)
11.4.1. Điều kiện môi trường
Đối với 11.6 và 11.7, nhiệt độ môi trường phải là 23 oC ± 5oC.
CHÚ THÍCH: Để mức tương thích là lớn nhất với phương pháp đo cơng suất qui định trong Luật Bảo
tồn Năng lượng của Nhật Bản, dải nhiệt độ dùng cho 11.5 được xác định trong 5.1.2.
11.4.2. Ổn định
Phép đo phải được thực hiện sau khi máy thu hình đạt được điều kiện ổn định về công suất tiêu thụ.
Đối với 11.5, phép đo phải được thực hiện trước khi kích hoạt chức năng ngăn ngừa việc duy trì hình
ảnh hoặc kích hoạt trạng thái khác bất kỳ khác mà không thể làm mất hiệu lực của các chức năng này
để ngắt làm việc bình thường của máy thu hình.
Đối với 11.6 và 11.7, các phép đo phải được thực hiện sau khi máy thu hình đã ở chế độ tắt hoặc ngắt

nguồn trong tối thiểu là một giờ, và ngay sau đó là tối thiểu một giờ ở chế độ bật, và phải hoàn thành
các phép đo này trước tối đa là ba giờ ở chế độ bật. Tín hiệu video liên quan phải được hiển thị trong
toàn bộ khoảng thời gian của chế độ bật. Đối với máy thu hình được biết là sẽ ổn định trong vòng một
giờ, các khoảng thời gian này có thể được giảm đi nếu kết quả đo nằm trong phạm vi 2 % so với các
kết quả đạt được bằng cách khác khi sử dụng các khoảng thời gian qui định ở đây.
CHÚ THÍCH: Qui trình ổn định trong 11.5 để sử dụng với các tín hiệu vào tĩnh, và nhằm tối đa hóa
tính tương thích với phương pháp đo công suất qui định trong Luật Bảo tồn Năng lượng của Nhật
Bản. Qui trình ổn định trong 11.6 và 11.7 để sử dụng các tín hiệu vào động, và nhằm cân bằng giữa
độ tái lặp và chi phí.
11.4.3. Chức năng vệ tinh
Nếu máy thu hình có nguồn cấp bộ chuyển đổi chặn tạp thấp (LNB) vệ tinh thì nguồn này phải được
tắt, nếu có thể, trong q trình đo.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

11.4.4. Mô đun dạng cắm
Không được nối mơ đun dạng cắm, ví dụ như mơ đun truy cập có điều kiện hoặc mơ đun điểm triển
khai, với máy thu hình trong quá trình đo, trừ khi máy thu hình được cung cấp đến người sử dụng
cuối cùng đã được nối với mô đun dạng cắm. Trong trường hợp đó, mơ đun dạng cắm vẫn được nối
vào thiết bị trong quá trình đo.
11.4.5. Chức năng bổ sung
Các chức năng bổ sung phải được tắt đi trong quá trình đo, trong trường hợp người sử dụng có thể
tắt và bật chức năng này.
11.4.6. Chức năng đặc biệt
Các chức năng đặc biệt không đề cập trong Điều 11 phải ở đúng vị trí do nhà chế tạo điều chỉnh khi

thiết bị được cung cấp đến người sử dụng cuối cùng.
11.4.7. Chức năng tiết kiệm công suất
Các phép đo công suất tiêu thụ ở chế độ bật (trung bình) phải được thực hiện với chức năng tiết kiệm
công suất của cơ cấu điều chỉnh độ sáng tự động, nếu có, được làm cho mất hiệu lực. Nếu có chức
năng tiết kiệm công suất của cơ cấu điều chỉnh độ sáng tự động và khơng thể làm cho mất hiệu lực
thì các phép đo danh nghĩa phải được thực hiện với ánh sáng được chiếu trực tiếp vào cảm biến ánh
sáng mơi trường ở mức 300 lux hoặc lớn hơn.
Có thể thực hiện phép đo riêng để xác định năng lượng tiết kiệm liên quan đến chức năng tiết kiệm
năng lượng của cơ cấu điều chỉnh độ sáng tự động. (Xem 11.5.7, 11.6.3 và 11.7.3). Cũng có thể thực
hiện phép đo bổ sung để xác định năng lượng tiết kiệm liên quan đến các chức năng tiết kiệm năng
lượng khác không được kích hoạt do mặc định trong q trình đo cơng suất tiêu thụ ở chế độ bật
(trung bình). (Xem 11.5.8, 11.6.4 và 11.7.4).
CHÚ THÍCH: Xem Điều B.3 để có thêm thông tin về các chức năng tiết kiệm năng lượng.
11.4.8. Điều chỉnh mức hình ảnh
Độ tương phản và độ sáng của máy thu hình và mức ánh sáng nền, nếu có, phải được đặt như điều
chỉnh ban đầu của nhà chế tạo khi cung cấp đến người sử dụng cuối cùng. Trong trường hợp chế độ
đặt phải được chọn trên cơ sở các kích hoạt ban đầu thì phải chọn "chế độ chuẩn" hoặc tương
đương. Trong trường hợp không có "chế độ chuẩn" hoặc tương đương, phải chọn chế độ đầu tiên
trong danh mục các menu trên màn hình. Chế độ được sử dụng trong thử nghiệm phải được mô tả
trong báo cáo thử nghiệm.
Chế độ chuẩn được định nghĩa là "chế độ được khuyến cáo bởi nhà chế tạo cho sử dụng bình
thường trong nhà.
CHÚ THÍCH: Xem Điều B.4 để có thêm thơng tin về điều chỉnh mức hình ảnh.
11.4.9. Tỷ lệ màn hình video
Máy thu hình phải ở chế độ sao cho vùng tác dụng của tín hiệu video đầu vào chiếm tồn bộ màn
hình.
11.4.10. Định dạng tín hiệu video
Tốc độ khung của tín hiệu video vào cần phù hợp với tốc độ khung được sử dụng phổ biến trong
vùng. Đối với đầu vào có khả năng nhận các tín hiệu định dạng có độ phân giải cao, cần sử dụng
nguồn phát độ phân giải cao.

Độ phân giải và tốc độ khung của tín hiệu vào phải được mơ tả trong báo cáo.
CHÚ THÍCH:Ở Mỹ và Nhật sử dụng tốc độ khung 60 Hz; ở Châu Âu và Châu Úc sử dụng tốc độ
khung 50 Hz.
11.4.11. Điều chỉnh mức âm thanh
Cơ cấu điều chỉnh âm lượng phải được điều chỉnh đến mức để âm thanh đầu ra có thể nghe thấy
được.
CHÚ THÍCH: Một phương pháp đảm bảo mức âm thanh nghe được là đặt cơ cấu điều khiển âm
lượng để đạt được 50 mW ở đầu nối loa.
11.4.12. Độ chính xác của mức tín hiệu đầu vào
Các tín hiệu analog đầu vào được cung cấp bởi thiết bị phát tín hiệu phải có độ chính xác trong phạm
vi 2 % giá trị tồn dải của tín hiệu video khi đầu cuối có điện trở 75 Ω. Độ chính xác của mức đen và

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

mức trắng phải được khẳng định với tín hiệu dạng ba vạch trong 11.5.5. Độ chính xác của các mức
màu phải được khẳng định bằng tín hiệu dạng vạch màu đầy đủ của 11.5.4. Độ chính xác có thể được
kiểm tra bằng máy hiện sóng, máy theo dõi dạng sóng, máy vectoscope hoặc thiết bị đo tương tự
khác.
Các mức tín hiệu digital đầu vào cần có độ chính xác trong phạm vi độ phân giải của thiết bị cấp
nguồn tín hiệu được sử dụng.
CHÚ THÍCH: Ngồi các tín hiệu dạng ba vạch và tín hiệu dạng vạch màu đầy đủ, DVD 60 Hz và đĩa
Blue-ray gắn vào tiêu chuẩn này bao gồm cả tín hiệu dạng vạch màu SMPTE (SMPTE Engineering
Guideline EG 1-1990) để thuận tiện cho người sử dụng.
11.5. Thử nghiệm chế độ bật (trung bình) sử dụng các tín hiệu video tĩnh
11.5.1. Phép đo sử dụng các tín hiệu video tĩnh

Chế độ này được sử dụng để đo cơng suất tiêu thụ trung bình của máy thu hình sử dụng các tín hiệu
thử nghiệm tĩnh, là các tín hiệu đang được sử dụng rộng rãi.
Điều này đưa ra bốn tín hiệu video để sử dụng trong phép đo chế độ bật (trung bình) trong trường
hợp tín hiệu video tĩnh.
11.5.2. Tín hiệu video mức đen
Trong trường hợp này, tồn bộ phần của tín hiệu thể hiện hình ảnh chủ động phải là màu đen (0 %),
như định nghĩa trong TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.2.1.5.
11.5.3. Tín hiệu video mức trắng
Trong trường hợp này, toàn bộ phần của tín hiệu thể hiện hình ảnh chủ động phải là màu trắng
(100%), như định nghĩa trong TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.2.1.5.
11.5.4. Tín hiệu video dạng vạch màu đầy đủ
Trong trường hợp này phần chủ động của tín hiệu phải là tín hiệu dạng vạch màu đầy đủ. Đối với hệ
thống 50 Hz, phải sử dụng tín hiệu vạch màu (100/0/75/0) đối với bộ thu PAL và SECAM như định
nghĩa trong TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.2.1.2. Trong trường hợp hệ thống 60 Hz, phải
sử dụng phần phía trên của tín hiệu vạch màu (75/0/75/0) đối với bộ thu NTSC được định nghĩa trong
TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.2.1.2 và phải bao phủ hồn tồn trường hiển thị.
CHÚ THÍCH: Tín hiệu 50 Hz có tám vạch màu (kể cả màu đen), cịn tín hiệu 60 Hz có bảy vạch màu
(trắng, vàng, lục lam, lục, hồng, đỏ và lam, theo thứ tự đó).
11.5.5. Tín hiệu video ba vạch
Trong trường hợp này, diện tích hình ảnh chủ động của tín hiệu phải là ba vạch trắng (100 %) trên
nền đen (0%) như xác định trong TCVN 6098-1:2009 (IEC 60107-1:1997), 3.2.1.3.
11.5.6. Po_static: Công suất tiêu thụ chế độ bật (trung bình) sử dụng các tín hiệu tĩnh
Đối với trường hợp tín hiệu video tĩnh, cơng suất tiêu thụ của máy thu hình ở chế độ bật phải được
xác định như sau:
Po_static = ((Pb + Pw)/2 + Pc + Pt)/3
Trong đó:
Po_static là cơng suất tiêu thụ ở chế độ bật (trung bình) sử dụng các tín hiệu tĩnh (W);
Pb Là công suất đo được sử dụng tín hiệu video đen (W);
Pw Là cơng suất đo được sử dụng tín hiệu video trắng (W);
Pc Là cơng suất đo được sử dụng tín hiệu video vạch màu đầy đủ (W);

Pt Là cơng suất đo được sử dụng tín hiệu video ba vạch (W);
11.5.7. Pa1_static: Công suất tiết kiệm liên quan đến cơ cấu điều chỉnh độ sáng tự động, sử dụng
các tín hiệu tĩnh
Đối với trường hợp tín hiệu video tĩnh, công suất tiết kiệm liên quan đến chức năng điều chỉnh độ
sáng tự động phải được xác định như sau:
Pa1_static = Pc - Pabc_static
Trong đó

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162



×