Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Kinh tế lao động - Phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.59 KB, 13 trang )

Điều tiết thị trường lao động và các nghiệp đoàn lao động.
Giáo sư: Bryan Caplan
George Mason University
I.Thất nghiệp là một trạng thái dư cung lao động.
A. Bằng trực giác, chúng ta thường cho rằng "thất nghiệp" là trạng thái mọi người
sẵn sàng và có khả năng làm việc song vì lý do nào đó mà từ chối không làm việc.
B. Tại mức tiền công cân bằng, không có tình trạng thiếu hay dư cung lao động;
thất nghiệp là tự nguyện (không có nghĩa như là sự ăn mừng, nhưng lại là trạng
thái mà mọi người không muốn làm việc nhiều hơn tại mức tiền công theo giá thị
trường cho những công việc mà họ có khả năng làm được).
1.Giống nhau: Giống như không có bạn gái/bạn trai/hay những cuộc hò hẹn tự
nguyện. (TQ hiệu đính: vì người đó đăng mong mỏi một đối tượng tốt hơn như là
một công nhân đang muốn có mức lương cao hơn).
C. Vậy khả năng thất nghiệp không tự nguyện như thế nào? Chỉ khi tiền công
thông thường quá cao!
D. Chẳng có gì khác biệt với tình trạng dư thừa hàng hóa. "Dư thừa" nghĩa là "dư
thừa tại mức giá hiện tại".
E. Thông thường có 3 khả năng sau đây:
1.Tiền công thị trường = tiền công ở mức cân bằng, thị trường lao động cân bằng.
2. Tiền công thị trường < tiền công ở mức cân bằng, thị trường lao động bị thiếu
hụt.
3. Tiền công thị trường > tiền công ở mức cân bằng, thị trường lao động bị dư
thừa.
F. Chú ý: Chẳng có trường hợp công nhân vừa bị "ép buộc làm việc" và bị "trả
lương thấp". Nếu họ bị ép buộc làm việc thì họ sẽ được trả lương cao, còn nếu họ
bị trả lương thấp thì họ bị làm việc quá sức.
G. Chính việc áp dụng đơn giản của Cung và Cầu đối lập với hầu hết tất cả niềm
tin phổ biến nhất về lao động. Vẫn còn những nghi ngờ liệu điều đó có đúng
không?
H. Giải pháp thông thường cho tình trạng thất nghiệp không tự nguyện tựu chung
lại là: giảm tiền công thị trường cho đến khi dư cung về lao động biến mất.


I. Sự nguỵ biện "mua lại hàng hóa". Liệu việc tiền công đang giảm xuống có làm
giảm cầu về lao động? Dĩ nhiên là không. Tiền công ngày càng thấp đi có thể có
nghĩa thu nhập của công nhân ít đi song cũng có nghĩa là thu nhập của các ông chủ
lại tăng lên.
II.Thất nghiệp trên thị trường tự do: Sự bình đẳng về tiền công và Tổ chức
nghiệp đoàn lao động.
A. Các nhà kinh tế thường giả định rằng thị trường tự do hoạt động trôi chảy. Có
thể giả định này sẽ sai đối với thị trường lao động không?
B. Trường hợp 1: Sự bình đẳng về tiền công. Rõ ràng các công nhân coi việc cắt
giảm tiền công là "không công bằng".
1.Xem xét tiền công thực tế khác biệt so với tiền công danh nghĩa.
C. Sự không công bằng có thể nhận thấy này làm tổn hại đến đạo đức mà thường
dẫn đến làm giảm năng suất lao động. Do đó các ông chủ thường lưỡng lự cắt
giảm tiền công khi cầu về lao động giảm hay khi cung về lao động tăng.
D. Kết quả là nếu tiền công cân bằng ở dưới mức tiền công thông thường thì việc
làm sẽ được "phân phối". Người Lao động có khả năng và sẵn lòng làm việc sẽ bị
thất nghiệp vì công nhân có việc đang được trả mức lương cao.
E. Điều thú vị là các công nhân dường như chống đối quyết liệt việc cắt giảm tiền
công danh nghĩa mạnh hơn nhiều so với việc cắt giảm tiền công thực tế. Việc cắt
giảm tiền công danh nghĩa thường ít xẩy ra mà việc cắt giảm tiền công thực tế lại
phổ biến hơn.
F. Vấn đề dư thừa trong lao động dưới cơ chế thị trường tự do có thể tự chủ ở mức
độ nghiêm túc bao nhiêu? Nó có thể tồn tại một cách xác định nhưng chứng cứ
lịch sử cho rằng nó có thể khá ôn hoà.
G. Trường hợp 2: Tổ chức công đoàn. Công đoàn là hiệp hội của các lao động,
mục đích của họ là nhằm tăng tiền công lên bằng cách hạn chế cạnh tranh giữa
những người công nhân. Công đoàn coi là "những nhà cố định giá", hậu quả về
mặt bản chất là tạo ra tình trạng dư thừa về lao động.
H. Về lý tưởng, dư thừa về lao động công nhân sẽ không còn là thành viên của
công đoàn nữa song chẳng ai trong số họ chịu thiệt thòi. Tuy nhiên trên thực tế

những người thất nghiệp vẫn có những ảnh hưởng tới thành viên của công đoàn
chật.
I. Trong thuật ngữ kinh tế thì "những người công nhân không tham gia công đoàn"
là gì? Họ là những công nhân bán sức lao động cho các tập đoàn kinh doanh rẻ
hơn. Nếu có nhiều công nhân không tham gia công đoàn thì công đoàn sẽ chẳng
thành công trong các cuộc đàm phán.
J. Giả định chính phủ ngăn chặn bạo lực hay nguy cơ xẩy ra bạo lực thì công đoàn
rất khó gần như không thể duy trì được mức tiền công. Họ chỉ thành công khi:
1.Cầu và cung lao động không co giãn. Một số nhỏ nhân viên có kỹ năng tốt là
những ví dụ điển hình.
2.Nhiều người trong xã hội còn định kiến coi thường "những người công nhân
không tham gia công đoàn".
K. Dưới cơ chế tự do, những người thất nghiệp không tình nguyện do các công
đoàn tạo ra có thể tồn tại nhưng không nhiều. Một khi các ông chủ có thể thuê các
công nhân không tham gia công đoàn một cách hợp pháp và các công nhân này
cảm thấy an toàn khi chấp nhận những lời đề nghị như vậy, các lực lượng thị
trường ngăn cản mạnh mẽ các công đoàn.
III.Những người thất nghiệp trên thị trường tự do: chính sách điều chỉnh của
chính phủ.
A. Liệu chính phủ có thể làm được gì trước các vấn đề trên? Theo nguyên tắc là có
B. Đối với sự cứng rắn về tiền lương thực tế, sự can thiệp của chính phủ có thể trợ
giúp thông qua việc đẩy giá cả tiền công xuống. Nếu các công nhân thay vì đổ lỗi
cho các ông chủ thì họ lại đổ lỗi cho chính phủ, có lẽ họ không đổ lỗi cho các ông
chủ vì "thiếu công bằng".
C. Đối với sự cứng rắn về tiền lương danh nghĩa, chính phủ có một giải pháp đơn
giản hơn là in nhiều tiền để tăng mức giá cả chung cho đến khi mức tiền công
danh nghĩa được khai thông trên thị trường. Nếu các công nhân không tỉnh táo thì
có thể họ sẽ không biết cái gì thực sự đang làm tổn hại họ.
D. Tương tự như vậy, các công đoàn có thể bị cấm hoạt động như những tập đoàn
kinh doanh khác là vi phạm luật theo luật chống độc quyền.

IV.Chính sách chính phủ trong thế giới thực: Mức tiền công tối thiểu.
A. Trong thế giới hiện thực, các chính sách chính phủ thường ít khi vấp phải sự
tương tự mà các mô hình lý thuyết kinh tế chỉ dẫn.
B. Dường như là không thể tìm thấy chính phủ nào cố gắng đẩy tiền công xuống.
Thay vì đó, các chính phủ trên khắp thế giới chủ ý đẩy giá tiền công lên và ngăn
cản thị trường điều chỉnh.
C. Một ví dụ rất điển hình là: Tiền công tối thiểu (minimum wage).
D. Giả sử tiền công ở mức cân bằng là 10$/giờ. Nếu như chính phủ ấn định mức
tiền công tối thiểu là 15$/giờ thì sẽ có nhiều thất nghiệp hơn. Các ông chủ sẽ thuê
ít người hơn so với mức tiền công do thị trường ấn định.
E. Một câu hỏi đơn giản được đề xuất: Tại sao không phải là 1.000.000$/giờ? (một
ngàn đô/1 giờ).
F. Điều thú vị là các công đoàn của những công nhân lành nghề có kỹ năng thường
ủng hộ mạnh mẽ luật tiền công tối thiểu. Chủ nghĩa vị tha cho những công nhân
phổ thông không có kỹ năng hay là che giấu lợi ích cá nhân???
G. Ở nước Mỹ, tự bản thân tiền công tối thiểu là tương đối thấp (dưới 5%, lực
lượng lao động ở Mỹ kiếm tiền dựa vào mức tiền công tối thiểu này. Ở những
nước khác như Pháp, mức tiền công tối thiểu ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lực
lượng lao động.
H. Thậm chí hầu hết các chính phủ chủ ý cố găng đẩy mức tiền công lên, cùng lúc
đó cũng rất cố gắng giảm tiền công thực tế qua lạm phát. (Liệu họ nghĩ về vấn đề
này theo thuật ngữ nào lại là vấn đề khác).
I. Tuy nhiên giảm thất nghiệp bằng lạm phát thường gặp phải thất bại. Các công
nhân được tuyển dụng thường nắm bắt và đàm phán điều chỉnh giá cả sinh hoạt,
dẫn đến lạm phát ngày càng leo thang.
J. Trong một số trường hợp, một tay chính phủ cố gắng chủ động đảo ngược lại sự
tổn hại do bàn tay kia gây ra. Tức là một tay chính phủ tăng mức tiền công tối
thiểu danh nghĩa trong khi đó một tay khác lại cố gắng giảm mức tiền công tối
thiểu thực tế bằng lạm phát!!!
1.Vậy thì, mức tiền công tối thiểu thực tế là cái gì khi lạm phát luôn luôn gia tăng?

V.Chính sách chính phủ trong thế giới thực: Luật ủng hộ công đoàn.
A. Thông thường các chính phủ khuyến khích công đoàn hơn là ngăn cấm công
đoàn. Những nỗ lực ủng hộ công đoàn của chính phủ được thực hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng.
B. Một trong những hình thức phổ biến là "là ngơ" khi phải đối mặt với bạo lực
công đoàn bằng cách phá hoại đình công, phá hại tài sản các ông chủ. Luật hạn
chế tiền phạt công đoàn cũng phục vụ như những chức năng tương tự.
C. Một vài quy định rõ ràng hơn như sau:
1.Yêu cầu các ông chủ phải "ghi nhận" và "thương lượng" với bất kỳ công đoàn
nào mà nhận được sự ủng hộ của đại đa số công nhân trong doanh nghiệp.
2.Vi phạm pháp luật nếu sa thải công nhân do đình công hay do tham gia tổ chức
công đoàn.
3.Cấm ký kết các hợp đồng "chó vàng" (yellow dog) mà ở đó những công nhân
không tham gia công đoàn được thuê như là một điều kiện làm việc.
D. Khi chính phủ thực thi nghiêm khắc những quy định ủng hộ công đoàn, mức độ
tổ chức công đoàn và thất nghiệp có thể đạt hiệu quả cao.
E. Ở các nước khác có những luật tương tự được ghi trên sách nhưng có thể tránh
khỏi hầu hết các hậu quả xấu do công đoàn gây ra do việc thực thi luật kém.
F. Một cuốn sách có tựa đề: "Tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở nước Mỹ lại rất thấp?"
VI.Các quy định thị trường lao động bổ sung.
A. Có vô số những luật khác nhau giống như luật tiền công tối thiểu. Thậm chí nếu
như hiệu quả về mặt ngắn hạn là tăng cầu về lao động song về mặt lâu dài thì hiệu
quả lại ngược lại.
B. Điều gì xẩy ra nếu chính phủ thông qua những biện pháp sau đây trong khi vẫn
cấm tiền công giảm xuống? Nếu như các công đoàn lần lượt ngăn cản không cho
tiền công giảm xuống.
C. Trường hợp 1: Những phúc lợi được trao. Nếu như chính phủ trao phúc lợi mới
(an ninh, y tế, nghỉ phép gia đình, v.v ) và cấm tiền công giảm xuống?
D. Trường hợp 2: Các quy tắc chống lại sa thải và buộc thôi việc. Các ông chủ sẽ
phản ứng ra sao nếu như họ biết rằng họ phải tiếp tục thuê những công nhân mà họ

không cần đến. Có gây khó khăn cho công việc của họ không?
E. Trường hợp 3: Luật đóng cửa doanh nghiệp. Nếu chính phủ trừng phạt các
doanh nghiệp vì tội đóng của doanh nghiệp.
F. Trường hợp 4: Tranh chấp việc làm. Nếu các công nhân có thể kiện ông chủ của
họ vì tội phân biệt đối xử, hà khắc và không công bằng?
G. Trường hợp 5: Làm ngoài giờ bắt buộc. Nếu các ông chủ yêu cầu theo đúng
pháp luật trả tiền công cho việc làm ngoài giờ.
H. Những kết quả này thay đổi như thế nào nếu như tiền công linh hoạt?
I. Quy tắc có liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi, tiếp tục giảm cung về
lao động. Nếu họ đủ rộng lượng, họ có thể "chuyển đổi" những người thất nghiệp
không tình nguyện thành thất nghiệp tình nguyện. Đáp lại điều này sẽ khiến giảm
sức ép đi xuống của tiền công.
1.Điều này có thể được biểu thị như thế nào?

(TQ hiệu đính: cung cấp các dịch vụ thêm cho công nhân cũng tương tự như là trả
thêm lương vì tiền lương của công nhân là chi phí của ông chủ; cho nên chi phí
tăng từ We lên W1. Nghĩa là các ông chủ sẽ giảm số lượng công nhân cần mướn
xuống còn N1, đồng thời có thêm một số người muốn đi làm vì, Ne tăng lên N2.
Sự khác biệt giữa N2-N1 là số thất nghiệp, vì có N2 người muốn đi làm, và chỉ có
N1 người có việc.)
VII.Hạn chế nhập cư và lợi thế so sánh
A. Quy tắc hạn chế người nước ngoài nhập cư và làm việc có ảnh hưởng thị
trường lao động hơn bất kỳ chính sách nào của chính phủ (ít nhất là ở nước Mỹ).
B. Tại sao? Ở rất nhiều các quốc gia nghèo đói thuộc Thế giới thứ 3 tiền công rất
thấp. Hàng triệu người có thể được sung sướng nếu như họ đến Mỹ và làm công
việc mà người Mỹ cho rằng đó là "những công việc tồi tệ".
C. Nếu chỉ có một loại lao động (nghĩa là năng suất lao động mọi người như nhau)
thì ảnh hưởng của việc hạn chế nhập cư có thể dễ dàng được biểu thị bằng sự giảm
mạnh trong cung lao động.
D. Vậy thì ít nhất việc hạn chế nhập cư có phải là một điều tốt lành đối với người

Mỹ không? Ít ra thì không tốt cho các ông chủ Mỹ chút nào. Cái mà mọi người sở
hữu chứng khoán hay khoản lương hưu giống như những khoản nắm giữ cho bất
kỳ ai sở hữu nhà cửa hay đất đai - nhiều người nghĩa là giá cả nhà đất tăng lên.
1.Người già có một lợi ích rất lớn cụ thể trong việc hưởng những dịch vụ cá nhân
rất rẻ.
E. Một khi bạn thư giãn với giả định rằng tất cả các công nhân giống y hệt nhau,
điều này rõ ràng thậm chí nhập cư là không tốt cho các công nhân Mỹ. Tại sao lại
như vậy? Lợi thế so sánh cơ bản: Những người lao động với kỹ năng khác nhau có
thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nếu họ được chuyên môn hóa và được trao đổi.
F. Ví dụ đơn giản: Có rất nhiều phụ nữ Mỹ đào tạo đại học nhưng lại ở nhà trong
con bởi vì chi phí thuê một người trông trẻ rất cao. Và có rất nhiều phụ nữ ở Thế
Giới thứ 3 có thể ở nhà trông con nhưng lại có trình độ giáo dục thấp.
G. Người Mỹ có kỹ năng giống như những người nhập cư vẫn có khả năng bị thua
thiệt nhưng rõ ràng hầu hết công nhân Mỹ (nói chung) hưởng lợi từ người nhập
cư. Không đề cập đến các nhà tư bản Mỹ và dĩ nhiên chính là những người nhập
cư.
H. Thế còn những người nhập cư tiếp tục hưởng trợ cấp, hai ví dụ bác bỏ:
1.Về khoản thu nhập sau thuế, thực tế người nhập cư trả thuế nhiều hơn so với
khoản nhận được từ lợi nhuận. Một phần bởi vì chính quốc gia của họ đã phải trả
chi phí đào tạo thay cho những người đóng thuế ở Mỹ.
2.Tại sao lại không có loại "công dân hạng 2" nghĩa là được phép làm việc nhưng
không được phép hưởng trợ cấp?
VIII. Tại sao Lịch sử chuẩn mực của lao động lại sai lầm?
A. Hầu hết các cuốn sách về lịch sử kể một câu chuyện như sau:
1.Thời kỳ trước khi có mức lương tối thiểu, công đoàn, v.v cuộc sống của người
công nhân thật kinh khủng bởi vì các ông chủ trả cho họ bất cứ cái gì mà ông chủ
cảm thấy thích trả.
2.Nhưng sau đó chính phủ ngày càng tiến bộ và đã thay đổi luật
3.Cuộc sống của người công nhân bây giờ đã khá lên rất nhiều bởi vì lòng tham
của các ông chủ đã bị chế ngự.

B. Điều này vô lý. Tại sao lại như vậy?
C. Các ông chủ cạnh tranh với nhau, họ luôn quan tâm đến lợi nhuận của riêng
mình chứ không quan tâm đến lợi nhuận của các ông chủ nói chung. Các công
nhân luôn kiếm sống bằng năng suất cận biên của mình.
D. Tại sao các công nhân được trả lương thấp hơn so với mức lương trước đây?
Năng suất cận biên củ họ thấp!!! Khi công nghệ ngày càng hiện đại thì năng suất
cận biên của công nhân tăng lên và theo đó cầu về lao động cũng tăng theo.
E. Giả sử chính phủ đã áp đặt các quy tắc nghiêm khắc khi năng suất xuống thấp?
Đối với những người may mắn kết quả đáng nhẽ có thể là mức tiền công sẽ cao
hơn nhưng có thể lại là thất nghiệp thường trực (và có thể là nạn đói) cho những
người còn lại.
F. Vấn đề của các công nhân ở Thế Giới thứ 3 không phải do thiếu các quy tắc mà
do năng suất lao động thấp. Dĩ nhiên, năng suất lao động thấp có thể là sản phẩm
của hệ thống chính trị tồi tàn nhưng bạn không thể giải quyết được vấn đề có liên
quan đến quy tắc thị trường lao động.
IX.Ứng dụng: Thất nghiệp ở Châu Âu.
A. Quy tắc thị trường lao động ở Châu Âu khá là nghiêm ngặt. Tỷ lệ thất nghiệp
cao và kéo dài: 10%, 15% hay 20% so với 5% ở Mỹ là một cảnh báo quan trọng
nguy cơ? sự cứng rắn thị trường lao động?
B. Các sự kiện cơ bản:
1.Điều tra cho thấy: trong khi tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng và giảm thì tỷ lệ thất
nghiệp ở Châu Âu tăng, sau đó thì bình ổn và lại tăng chỉ với một sự phục hồi
ngắn.
2.Tổng công ăn việc làm tăng trong giai đoạn 1970-1996: Mỹ là 58%, Châu Âu
12% (tương ứng với 47 ở Mỹ và 18 triệu người, lưu ý là dân số Châu Âu lớn hơn
Mỹ)
3.Việc tham gia lực lượng lao động: ở Mỹ tăng từ 65% lên 75%, ở Châu Âu lại
giảm từ 65% xuống 60%.
C. Lời giải thích nào có thể đưa ra ở đây?
1.Khủng hoảng dầu lửa

2.Năng suất lao động suy giảm
D. Chính sách lao động của Châu Âu như thế nào?
1.Tiền công tối thiểu theo quy định ở mức cao (Ví dụ trung bình ở Mỹ là 34% và
60% ở Pháp)
2.Tỷ lệ thất nghiệp/phúc lợi xã hội cao trong thời gian dài
3.Những quy định sa thải hay đuổi việc
4.Phúc lợi bắt buộc như nghỉ hè, nghỉ phép ốm, nghỉ thai sản.
5.Tỷ lệ các công đoàn cao với ủng hộ mạnh mẽ về pháp luật cho các công đoàn
(Lưu ý: Ở một vài nước như Pháp, công nhân không tham gia công đoàn vẫn có
mức tiền công được quyết định bởi kết quả đàm phán của công đoàn).
D. Việc tạo công ăn việc làm thực tế ở Mỹ so với Âu Châu từ năm 1970 đến năm
1996: 47 triệu công việc cho người Mỹ (tăng 58%), so với mức 18 triệu cho Âu
Châu (tăng 12%).
E. Các thực tế đó đáng mừng về tổng thu nhập quốc dân đối với việc tạo công ăn
việc làm thực tế (cho Mỹ hơn các nước khác).

×