Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Sản xuất thuốc lá phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.3 KB, 7 trang )

Nhóm 5 Nhà máy sản xuất thuốc lá
• Bệnh Hen
Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản
ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho
và/hoặc khó thở.
Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình
trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm,
giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng,
tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn
khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng
gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
• Nhiễm trùng đường hô hấp
Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người
không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị
bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong
nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu
thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ- con,...).
Những người hút thuốc cũng hay bị cúm.Vaccin phòng cúm ít hiệu quả đối
với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao
hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
b. Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ
Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản,
thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của
các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc.
Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ
phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm chế xuất từ thuốc lá
cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư.
- Ung thư thực quản. Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút
thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị
tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.


- Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh
quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn
12 lần so với người không hút thuốc.
- 1 -
Nhóm 5 Nhà máy sản xuất thuốc lá
- Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư
lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc
có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những
nam giới không hút thuốc.
- Ung thư mũi. Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn
người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.
c. Ung thư thận và bàng quang
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng
số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì
sử dụng thuốc lá.
d. Ung thư tuyến tuỵ
Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua
máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30 % của tổng số
ung thư tuyến tuỵ.
e. Ung thư bộ phận sinh dục
- Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ
thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi
mắc ung thư âm hộ.
- Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới
được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc
có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và
thời gian sử dụng thuốc.
- Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở
nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.
f. Ung thư hậu môn và đại trực tràng

- Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng
vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một
nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người
hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100 %…so với những
người cùng lứa tuổi không hút thuốc.
- 2 -
Nhóm 5 Nhà máy sản xuất thuốc lá
6. Biểu hiện ở da do thuốc lá:
Thuốc lá làm cho da bị lão hóa sớm: Gương mặt điển hình của người da
trắng nghiện thuốc lá: nhiều nếp nhăn lớn, nhỏ, da teo lại, nhợt nhạt, màu
vàng, xám.
Triệu chứng này thường thấy ở nữ nhiều hơn nam, nhưng da bị lão hóa
do tác dụng của thuốc lá thì nhẹ hơn do tác dụng của tia tử ngoại.
Những hiểu biết hiện tại của chúng ta chưa giải thích hết tác dụng của
thuốc lá trên da. Người ta cho rằng vì thuốc lá làm tổn thương mạch máu,
làm chậm trễ vi tuần hoàn đến da gây suy tuần hoàn da.
Mặt khác, thuốc lá cũng có tác dụng kháng kích tố nữ, do đó khi hút
nhiều thuốc lá, phụ nữ bị hiện tượng mãn kinh sớm hơn.
Thuốc lá còn gây tăng tạo các gốc tự do mà độc tính cho da đã được
xác nhận.
Thuốc lá gây phá hủy sinh tố C.
Da đầu ngón tay và móng bị vàng và đốm nâu.
Thuốc lá gây tổn thương niêm mạc:
- Viêm họng do thuốc lá
- Ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc thanh quản, thực quản, hơi nóng và chất
than kích thích lâu ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư.
* Một trong những bệnh tổn thương niêm mạc miệng liên quan đến thuốc
lá thường được nhắc đến: Bạch sản (LEUKOPLAKIA- LEUCOPLASIE).
Bạch sản được định nghĩa là một mảng trắng trên niêm mạc, không triệu
chứng, không loét và không chảy máu nhưng cũng không thể tẩy tróc được.

Đây là sang thương tiền ung, hay gặp ở người 50-70 tuổi, chủ yếu ở nam với
tiền căn hút thuốc lá.
Hình ảnh lâm sàng: Mảng trắng có thể xuất hiện đồng nhất, dạng mụn cóc
hoặc lốm đốm xen kẽ với hồng sản (erythroplasie). Khi nó đi kèm hồng sản
thì bệnh nhân có tiên lượng xấu hơn.
- 3 -
Nhóm 5 Nhà máy sản xuất thuốc lá
Bề mặt sang thương có thể gồ, nứt, nhăn, dạng cóc hoặc phẳng, có thể có
nhiều kích cỡ và có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào của khoang miệng, niêm
mạc sinh dục và hậu môn nhưng đa phần ở niêm mạc miệng và sự tăng sừng
ở vị trí này có thể là kết quả từ sự kích thích mạn tính như răng giả không
thích hợp thuốc lá.
Tác động sinh ung của thuốc lá do liên quan đến chất nitrosamine trong lúc
hút chứ không phải tự thân nicotine.
7. Thuốc lá liên quan đến sự co mạch và gây thuyên tắc trên hệ
thống mạch máu ngoại vi:
Từ đó nhiệt độ da giảm, loét chân và các dấu hiệu loét suy tĩnh mạch khác.
* Bệnh BUERGER (Thromboangitis obliterans)
Viêm tắc mạch là một bệnh hiếm của những mạch máu nhỏ và vừa của
bàn tay và bàn chân, hay gặp ở người hút thuốc lá, tuổi từ 18-50.
Nguyên nhân sinh bệnh chưa rõ, nhưng dùng thuốc lá là điều phổ biến của
những bệnh nhân này và việc cai thuốc lá được xem như một biện pháp
phòng và điều trị bệnh.
Lâm sàng: Hiện tượng Raynaud, khập khiễng cách hồi, đau nhức chi hoại tử
và nhiễm trùng đầu chi, viêm tĩnh mạch nông.
8. Các tác hại của thuốc lá đối với môi trường
Ngoài tác hại đối với sức khoẻ, kinh tế thì thuốc lá cũng góp phần không
nhỏ vào việc huỷ hoại môi trường:
+ Chặt phá cây để sấy thuốc lá là một nguyên nhân chính của nạn phá rừng.
+ Chất thải hoá học trong quá trình sản xuất thuốc lá gây ô nhiễm đất và

nước.
+ Hút thuốc lá mà không chú ý cũng là nguyên nhân gây nên cháy, thảm hoạ
môi trường và thiệt hại về kinh tế.
+ Thải ỏ đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng
rác lớn.
+ Nước miếng nhổ ra khi nhai thuốc gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường.
+ Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Thuốc lá ảnh hưởng đến môi trường thông qua nhiều lĩnh vực khác nhau:
Phá rừng:
+ Rừng bị tàn phá cho mục đích lấy gỗ phục vụ sấy thuốc lá, và xây lò sấy.
- 4 -
Nhóm 5 Nhà máy sản xuất thuốc lá
Trên thế giưói, 1,7% diện tích rừng bị phá cho mục đích này, nhưng chủ yếu
tập trung ở 66 nước trồng cây thuốc lá (hầu hết các nước này là những nước
đang phát triển), chiếm 4,6 diện tích của mỗi quốc gia này.
+ Việt Nam là nước có mức tác động trung bình đến rừng cho mục đích sản
xuất thuốc lá. 1,4 diện tích rừng hàng năm được dùng để lấy gỗ sấy thuốc lá.
+ Ngoài ra rừng còn bị phá cho mục đích sản xuất giấy cuốn thuốc lá và bao
bì thuốc lá.
Chất thải:
+ Trong qua trình sản xuất thuốc lá nhiều chất thải được thải ra, bao gồm các
dung môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất thải hoá học
độc hại khác.
+ Các chất thải trong qua trình sử dụng thuốc lá được sản xuất như đầu mẩu
thuốc lá, vỏ bao thuốc lá và vỏ kiện thuốc lá. Chỉ tính đến năm 1995, ước
tính có tới 5.535 triệu tỷ đầu mẩu thuốc lá, 27.675 triệu vỏ kiện thuốc lá và
276.753 triệu vỏ bao thuốc lá được bán trên phạm vi toàn cầu. Đầu mẩu
thuốc lá là thành phần chính được vớt lên trong chiến dịch làm sạch nước
biển. Lao công ở Mỹ lên tiếng phàn nàn rằng, họ phải làm thêm giờ hàng
tháng vì quét đầu mẩu thuốc trên đường. Đầu lọc thuốc lá cần 5 đến 7 năm

để phân huỷ hết.
+ Chính các đầu mẩu thuốc lá gây ra tác hại tới sức khoẻ động vật, chẳng
hạn như trường hợp bò đi tự do trên phố ở khu vực Đông Nam á và kể cả trẻ
nhỏ khi vô tình ăn phải chúng. Những loài động vật ăn phải đầu lọc thuốc lá
sẽ không thể tiêu hoá được các hoá chất trong đó và chúng có thể chết vì
những chất hoá học này.
Gây ảnh hưởng đến đất và nước:
+ Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không có loại
cây nào hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong đất (kali, phốtpho và nitơ)
nhiều như cây thuốc lá dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh do
đất bị bạc màu, đặc biệt ở những nước nơI mà thuốc lá chủ yếu được trồng ở
vùng đất dốc như Zimbabuê, Zambia, và Srilaka.
+ Thuốc lá là một loại cây sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bao gồm
các chất độc hại mà các chất này tích tụ ở bồn nước ngầm, nước mặt (sông,
suối, ao..), nước mưa, nước ăn. Một khía cạnh khác của việc sử dụng nhiều
loại thuốc trừ sâu là nó làm cho việc kiểm soát các bệnh ở người do côn
trùng gây ra sẽ khó khă hơn, ví dụ như việc phòng chống sốt rét gặp khó
khăn do muỗi và ruồi vẫn tiếp tục phát triển do các loài thiên địch đã bị tiêu
diệt.
- 5 -

×