Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Bài tập kế toán huy động vốn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.61 KB, 20 trang )

PHẦN II. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
BÀI TẬP KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
Bài 1:
Cho tình hình số dư TKTG của nhà máy xe đạp trong tháng 4/200X
Đơn vị: triệu đồng
Ngày Số dư tài khoản Số ngày tồn tại SD Tích số
27/3 mang sang 50
31/03/0X 190
04/04/0X 550
14/04/0X 4.050
16/04/0X 2.730
24/04/0X 8.900
27/04/0X 2.900
Tổng tích số
Số lãi phải trả trong tháng 4
Yêu cầu: Tính và hạch toán lãi tháng 4 trên TK TGTT của nhà máy xe đạp, biết NH quy định
ngày tính lãi hàng tháng là ngày 27, lãi suất TGTT: 0,3 %/tháng.
Bài 2:
KH A xin rút hết tiền trên sổ tiết kiệm không kỳ hạn, gốc ban đầu: 10 triệu đồng, ngày gửi
15/04/03, lãi suất 0.3%/ tháng. Ngày rút 30/05/03.
Yêu cầu: Tính toán và hạch toán nghiệp vụ trên tại ngày khách hàng rút tiền biết NH quy định
ngày tính lãi cho tất cả các khoản tiền TGTKKKH là vào ngày 25 hàng tháng.
Bài 3
Ông Nguyễn Văn B, có sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, kỳ hạn 9 tháng, gửi ngày 03/02/200X, lãi
suất 1 %/tháng, trả lãi trước. Hãy xử lý và hạch toán nghiệp vụ phát sinh nếu: ngày 18/07/200X ông B
đến NH xin rút. NH chấp nhận và thanh toán cho ông B theo lãi suất KKH (0.3%/tháng). Biết NH thực
hiện tính và phân bổ lãi trả trước theo định kỳ hàng tháng vào ngày khách hàng gửi tiền ở tháng kế
tiếp.
Bài 4
Ngày 20/07/200X tại NHTM X có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận tiền gửi tiết kiệm của KH A số tiền 6 triệu đ, kỳ hạn 3 tháng, trả lãi cuối kỳ.


2. Bà Chi rút tiền lãi tiết kiệm định kỳ, ST gốc: 10 trđ, gửi ngày 20/04/0X, kỳ hạn 1 năm, lĩnh lãi
định kỳ 3 tháng 1 lần, lãi suất 1.2 %/tháng.
3. Ông Bách yêu cầu chuyển toàn bộ gốc và lãi của sổ tiết kiệm: 15 triệu, kỳ hạn 3 tháng, trả lãi
sau, lãi suất 0.6%/tháng, ngày gửi 20/04/0X sang tiền gửi tiết kiệm KKH.
4. Ông Dương đến gửi tiền tiết kiệm KH 6 tháng, số tiền 30 triệu, trả lãi trước, lãi suất
0.8%/tháng.
5. Bà Loan nộp sổ TGTK 3 tháng, số tiền 150 trđ, ngày gửi 15/02/0X, trả lãi sau, lãi suất
0.5%/tháng, xin tất toán như sau:
+ Chuyển 100 trđ gốc sang TGTK 6 tháng.
+ Phần gốc còn lại chuyển sang TGTK không KH.
+ Lãi lĩnh bằng tiền mặt.
6. Ông Phan đến rút tiền tiết kiệm loại 6 tháng, trả lãi sau, số tiền gửi ban đầu 50 triệu ngày gửi
là 15/01/0X, lãi suất 0.7%/tháng.
7. Ông Chính nộp sổ TGTK KKH kèm giấy lĩnh tiền 10 triệu, số dư trên sổ là 20 trđ.
8. Công ty TNHH Quảng cáo Đông Nam Á đến làm thủ tục xin mở tài khoản TGKKH (TG
thanh toán) bằng VND; và TKTGKKH bằng USD. Các thủ tục đều hợp lệ và NH đó chấp nhận. Cty
Đông Nam Á nộp vào TKTG thanh toán bằng VND số tiền 15 triệu VND và vào TKTG thanh toán
toán bằng USD: 1000 USD.
9. Bà Hoà nộp sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền 30 trđ, ngày gửi 1/03/0X, lãi suất 0.3
%/tháng, xin tất toán như sau: chuyển số gốc 30 trđ sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 9 tháng, số gốc
và lãi còn lại xin rút bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên
Biết rằng ngày tính và hạch toán tiền lãi đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là ngày khách hàng
gửi tiền ở tháng kế tiếp, lãi suất KKH là 0,3 %/tháng.
Bài 5
Tại NHTM ABC, ngày 25/7/2006, có một số nghiệp vụ về phát hành giấy tờ có giá sau:
1. Phát hành kỳ phiếu đợt 2 với 200 kỳ phiếu loại 1 năm, mệnh giá một kỳ phiếu là 1trđ, trả lãi
sau. Số tiền huy động thu bằng tiền mặt.
2. Thanh toán kỳ phiếu (trả lãi trước) đợt 1 đến hạn, tổng số tiền (mệnh giá) 56 tr đ.
3. Phát hành thêm trái phiếu kỳ hạn 2 năm, trả lãi trước, lãi suất 10%/năm, số lượng 800 trái

phiếu, mệnh giá 5.000.000 đ, có phụ trội 50.000 đ.
4. Tính lãi phải trả dồn tích và phân bổ giá trị chiết khấu của đợt phát hành trái phiếu đầu năm
2006, số lãi dự trả 6.000.000 đ, số chiết khấu phải phân bổ 500.000 đ.
5. Phân bổ lãi trả trước vào chi phí phát hành giấy tờ có giá: 10.000.000đ, đồng thời phân bổ giá
trị phụ trội phát hành kỳ phiếu: 700.000 đ.
6. Thanh toán một số trái phiếu cho khách hàng bằng tiền mặt, tổng mệnh giá:50 trđ, ngày phát
hành 15/5/2004, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 10 %/năm, trả lãi sau.
7. Thanh toán một số trái phiếu cho khách hàng bằng tiền mặt, tổng mệnh giá:80 trđ, ngày phát
hành 5/2/2004, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 10 %/năm, trả lãi trước.
8. Thanh toán một số chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng bằng tiền mặt, tổng mệnh giá:110 trđ,
ngày phát hành 5/4/2004, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 10%/năm, trả lãi định kỳ năm. Lãi định kỳ lần một đã
thanh toán cho khách hàng.
Yêu cầu: Tính toán và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích
hợp. Biết kỳ phát sinh chi phí lãi của NH là tháng, NH tính và ghi nhận lãi vào chi phí vào ngày gửi
tiền của tháng kế tiếp, thực hiện vào cuối ngày giao dịch, lãi suất KKH là 0,3 %/tháng.
BÀI TẬP KẾ TOÁN THANH TOÁN TIỀN TỆ VÀ THANH TOÁN VỐN GIỮA CÁC NH
2
Bài số 6
a. Ngày 20/3/2006, tại NHCT Hải Phòng có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Cti TNHH Bình Minh nộp vào NH giấy lĩnh tiền mặt, số tiền 123 trđ, số dư trên tài khoản
tiền gửi thanh toán của C.ti này là 150 trđ.
2. Công ti cổ phần xây dựng Hải Phòng nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 trđ vào TK tiền gửi
thanh toán. Thủ quĩ kiểm đếm và thu đủ.
3. Công ti Giầy liên doanh Việt Mỹ nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 trđ vào TK tiền gửi
thanh toán, thủ quĩ kiểm đếm chỉ có 49 trđ.
4. Nộp vào NHNN Hải Phòng 40 trđ, trong ngày đó nhận được báo có của NHNN Hải
Phòng.
5. Cuối ngày kiểm quĩ, thừa 100.000 đ.
b. Ngày 15/04/2006, NHNo Hà Nam điều chuyển quĩ tiền mặt theo lệnh của NHNo Việt Nam
100 trđ đến NHNo Nam Định. Xử lí các nghiệp vụ phỏt sinh (tại 2 NH) trong các TH sau:

+ NHNo Nam Định đến nhận tiền tại NHNo Hà Nam
+ NHNo Hà Nam vận chuyển tiền và giao nhận tại NHNo Nam Định.
c. Tại NHTM chi nhánh ABC, có các nghiệp vụ phát sinh:
+ Ngày 21/01/2006, NH kiểm quĩ cuối ngày thiếu 2 trđ, chưa xác định nguyên nhân.
+ Sau đó, ngày 25/01/2006, NH đó lập hội đồng xử lí và xác định nguyên nhân thiếu là do thủ
quĩ đó bất cẩn trong khi kiểm đếm tiền thu của khách, hội đồng quyết định thủ quĩ A phải bồi thường
bằng tiền mặt, trong ngày đó nhận được tiền bồi thường.
+ Ngày 25/02/2006, NH kiểm quĩ cuối ngày và phát hiện thiếu 500.000đ, chưa xác định nguyên
nhân.
+ Ngày 27/03/2006, NH kiểm quĩ cuối ngày và phát hiện thừa 1.500.000đ, nguyên nhân do thu
thừa của khách hàng.
+ Ngày 31/03/2006, NH khụng xác định được nguyên nhân số tiền thiếu mất ngày 25/02/2003,
Hội đồng xử lí của NH đó quyết định hạch toán số tiền này vào chi phí khác.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên.
Bài số 7
Ngày 20/03/05 tại NHCT tỉnh Hà Nam có các nghiệp vụ sau:
1. Cti Thương mại nộp UNT và hoá đơn bán hàng số tiền 16 trđ đòi tiền hàng đã giao cho người
mua có tài khoản tại NHCT Nghệ An, ủy nhiệm thu này có ủy quyền đối với lệnh chuyển nợ.
2. Cti Kim Khí nộp vào UNT và hoá đơn bán hàng đòi tiền hàng hoá đã giao cho Công ti Dệt
Kim có tài khoản tại NHCT tỉnh Hà Nam, số tiền 12 trđ.
+ Trong hồ sơ của Cti Kim Khí có một UNT chưa thanh toán với số tiền 5 trđ, ngày NH nhập sổ
theo dõi 10/03/05, người đòi tiền là xí nghiệp Dệt thảm Đông Đô có tài khoản tại NH Công thương
Đống Đa (lãi suất phạt chậm trả NH tính là 1.6%/tháng).
3. Công ti Cổ phần Vận tải Hà Nam nộp vào các liên UNT yêu cầu NH thu hộ tiền dịch vụ đã
cung cấp cho khách hàng có tài khoản tại NHĐT Hà Nam, số tiền 15 trđ.
4. Nhận được bộ chứng từ UNT từ NHNo Hà Nam chuyển sang, số tiền 15 trđ, nội dung người
bán đòi tiền hàng đã giao cho Công ti Bánh kẹo Hiệp Hoà (TK tại NHCT Hà Nam)
5. Nhận được lệnh chuyển có từ NHĐT Hà Nam, nội dung thanh toán UNT do nhà máy Xà
3
phòng trả 40 trđ tiền hàng cho C.ti Điện lực Hà Nam.

6. Nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ trong thanh toán bù trừ với NHĐT Hà Nam
về thanh toán UNT số tiền 10 trđ do công ti Thương mại đòi tiền Công ti xây dựng.
7. Nhận được lệnh chuyển Có từ NHCT Ba Đình, thanh toán UNT, số tiền 25 trđ. UNT này
trước đây do Công ti Cổ phần Vận tải Hà Nam nộp vào.
8. Nhận được lệnh chuyển nợ từ NHCT Ninh Bình, nội dung đòi tiền hàng hoá theo UNT, số tiền
40 trđ từ Nhà máy Bánh kẹo (UNT này trước đây đã có HĐ ủy quyền chuyển nợ)
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ trên.
Bài số 8
Ngày 20/02/05, tại NHCT Đống Đa, có các nghiệp vụ sau:
1. Công ti Cơ khí Hà Nội nộp vào các chứng từ
+ UNC trích tài khoản TGTT 30 trđ trả tiền hàng đã nhận cho công ti Gang thép Thái Nguyên, có tài
khoản mở tại NHCT Thái Nguyên.
+ UNC, số tiền 20 trđ, nhận tiền vay NH để trả tiền hàng cho Nhà máy Cơ khí Mai Động có tài khoản
mở tại NHNo Hà Nội.
+ UNC, số tiền 15 trđ trả tiền hàng đã giao cho Công ti TNHH Phượng Hoàng có tài khoản tại NHCT
Đống Đa.
+ UNC trích TKTGTT 50 trđ, yêu cầu bảo chi tờ séc 70 trđ để đi mua hàng của người bán có tài khoản
tại NHCT Quảng Ninh.
2. Nhận được các lệnh chuyển tiền trong thanh toán chuyển tiền điện tử sau:
+ LCC thanh toán UNC, người thụ hưởng là công ti Cơ khí HN, ST 50 trđ.
+ LCC, nội dung chuyển tiền theo UNC cho người thụ hưởng là ông Nguyễn Văn An, không có tài
khoản tại NH, số tiền 20 trđ. Trong ngày NH đã thông báo và ông An đã đến xin lĩnh bằng tiền mặt
3. Nhận được bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ kèm các chứng từ sau từ NH Ngoại thương Hà Nội:
+ UNC, 32 trđ, người thụ hưởng là Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp.
+ UNC, 53 trđ, người thụ hưởng là Công ti Vật tư Nông nghiệp.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ trên biết các TK liên quan có đủ khả năng thanh toán
Bài số 9
Tại NHCT Đống Đa, ngày 20/08/0X có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Cti Kim Khí Đống Đa nộp vào NH các bảng kê nộp séc, kèm các tờ séc:
+ Séc bảo chi do Công ti TNHH Lan Anh phát hành, NHCT quận Lê Chân Hải Phòng bảo chi ngày

22/07/200X, Số tiền 20 trđ.
+ Séc, số tiền 15 trđ do Công ti Giầy Thượng Đình (TK tại NHCT Thanh Xuân) phát hành ngày
05/07/200X.
+ Séc, số tiền 10 trđ, do Công ti Bánh đậu xanh Rồng vàng (TK tại NHCT Hải Dương) phát hành
ngày 10/08/200X.
2. Cti bột giặt Thái Hà nộp vào NH:
- Các bảng kê nộp séc kèm các tờ séc:
+ Tờ séc, số tiền 35 trđ do Nhà máy Cao su Sao Vàng (TK mở tại NHCT Đống Đa) phát hành
01/06/0X. NH kiểm tra thấy số dư trên tài khoản TGTT của Nhà máy Cao su Sao vàng còn 30 trđ.
Người thụ hưởng lập lệnh thu xin thanh toán 30 trđ.
4
+ Tờ séc số tiền 10 trđ do Công ti Thương mại có TK tại NHNo Hải Dương phát hành ngày
5/08/0X
+ Séc bảo chi số tiền 18 trđ do Cti TNHH Toàn Thắng phát hành và NHCT Đống Đa bảo chi
ngày 25/07/200X.
+ Séc bảo chi 15 trđ, người phát hành là Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp, người bảo chi là NH Đầu
tư Hà Nội. Séc bảo chi này có ủy quyền chuyển nợ.
3. Nhận được các chứng từ trong thanh toán chuyển tiền điện tử sau:
- Nhận được lệnh chuyển nợ của NH CT Vinh, nội dung thanh toán séc bảo chi số tiền 42 trđ do
Nhà máy Xe đạp phát hành, NH CT Đống Đa bảo chi ngày 01/08/200X.
- Nhận được lệnh chuyển nợ của NH CT Hà Nam, nội dung thanh toán séc bảo chi số tiền 25 trđ
do Công ti Kim Khí Đống Đa phát hành, NH CT Đống Đa bảo chi ngày 01/08/200X bằng việc phong
tỏa số dư trên tài khoản TGTT của người kí phát.
4. Nhận được các chứng từ trong thanh toán bù trừ từ các NH bạn như sau:
- Bảng kê nộp séc kèm tờ séc do Công ti Bột giặt Thái Hà phát hành ngày 20/06/200X, số tiền 15
trđ. Biết ngày 01/08/200X, ngân hàng đã nhận được yêu cầu ngừng thanh toán tờ séc từ Công ti Bột
giặt Thái Hà.
- Bảng kê nộp séc kèm tờ séc số tiền 50 trđ, séc này do Công ti Hanoi Computer phát hành ngày
26/07/200X.
- Bảng kê nộp séc kèm tờ séc bảo chi số tiền 10 trđ, séc này do NH đã bảo chi ngày 10/7/200X.

- Bảng kê nộp séc kèm tờ Séc, số tiền 20 trđ do công ti TNHH Lê Lam phát hành ngày 25/07/0X,
biết TK của công ti chỉ còn 10 trđ.
- Lệnh chuyển có, số tiền 32 trđ, thanh toán séc. Đơn vị nộp séc trước đây là Nhà máy Xe đạp.
- Thông báo từ NHĐT Hà Thành về tờ séc do công ti Hanoi Computer nộp vào trước đây, số tiền 30
trđ, nhưng hiện trên TK của người phát hành chỉ còn 20 trđ.
- Thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ của NHNo Nam Hà Nội, từ chối LCN về thanh
toán tờ séc 20 trđ, do công ti TNHH Anh Đào phát hành ngày 20/06/200X với lí do người phát hành đã
có lệnh ngừng thanh toán tờ séc từ ngày 10/08/200X. Tờ séc này do công ti Hoa Lan nộp vào trước
đây. NH chưa trả tiền cho người thụ hưởng.
- Thông báo chấp nhận LCN của NHNo Hà Nội về việc đã thực hiện LCN với nội dung thanh
toán séc, séc này do người thụ hưởng là Nhà máy Xe đạp nộp vào trứơc đây.
- LCN của NH Đầu tư Hà Nội, nội dung thanh toán séc, người phát hành là Cti VLXD (TK tại
NHCT Đống Đa), ngày phát hành là 01/08/0X.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp. Biết
rằng:: Lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong tháng 8 là 0.75 %/tháng.
Bài số 10
Tại NH Ngoại thương Hà nội, ngày 15/4/2005 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ông Nguyễn Văn Anh nộp giấy nộp tiền mặt kèm tiền mặt 50 trđ để kí quĩ xin cấp thẻ thanh
toán.
2. Siêu thị Intimex nộp bảng kê hóa đơn kèm hóa đơn thanh toán thẻ: 25 trđ, xin thanh toán tiền
hàng đã bán cho người mua có tài khoản tại NH Công thương Đống Đa.
3. Nhận báo cáo thanh toán thẻ của NH Nông nghiệp Hà Nội về việc đã tạm ứng cho đơn vị
5
chấp nhận thẻ số tiền 13 trđ, chủ thẻ là ông Trần Văn Bỉnh. Trước đây ông Bỉnh đã được NH cấp thẻ
thanh toán loại phải kí quĩ.
4. Nhận báo cáo thanh toán thẻ của NH Đầu tư Hà Nội về việc đã tạm ứng tiền cho đơn vị chấp
nhận thẻ số tiền 28 trđ, chủ thẻ là ông Mai Khánh Hòa. Trước đây ông Hòa đã được NH cấp thẻ tín
dụng với hạn mức tín dụng 50 trđ, số dư trên TK Cho vay/ông Hòa hiện là 10 trđ.
5. Nhận báo cáo thanh toán thẻ của NH Công thương Hoàn Kiếm về việc đã tạm ứng cho đơn vị
chấp nhận thẻ số tiền 26 trđ, chủ thẻ là ông Trịnh Ngọc Long. Trước đây ông Long đã được NH cấp

thẻ thanh toán loại không phải kí quĩ, số dư trên TK TGTT/ông Long hiện có là 30 trđ.
6. Nhận được LCC của NH Công thương Hoàn Kiếm HN, nội dung thanh toán thẻ 50 trđ, trước
đây NH đã tạm ứng cho đơn vị chấp nhận thẻ là Khách sạn Hồng Hà.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp.
Bài số 11
Ngày 10/03/200X, tại Ngân hàng Công thương Hà Nam có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau
đây:
1.Công ti Thương mại nộp các chứng từ sau:
- UNC trích tài khoản tiền gửi xin bảo chi tờ séc 12 trđ, để thanh toán tiền hàng cho Nhà máy
Bia Hà Nội (mở TK tại Ngân hàng Đầu tư Thăng Long – Hà Nội).
- UNT, số tiền 16 trđ, đòi tiền hàng đã giao cho người mua có TK tại NHCT Nghệ An, UNT này
NH được ủy quyền lập LCN.
2. Công ti Xi măng Bút sơn nộp các chứng từ:
- UNC trích TKTGTT 28 trđ trả nợ gốc tiền vay đến hạn cho ngân hàng.
- Các Bảng kê nộp séc kèm các tờ séc:
+ Séc số tiền 14trđ do Công ti Vật tư xây dựng (TK tại NHĐT&PT Hà Nam) phát hành ngày
6/03/200X.
+ Séc bảo chi, số tiền : 25trđ do NHCT Hải Dương bảo chi ngày 02/03/200X.
+ Séc bảo chi, số tiền 36 trđ do NH Nông nghiệp Hà Nam bảo chi ngày 28/2/200X.
3. Nhận được các chứng từ về thanh toán bù trừ sau:
a. Các chứng từ của NH Nông nghiệp Hà Nam.
-UNT, số tiền 2trđ, Công ti Xây dựng đòi tiền sửa chữa kho hàng cho Công ti Thương mại.
- Bảng kê kèm theo séc 14 trđ, Chi nhánh điện Hà Nam phát hành ngày 03/03/200X để trả cho
Công ti Xây dựng.
b. Bảng kê chứng từ TTBT kèm theo các chứng từ của NHĐT&PT Hà Nam.
+ UNT, 23trđ, người bị đòi tiền là Công ty Hoàng Anh.
+ Bảng kê nộp séc, số tiền 16trđ, đơn vị nộp séc trước đây là Công ti Xi măng Bút Sơn.
+ UNC, số tiền 25trđ, đơn vị thụ hưởng là Công ti Lương thực Hà nam.
c. Bảng kết quả thanh toán bù trừ từ NHNN Hà nam, số chênh lệch phải thu của NHCT Hà nam:
38trđ.

Yêu cầu: Hạch toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên vào tài khoản thích hợp. Giải thích
các trường hợp cần thiết.
Biết rằng:
-NHCT Hà Nam TTBT giao nhận chứng từ trực tiếp với các ngân hàng khác trên địa bàn, thanh
6
toán chuyển tiền điện tử với các ngân hàng trong hệ thống.
- NHCT Việt Nam thỏa thuận thanh toán séc bảo chi ở mọi phạm vi trong đó séc BC thanh toán
cùng hệ thống được ghi có ngay cho người thụ hưởng; séc được thanh toán ở phạm vi cùng NH hoặc
khác NH trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ.
- Các tài khoản có liên quan đủ khả năng thanh toán.
Bài số 12
Ngày 30/05/2005 tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) tỉnh Khánh Hoà nhận được
một số chứng từ trong thanh toán vốn như sau:
1. Nhận các lệnh trong thanh toán bù trừ sau:
- Lệnh chuyển nợ, nội dung thanh toán séc, số tiền 27 trđ, séc này do Công ti Du lịch Khánh Hòa
phát hành. Kế toán đã kiểm tra, séc này đã có uỷ quyền chuyển nợ, các thủ tục khác hợp lệ.
- Lệnh chuyển nợ nội dung thanh toán tờ séc bảo chi, số tiền 15 trđ do Công ti Thương mại Nha
Trang phát hành ngày 14/05/2005, NHCT Khánh Hoà bảo chi.
- Lệnh chuyển nợ nội dung thanh toán UNT, số tiền 32 trđ - do Công ti XNK đòi tiền hàng đã
giao cho Công ti Vận tải biển, có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Khánh Hoà.
- Thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ của NH Đầu tư Khánh Hoà về thanh toán một Séc, số tiền 10
trđ. Đơn vị nộp séc trước đây là Công ti Du lịch Khánh Hoà.
- Lệnh chuyển có, số tiền 20 trđ, nội dung thanh toán một UNT. Đơn vị nộp UNT trước đây là
Công ti du lịch Khánh Hoà.
- Lệnh chuyển có, số tiền 15 trđ, nội dung thanh toán một UNC, người mua trả tiền hàng đã nhận
cho Công ti Kinh doanh Thuỷ sản Nha Trang.
- Bảng kết quả thanh toán bù trừ từ NHNN Khánh Hoà, theo đó số chênh lệch NHCT Khánh Hoà
phải trả là 30 trđ
2. Nhận được các chứng trong chuyển tiền điện tử sau:
- Lệnh chuyển Có của NHCT Thái Bình, số tiền là 30 trđ thanh toán UNT, Đơn vị đòi tiền là

Công ti Thương mại Khánh Hoà.
- Lệnh chuyển có của NHCT Bình Dương số tiền là 7 trđ theo Yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có về số
tiền chuyển Có sai thừa của NHCT Khánh Hoà. NH đã theo dõi phải thu đối với bà Cúc, cán bộ kế
toán chuyển tiền.
- Lệnh chuyển Nợ của NHCT Lạng Sơn thanh toán Séc bảo chi, số tiền 32 trđ. Kế toán chuyển
tiền kiểm tra và phát hiện Séc này do NHCT Phú Yên bảo chi cho Cti Mía đường Phú Yên.
- Lệnh chuyển Nợ của NHCT Lâm Đồng, 20 trđ, thanh toán UNT, Công ti Thương mại Đà Lạt đòi
tiền hàng đã giao cho Công ti TNHH Hoàng Anh (có TK tại NHCT Khánh Hoà).
3. Kế toán chuyển tiền phát hiện một lệnh chuyển nợ gửi đi NHCT Lạng Sơn, thanh toán séc bảo
chi, số tiền 35 trđ do Công ti Lan Thương nộp vào đã bị lập thành lệnh chuyển có và gửi đi.
4. Nhận được báo có của NH Nhà nước Khánh Hòa, nội dung thanh toán một UNC do người trả
tiền có tài khoản tại NH Nông nghiệp Hà Nội thanh toán cho người thụ hưởng là Công ti TNHH
Hoàng Anh, số tiền 120 trđ.
Yêu cầu: Xử lí hạch toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên. Giải thích các trường hợp cần thiết.
Biết rằng:
7
- NH CT Khánh Hoà tham gia thanh toán bù trừ điện tử với các NH khác trên điạ bàn.
- Các KH trên địa bàn có uỷ quyền chuyển nợ thanh toán UNT, Séc CK và đã báo cho các NH.
- Số dư các tài khoản có liên quan không ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trên.
Bài số 13
Tại NH Nông nghiệp Thái Bình, ngày 25/9/2005 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Nhận lệnh chuyển có về thanh toán uỷ nhiệm chi của NH Nông nghiệp Thanh Hoá, chuyển bổ
sung theo lệnh chuyển có số 2011, ngày 24/9/2005, số tiền đã chuyển 25 triệu, số tiền bổ sung là 5 triệu
đồng. Người thụ hưởng là Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc.
2. Nhà máy Cơ khí nộp UNC 30 triệu đồng trích tài khoản tiền gửi của mình để thanh toán tiền
cho người bán có tài khoản tại NH Nông nghiệp Khánh Hoà. Sau khi truyền lệnh chuyển tiền đi, NH
phát hiện số tiền đã chuyển là 36 triệu đồng. Người gây sai sót là bà Hoa.
3. Nhận UNT của Sở Điện lực, 20 trđ đòi tiền điện của một khách hàng có tài khoản tại NH
Nông nghiệp Hà Nam, ủy nhiệm thu này có ủy quyền đối với LCN. Sau khi truyền lệnh chuyển tiền
đi, NH phát hiện số tiền đã chuyển là 12 trđ.

4. Nhận UNC của Công ti Lương thực Thái Bình, trả tiền hàng cho người bán có tài khoản tại
NH Nông nghiệp Thanh Hóa, số tiền trên UNC là 75 trđ. Sau khi truyền lệnh chuyển tiền đi, NH phát
hiện số tiền đã chuyển là 57 trđ.
5. Nhận lệnh huỷ lệnh chuyển nợ của NH Nông nghiệp Thái Nguyên về huỷ bỏ số tiền thừa đã
chuyển theo lệnh chuyển nợ về thanh toán séc bảo chi trước đây, số tiền đã chuyển 38 triệu đồng, số
tiền thừa 3 triệu đồng. NH đã hạch toán số tiền thừa vào TK chuyển tiền đến chờ xử lí.
6. Nhận yêu cầu huỷ lệnh chuyển có của NH Nông nghiệp Ninh Bình, yêu cầu huỷ số tiền đã
chuyển thừa theo lệnh chuyển có về thanh toán uỷ nhiệm thu trước đây, số tiền đã chuyển 36 triệu
đồng, số tiền trên uỷ nhiệm thu là 30 triệu đồng, người thụ hưởng là Công ti Điện lực Thái Bình. NH
đã trả tiền cho người thụ hưởng. Số dư tài khoản TGTT/Công ti điện lực TB:5 triệu đồng.
7. Nhận lệnh chuyển có về thanh toán uỷ nhiệm thu của NH Nông nghiệp Lạng Sơn, số tiền 600
triệu đồng, người thụ hưởng là Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc. Trong ngày chưa nhận được điện
xác nhận lệnh chuyển tiền có giá trị cao của NH Nông nghiệp Lạng Sơn.
10. Nhận lệnh chuyển có về thanh toán UNC của NH Nông nghiệp Hà Nam, số tiền 34 triệu đồng,
người thụ hưởng là Cửa hàng Bách hoá Tổng hợp không có tài khoản tại NH.
11. Nhận lệnh chuyển có của NH Nông nghiệp Thái Nguyên trả lại số tiền thừa đã chuyển theo
lệnh chuyển có trước đây, số tiền đã chuyển 48 triệu đồng, số tiền đúng 46 triệu đồng. Việc chuyển
tiền thừa này là do bà An gây ra.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp.
8
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Bài số 14
Ngày 05/10/ 2005 tại NHCT Hoàn kiếm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Khách hàng A đến xin vay 50 tr để mua ô tô, thế chấp 1 sổ tiết kiệm 120tr, thủ tục hợp lệ và NH
giải quyết ngay, giải ngân bằng tiền mặt.
2. Công ty B trả Nợ và lãi vay đến hạn. Nợ gốc 100tr, lãi 10tr, trong đó NH đã hạch toán vào TK
“Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” 9tr, khi vay khách hàng thế chấp 1 ô tô trị giá 300tr.
3. Khoản cho vay của khách hàng C kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng đến hạn thanh toán
lãi lần thứ 2:
+ Gốc: 50tr

+ Lãi: 0.8%/tháng
Khách hàng không trả lãi được, ngân hàng cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả lãi. Khoản nợ này cần được
chuyển vào nhóm 2 “Nợ cần chú ý”. NH đã hạch toán lãi phải thu dồn tích hai tháng
4. Khoản vay của khách hàng D, 100tr trước đây đã hạch toán vào TK “Nợ có khả năng mất vốn”,
nay được xử lý:
+ Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu TS cầm cố cho Ngân hàng với giá trị thỏa thuận 75 triệu. TS này
trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 110 triệu tại thời điểm cho vay.
+ Dự phòng cụ thể của khoản vay: 20tr. Số còn lại NH sử dụng dự phòng chung để bù đắp
+ Phát mại TS thế chấp, thu 70tr tiền mặt.
5. Khoản vay của khách hàng E vừa tròn 1 tháng, kế toán tính và hạch toán lãi dự thu. Nợ gốc
200tr, lãi suất 0.75%/ tháng, kỳ hạn 1 năm .
6. Khách hàng Y xin vay chiết khấu các giấy tờ có giá: Tổng mệnh giá 100tr; NH tính toán xác
định giá trị hiện tại của các giấy tờ có giá là 70tr, lệ phí hoa hồng chiết khấu là 0.2% trên mệnh giá.
7. NH mua TS về để cho thuê tài chính, giá trị TS 200tr
8. NH xuất TS trên để giao cho Công ty Z thuê tài chính theo hợp đồng đã ký kết trước đây.
9. Công ty Alpha xin bảo lãnh thanh toán để mua hàng của người bán tại Đài Loan, số tiền 300tr,
NH chấp thuận, khách hàng trích tiền gửi để ký quĩ 50tr, phí bảo lãnh 0.25%.
10. Khoản bảo lãnh của Công ty Betta, số tiền 200tr đến hạn thanh toán, khách hàng không trả
được nợ. Người thụ hưởng có tài khoản tại NH Công thương TP HCM, NH phải trả thay. Công ty Betta
trước đây ký quĩ 60tr, TKTG còn 50tr.
11. NH bán một khoản nợ của Công ty Bình Minh cho NHNo Hà nội; Nợ gốc 200tr, Lãi dự thu 5tr,
giá bán 210tr.
12. NH góp vốn cho vay đồng tài trợ với Ngân hàng đầu mối qua TK tiền gửi tại NHNN, số tiền 5 tỷ
đồng, trong ngày đã nhận được thông báo giải ngân 2 tỷ từ NH đầu mối.
13. Khoản cho vay công ty Minh Tâm trước đây khách hàng không trả được Nợ và lãi đúng hạn,
được NH phân loại vào nhóm 3. Nay khách hàng đã trả đầy đủ gốc và lãi đến hạn, trong đó gốc 50 triệu,
lãi 3 triệu (đang hạch toán ngoại bảng), gốc còn lại là100 triệu được Ngân hàng đánh giá là nợ tốt
chuyển về nhóm 1.
14. Ngân hàng mua về nhập kho 60 triệu chứng khoán đầu tư loại trả lãi sau.
9

15. Ngân hàng cũng mua một số chứng khoán kinh doanh, giá mua 80 triệu, chi phí môi giới 2
triệu.
16. Ngân hàng bán một số chứng khoán loại sẵn sàng để bán: giá bán 40 triệu, giá mua vào trước
đây 37 triệu.
17. Lãi được thanh toán trên các giấy tờ có giá ngân hàng đang nắm giữ là 7 triệu, trong đó số lãi
của giai đoạn sau khi mua chứng khoán là 3 triệu và NH đã tính dự thu 2 triệu.
18. NH đem góp vốn liên doanh bằng TSCĐ: nguyên giá 300 triệu, đã khấu hao 50 triệu, giá trị
đánh giá lại 255 triệu.
19. Một số chứng khoán đầu tư loại trả lãi sau đến ngày đáo hạn được nhà phát hành thanh toán:
Mệnh giá 65 triệu, lãi 7 triệu trong đó số lãi cảu giai đoạn sau khi mua chứng khoán là 6 triệu (đã được
NH hạch toán vào thu nhập), giá mua trước đây là 66 triệu.
Yêu cầu: Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài số 15 Cho các thông tin sau:
- Ngày 10/01/04, NHCT Hải Phòng kí HĐ tín dụng cho công ti cổ phần Hoàng Lê vay 90 trđ thời
hạn 9 tháng, LS 1%/tháng, 3 tháng trả gốc và lãi một lần, mỗi lần trả 30 trđ nợ gốc.
Công ti nộp bồ hồ sơ tài sản thế chấp là một mảnh đất trị giá 150 trđ.
- Ngày 30/01/2004 Công ti xin giải ngân và sử dụng:
+ Thanh toán bằng chuyển khoản cho đối tác có TK tại NHCT Vinh, 30trđ
+ Thanh toán tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp TK tại NHNT Hải Phòng, 25 trđ
+ Xin rút tiền mặt về sử dụng 20trđ
+ Số còn lại xin chuyển vào TK TGTT
- Ngày 30/04/04, Công ti nộp UNC trích TKTGTT trả nợ gốc và lãi cho NH đầy đủ
- Ngày 30/07/04, Công ti chỉ trả được nợ gốc bằng tiền mặt, lãi xin nợ lại. NH đồng ý. Số nợ gốc
cần chuyển sang nhóm "nợ cần chú ý".
- Ngày 20/08/04 Công ti nhận được khoản thanh toán của người mua là công ti TNHH Anh Hoa
(TK tại NHCT Đống Đa), số tiền 15 trđ. NH chủ động trích tài khoản của công ti để thu nợ lãi.
- Ngày 30/10/04, Công ti trả nốt toàn bộ nợ gốc và lãi bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ tại các thời điểm phát sinh và giải thích các TH cần
thiết.
Bài số 16

Tại NH Nông nghiệp Thái Nguyên, ngày 10/05/2005 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Trích tài khoản tiền gửi tại NHNN để góp vốn cho vay đồng tài trợ với NH Công thương Thái
Nguyên, số tiền 50 trđ.
2. Nhận được thông báo của NH Đầu tư Thái Nguyên đã thực hiện giải ngân đối với Nhà máy Chè
Tân Cương bằng nguồn vốn góp trước đây của NH là 100 trđ.
3. Nhận được báo có của NHNN Thái Nguyên chuyển số vốn góp cho vay đồng tài trợ của NH
10
Ngoại thương Thái Nguyên, số tiền 150 trđ.
4. Thực hiện giải ngân cho Nhà máy Gang thép Thái Nguyên dưới các hình thức sau:
- Bằng tiền mặt: 20 trđ.
- Bằng chuyển khoản theo UNC để thanh toán cho người thụ hưởng có tài khoản tại NH Công
thương Hà Nam,150 trđ.
- Bằng chuyển khoản bằng UNC để thanh toán cho người thụ hưởng có tài khoản tại NH Nông
nghiệp Thái Bình, 300 trđ.
Trong đó nguồn vốn để giải ngân gồm:
- Nguồn vốn của NH Nông nghiệp Thái Nguyên: 250 trđ.
- Nguồn vốn góp của NH Công thương Thái Nguyên: 100 trđ.
- Nguồn vốn góp của NH Đầu tư Thái Nguyên: 120 trđ.
5. Nhà máy Bia Sông công nộp UNC trích tài khoản tiền gửi thanh toán để trả nợ gốc và lãi vay
NH 248 trđ, trong đó gốc 200 trđ. Khoản vay này có thời hạn 2 năm, được giải ngân từ các nguồn:
Nguồn vốn của bản thân NH là 100 trđ, Nguồn vốn của NH Ngoại thương Thái Nguyên là 100 trđ.Tiền
lãi mà NH được hưởng đã hạch toán vào thu nhập.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp.
Bài số 17: Tại NH Ngoại thương Hà Nội, ngày 31/05/2005 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Kí kết hợp đồng bảo lãnh với Công ti XNX để vay vốn của NH Công thương Đống Đa. Tổng giá
trị hợp đồng là 300 trđ, thời hạn bảo lãnh 18 tháng NH quyết định yêu cầu khách hàng phải kí quĩ 50%
giá trị hợp đồng, đồng thời thế chấp một tài sản trị giá 150 trđ. Trong ngày khách hàng đã thực hiện lập
UNC trích tài khoản tiền gửi để kí quĩ và thanh toán tiền phí bảo lãnh: 0.1% giá trị hợp đồng, đồng thời
hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp với NH.
2. Tính toán và phân bổ phí bảo lãnh vào thu nhập tháng 5, tổng số phí đã thu là 12 trđ, thời hạn

bảo lãnh 12 tháng.
3. Một hợp đồng bảo lãnh thanh toán đến hạn, người được bảo lãnh là Nhà máy Chế biến thức ăn
gia súc. Tổng giá trị hợp đồng bảo lãnh là 100 trđ, trước đây khách hàng đã thực hiện kí quĩ 30 trđ, thế
chấp một tài sản trị giá 30 trđ. Khách hàng đã thực hiện được nghĩa vụ tài chính với bên nhận bảo lãnh.
4. Một hợp đồng bảo lãnh dự thầu đến hạn, người được bảo lãnh là Công ti Xây dựng I. Tổng giá
trị hợp đồng bảo lãnh là 300 trđ, trước đây khách hàng đã thực hiện kí quĩ 100 trđ, thế chấp một tài sản
trị giá 150 trđ. Khách hàng đã không thực hiện được nghĩa vụ tài chính với bên nhận bảo lãnh là Nhà
máy Gang thép Thái Nguyên, có tài khoản tại NH Công thương Thái Nguyên. Hiện số dư trên tài khoản
tiền gửi của Công ti Xây dựng I là 50 trđ.
5. Hợp đồng đồng bảo lãnh vay vốn đến hạn, người được bảo lãnh là Công ti XNK Máy không
thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ tài chính với bên nhận bảo lãnh là NH ANZ. Tổng số tiền phải thanh
toán với người nhận bảo lãnh là 500 trđ, tiền kí quĩ bảo lãnh của người được bảo lãnh là 100 trđ, số dư
trên tài khoản tiền gửi của người được bảo lãnh là 100 trđ. Theo hợp đồng thì NH Ngoại thương Hà Nội
11
chịu trách nhiệm bảo lãnh 50 %, NH Đầu tư Hà Nội: 30%, NH Nông nghiệp Hà Nội 20%. NH Ngoại
thương Hà Nội thực hiện ứng trước tiền cho các NHTV tham gia đồng bảo lãnh để thanh toán cho người
nhận bảo lãnh, thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
6. Nhận được chuyển tiền qua NHNN của NH Đầu tư Hà Nội, nội dung chuyển tiền để thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng đồng bảo lãnh, số tiền 50 trđ. Số tiền này NH Ngoại thương chưa
thanh toán cho người nhận bảo lãnh.
7. Lập UNC trích tài khoản tiền gửi tại NHNN để chuyển tiền cho NH Công thương Việt Nam thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng đồng bảo lãnh do người được bảo lãnh là Công ti TNHH An Phát
không thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình, số tiền 150 trđ.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp.
Bài số 18
Tại NH Đầu tư Hà Nội, ngày 10/5/2005 có các nghiệp vụ:
1. NH mua TS về để cho thuê tài chính theo HĐ đã kí với công ti Y, giá trị TS 200 trđ, thanh toán
bằng chuyển khoản cho người bán có tài khoản tại NH Nông nghiệp Hà Nội.
2. NH xuất TS để giao cho Công ti Z thuê tài chính, giá trị TS theo hợp đồng thuê là 300 trđ, giá
lúc NH mua về là 290 trđ.

3. HĐ cho thuê TC với Công ti AB đến hạn, biết SD còn lại trên TK cho thuê TC đối với Công ti
là 30 trđ, SD của TK lãi dự thu: 3 trđ. Công ti thanh toán nốt số tiền thuê đợt cuối cùng là 30 trđ (gốc là
25 trđ, lãi là 5 trđ). Đồng thời theo thoả thuận trong HĐ, Công ti AB được mua lại TS thuê với giá: 5 trđ.
Trước đây Công ti đã kí quĩ đảm bảo thuê tài chính 10 trđ.
4. HĐ cho thuê TC với Công ti CD đến hạn, biết SD còn lại trên TK cho thuê TC đối với Công ti
là 50 trđ, SD của TK lãi dự thu: 5 trđ. Công ti thanh toán nốt số tiền thuê đợt cuối cùng là 33 trđ (gốc là
25 trđ, lãi là 8 trđ). Đồng thời theo thoả thuận trong HĐ, Công ti CD trả lại tài sản cho NH. Khi kí kết
hợp đồng, người thuê đã cam kết với NH là giá trị còn lại của tài sản được đảm bảo thanh toán vào cuối
thời hạn thuê là 20 trđ, song NH đánh giá lại giá trị tài sản chỉ còn 15 trđ, NH yêu cầu khách hàng phải
bồi thường phần chênh lệch giữa giá trị tài sản thực tế theo đánh giá với giá trị tài sản còn lại được đảm
bảo thanh toán bởi bên thuê. Khách hàng đã thực hiện trích tài khoản tiền gửi của mình để thanh toán
khoản bồi thường theo đúng nghĩa vụ.
Yêu cầu: Hãy xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Giải thích các TH cần thiết
Bài số 19
1. TCTD A bán khoản nợ của Công ti TM X cho TCTD B Nợ gốc: 100 trđ, lãi chưa thu là 7 trđ,
(đã hạch toán dự thu là 5 trđ). Giá bán 90 trđ, thu bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Hạch toán xử lí nghiệp vụ phát sinh tại TCTD A và TCTD B, biết khoản nợ này đang
theo dõi ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và có TSTC là một lô hàng trị giá 150 trđ.
2. Ngày 10/08/04, NHTM A bán cho NHTM B khoản nợ của khách hàng C. Nợ gốc 200 trđ, Lãi
dự thu 20 trđ, LS 1%/ tháng, kì hạn 2 năm, ngày vay 10/10/03, lãi trả hàng năm.
Yêu cầu: Hạch toán xử lí các nghiệp vụ phát sinh tại NHTMA và NHTM B, biết khoản nợ này là
12
lành mạnh (trong hạn) và có TSTC là một mảnh đất trị giá 300tr. Giá bán nợ là 230 trđ, NH B thanh toán
cho NHA qua TG tại NHNN.
Bài số 20
Tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, ngày 10/5/2005 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Công ti Xuất nhập khẩu Máy nộp các chứng từ:
- UNC lĩnh tiền vay để thanh toán cho người bán có tài khoản tại NH Công thương Đống Đa, số tiền 20
triệu đồng.
- Giấy lĩnh tiền mặt, nhận tiền vay 25 triệu đồng.

2. Trong hồ sơ vay của KHA, có một khoản vay đến hạn trả, gốc: 50 triệu, lãi đã tính cộng dồn dự thu 4
triệu, KHA không trả được nợ. NH đánh giá khoản vay này cần chuyển sang theo dõi ở nhóm 3 "nợ
dưới tiêu chuẩn".
3. KHB nộp tiền mặt trả khoản lãi vay đã quá hạn: 45 triệu.
4. Hội đồng xử lí nợ khó đòi quyết định sử dụng dự phòng để xử lí khoản nợ khó đòi của Công ti Mía
đường: 100 triệu.
5. Mua TSCĐ về để cho thuê tài chính, giá mua: 150 triệu đồng.
6. Xuất một tài sản trị giá 170 triệu đồng để cho thuê tài chính đối với Công ti TNHH Hoà An.
7. Thanh lí hợp đồng cho thuê tài chính, NH nhượng lại tài sản cho người thuê là Công ti TNHH Bình
Minh với giá 15 triệu đồng, tài sản này trước đây NH mua với giá 200 triệu đồng, giá trị đã thu hồi
198 triệu đồng.
8. Nhận chiết khấu một số giấy tờ có giá, giá trị hiện tại: 100 triệu đồng. Hoa hồng chiết khấu 50.000
đồng.
9. Nhận bảo lãnh cho Nhà máy Công cụ số I để vay vốn của NH Nông nghiệp VN, số tiền nhận bảo lãnh là 90
triệu đồng, thời hạn bảo lãnh 6 tháng, NH yêu cầu kí quĩ 10 triệu đồng, phí bảo lãnh: 2 triệu đồng. Khách
hàng nộp UNC trích tài khoản tiền gửi của mình để thực hiện kí quĩ và thanh toán tiền phí bảo lãnh cho NH.
10. Phát mại TS cầm cố của Công ti Vật tư: Giá bán tài sản: 55 triệu đồng thu bằng tiền mặt; giá trị đánh
giá lại khi chuyển quyền sở hữu là 43 trđ; khoản nợ cần xử lí gồm gốc 45 trđ thuộc nhóm 5 và lãi chưa
thu 5 trđ.
13
BÀI TẬP KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ - THANH TOÁN QUỐCTẾ
Bài số 21
Tại NHTM A ngày 3/3/2005 có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. NH mua của Cti XNK nông sản 20.000 USD từ TKTGNT với tỉ giá 1USD = 15.700 VND. Biết
HĐ mua bán với Công ti đã được kí kết từ hôm trước.
2. Ông A mang đến NH 10.000 EURO đổi lấy tiền mặt VND.
3. Bà Nga đến xin mua 3000 USD để đi công tác nước ngoài. Các thủ tục giấy tờ hợp lệ.
4. Mua của khách du lịch nước ngoài 500 EUR, thanh toán bằng TM.
5. Ông Bình đến xin gửi tiền tiết kiệm bằng USD, kì hạn 6 tháng, số tiền gửi 3000 USD, Biết LS
NH công bố 2%/năm, thủ quĩ đã kiểm đếm và nhận đủ.

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ trên vào TK chữ T, biết tỉ giá mua bán USD và EUR của NH
trong ngày như sau:
Tỉ giá mua Tỉ giá bán
(CK và TM)
Chuyển khoản Tiền mặt
USD 15.750 VND 15.700 VND 15.800 VND
EUR 20.100 VND 20.000 VND 20.200 VND
Bài số 22:
Tại đơn vị NHTM C kinh doanh 2 loại ngoại tệ: USD và EUR. Đầu tháng có tình hình về các tài
khoản như sau:
TK 4711/USD: Dư có 100.000 USD TK 4712/USD: Dư nợ 1.570.000.000đ
TK 4711/EUR: Dư có 350.000 EUR TK 4712/ EUR: Dư nợ 7.000.000.000đ
Trong tháng có các nghiệp vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ như sau:
Ngoại tệ
Mua Bán
Số lượng Tỉ giá Số lượng Tỉ giá
USD 40.000 15.700VNĐ/USD 18.000 15.800VNĐ/USD
20.000 15.750VNĐ/USD 30.000 15.900VNĐ/USD
EUR 90.000 19.500VNĐ/EU
R
200.000 19.700VNĐ/EUR
100.000 19.600đ/ EUR 80.000 19.800VNĐ/EUR
- NH thực hiện chuyển đổi cho KH 50.000 USD từ TG thanh toán ngoại tệ EUR để chuyển tiền đi
nước ngoài. Biết tỉ giá ngày thực hiện chuyển đổi như sau: 1 USD: Mua 15.700đ, Bán: 15.850đ; 1EUR:
Mua: 19.900đ, bán 20.000 đ.
Yêu cầu:
1. Hạch toán các nghiệp vụ nói trên vào sơ đồ tài khoản chữ T (giả thiết các nghiệp vụ đều giao dịch
chuyển khoản qua TKTG thanh toán VNĐ và ngoại tệ thích hợp)
14
2. Tính và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ của tháng.

3. Tính và hạch toán việc đánh giá lại giá trị VNĐ của ngoại tệ kinh doanh “tồn kho”. Biết tỉ giá
chính thức trên thị trường liên ngân hàng vào ngày cuối tháng là 15.800 VNĐ/USD, 20.000 VNĐ/EUR.
Biết NH coi EUR là đồng tiền mạnh hơn.
Bài số 23:
Ngày 2/11/200X, tại NHNT X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Nhận được giấy uỷ nhiệm chuyển tiền của công ti nhập khẩu công nghệ số tiền 20.000 USD yêu
cầu trích tài khoản tiền gửi của công ti để chuyển sang Trung Quốc. NH chấp nhận và thu phí dịch vụ
0,2% trên số tiền chuyển.
2. Nhận được khoản chuyển tiền báo có từ nước ngoài, số tiền 30.000 CAD, nội dung Ông Peter
Kim, Việt kiều tại Canada chuyển tiền về cho thân nhân là Bà Hoa. NH đã báo cho bà Hoa đến lĩnh tiền
trong ngày và thu phí là 0,05% tổng số tiền.
Bà Hoa xin chuyển đổi 20.000 CAD sang USD để gửi tiết kiệm loại trả lãi sau, kì hạn 6 tháng. Số
còn lại đề nghị bán cho NH để rút tiền mặt VND.
3. Nhận được chuyển tiền báo có từ nước ngoài, số tiền 25.000 USD, nội dung, nhà nhập khẩu
Nhật Bản thanh toán tiền hàng đã nhận cho Công ti XNK thuỷ sản (phương thức thanh toán theo HĐ là
thanh toán chuyển tiền). NH thanh toán vào TK TGTT bằng USD của công ti và thu phí 0,1% tổng giá trị
báo có.
4. Ông Phùng đến xin mua 5.000 USD để chuyển cho con đang học tại Mỹ, thanh toán bằng
chuyển khoản từ TGTT.
5. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu tiền hàng đã xuất khẩu cho 1 công ti ở Hồng Kông của Công ti
AB với tổng số tiền 150.000 USD, phí nhận chứng từ nhờ thu của NH là 5USD/1 bộ chứng từ. Công ti
AB trả phí bằng VNĐ từ TKTG theo tỉ giá 1 USD = 15.800 đ.
6. Nhận bộ chứng từ nhờ thu (loại trả tiền ngay) từ nước ngoài chuyển đến nội dung thu tiền từ nhà
nhập khẩu VLXD số tiền 50.000 USD, tài khoản của nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán và nhà nhập
khẩu chấp nhận thanh toán ngay. NH làm thủ tục thanh toán và thu phí 0,2% từ TK TG ngoại tệ của KH.
7. Nhận được báo có của NH đại lí ở Singapore về việc thanh toán bộ chứng từ nhờ thu số tiền
48.000 USD. Biết bộ chứng từ này trước đây do Công ti XZ nộp. NH thu phí là 0,1% tổng giá trị báo có.
8. NH đại lí tại Malaysia thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu của công ti AB với lí do
người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán. Biết bộ chứng từ này công ti nộp vào ngày 15/10/04, số
tiền nhờ thu là 10.000 USD.

9. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ Thái Lan gửi đến, nhờ thu hộ tiền hàng từ nhà nhập khẩu là
công ti Hiệp Hưng, số tiền 50.000 USD. Số dư có trên TKTGTT của công ti hiện là 20.000 USD.
10. Công ti XNK Kim Lan xin mở L/C để nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc. Tổng trị giá lô hàng là
200.000 USD, NH chấp nhận và yêu cầu công ti kí quĩ 50%, TS thế chấp chính là lô hàng nhập khẩu.
Đồng thời NH thu phí mở L/C là 0,1% giá trị L/C.
Công ti Kim Lan đã đề nghị được mua của NH toàn bộ số ngoại tệ cần thiết để kí quĩ và nộp phí
cho NH, thanh toán VNĐ từ TGTT. Đồng thời đề nghị kí hợp đồng kì hạn 2 tháng mua 100.000 USD để
15
có nguồn thanh toán nốt giá trị của lô hàng khi đến hạn.
11. NH đồng ý chuyển đổi số lượng USD cần thiết từ TK TG ngoại tệ ra 250.000 EURO cho tổng
cti XNK xây dựng để thanh toán một L/C nhập khẩu cho đối tác tại CHLB Đức. Trị giá L/C là 350.000
EURO, trước đây đơn vị đã kí quĩ 100.000 EUR.
12. Nhận được thông báo từ NH CitiBank HồngKông về việc nhà nhập khẩu đã mở L/C theo HĐ
đã kí với công ti Hoà Phát, số tiền của L/C là 150.000 USD. NH đã thông báo cho công ti và thu phí
thông báo L/C là 20USD từ TKTG ngoại tệ của công ti.
13. Nhận bộ chứng từ hàng xuất của Công ti Hanoi Computer, đề nghị thanh toán theo L/C đã được
nhà nhập khẩu mở trước đây tại HSBC Ấn Độ, NH NT X là NH thông báo. Số tiền theo L/C là
200.000USD. NH kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ và gửi đi nước ngoài yêu cầu thanh toán.
14. Nhận được báo có từ ngân hàng nước ngoài, số tiền 100.000 USD, nội dung thanh toán tiền
theo L/C cho nhà xuất khẩu là công ti XNK Kim Hoa. NH trả tiền vào TKTGTT bằng USD của công ti
và thu phí là 0,2% giá trị báo có.
Công ti đề nghị bán lại cho NH 50.000 USD, số tiền VNĐ nhận được đề nghị chuyển đi thanh toán
cho đối tác có TK tại NHNT chi nhánh Y.
15. Nhận được bộ chứng từ hàng nhập từ Đài Loan, yêu cầu thanh toán theo L/C NH đã mở trước
đây cho công ti XNK Hoàng Long, số tiền là 250.000 USD. NH đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ là
đầy đủ và hợp lệ. Biết trứơc đây công ti đã kí quĩ là 200.000 USD, TKTGTT bằng USD của công ti có số
dư có là 30.000 USD. Số còn lại công ti chưa thanh toán được và NH phải trả thay.
Yêu cầu: Định khoản và giải thích các nghiệp vụ trên.
Biết rằng: - Tỉ giá NH công bố trong ngày như sau:
Ngoạ

i tệ
Tỉ giá mua Tỉ giá bán

TM và chuyển
Tiền
mặt
Chuyển
khoản
EUR 20.000 20.050 20.300
USD 15.700 15.750 15.800
CAD 12.500 12.700 13.000
- NH coi USD là đồng ngoại tệ mạnh hơn.
- Các khoản thu và chi của NH được xử lí thông qua bút toán mua bán ngoại tệ kinh doanh và hạch
toán ngay vào TK thu nhập chi phí theo từng nghiệp vụ và căn cứ vào tỉ giá mua do NH công bố.
- Các khoản phí NH thu đã bao gồm thuế GTGT 10%.
BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
16
Bài số 24
Tại NH Công thương Hoàn Kiếm, ngày 25/6/2004, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Nhận lệnh chuyển có từ HSC về việc điều chuyển vốn mua sắm TSCĐ, số tiền 500 trđ.
2. Hoàn thành việc mua sắm một TSCĐ dùng cho phòng kinh doanh ngoại tệ, giá thanh toán 400 triệu và
được duyệt ghi nhập TSCĐ ngay.
3. Mua sắm 1 TSCĐ dùng cho bộ phận dịch vụ thanh toán, giá thanh toán 330 trđ (gồm cả VAT).
4. Phát sinh các chi phí trong XDCB:
- Chi mua nguyên vật liệu bằng chuyển khoản cho người bán có TK tại NH Nông nghiệp Hà Nội, số tiền
30 trđ.
- Chi trả lương nhân công bằng tiền mặt 15 trđ.
- Chi khác bằng tiền mặt: 12 trđ.
5. Nghiệm thu công trình XDCB do bên nhận thầu thực hiện, quyết toán tiền tạm ứng cho bên nhận thầu:
số tiền đã tạm ứng: 350 trđ, chi phí thực tế cho công trình được duyệt: 400 trđ, NH thanh toán nốt số

còn thiếu cho bên nhận thầu bằng chuyển khoản đến NH Đầu tư Hà Nội.
6. Tiếp nhận một TSCĐ từ NH Công thương Hai Bà Trưng: Nguyên giá: 150 trđ, hao mòn: 50 trđ.
7. Xuất vật liệu dùng cho XDCB: 30 trđ.
8. Kế toán tính và trích khấu hao TSCĐ hữu hình trong tháng, số khấu hao cần trích: 75 trđ.
9. Hội đồng đánh giá lại giá trị TSCĐ quyết định một trụ sở văn phòng nguyên giá ban đầu 1,5 tỉ, số
khấu hao lũy kế 500 trđ. Nay đánh giá lại với giá trị 2 tỉ đồng.
10. Chi sửa chữa lớn một TSCĐ: 5 trđ.
11. Thanh lí một số dàn máy vi tính: NG: 120 tr, hao mòn 110 tr, giá bán thanh lí thu bằng tiền mặt: 8 tr,
chi phí thanh lí phát sinh bằng tiền mặt: 1 tr. Hội đồng thanh lí quyết định sử dụng quĩ dự phòng tài
chính để bù đắp phần giá trị còn lại chưa khấu hao hết.
12. Nhượng bán 1 TSCĐ cho TCTD khác thu bằng chuyển khoản qua TK Tiền gửi tại NHNN: Nguyên
giá: 95 tr; Khấu hao lũy kế: 15 tr; giá bán 75 tr.
13. Điều chuyển một dàn máy vi tính theo lệnh của NHCT TW, nguyên giá: 50 trđ, hao mòn lũy kế 30
trđ cho NHCT Hà Tây.
14. Nhận thuê tài chính một tài sản cố định, nguyên giá 100 trđ.
15. Thanh lí một hợp đồng thuê tài chính TSCĐ: số nợ gốc khi nhận là 150 trđ, số đã trả 130 tr. NH mua
lại tài sản với giá 15 trđ thanh toán bằng chuyển khoản cho bên cho thuê có tài khoản tại NH Nông
nghiệp Hà Nội.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp
theo hai trường hợp sau:
1. Vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định được quản lí tập trung tại HSC.
2. Vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định được phân cấp quản lí tới các chi nhánh.
Bài số 25
17
Tại NH Ngoại thương TW, ngày 30/10/2004 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Hoàn thành việc mua sắm và nghiệm thu TSCĐ dùng cho phòng tín dụng, NG: 50 trđ.
2. Điều chuyển vốn XDCB cho NH Ngoại thương Hà Nội, 100 tr.
3. Nhận được chuyển tiền của NH Ngoại thương Thái Bình, thanh toán tiền tạm ứng vốn mua sắm TSCĐ
trước đây: 75 tr.
4. Điều chuyển 1 TSCĐ cho 1 chi nhánh: NG: 150 tr, hao mòn: 50 tr.

5. Thuê tài chính một TSCĐ, NG: 60 trđ.
6. Hoàn thành việc mua sắm và nghiệm thu một ngôi nhà dùng làm phòng giao dịch tiết kiệm, NG: 1500
tr, trong đó quyền sử dụng đất: 200 trđ.
7. Nghiệm thu một công trình XDCB, trị giá 2000 trđ.
8. Đánh giá lại 1 TSCĐ: NG: 950 tr, hao mòn 150 tr, nay đánh giá lại với NG 900 tr.
9. Thanh lí một TSCĐ: NG: 100 tr, hao mòn 50 tr, giá bán thanh lí thu bằng tiền mặt: 8 tr, chi phí thanh lí
phát sinh bằng tiền mặt: 1 tr. Hội đồng thanh lí quyết định người làm hỏng TS (nhân viên A) phải đền
bù để bù đắp phần giá trị còn lại chưa khấu hao hết, thu ngay bằng tiền mặt 15 tr, số còn lại trừ dần
vào lương hàng tháng.
10. Nhượng bán 1 TSCĐ cho TCTD khác thu bằng chuyển khoản qua TK Tiền gửi tại NHNN: Nguyên
giá: 105 tr; Khấu hao lũy kế: 15 tr; giá bán 100 tr.
11. Quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: số đã trích trước vào chi phí: 20 tr, chi phí sửa chữa thực tế:
25 tr.
12. Nộp khấu hao cho NSNN: 20 tr bằng việc trích TK Tiền gửi tại NHNN.
13. Căn cứ biên bản nghiệm thu công trình, phân bổ chi phí nhân công: 30 tr, chi phí khác: 27 tr vào chi
phí công trình.
14. Nhập TSCĐ do quyết toán công trình XDCB: 1200 trđ.
15. Kế toán tính và trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính trong tháng, số khấu hao cần trích: 15 trđ.
16. Tạm ứng tiền cho ông B bằng tiền mặt để đi mua một số công cụ lao động:50 tr
17. Thanh toán tiền tạm ứng mua sắm công cụ lao động với cán bộ C: số đã tạm ứng 30 trđ, số tiền trên
hóa đơn mua hàng 35 trđ. Công cụ lao động mua về được nhập kho; số tạm ứng thiếu được thanh toán
nốt bằng tiền mặt.
18. Xuất kho một số công cụ lao động đã mua trước đây, giá trị 10 trđ.
19. Tạm ứng cho ông D bằng tiền mặt để mua sắm một số công cụ lao động: 30 trđ. Trong ngày ông D đã
thực hiện mua sắm và xin thanh toán ngay: số tiền thực tế mua là 29 trđ, số tiền tạm ứng thừa được
hoàn lại ngay bằng tiền mặt, công cụ lao động mua về được xuất dùng ngay cho phòng thanh toán.
20. Thanh lí một số công cụ lao động trị giá 15 trđ. Bán phế liệu thu bằng tiền mặt 500 ngàn đồng.
Yêu cầu: Xử lí và hạch toán các nghiêph vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản thích hợp.
18
Bài số 26:

Đầu quí IV/200n, NHTM A có tình hình tài sản, nguồn vốn thể hiện ở các chỉ tiêu như sau:
Đơn vị: Tỉ đồng
Tài sản ĐK Nguồn vốn ĐK
I. TM tại đơn vị 700 I. Tiền gửi của KBNN và các TCTD khác 750
II. Tiền gửi tại NHNN 890 1. Tiền gửi của KBNN 295
IIITiền gửi tại các TCTD khác 850 2. Tiền gửi của các TCTD khác 455
IV. Cho vay TCTD 500 II. Tiền vay NHNN và các TCTD khác 1223
Cho vay TCTD 500 1. Vay NHNN 425
Dự phòng phải thu khó đòi 0 2. Vay TCTD trong nước 450
V. Cho vay TCKT, cá nhân 7745 3. Vay TCTD nước ngoài 348
Cho vay TCKT, cá nhân 7850 III. Tiền gửi của TCKT, dân cư 7490
Dự phòng phải thu khó đòi -105 IV. Nhận vốn tài trợ ủy thác đầu tư 409
VI. Các khoản đầu tư 300 V. Phát hành giấy tờ có giá 598
1. Đầu tư vào chứng khoán 200 VI. Tài sản nợ khác 355
Đầu tư vào chứng khoán 210 1. Các khoản phải trả 85
Dự phòng giảm giá chứng khoán -10 2. Tiền lãi phải trả dồn tích 95
2. Góp vốn liên doanh, mua cổ phần
100 3. Tài sản nợ khác 175
VII. Tài sản 170 VII. Vốn và quĩ 440
1. TSCĐ 150 1. Vốn của NH 340
Nguyên giá 185 Vốn điều lệ 250
Hao mòn -35 Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ 75
2. TS khác 20 Vốn khác 15
VIII. Tài sản có khác 110 2. Quĩ của NH 85
1. Các khoản phải thu 35 3. Chênh lệch thu chi 15
2. Tiền lãi phải thu dồn tích 57
3. Tài sản có khác 18
4. Dự phòng rủi ro khác 0
Tổng tài sản 11265 Tổng nguồn vốn 11265
19

Trong quí IV/200n, hoạt động của NHTM A thể hiện ở số liệu kế toán tổng hợp như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
1. Khách hàng rút tiền gửi thanh toán 100
Trong đó: + Bằng tiền mặt 25
+ Trả nợ vay gốc cho ngân hàng 50
+ Thanh toán chuyển khoản làm giảm tiền gửi tại NHNN 25
2. Nhận tiền gửi của khách hàng 80
Trong đó: + Làm tăng dự trữ tiền mặt 20
+ Làm tăng số dư tiền gửi tại NHNN 60
3. Nhận vốn uỷ thác của Chính phủ qua NHNN 50
4. Thu nợ vay của tổ chức kinh tế, cá nhân 110
Trong đó: + Bằng tiền mặt 20
+ Thanh toán chuyển khoản, làm tăng tiền gửi tại NHNN 50
+ Thanh toán CK làm giảm TGTT của khách hàng cùng NH 40
5. Thu phí dịch vụ thanh toán từ tài khoản tiền gửi của khách hàng (gồm cả VAT) 1,1
6. Mua TSCĐ về dùng để cho thuê tài chính, thanh toán bằng chuyển khoản làm giảm
tiền gửi tại NHNN 5
7. Nhận vốn cho vay đồng tài trợ làm giảm gửi của các TCTD trong nước 2
8. Phát hành giấy tờ có giá thu tiền mặt, loại trả lãi sau:
- Mệnh giá:
- Giá trị chiết khấu
120
20
9. Thanh lí một số công cụ lao động 1
- Phế liệu thu bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại NH 0.05
10. Thu lãi đầu tư chứng khoán bằng tiền mặt 5
Trong đó: - lãi của giai đoạn trước khi mua chứng khoán
- lãi của giai đoạn sau khi mua chứng khoán đã được ghi nhận vào thu nhập
2
3

Yêu cầu:
1. Anh (chị) hãy hạch toán định khoản các biến động tài sản nói trên. Sau đó lên sơ đồ tài khoản
chữ T (Mở tài khoản tổng hợp).
2. Lập bảng tổng kết tài sản cho NHTM A tại thời điểm đầu và cuối quí IV năm 200n.
20

×