Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.9 KB, 7 trang )

BÀI KIỂM TRA MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
DANH SÁCH NHÓM:
1. Nguyễn Linh Ngọc : 3120117
2. Nguyễn Mỹ Yên Trinh : 3120196
3. Hoàng Kim Thoa : 3120170
4. Sử Hoàng Minh Trúc : 3120235
5. Lâm Quang Việt : 3120217
6. Hà Đăng Việt : 3120218
7. Hà Phương Quỳnh : 3120144
8. Nguyễn Thị Thương : 3120157
9. Trần Minh Quang : 3120143
CÂU 1:
Ngày nay, với sự toàn cầu hóa mạnh mẽ, các quan hệ quốc tế cũng ngày càng đa dạng, do đó
các quy phạm pháp lý điều chỉnh các quan hệ đó cũng ngày càng được ký kết nhiều hơn. Tổng
thể các mối quan hệ đó không ngoại trừ nhóm quan hệ Tư pháp quốc tế - nhóm quan hệ về dân
sự có yếu tố nước ngoài. Việc gia tăng về số lượng các quy phạm pháp luật tư pháp quốc tế là
điều tất yếu của sự phát triển, khi mà thế giới đang mở cửa - các mối quan hệ về dân sự có yếu tố
nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Sự hợp tác giữa các quốc gia trên thực tế có thể tiến hành theo
nguyên tắc có đi có lại hoặc trên cơ sở điều ước quốc tế với mục đích chính là đảm bảo sự thừa
nhận về quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân và pháp nhân của quốc gia này trên phạm
vi lãnh thổ của một quốc gia khác.
Để tiến hành hoạt động này, các quốc gia thực hiện việc ký kết các điều ước quốc tế trong đó
thừa nhận và điều chỉnh sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp của hai bên về các vấn đề: xác định
thẩm quyền của các Toà án, áp dụng pháp luật, đảm bảo các quyền tố tụng của cá nhân và pháp
nhân nước ngoài, thực hiện các uỷ thác tư pháp, công nhận và thi hành các quyết định của Toà án
hoặc Trọng tài nước ngoài về các vấn đề dân sự, chuyển giao tài liệu, dẫn độ tội phạm và các vấn
đề khác thuộc lĩnh vực hình sự. Trong tất cả các vấn đề được nêu ở trên, việc thực hiện các uỷ
thác tư pháp, công nhận và thi hành các quyết định của Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài về các
vấn đề dân sự, chuyển giao tài liệu, dẫn độ tội phạm và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực hình sự
được gọi chung là hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế. Do đó, hoạt động tương trợ tư pháp quốc
tế được hiểu là hoạt động mang tính trợ giúp về mặt pháp lý giữa các quốc gia, nếu không có sự


trợ giúp này các cơ quan tư pháp của các quốc gia rất khó có thể thực hiện việc điều chỉnh cũng
như thi hành pháp luật đối với cá nhân và pháp nhân của quốc gia mình.
Tại Việt Nam, các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết là nguồn đương nhiên
của Tư pháp quốc tế Việt Nam và là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất
1
, theo đó hầu hết các
mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh theo nguyên tắc chung: “trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.” (khoản 2 điều 759
Bộ Luật DS Việt Nam 2005). Đây cũng là nguyên tắc điều chỉnh trong các quan hệ về hình sự:
“Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được
quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia.” (Khoản 2 điều 6 BL Hình Sự Việt Nam1999). Có thể nói, trong hầu hết các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành của Việt Nam đều ghi nhận nguyên tắc chung này.
Các Hiệp Định tương trợ tư pháp về Dân Sự và Hình Sự có chứa các quy phạm xác định
thẩm quyền của các cơ quan tư pháp, xác định pháp luật áp dụng đối với các mối quan hệ dân sự
giữa công dân, cơ quan tổ chức của các bên ký kết như quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế, lao
động, thương mại,… cũng như cơ sở pháp lý cho việc công nhận và thi hành bản án, quyết định
của tòa án các bên trong Hiệp định mà Việt Nam có ký kết. Ngoài ra các hiệp định này còn quy
định các cơ sở pháp lý trình tự, thủ tục, thực hiện ủy thác Tư pháp quốc tế…
Thứ nhất, về việc xác định thẩm quyền, đây là một vai trò cực kì quan trong và là mục đích
mà các nước hướng đến khi tiến hành kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với nhau. Khi một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện tại một tòa án hay quan hệ hình sự có yếu tố
nước ngoài thì vấn đề đầu tiên là tòa án phải xác định xem có thẩm quyền giải quyết vụ án hay
không. Một vấn đề rất dễ xảy ra là có sự khác nhau giữa các quốc gia có quyền giải quyết. Bởi lẽ
pháp luật quốc gia là sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền quốc gia đó. Các quốc gia luôn
muốn bảo vệ những lợi ích liên quan đến quốc gia mình, công dân mình, và đặc biệt là các quan
hệ có liên quan đến tình hình đến anh ninh quốc phòng. Việc không thống nhất này có thể là
nguy cơ đe dọa đến hòa bình hai bên, làm cho tình hình ngoại giao trở nên căng thẳng. Việc ra

đời của các hiệp định tương trợ tư pháp dường như xóa bỏ được hoàn toàn nguy cơ bất ổn này,
tạo thuận lợi trong việc giải quyết các tranh chấp nhanh chóng hơn. Ví dụ như trong Hiệp định
tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Trung Hoa tại điều 18 quy
định về Thẩm quyền xét xử của các bên như sau:
1. Để thực hiện Hiệp định này, Toà án của một trong hai Bên ký kết ra quyết định sẽ được coi
là có thẩm quyền đối với vụ việc, nếu:
1) Bị đơn có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt
đầu tiến hành trình tự tố tụng;
2) Bị đơn có cơ quan đại diện trên lãnh thổ của Bên ký kết đó tại thời điểm bắt đầu trình tự tố
tụng;
3) Bị đơn đã chấp nhận một cách rõ ràng bằng văn bản về thẩm quyền của Toà án của bên ký
kết đó;
4) Bị đơn tham gia tranh tụng mà không có ý kiến về thẩm quyền của Toà án;
1 Tr59 – Tư Pháp quốc tế - Nguyễn Thị Nam Giang NXB Chính trị Quốc Gia
5) Trong trường hợp tranh chấp về hợp đồng, mà hợp đồng đã được ký kết trên lãnh thổ của
Bên ký kết đó hoặc đã hay sẽ được thực hiện ở đó hoặc đối tượng được tranh chấp hiện có
trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
6) Trong trường hợp phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu
quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
7) Trong trường hợp liên quan đến quy chế nhân thân, đương sự có nơi thường trú hoặc tạm
trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
8) Trong trường hợp liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng, người có nghĩa vụ có nơi thường trú
hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết đó;
9) Trong trường hợp thừa kế, người chết có nơi thường trú hoặc có phần lớn di sản trên lãnh
thổ của bên ký kết đó tại thời điểm người này chết;
10) Bất động sản là đối tượng của vụ tranh chấp nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này không được xâm hại đến thẩm quyền xét xử riêng biệt
được pháp luật của mỗi Bên ký kết quy định. Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau bằng
văn bản qua đường ngoại giao các quy định liên quan đến thẩm quyền xét xử riêng biệt
được pháp luật của nước mình quy định.

Thứ hai, về xác định luật áp dụng, đây cũng là vai trò không kém quan trọng. Pháp luật
mỗi quốc gia đều mang ý chí riêng của nhà nước mình vì thế, xung đột là khả năng khó có thể
tránh khỏi. Về mặt lý luận, nếu một quan hệ xã hội có liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì có
bấy nhiêu hệ thống luật có thể áp dụng để điều chỉnh. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng
chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ
thống pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến các quốc gia đó. Bên cạnh đó hệ
thống pháp luật mỗi nước đều cố gắng bảo vệ quyền và lợi ích cho các công dân của mình, do đó
các quốc gia đều muốn sử dụng luật của mình để áp dụng. Việc Hiệp định tương trợ tư pháp
được ký kết điều đó có nghĩa rằng hệ thống luật của quốc gia nào sẽ được sử dụng.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý cho việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án các
bên trong Hiệp định mà Việt Nam có ký kết. Để một bản án, quyết định của tòa án nước ngoài
được thi hành tại Việt Nam thì phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho phép thi hành
bản án. Các Hiệp định tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự đã giải quyết được các vấn đề
này. Ví dụ như trong Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga có ghi nhận tại Điều 51
Công nhận quyết định về các vụ kiện không mang tính chất tài sản:
“1. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về các vụ kiện dân sự không mang tính
chất tài sản do Toà án của Bên ký kết này tuyên đợc công nhận trên lãnh thổ của Bên ký kết kia
mà không cần phải có một thủ tục tố tụng đặc biệt nào, nếu trớc đó Toà án của Bên ký kết ấy ch-
a tuyên một bản án hoặc quyết định nào đó đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ việc đó,
cũng nh không có thẩm quyền giải quyết riêng biệt đối với vụ việc đó theo quy định của Hiệp
định này hoặc theo quy định của pháp luật trong nớc của Bên ký kết đó trong trờng hợp Hiệp
định này không quy định.
2. Quyết định về những vụ kiện hôn nhân, gia đình không mang tính chất tài sản của các
cơ quan khác, không phải là Toà án, của Bên ký kết này đợc công nhận trên lãnh thổ của Bên ký
kết kia theo quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 55 của Hiệp định này. Những quyết định
này cũng có thể đợc công nhận mà không cần phải có một thủ tục tố tụng đặc biệt nào về công
nhận, nếu pháp luật của Bên ký kết nơi quyết định cần đợc công nhận cho phép.”
Thứ tư, về cơ sở pháp lý trình tự, thủ tục, thực hiện ủy thác Tư pháp quốc tế. Các Hiệp
định tương trợ sẽ quy định cụ thể các vấn đề về trình tự, thủ tục thực hiện Ủy thác quốc tế cụ thể
giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên tham gia. Điều này giúp cho các quan hệ tranh chấp có

yếu tố nước ngoài được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng. Ví dụ như điều 12 trong hiệp định
Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Pháp có quy định về thủ tục giao giấy tờ:
“1. Cơ quan trung ương của Nước ký kết được yêu cầu thực hiện hoặc cho thực hiện việc tống
đạt giấy tờ theo cách mà mình xác định là thích hợp nhất, phù hợp với pháp luật của nước mình.
2. Bằng chứng của việc đã tống đạt được hoặc tống đạt không thành thể hiện bằng biên lai, giấy
xác nhận hoặc biên bản. Những giấy tờ này kèm theo 01 bộ giấy tờ cần tống đạt được gửi trả lại
trực tiếp cho cơ quan tư pháp đã yêu cầu tống đạt.
3. Không phải thanh toán hoặc hoàn lại các khoản lệ phí hoặc chi phí của Nước ký kết được yêu
cầu về việc chuyển, giao giấy tờ.”
Tóm lại, các hiệp định tương trợ tư pháp là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các vấn đề
dân sự phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức các nước ký kết một cách hiệu quả, là cách giải
quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử hữu hiệu.
Việt Nam hiện mới ký kết được 14 Hiệp định tương trợ tư pháp song phương với các nước,
trong khi đó nhiều nước có đông người Việt làm ăn sinh sống và có nhu cầu về tương trợ tư pháp
cao như: Hoa Kỳ, úc, Canađa… thì lại chưa có Hiệp định. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc
thực hiện tương trợ tư pháp. Trong thời gian tới, song song với thúc đẩy công tác đàm phán, ký
kết Hiệp định song phương, Việt Nam cần tham gia vào một số Công ước đa phương về vấn đề
này. Việc tham gia Công ước đa phương sẽ tạo thuận lợi, để có thể cùng một lúc hợp tác tương
trợ tư pháp với nhiều nước là thành viên của Công ước, mở rộng phạm vi hợp tác mà không cần
phải trực tiếp đàm phán với từng nước một như điều ước song phương. Đối với hoạt động tương
trợ tư pháp ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, nước ta nên tham gia một số công ước như:
Công ước LaHay năm 1956 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp ra nước ngoài; Công
ước LaHay năm 1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thương mại… Đây là
những công ước hiện có nhiều nước tham gia, có phạm vi điều chỉnh liên quan các vụ việc uỷ
thác tư pháp về tống đạt giấy tờ cũng như lấy lời khai, thu thập chứng cứ trong các vụ án dân sự
– một loại uỷ thác hiện đang chiếm đa số trong hoạt động tương trợ tư pháp của các Toà án nước
ta. Củng cố các cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng, tiên quyết đối với hoạt động tương trợ tư
pháp quốc tế. Việc hoàn thiện pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề đang vướng mắc hiện nay
như: tổ chức bộ máy thực hiện tương trợ tư pháp, quy trình uỷ thác tư pháp, cơ chế phối hợp, cơ
chế hợp tác giữa Toà án Việt Nam và các nước… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả của công tác tương trợ tư pháp quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước, cũng như khuyến khích các chủ thể của pháp luật tham gia ngày một nhiều vào các quan
hệ dân sự, kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài, với sự yên tâm, tin tưởng rằng các tranh
chấp phát sinh giữa họ (nếu có) sẽ được giải quyết một cách ổn thoả, thông qua sự trợ giúp hữu
hiệu của hoạt động tương trợ tư pháp.
CÂU 2:
Tư pháp quốc tế là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh đặc biệt đó là các quan hệ mang
bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Các quan hệ mang bản chất dân sự ở đây là những quan hệ
dân sự được hiểu theo nghĩa rộng,nghĩa là không chỉ bao gồm các quan hệ dân sự thuần túy là
quan hệ nhân thân và tài sản mà còn bao gồm các quan hệ về hôn nhân và gia đình, lao động,
thương mại. Nhóm các quan hệ nói trên mang trong mình yếu tố nước ngoài có những điểm đặc
biệt khác với đối tượng điều chỉnh của những ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia,
và để tác động lên các đối tượng điều chỉnh của mình Tư pháp quốc tế cũng có những phương
pháp điều chỉnh của mình, đó là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.
Để giải quyết vấn đề của câu hỏi đưa ra ở đây chỉ xin giới hạn phạm vi phân tích ở phương
pháp xung đột. Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng loại quy phạm xung đột để giải
quyết quan hệ cụ thể là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Ta có thấy công cụ mà phương
pháp này chủ yếu sử dụng đó chính là các quy phạm xung đột, quy phạm xung đột là là loại quy
phạm pháp luật đặc biệt mang tính đặc thù của tư pháp quốc tế, nó không trực tiếp chứa đựng các
qui định để điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế. Quy phạm xung đột chỉ quy định các
quy tắc giúp xác định hệ thống pháp luật của một nước cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài. Nội dung mối quan hệ cụ thể đó được giải quyết như thế nào sẽ do
hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới điều chỉnh, quy phạm xung đột là quy
phạm xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Vậy tại sao lại nói quy phạm xung đột là đặc thù của Tư pháp quốc tế? Nhận định trên
xuất phát từ đối tượng điều chỉnh đặc thù của Tư pháp quốc tế, là những quan hệ dân sự mang
yếu tố nước ngoài. Về lý luận nếu một quan hệ xã hội liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì có
bấy nhiêu hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để giải quyết. Điều này xuất phát từ nguyên
tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp
luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến các quốc gia đó. Bên cạnh đó pháp luật

các nước đều cố gắng trong khả năng có thể để bảo vệ quyền lợi cho công dân,pháp nhân,cơ
quan tổ chức của nước mình, do đó các quốc gia đều cố gắng để áp dụng pháp luật nước mình
trong các mối quan hệ có các chủ thể của nước mình tham gia. Vì vậy khi xuất hiện các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài thường đồng thời xuất hiện tình trạng có hai hay nhiều hệ thống
pháp luật có thể được áp dụng. Các hệ thống pháp luật này thường quy định khác nhau khi điều
chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể, nên áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau sẽ đưa tới những
hậu quả pháp lý khác nhau. Do đó trong trường hợp này để giải quyết mối quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài cụ thể ta phải xác định được hệ thống pháp luật cần được áp dụng trong các hệ
thống pháp luật liên quan. Việc lựa chọn pháp luật áp dụng nói trên được tiến hành dựa vào các
quy phạm xung đột. Nói cách khác quy phạm xung đột thực hiện nhiệm vụ xác định hệ thống
pháp luật được áp dụng để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đối tượng
điều chỉnh của tư pháp quốc tế mang tính đặc thù như trên nên đòi hỏi phải có những công cụ
điều chỉnh đặc thù đó chính là các quy phạm xung đột.
Các quy phạm xung đột không những là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế mà còn là
những quy phạm riêng có của Tư pháp quốc tế. Tính riêng có này được hiểu là chỉ có trong
ngành luật Tư pháp quốc tế các quy phạm xung đột mới được sử dụng để điều chỉnh các mối
quan hệ, ngoài Tư pháp quốc tế không một ngành luật nào khác có tồn tại loại quy phạm xung
đột này. Để chứng minh cho tính riêng có này ta phải trở lại tìm hiểu Công pháp quốc tế để kiểm
chứng xem loại quy phạm này có tồn tại trong Công pháp quốc tế hay không. Công pháp quốc tế
có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế ( bao gồm: Quốc
gia, Tổ chức quốc tế liên chính phủ, Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập ) về nhiều mặt như
chính trị kinh tế văn hóa xã hội mà chủ yếu là về chính trị. Để điều chỉnh các quan hệ nói trên
Công pháp quốc tế dựa trên hệ thống các quy phạm luật quốc tế, đó là những quy tắc xử sự do
các chủ thể của luật quốc tế chủ yếu là các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau
thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng. Những quy phạm trên được ghi nhận trong các
điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế được chủ thể luật quốc tế thừa nhận rộng rãi. Các hệ
thống pháp luật quốc gia không phải là nguồn của Công pháp quốc tế xuất phát từ nguyên tắc tôn
trọng chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia, không quốc gia nào đứng trên quốc gia khác do
đó không thể áp đặt pháp luật của một quốc gia để điều chỉnh mối quan hệ giữa quốc gia đó và
một quốc gia khác. Như vậy các quy phạm xung đột với bản chất là sự lựa chọn hệ thống pháp

luật của một quốc gia áp dụng để điều chỉnh một quan hệ cũng không thể tồn tại trong Công
pháp quốc tế. Ngoài Công pháp quốc tế,trong các lĩnh vực khác của pháp luật quốc gia điều
chỉnh các quan hệ không có yếu tố nước ngoài việc áp dụng pháp luật quốc gia để giải quyết là
tuyệt đối, khả năng áp dung một hệ thống pháp luật khác để giải quyết là không tồn tại, do đó
quy phạm xung đột cũng không thể xuất hiện ở các lĩnh vực pháp luật khác ngoài Tư pháp quốc
tế.
Như vậy nhận định quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm đặc thù và riêng có của Tư
pháp quốc tế đã được chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

×