Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.11 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Mục lục
Lời mở đầu Trang 3
Khái quát về chính sách xóa đói giảm nghèo Trang 4
1. Đói nghèo là gì? Trang 4
2. Nguyên nhân của đói nghèo.
3. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo Trang 5
4.Mục tiêu Trang 5
4.1 Mục tiêu tổng quát.
4.2 Mục tiêu cụ thể.
5. Đối tượng áp dụng chính sách Trang 6
Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
1.Nội dung chính sách xóa đói giảm nghèo Trang 7
1.1 Chương trình phát triển nông thôn, thủy lợi, giao thông
Chương trình nâng cao chất lượng phổ thông các cấp
Chương trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục tiểu học
Chương trình tăng cường đẩy mạnh giáo dục phi chính thức
Chương trình cải tiến hệ thống dậy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường
Chương trình 7 của Bộ giáo dục và đào tạo về hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú.
Chương trình y tế
Chương trình nâng cao chất lượng phổ thông các cấp
Chương trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục tiểu học
Chương trình tăng cường đẩy mạnh giáo dục phi chính thức
2. Các yếu tố tác động tới chính sách xóa đói giảm nghèo Trang8
a.Các yếu tố tích cực
3. Kết quả đạt được
a.Thành tựu
b. Khó khăn và hạn chế Trang 9
4. Kiến nghị giải pháp Trang 10


Kết luận Trang 11



Lời mở đầu
Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và đã đạt được nhiều thành tựu
vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa công học công nghệ. Tuy nhiên nạn
nghèo đói vẫn tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
nói riêng và đối với nền văn minh nhân loại nói chung. Chính vì vậy mà nghèo đói
và chống nghèo đói luôn là trọng tâm hàng đầu của các quốc gia. Ở Việt Nam, sau
hơn 80 năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm chiến tranh đã làm cho cơ sở hiện tại
của nước ta bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế trở nên kiệt quệ, sản xuất nông nghiệp
lạc hậu đình đốn, sản xuất công nghiệp nhỏ bé, manh mún chưa phát triển. Theo kết
quả điều tra 1992, tỉ lệ dân số có mức sống giàu, khá là 9,3%, trung bình 4,5%,
nghèo 45,7%. Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đồng thời
phát triển kinh tế và ổn định xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành thực hiện các
chủ trương, chính sách để khôi phục và phát triển đất nước trong đó chính sách xóa
đói giảm nghèo là một trong những chính sách tiêu biểu góp phần phát triển đất
nước.
Khái quát về chính sách xóa đói giảm nghèo
1.Đói nghèo là gì?
Nghèo là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, có cuộc sống thấp nhà ở
tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh họat trong gia đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn
vài tháng trong năm, con em không được đến truờng, số ít có học thì không có điều
kiện học lên cao, có bệnh không được đến bác sĩ, không tiếp cận với thông tin,
không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí và chủ yếu là dành thời gian để đi
làm thêm kiếm tiền, ít hoặc không được hưởng quyền lợi, thiếu tham gia vào phong
trào địa phương.
2. Nguyên nhân của đói nghèo.
- Thiếu vốn sản xuất : đây là nguyên nhân số 1. khoảng 91,53% số hộ nghèo

là thiếu vốn. Nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm
thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có
vốn để sản xuất, không đuợc vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.
- Không có kinh nghiệm làm ăn : Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất
hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn do họ thiếu kiến thức, kỹ
thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi,
không có cơ hội học hỏi kinh nghiệm không đuợc hỗ trợ cần thiết và một phần là do
hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế bao cấp.
- Thiếu việc làm : đây là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh trên cả nước. Trồng
trọt thì không thâm canh, lao động dư thừa, chỉ chờ vào việc làm thuê. Thiếu tay
nghề, trình độ, học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp, số ngày
làm không nhiều, thu nhập thấp.
- Đất canh tác ít : : Bình quân hộ nghèo chỉ có 2771m2 đất nông nghiệp.
Khoảng 61% hộ nghèo thiếu đất, ở khu vực có hợp tác xã thì có nhiều hộ không có
khả năng thanh toán nợ cho hợp tác xã nên địa phương rút bớt ruộng đất đã giao cho
họ, càng thiếu ruộng. Ngược lại, một số gia đình không có đủ khả năng thâm canh
nên không dám nhận đủ ruộng được giao.
- Đông nhân khẩu, ít người làm: Bình quân hộ nghèo có 5,8 nhân khẩu, chỉ có
2,4 lao động. Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời sống gặp
nhiều khó khăn.
- .Trình độ học vấn ít: Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận
thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp kó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em
đến trường cao, tỷ lệ nghèo đói của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu
học còn cao.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế : người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở
những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, điện, đường, trường trạm
thưa và thiếu, thủy lợi, tiếu tiêu thấp kém.
- Chính sách nhà nước thất bại : sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương và chính sách giá lượng tiền
đã đem lại kết quả xấu đến nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam.

. - Do sự phân chia về địa hình, địa lý khác biệt giữa các vùng gây khó khăn cho
quá trình sản xuất, giao thông, trao đổi hàng hóa.

3. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo
Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp
và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm
giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng
một xã hội tốt đẹp.
4.Mục tiêu
4.1 Mục tiêu tổng quát.

- Cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói ở nước ta, giảm bớt khoảng
cách nghèo đói trong xã hội từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân, từ đó nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một dất nước dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

4.2 Mục tiêu cụ thể.

- 2006 – 2010 giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 23% (2005) xuống 15% ( 2010). Cải
thiện đời sống của hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệnh về thu
nhập , mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, hộ giàu
và hộ nghèo
Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005
Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu
6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi
4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư
1,5 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm
19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, tiền xây dựng trường
500.000 hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm
2015 giải quyết cơ bản về vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống

dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 đến 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp
còn khoảng 50% lao động xã hội, phát triển dịch vụ và công nghiệp.

5. Đối tượng áp dụng chính sách

Đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta, những vùng sâu, vùng xa, nơi có cuộc
sông còn khó khăn, cách biệt với đời sống kinh tế xã hội của cả nước, những người
còn ở trình độ thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu thông tin nghiêm trọng về sản
xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.
Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
1.Nội dung chính sách xóa đói giảm nghèo
1.1Chương trình phát triển nông thôn, thủy lợi, giao thông
Chương trình về thủy lợi, giao thông
Đây là chương trình đầu tiên và kéo dài thời gian nhất cho đến nay nó vẫn
được tiếp tục. đa số người nghèo tập trung nhất ở những vùng sâu vùng xa mà chính
những nơi này giao thông thủy lợi lại rất yếu kém do đó Nhà nước ta đã có chủ
trương hỗ trợ cho những khu vực này với khẩu hiệu Nhà nước và nhân dân cùng
làm. Việc phát triển giao thông và thủy lợi sẽ tạo đà cho sự hòa nhập giữa miền
ngược và miền xuôi, thúc đẩy kinh tế miền núi phát triển, tăng năng suất lao động
góp phần bình ổn lương thực trong vùng.
Chương trình định canh định cư
Đây là một chương trình đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát triển kinh
tế miền núi theo hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng mới và sản xuất hàng
hóa tập trung. Nó được hiểu là một chương trình bao gồm nhiều công việc, dự án
triển khai trên diện rộng, chủ yếu tập trung vào các khâu khuyến nông, khuyến lâm,
khoa học kỹ thuật vật tư sản xuất tín dụng nông thôn.
Chương trình giải quyết việc làm
Trên cơ sở nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11- 4-1992 một chương trình có
tầm quan trọng tác động tới việc xóa đói giảm nghèo đó là chương trình xúc tiến
việc làm, chương trình ra đời nhằm giải quyết gánh nặng nhân lực trong quá trình tổ

chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo yêu cầu đổi mới, cung cấp tín dụng,
bồi thường, trọ cấp cho người ra khỏi biên chế nhà nước để tự tạo việc làm, buôn
bán nhỏ và các hoạt động kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường.
Chương trình tín dụng
Nhà nước ra có chủ trương thực hiện các khoản tín dụng cho vay mở rộng tới
hộ nông dân, và theo quyết định số 525/TTg ngày 31- 8- 1995 của Thủ Tướng Chính
Phủ cho phép thành lập ngân hàng phuc vụ người nghèo để giúp người nghèo vay
vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vốn
của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận cá nguồn vốn của Nhà
nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác Nhà nước cho phép được lập quỹ
cho người nghèo vay thực hiện chương trình của Chính Phủ đối với người nghèo.
Hoạt động của ngân hàng người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì
mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí.
Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện việc cho vay vốn trực tiếp sản xuất,
không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn, và theo lãi suất quy định. Ngân hàng
phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và thuế lợi tuecs để giảm lãi suất
cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro theo quy chế tài chính của bộ tài chính.
Sau 7 năm hoạt động ngày 4-10-2002 Chính phủ đã ban hành nghị định
78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác
trong đó ghi rõ thành lập ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại ngân
hàng người nghèo đưa ngân hàng người nghèo trở thành một ngân hàng hoàn chỉnh
giúp cho việc thực hiện các chức năng của mình hiệu quả hơn.
Chương trình giáo dục với mục tiêu xóa đói giảm nghèo
Có thể gói gọn chương trình giáo dục trong khuôn khổ đóng góp hoặc tác
động vào các việc xóa đói giảm nghèo gồm:
Chương trình nâng cao chất lượng phổ thông các cấp
Chương trình củng cố và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục tiểu học
Chương trình tăng cường đẩy mạnh giáo dục phi chính thức

Chương trình cải tiến hệ thống dậy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường
Chương trình 7 của Bộ giáo dục và đào tạo về hệ thống trường phổ thông dân
tộc nội trú.
Chương trình y tế
Chương trình y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung vốn có
thâm niên từ trước rất lâu so với chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong chương
trình chung lại có chương trình bảo về bà mẹ trẻ em, đó là hai đối tượng dễ bị tổn
thương và rủi ro trong cuộc sống xã hội và gia đình. Những chương trình hoạt động
chính trong khuôn khổ xóa đói giảm nghèo bao gồm chương trình phòng chống bệnh
bướu cổ, phòng chống bệnh sốt rét, nước sạch cho sinh hoạt nông thôn, tiêm chủng
mở rộng, xóa xã trắng về y tế. Những chương trình này nhằm cải thiện và nâng cao
khả năng đề kháng đối với bện tật, chữa trị và phòng ngừa bệnh dịch hay xảy ra ở
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình quốc gia số 06/CP
Chương trình quốc gia số 06/CP là chương trình về phòng chống và kiểm soát
ma túy theo nghị quyết số 06/CP của Chính phủ ra ngày 29-01-1993. Chương trình
này được triển khai nhằm mục tiêu phòng và kiểm soát ma túy mang ý nghĩa chính
trị xã hội và quốc tế rộng lớn. Song quá trình thực hiện nó lại có ý nghĩa rất lớn đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào dân tộc từ bỏ trồng cây thuốc
phiện và thay thé cây trồng vật nuôi, để bù đắp sự hụt hẫng từ việc mất nguồn thu từ
cây thuốc phiện.
Chương trình bảo vệ môi trường
Chương trình bảo vệ mội trường mà nước ta triển khai nhằm mục tiêu nâng
cao kiến thức, tập huấn kỹ thuật cho đồng bào miền núi. Những yêu cầu, biện pháp
bảo vệ môi trường dễ hiểu, thiết thực đối với họ. Đồng thời có các chương trình
chuyển giao khoa học kỹ thuật để họ có thể thâm canh tăng năng suất lao động trên
đất nông nghiệp hiện có và quan trọng hơn là không mở rộng diện tích canh tác khi
dân số tăng hoặc do thiếu đất bằng cách chuyển đất rừng làm nương rẫy. Tuy trọng
tâm của những chương trình được triển khai là tập trung vào việc xóa đói giảm
nghèo giải quyết những bức xúc của người nghèo nhưng không cho phép xâm hại

phá vỡ tính ổn định của tự nhiên. Nói cách khác xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi
trường là hai mặt của một quá trình cải thiện tính bền vững của môi trường sống, có
giá trị bền với đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. Các yếu tố tác động tới chính sách xóa đói giảm nghèo
a.Các yếu tố tích cực
- Về nhận thức, trong quá trình thực hiện chính sách sự nhận thức đúng đắn của các
cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến cơ sở. các tổ chức đoàn thể nhân dân đã
có chính sách, cơ chế phù hợp, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể tạo nên sự thành công cho
chính sách.
- Sự nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như phương
pháp tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo cho các cấp, các ngành và mọi người dân
đặc biệt là người nghèo và xã nghèo. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề của
Nhà nước mà trước hết thuộc về các cá nhân và tổ chức cộng đồng – đây là mấu chốt
thực hiện thành công chương trình.
Xã hội hóa về nguồn lực, nhân lực, vật lực được đẩy mạnh. Chính sự hợp lực này tao
ra phong trào xóa đói giảm nghèo sôi động nhiều năm trong cả nước, góp phần vào
thành công xóa đói giảm nghèo.
Sự đồng thuận và hỗ trợ của quốc tế, các quốc gia trong khu vực, các tổ chức quốc tế
đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều và có hiệu quả trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo
không chỉ cả về tài chính mà trong cả kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mô
hình nhóm hộ, xã nghèo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm
nghèo điều tra giám sát. Điển hình là chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) đã và đang giúp đỡ Chính Phủ Việt Nam xây dựng chiến lược, chương trình
xóa đói giảm nghèo.
Sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các
cơ sở liên quan là yếu tố không thể thiếu góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo.
b. Các yếu tố tiêu cực
- Trong khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta thì tình hình thế

giới trên thế giới đã có những biến đổi không thuận lợi về kinh tế như khủng hoảng
tài chính đã xảy ra dẫn đến lạm phát tăng cao: nhiều mặt hàng tăng giá. Điều này
gây khó khăn đối với những hộ nghèo, họ không đủ tiền để mua những mặt hàng
thiết yếu phục vụ cho sản xuất và cuộc sống hàng ngày.
- Những tác động của biến đổi khí hậu lên các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và năng suất lao động sẽ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng đói nghèo
do giảm cơ hội tạo thu nhập
- Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu lan nhanh chóng nó sẽ đe dọa
đến việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Nguồn cung cấp lương thực thực
phẩm từ sẽ bị cắt giảm từ các tổ chức nước ngoài hỗ trợ.
- Nước ta hiện nay là nước đang phát triển, ngân sách nhà nước được
trải đều cho các lĩnh vực kinh tế xã hôi khác mà ngân sách dành cho xóa đói giảm
nghèo còn hạn chế ( 2% tổng ngân sách nhà nước). Do vậy chưa có đủ lực để thực
hiện một cách triệt để chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Việc lập kế hoạch, chương trình, sự phân công công việc của các cấp
các ngành chưa thật rõ ràng. Nhiều cán bộ chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình
nên việc đánh giá và xem xét nhìn nhận vấn đề nghèo đói chưa được khách quan dẫn
đến nhiều sai lệch trong quá trình thực thi chính sách.

3. Kết quả đạt được
a. Thành tựu

Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực
tiễn nước ta, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu đang kể.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001 với
2,8 triệu hộ, xuống còn 8,3 % năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm
34 vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. “ Những thành
tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong
phát triển kinh tế”. Đó là đánh giá trong “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004”
của Ngân hàng thế giới.

Người nghèo ngày càng được tiếp cận với các dịch vụ sản xuất và đời sống dân sinh,
được vay vốn tín dụng, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, xây dựng cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ đất và được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế chăm sóc sức
khỏe, giáo dục và nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó, người nghèo được hưởng thụ các chương trình văn hóa, phát thanh,
truyền hình, từ đó người dân đã tiếp thu được những vấn đề về kế hoạch hóa gia
đình. Nhiều hộ chỉ sinh từ 1 đến 2 con. Đồng thời tổng nguồn lực và huy động cho
chương trình xóa đói giảm nghèo là chương trình 143 xóa đói giảm nghèo, việc làm,
chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
các dự án quốc tế trong 5 năm khoảng 40.956 tỷ đồng. Riêng nguồn lực đầu tư cho
chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng.
Đến nay nền kinh tế đã ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, năng
lực sản xuất, kinh doanh được tăng cường đáng kể. Đời sống vật chất và đời sống
tinh thần của nhân dân tiếp tục được tăng lên năm 2010 thu nhập bình quân theo đầu
người là 1.200 USD, bình quân mỗi năm có 300.000 hộ thoát nghèo. Việt Nam được
đánh giá là 1 nước có bước tiến nhảy vọt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà
nhiều nước trên thế giới cần học hỏi.

b. Khó khăn và hạn chế

Với sự phấn đấu không mệt mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong nhiêu
năm qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được một số thành tựu quan trọng,
nhưng vẫn còn tồn tại những mặt khó khăn và hạn chế như:
Về nhận thức, một bộ phận không nhỏ người nghèo và địa phương nghèo vẫn còn tư
tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên chưa chủ động vượt lên để
thoát nghèo.
Sự đánh giá tỷ lệ nghèo còn thấp hơn thực tế ở một vài địa phương nên một bộ phận
người thực sự nghèo chưa được tiếp cận với các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Nguồn lực huy động cho chương trình xóa đói giảm nghèo còn khiêm tốn. Hằng
năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo mới chỉ được

bình quân khoảng 60.000đồng/người. Trong khi đó, một số địa phương chưa chủ
động huy động hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn lực tại
chỗ, chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức công đoàn, cá nhân
có điều kiện và công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu
cần hỗ trợ của người nghèo để đủ điểu kiện thoát nghèo bền vững, dấn đến mục tiêu
thoát nghèo khó thực hiện được.
Một số cơ chế và chính sách biện pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chưa phù hợp,
việc tổ chức thực hiện còn bất cập, mang tính bao cấp nên không tạo được động lực
để người nghèo chủ động vượt nghèo. Biện pháp hỗ trợ làm nhà cho đồng bào người
nghèo chưa phù hợp với nhu cầu và tập quán của từng dân tộc, địa phương; mức chi
phí khám chữa bệnh còn thấp, mức vay vốn tín dụng ưu đãi còn thấp.
Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa rộng khắp, nên việc nắm bắt tin tức về những
chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước đối với họ chưa nhiều. Khó tiếp cận
được với kinh nghiệm làm ăn, những mô hình sản xuất mới, tấm gương của nông
dân vượt khó thoát nghèo
Việc tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo không đồng đều ở một số
địa phương. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu số lượng và chất lượng, phần lớn cán bộ chưa
được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Thường thì một người sẽ kiêm nhiệm nhiều
việc, họ không thường xuyên lui tới giám sát việc làm ăn sử dụng nguồn vốn vay
của người nghèo có đạt hiệu quả không.
Các báo cáo cuối năm thường không trung thực chỉ chạy theo thành tích nên khó
khăn cho việc xác định tỷ lệ nghèo trong thực tế.

4. Kiến nghị giải pháp

- Bắt đầu nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững là điều kiện tiên quyết để giảm
nghèo.
- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ,
giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường.
- Xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo đặc biệt về nguồn lực.

Nguồn lực của nhà nước có vai trò chủ đạo : xây dựng và phát triển các chương trình
“ Những tấm lòng từ thiện”, “ Nối vòng tay lớn”, “ Quỹ tình thương” đã thu hút
đông đảo cá nhân, tổ chức tham gia. Ngoài nguồn lực trong nước, cần hỗ trợ tổ chức
của công động quốc tế tiếp thu kết quả sự giúp đỡ về kỹ thuật của bạn bè quốc tế và
nhân rộng nhiều bài học kinh nghiệm và mô hình tốt về xóa đói giảm nghèo.
- Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ
trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ
động, người dân bàn bạc thảo luận tạo ra sự đồng thuận hợp tác quyết tâm vượt
nghèo.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, năng lực thực
thi công vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, tăng cường vững chắc sức mạnh
của dân tộc.
- Đảm bảo ổn định an ninh – trật tự xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề xã
hội bức xúc tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế xã hội.


Kết luận
Như vậy, ta thấy rằng ở Việt Nam cũng như đối với bất cứ quốc gia nào trên
thế giới đói nghèo vấn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp
từ sự phát triển của quốc gia. Bởi vậy, xóa đói giảm nghèo toàn diện và bền vững
luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã xác định đây là mục tiêu
xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ
quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hằng
năm Đảng và Nhà nước đã tổ chức những buổi từ thiện quyên góp ủng hộ người
nghèo, gây dựng quỹ vì người nghèo để giúp đỡ người nghèo trong cả nước. Thông
qua chính sách xóa đói giảm nghèo chung ta đã hiều được vai trò cũng như tầm quan
trọng của nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo. Giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn,
toàn diện hơn về nghèo đói. Đồng thời, qua đó ta nhận thức được rằng xóa đói giảm
nghèo là 1 vấn đề hết sức phức tạp, nó không chỉ là vấn đề có thể giải quyết trong 1

thời gian ngắn mà nó phải có kế hoạch, chính sách cụ thể và được thực hiện từng
bước. Nó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hết mình của tất cả mọi người.



×