Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.44 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
THIỂU SỐ
1
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:..............................................................................................2
II. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3
1. Vấn đề song ngữ ở Việt Nam ....................................................................................................3
2. Khái quát về vùng Bắc Trung Bộ.............................................................................................5
III. KẾT LUẬN..................................................................................................13
I. Phần mở đầu:
Nước Việt Nam ta là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. vì
thế vấn đề dân tộc mà trong đó trước hết là vấn đề ngôn ngữ văn hóa các dân tộc
đã, đang và sẽ là vấn đề nóng bỏng của đất nước ta. Vì thế có một chính sách
ngôn ngữ văn hóa dân tộc hợp lí là một nhiệm vụ thực sự cấp bách, vừa là một
công việc không ít khó khăn. Bởi lẽ các dân tộc rất đa dạng về mặt dân số, trình
2
độ phát triển xã hội không đồng đều nhau, điều kiên tự nhiên nơi các dân tộc anh
em cư trú lại rất khác nhau. Trong khi đó, mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại
hóa của Nhà nước ta đòi hỏi các dân tộc phải phát triển như nhau. Đây cũng
chính là nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách cũng như việc thực thi
các nhiệm vụ để hiện thực hóa chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của xã hội và là công cụ
tư duy của con người. Cho đến hiện nay và trong tương lai, không ai có thể phủ
nhận được vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển văn hóa của từng cá
nhân con người trong một tập thể, trong một dân tộc.
II. Phần nội dung
1. Vấn đề song ngữ ở Việt Nam
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của xã hội con người. Mỗi một
cộng đồng xã hội hay dân tộc khác nhau có những hình thức giao tiếp khác nhau.
Có những dân tộc trong xã hội chỉ dùng một ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp với


nhau. Trường hợp ấy người ta gọi là tình trạng đơn ngữ. Lại có những dân tộc
trong xã hội để giao tiếp với nhau người ta sử dụng nhiều hơn hai ngôn ngữ
trong sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp ấy người ta gọi là tình trạng song ngữ.
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc và là một địa bàn thu nhỏ của bức
tranh ngôn ngữ - văn hóa khu vực Đông Nam Á . Theo tài liệu số 121 – TCTK
của Tổng cục thống kê ngày 2 – 3 – 1979, nước Việt Nam có 54 dân tộc gồm dân
tộc Kinh (Việt) và 53 dân tộc thiểu số khác. Như vậy Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc. Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú từ Bắc vào Nam, ở miền núi,
trung du và đồng bằng tạo thành một bức tranh đa dạng và phức tạp về địa vực
cư trú.Ngoại trừ cộng đồng người Việt là một cộng đồng đơn ngữ thì có thể nói
tất cả các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam đều là những cộng đồng song
3
ngữ. Ngoài tiếng mẹ đẻ của mình được sử dụng trong những môi trường nhất
định, dân tộc thiểu số còn dùng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia
throng những môi trường khác. Ngoài ra có những dân tộc, bên cạnh tiếng mẹ
đẻ, tiếng Việt lại có thể sử dụng những ngôn ngữ khác nữa trong một vài môi
trường giao tiếp nào đó. Trong tình hình như vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ các
dân tộc thiểu số ở nước ta không thể không chú ý tới vấn đề giao tiếp song ngữ.
Có những cộng đồng song ngữ, ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ của cộng
đồng ấy. Ở đây tiếng mẹ đẻ được dùng phổ biến ở quê hương, vùng lãnh thổ mà
cộng đồng song ngữ ấy sinh sống. Tuy nhiên do một điều kiên nào đó, cộng
đồng này phải sử dụng thêm một ngôn ngữ thứ hai không phải tiếng mẹ đẻ để
làm công cụ giao tiếp. Việc cần phải sử dụng ngôn ngữ thứ hai có thể là do tiếng
mẹ không thỏa mãn yêu cầu phát triển tư duy, yêu cầu giao tiếp ở một không
gian lớn hơn…Trong trường hợp này ngôn ngữ thứ hai có tác dụng tích cực bổ
sung cho ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó có những cộng đồng
song ngữ mà mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ thứ hai không như vậy.
Ở đây ngôn ngữ thứ nhất không phải tiếng mẹ đẻ. Các cá nhân song ngữ không
thể sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ giao tiếp thường xuyên và rộng rãi trong xã
hội. Ngược lại ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ lại trở thanhf ngôn ngữ thứ

nhất, đóng vai trò là công cụ giao tiếp chính của cộng đồng hay cá thể người này.
Ở một khía cạnh khác người ta còn nói đến một trạng thái nữa là trạng thái song
ngữ tự nhiên. Ở trạng thái này các thành viên trong cộng đồng song ngữ tuy sử
dụng tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ thứ nhất nhưng trình độ sử dụng chủ yếu là ở dạng
nói mà chưa sử dụng ở dạng viết, trình độ năm bắt và sử dụng tiếng mẹ đẻ chưa
ở trình độ hoàn chỉnh. Đồng thời ngôn ngữ thứ hai mà họ sử dụng cũng ở trình
độ thấp. Nếu xem xét ở địa bàn các dân tộc thiểu số nước ta, hình như phần lớn
4
cộng đồng song ngữ đang ở trạng thái tự nhiên này. Các dân tộc ở Bắc Trung Bộ
cũng thuộc trạng thái đó.
2. Khái quát về vùng Bắc Trung Bộ
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam
dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân gồm sáu tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền
Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng
Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng
Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Ánh, Sơn Dương,
Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây...)có các đầm phá thuận lợi
cho việc nuôi trồng thủy hải sản,là trung tâm du lịch quan trọng của đất
nước(động Phong Nha-KẻBàng,Cố đô Huế.v.v.)tạo điều kiện cho viêc giao lưu
kinh tế giữa VN và các nước Lào,MianMa.v.v..
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông
là biển Đông(Vịnh Bắc Bộ)cả rung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có
thể hình thành cơ cấu kinh tế đang dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp,
thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lí. Nhiều vũng nước
sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi
hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.
5

×