Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH VÀ CẮT TỈA TRÊN CÂY ĂN TRÁI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.7 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH VÀ CẮT TỈA TRÊN CÂY ĂN TRÁI
1. TẠO HÌNH
Một vườn quả có mật độ trồng dầy thường cho thấy là có tiềm năng năng
suất cao nhưng đòi hỏi phải được thâm canh cao. Các hệ thống tạo hình thường
cho thấy năng suất cao thường đi đôi với sự ổn định thấp trong khi năng suất thấp
thường có sự ổn định cao. Như vậy để góp phần duy trì được năng suất, việc tạo
hình cắt tiả càng được chú ý trong các vuờn cây ăn trái trồng với mật độ dầy.
1.1. Định nghĩa tạo hình.
Là kỹ thuật định hình dạng cho cây, bao gồm một ít cắt tiả, thường được
thực hiện vào giai đoạn sinh trưởng sớm của cây (khi chưa có hoa trái).
Nói chung, chúng ta khó phân biệt được một cách rõ ràng giữa cắt tiả và
tạo hình vì hai kỹ thuật nầy hoàn toàn không tách rời nhau. Tuy nhiên, có thể thấy
rằng việc tạo hình có liên quan đến hướng phát triển của cây còn cắt tiả có ảnh
hưởng đến chức năng hoạt động sinh lý của cây, liên hệ đến việc tạo chồi, khả
năng ra hoa kết quả
1.2. Ý nghĩa quan trọng của việc tạo hình.
Mỗi loại cây có đặc điểm hình thái sinh trưởng phát triển riêng không thể
thay đổi. Tuy nhiên, ta có thể điều chỉnh để tạo được sự sinh trưởng phát triển có
hiệu quả nhất.
Tạo hình giúp điều khiển hướng sinh trưởng của cây, như tạo cho cây có
chiều cao thích hợp, hình dạng cân đối, hợp lý để sử dụng ánh sáng có hiệu quả
nhất, giúp cho sinh trưởng thuận lợi, tạo điều kiện dể dàng trong chăm sóc, phòng
trị sâu bệnh, thu hoạch dễ dàng
Tạo hình làm ảnh hưởng đến chất lượng trái qua việc cải thiện màu sắc trái
dưới ảnh hưởng của ánh sáng, giúp cải thiện kích thước trái thông qua việc tăng
hiệu quả phòng trị sâu bệnh (phun xịt hoá chất được đồng đều trên cây), tăng sự
hấp thu dinh dưỡng qua lá khi áp dụng cách bón phân qua lá.
Tạo hình giúp tạo sự cân bằng về sinh trưởng giữa rễ và thân cành như tạo
khung tán cho cây được vững chắc, cân đối, hạn chế đổ ngã, giúp hiệu quả áp
dụng khoảng cách trồng được rõ ràng.
1.3. Một số yêu cầu cần thiết cho việc tạo hình có hiệu quả.


1.3.1. Xác định chiều cao phân tán.
Chiều cao phân tán được tính từ mặt đất đến chổ phân cành đầu tiên trên
thân cây. Cây có chiều cao phân tán quá thấp có cành mọc gần sát mặt đất, sẽ rất
dễ bị các loại nấm bệnh trong đất gây hại cành lá khi mưa hay tưới nước. Nếu
cành có mang trái thì phẩm chất của trái cũng bị ảnh hưởng xấu. Hiện nay khuynh
hướng sản xuất cây ăn trái trên thế giới là chọn giống cây lùn để dễ chăm sóc, thu
hoạch. Chiều cao phân tán dưới 1 mét được xem là dạng cây lùn. Trong điều kiện
canh tác của ta hiện nay, có thể giữ chiều cao phân tán từ 0,5-1m. Những cành
mọc quá thấp thì cần được loại bỏ sớm. Kinh nghiệm cho thấy là có khó khăn về
mặt tâm lý khi quyết định loại bỏ cành đã lớn vì lúc nầy cành cũng có khả năng
cho trái. Sự ích lợi của cây có chiều cao phân tán thấp là chống chịu tốt hơn đối
với gió bão, giúp giảm chi phí sản xuất (phun xịt thuốc, thu hoạch ).
1.3.2. Xác định số lượng và sự phân bố của cành giàn (cành sườn) trên cây.
Cành giàn là cành tạo khung tán vững chắc cho cây. Số lượng cành giàn
hợp lý sẽ giúp cây ít bị đổ ngã, gãy cành khi phải mang nhiều trái, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc định hình cây. Tùy theo loại cây mà xác định số lượng cành
giàn cần thiết. Một thí dụ tốt có thể tham khảo là giữ lại khoảng 3 cành giàn đầu
tiên khi cây bắt đầu phân cành, cành phân bố đều theo các hướng trên cây. Sau
đó trên mỗi cành giàn đầu tiên ta giữ lại khoảng 2 cành giàn thứ cấp cũng phân
bố đều theo các hướng. Số cành giàn nhỏ hơn nữa cũng được mọc ra hằng năm,
tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà giữ lại nhiều hay ít để bảo đảm cho sự
thông thoáng bên trong tán và năng suất của cây.
Góc độ của cành giàn (gọi là chạc cây) cũng cần rộng để cành phát triển dể
dàng, khoẻ và có hướng vươn xoè theo chiều ngang (để nhận ánh sánh nhiều
hơn). Tránh giữ các cành giàn đầu tiên mọc ra cùng một vị trí vì như thế chạc cây
thường bị ẩm trong mùa mưa nên dễ bị sâu bệnh, dễ bị tét cành bởi gió mạnh.
Nên chọn giữ các cành giàn đầu tiên mọc so le với nhau.
1.3.3. Nguyên tắc tạo hình cho cây thân gỗ
- Tạo một thân chính đứng thẳng đến độ cao thích hợp thì tiến hành bấm
ngọn để kích thích các chồi bên phát triển.

- Tạo 3- 5 cành cấp 1 làm cành chính, các cành này mọc đều về các
hướng để tán cây được tròn đều, các cành chính giữ ở vị trí cách nhau 10-15 cm
đê phân lực, gốc nghiên của cành so với thân chính tương đối rộng để chạc cây
được khoẻ. Nghiên với mặt phảng ngang khoãng 30-45o để giúp cành cấp 2 phân
bố đều.
- Cành cấp 2 nên giữ lại 3-5 cành mọc xa thân để tán cây được thoáng.
Cành cấp 3,4 thì không hạn chế.
- Hạn chế hiện tượng hướng ngọn và lệch tán để giúp cây thấp tán tròn đều
như vậy chống gió tốt đễ chăm sóc.
- Hàng năm phải theo dõi cây để sữa cành, tỉa thoáng loại bỏ cành sâu
bệnh…
1.3.4 . Các kiểu tán cây:
- Kiển tán hình trụ
- Kiểu tán hình mâm xôi
- Kiểu tán hình chén
- Kiểu tán hình cầu
- Kiểu tán hình chổi
- Kiểu tán hình tháp
2. CẮT TIẢ
2.1. Định nghĩa cắt tiả:
Sau khi cây đạt được kích thước tối đa, chúng cần được cắt tỉa hằng năm
để giữ thể tích hoặc không gian đã được xác định. Do vậy, cắt tỉa được định nghĩa
như một khoa học và nghệ thuật của việc loại bỏ một bộ phận của cây để cải
thiện, sửa đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa đậu trái, cải thiện
chất lượng sản phẩm hoặc sửa chữa các thiệt hại của cây (hạn chế sự già cỗi,
cạnh tranh giữa các cành nhánh với các chồi vượt, sâu bệnh, cành lá hư hỏng ).
Như đã đề cập, việc tạo hình được áp dụng để xác định một hình dạng hợp
lý cho cây, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng có hiệu quả và việc cắt tiả nhằm duy
trì được hình dạng cây đã được tạo ra từ đầu.
2.2. Ý nghĩa của việc cắt tiả.

Hiệu quả dễ thấy nhất là sau khi cắt tiả cây sẽ tạo ra các chồi mới sinh
trưởng mạnh và có nhiều khả năng để các cành mới nầy cho hoa trái, giúp giữ
được sản lượng ổn định hằng năm. Ở những cây già, khả năng ra hoa trái giảm
do giảm sinh trưởng của chồi thì việc cắt tiả sẽ cho hiệu quả cải thiện. Việc đốn tái
sinh (cắt tiả nặng) cũng nhằm mục đích nầy.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở trong cây nơi nào chất đạm được tích
lũy ít mà nhiều chất đường bột thì việc cắt tiả sẽ có chiều hướng giúp gia tăng sự
phân hoá hoa bởi tác dụng làm cân đối giữa đạm và chất đường bột, tạo điều kiện
thuận lợi về tích lũy chất đạm cho điểm sinh trưởng.
Cắt tiả giúp ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn, qua đó giúp cải thiện
về chất lượng, màu sắc và kích thước trái. Dễ thấy rằng, nơi nào trên cây nhận ít
ánh sáng thì nơi đó thường ít ra hoa trái, nếu có hoa trái thì cũng không phát triển
tốt bằng hoa trái mọc ngoài ánh sáng. Các nghiên cứu trên cây xoài cho thấy,
trong điều kiện sinh trưởng tối hảo phần lớn các lá bên trong tán nhận được ánh
sáng dưới điểm bảo hòa ánh sáng trong quá trình quang hợp. Do các lá xoài mọc
ngoài trảng có được hiệu quả sử dụng ánh sáng lớn hơn so với lá bị che mát nên
việc cắt tiả đã cải thiện được hiệu quả quang hợp (đồng hoá CO2 trên đơn vị diện
tích lá) của vườn. Nghiên cứu của Schaffer và Gaye trên giống xoài Tommy Atkins
ở giai đoạn trưởng thành cho thấy, khi cắt bớt 25% tán cây thì giúp cây nhận ánh
sáng vào bên trong tán được suốt năm và nếu không cắt tiả thì cây cho năng suất
thấp hẳn đi.
Cây có tán dầy nếu không cắt tiả thì khi cây cho nhiều trái thì trái sẽ có kích
thước nhỏ và màu sắc kém đi do kết quả từ sự không cân đối của chất đạm và
chất đường bột. Cây được cắt tiả cũng thường xuyên giúp tăng được tỉ lệ đậu trái.
Việc loại bỏ một vài điểm sinh trưởng sẽ giúp tăng một cách gián tiếp quá trình
cung cấp nước và đạm cho các điểm sinh trưởng còn lại. Đối với cây phát triển
vượt mức (sung mãn) thì việc cắt tiả bớt cành lá sẽ tạo điều kiện cho cây dễ ra
hoa tạo trái hơn. Việc tiả bỏ hoa trái tuy có làm giảm năng suất tổng cộng nhưng
tăng được năng suất trái có giá trị thương phẩm. Ngoài ra việc cắt tiả còn là một
biện pháp làm giảm nguồn lây lan sâu bệnh trên cây.

Một thí nghiệm tạo hình và cắt tỉa trên giống ổi JP1 thực hiện tại Mã Lai
(Norlia Yunus, 1990) trong thời gian 5 năm cho thấy, năng suất và số trái của cây
trong điều kiện cắt tỉa nhẹ cao hơn cây được cắt tỉa trung bình và nặng. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt về trọng lượng trung bình của trái và tỷ lệ chất hòa
tan tổng số giữa các cây được áp dụng các mức độ cắt tỉa. Việc cắt tỉa nặng đã
giúp cây cho nhiều chối mới nhất. Trái mọc ra từ các chồi mới tại vị trí xa nhất tính
từ chổ cắt cành.
2.3. Một số nguyên tắc.
2.3.1. Cắt tiả trong giai đoạn cây chưa phát triển cành lá mới trong năm.
Cắt tiả bao nhiêu, mức độ như thế nào tùy thuộc vào cách cho trái của cây,
sự kết hợp giữa chồi (hay mắt) tháp và gốc tháp, sức sinh trưởng của cây. Tất cả
các yếu tố nầy thay đổi tùy loài cây trồng.
Do vậy, cây ăn trái cần được xếp nhóm tùy theo chúng có kiểu cho trái ở
nhánh bên (lateral) hay ngọn nhánh (terminal) hoặc cả hai.
Đối với các loài có các chồi cựa nhỏ mọc tận cùng trên nhánh và các chồi
nầy phát triển trong thời gian dài trên cây để cho trái, nên việc cắt tiả cần thực
hiện trên các nhánh đã phát triển trong mùa trước. Các nhánh dài cần được cắt
ngọn hoặc cắt bỏ hoàn toàn vì khi mang nhiều trái cành sẽ bị uốn cong xuống, trái
bị lắc nhiều trong gió gây bầm dập các trái khác trên cây.
Đối với các loài cho trái trên các nhánh bên mọc ra từ mùa trước, có thể cắt
bỏ 2/3 các nhánh mới mọc ra trong năm (có thể mọc ra trong giai đoạn cây mang
trái vụ vừa mới thu hoạch) và các nhánh già yếu, chỉ chừa lại các nhánh sinh
trưởng mạnh để cho trái trong mùa tiếp theo.
Sau khi cây đã cho trái một số năm, các chồi nhỏ trên những cành giàn sẽ
bị già cỗi, chết, thiếu ánh sáng hoặc bị gãy trong quá trình canh tác. Do vậy, các
cành giàn nầy có thể được đốn bỏ để tạo điều kiện cho cây mọc các cành sườn
mới và các chồi mới được tiếp tục mọc ra.
2. 3.2. Cắt tiả trong giai đoạn cây đang phát triển cành lá.
Được thực hiện trên các cây còn nhỏ nhằm chọn lọc các cành giàn thích
hợp và khi thực hiện trên cây cho trái thì nhằm loại bỏ các cành vượt (water

sprouts), làm giảm sức sinh trưởng của cây, cải thiện việc đậu trái, màu sắc trái
2. 3.3. Cắt tỉa sau mùa thu hoạch
Đối với một số loại cây ăn trái, cần tiến hành cắt tỉa cho cây sau khi thu
hoạch trái, như nhãn, vải, xoài, nho, thanh long các chồi, cành mang trái phía
ngoài tán, cành bị bẻ gảy, cành yếu vươn ra xa tán, cành bị sâu bệnh, cuống
trái cần được cắt để thu nhỏ tán cây và giúp cây đâm chồi mới đồng loại, chồ
mạnh mập khoẻ để chuẩn bị cho mùa trái năm sau.
2.4. Các loại cành cần cắt tiả.
Loại bỏ các cành nhỏ mọc thẳng bên trong tán, các cành nhỏ không nhận
được ánh sáng, cành mọc khít nhau hay mọc chồng khít lên nhau để tăng khoảng
cách thích hợp cho các cành giàn. Việc cắt bỏ các cành bị sâu bệnh, cành bị khô
héo hay hư hỏng cần tiến hành thường xuyên.
2.5. Thời điểm cắt cành trong năm và cách cắt cành.
Tốt nhất là cắt cành trong điều kiện thời tiết khô ráo để vết thương mau
lành. Ở ĐBSCL nông dân có tập quán ‘rửa cây‘ sau khi thu hoạch. Tuy nhiên trong
thời gian nầy, đối với đa số cây ăn trái ở ĐBSCL, là thời gian còn mưa, do đó khi
cắt cành cần bôi vết cắt với các loại thuốc sát khuẩn (thuốc gốc đồng như Copper
zinc, Copper-B) để tránh nhiễm bệnh.
Cần lưu ý đến kỹ thuật cắt cành, khi cắt hết thân cành thì nên cắt sát chân
cành để vết thương mau lành, tránh chừa lại một phần thân cành vì phần nầy dễ
bị hư thối, hoặc trên phần thân cành còn lại nầy sẽ có những cành nhỏ mọc ra và
trở thành loại cành mọc bên trong tán, phải tốn công cắt tiả thêm.
Có một số nhà vườn kết hợp việc cắt cành thông qua phương pháp chiết
cành. Tuy nhiên, điều nầy cần được cân nhắc vì làm như thế ta đã giữ lại một số
cành trên cây trong một thời gian mà nói về mặt sinh trưởng thì không có hiệu
quả, do đó việc chiết cành cần thực hiện với mục đích rõ ràng trong thời điểm
thíïch hợp.
3. Sử dụng dụng cụ để tạo hình và cắt tiả .
Tùy theo vị trí, kích thước cành và chiều cao cây, các loại dụng cụ cắt cành
cần được sữ dụng thích hợp. Một số loại dụng cụ được sử dụng phổ biến gồm có:

dây chì, kéo cắt cành (loại ngắn, loại dài), kéo giật, các loại cưa, sứa cắt cành,
thang dài

×