Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.66 KB, 4 trang )

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN




Mục đích, yêu cầu:

+Giúp người học nắm được các phương pháp tiến hành kiểm toán.

+Thao tác được các phương pháp kiểm toán cụ thể.


Nội dung
: Tổng số :
8tiết
( 8 tiết lý thuyết )




I.

Phương pháp kiểm toán cơ bản

Loại phương pháp kiểm toán cơ bản là các phương pháp được thiết kế và sử
dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ
thống kế toán xử lý và cung cấp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc
tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa vào các số liệu, các thông tin
trong báo cáo tài chính và hệ thống kế toán của đơn vị. Phương pháp ki
ểm toán cơ
bản bao gồm:





1

Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát:

Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính
để xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong Bảng cân
đối kế toán và các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ
lợi tức thay đổi từ 30% của năm trước sang 10% của năm nay thì đó là sự thay đổi
lớn mà các kiểm toán viên phảI lưu tâm. Sự thay đổi này có thể là khách quan(thay
đổi giá, loại hình kinh doanh…), cũng có th
ể do sai sót số học trong tính toán, cũng
có thể là sự gian lận của các nhà quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp…
Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của doanh
nghiệp là:

a)
Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu(còn gọi là phân tích ngang)
phương pháp này đơn giản nhưng không thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
Các ví dụ về phân tích ngang gồm:

-So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau.

-So sánh số liệu thực tế với số liệu trong kế hoạch, trong dự toán…

-So sánh số liệu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh, cùng
lãnh thổ và có qui mô tương đương. Hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị
với các chỉ tiêu bình quân trong ngành.


b)
Phân tích tỷ suất(còn gọi là phân tích dọc)
bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ
tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau.

Tuỳ theo kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên có thể tính toán,
phân tích nhiều mặt một số tỷ suất cần thiết cho việc nhận xét của mình.

Sau đây là một số tỷ suất thường dùng trong kiểm toán

-Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán

Tổng tài sản lưu động

+Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thờI =

Tổng nợ ngắn hạn







Vốn bằng tiền+Đầu tư TC ngắn hạn+Khoản phải thu

+Tỷ suất khả năng =

thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn




Tổng tài sản lưu động

+Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn =

Tổng số nợ phải trả



-Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời



Lợi nhuận trước thuế+Chi phí tiền lãi

+Tỷ suất khả năng =

sinh lời của tài sản Tổng giá trị tài sản bình quân



Tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế

+Tỷ suất hiệu quả kinh doanh =

Tổng doanh thu bán hàng thuần




-Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính



Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

+Tỷ suất đầu tư =

Tổng số tài sản



Tổng số nợ phải trả

+Tỷ suất nợ =

Tổng nguồn vốn



Nguồn vốn chủ sở hữu

+Tỷ suất tự tài trợ =

TSCĐ và đầu tư dài hạn



Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát có thể có hiệu lực trong việc nhận

dạng những sai sót của báo cáo tài chính và có thể áp dụng trong cả 3 giai đoạn
của quá trình kiểm toán.

a)
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Trong giai đoạn này, phương pháp phân
tích đánh giá tổng quát giúp cho kiểm toán viên nhìn nhận doanh nghiệp một
cách toàn diện và xác định tính chất bất thường một cách nhanh chóng để định
hướng và xác định phạm vi kiểm tra, rút ngắn được thời gian kiểm toán. Kỹ thuật
phân tích còn giúp kiểm toán viên “chẩn đoán” được nhanh chóng khu vực có
thể có sai sót để làm trọng tâm cho cuộc kiểm toán.

b)
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Khi sử dụng phương pháp phân tích cho mục
đích thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu thì kiểm
toán viên cần xem xét các vấn đề sau:

-Mục đích của phương pháp phân tích và mức độ kiểm toán viên có thể tin
cậy vào phương pháp phân tích.

-Tính hữu dụng của các thông tin tài chính và các thông tin không có tính chất
tài chính.

-Độ tin cậy của các thông tin hiện có. VD: kinh nghiệm cho thấy là kế hoạch
thu-chi thường được lập một cách thận trọng hơn các kế hoạch khác.

-Tính so sánh của các thông tin hiện có. VD: số liệu của một ngành rộng sẽ
không thể so sánh được với số liệu của một doanh nghiệp chuyên sản xuất
các sản phẩm đặc biệt.


-Các kinh nghiệm mà kiểm toán viên đã thu thập được trong kỳ kiểm toán
trước về hiệu lực của kiểm soát nội bộ và các dạng “vấn đề” đã phát sinh
trong các kỳ trước để điều chỉnh số liệu kế toán.

c)Giai đoạn hoàn thành kiểm toán:

Khi hình thành kết luận tổng quátvà tổng thể các thông tin tài chính, kiểm toán
viên nên áp dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát vào cuối hoặc gần
cuối cuộc kiểm toán. Các kết luận rút ra từ kết quả áp dụng phương pháp phân tích
sẽ củng cố cho các kết luận đã hình thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt
của các thông tin tài chính và giúp kiểm toán viên đi tới một kết luận tổng quát về
tính hợp lý của các thông tin tài chính.

Đánh giá phân tích tổng quát là phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao vì thờI
gian ít, chi phí thấp mà nhiều tác dụng. Kỹ thuật phân tích thường được các kiểm
toán viên cấp cao tiến hành và thường là kỹ thuật được áp dụng đầu tiên cho mọI
cuộc kiểm toán. Trong trường hợp một bộ phận một bộ phận, một khoản mục có giá
trị không đáng kể so vớI tổng thể các thông tin tài chính và không có các dấu hiệu
biến động bất th
ường, đồng thờI mức độ rủi ro tiềm tàng, rủI ro kiểm soát thấp, đôi
khi kiểm toán viên chỉ cần áp dụng phương pháp phân tích là đã có thể rút ra những
nhận xét cần thiết mà không cần áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán nào khác.



2

Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư


Phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất là kiểm tra việc ghi chép từng loại
nghiệp vụ hoạt động sản xuất-kinh doanh. Phương pháp này thích hợp để kiểm tra
các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, có loại nghiệp vụ có tính chất không phức tạp,
hoặc những bộ phận, những khoản mục dễ cảm xúc trong kinh doanh như tiền mặt,
chứng khoán…Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra chi tiết từng loại hoạt động, từng
nghiệp vụ và số dư trở nên không thực tế khi qui mô hoạt động và khối lượng giao
dich ngày càng tăng lên. Bởi vậy, kiểm toán hiện đại thường không kiểm tra chi tiết
toàn bộ các nghiệp vụ và các số dư tài khoản. Việc kiểm tra chi tiết chủ yếu dựa
trên cơ sở kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ cùng loại.

Trong phương pháp cơ bản, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng các
thử nghiệm cơ bản. Đó là các loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về mức
độ trung thực, hợp lý của số liệu kế toán. Thử nghiệm cơ bản bao gồm hai loại là
thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.

-Thủ tục phân tích: Thực chất chính là việc sử dụng kỹ thuật phân tích để phát
hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường.

-Thử nghiệm chi tiết: Là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư, gồm các
loại:

+Kiểm tra nghiệp vụ: Là kiểm tra chi tiét một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát
sinh để xem xét về độ chính xác của các số dư, thường được thực hiện khi số
phát sinh của tài khoản ít, hay trong các trường hợp bất thường.

Thử nghiệm này được thực hiện như sau: Trước hết, các kiểm toán viên sẽ
chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra, sau đó kiểm tra chi tiết về các tài liệu, chứng
từ của các nghiệp vụ đó và xem xét quá trình luân chuyển của chúng qua các
tài khoản, cuối cùng kiểm toán viên đánh giá và xác định số dư cuối kỳ.


+Kiểm tra số dư: Là kiểm tra để đánh giá về độ chính xác của số dư các tài
khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.

Thử nghiệm này được thực hiện như sau: Đầu tiên, kiểm toán viên phân tích
số dư ra thành từng bộ phận, hay theo từng đối tượng, sau đó chọn mẫu để
kiểm tra, đối chiếu giữa các tài liệu, sổ sách với nhau và đốI chiếu với những
tài liệu thu thập được từ những người thứ ba(khách hàng, chủ nợ, ngân
hàng…), cuối cùng, kiểm toán viên đánh giá kết quả và xác định số dư cu
ối
kỳ.



II.

Phương pháp tuân thủ


Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được thiết
lập để thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ đơn vị.

Đặc trưng của phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thử nghiệm và kiểm tra
đều dựa vào bộ phận kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ
được đánh giá là mạnh, là hiệu quả và kiểm toán viên có thể tin tưởng thì công việc
kiểm toán có thể dự vào các qui chế kiểm soát của bộ phận kiểm soát nội bộ trong
đơn vị.




1

Các phép thử nghiệm

a)

Điều tra:
Bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ ký trên
các chứng từ hoặc báo cáo kế toán.

b)

Phỏng vấn:
là cách đưa ra những câu hỏi và thu thập những câu trả lời của
các nhân viên của khách thể kiểm toán . Để thu được những bằng chứng xác
đáng, các câu hỏi đưa ra cần gọn, rõ, dễ hiểu và linh hoạt. Kết thúc phỏng
vấn cần tóm tắt những kết quả thu được về nhận thức thực tiễn vớI xác nhận
của ngườI phỏng vấn.

c)

Thực hiện lại:
được hiểu đơn giản là phép lặp lại hoạt động của một nhân
viên đã làm để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc
được giao. Tuy nhiên, thực hiện lại thông thường bao gồm sự kết hợp giữa
tính toán, so sánh, phỏng vấn.

d)

Kiểm tra từ đầu đến cuối:

là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra và
quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể đã được
ghi lại trong Sổ cái. Vì vậy, kỹ thuật này thường rất tốn công nên chỉ được
thực hiện với một số nghiệp vụ

e)

Kiểm tra ngược lại:
theo thời gian là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ Sổ
Cái ngược lại đến thời điểm bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đó.



2

Các loại trắc nghiệm

-Trắc nghiệm công việc: chính là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay
hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội
bộ .

-Trắc nghiệm trực tiếp số dư: là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối,
phân tích, đốI chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy
của các số dư cuốI kỳ ở Sổ cái ghi vào Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
kinh doanh.

-Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét các mốI quan hệ kinh tế và xu
hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đốI chiếu trực
tiếp, đốI chiếu logic, cân đôi…giữa các trị số(bằng tiền) của các chỉ tiêu hoặc của
các bộ phậnu cấu thành chỉ tiêu.




×