Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC (Đáp án)Kèm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.44 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐẠO ĐỨC TRONG HÀNH NGHỀ DƯỢC (ĐÁP ÁN)
Câu 1: Trình bày và phân tích 10 điều y đức trong hành nghề dược do Bộ y tế ban hành
Trả lời
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.
− Thầy thuốc phải có lòng nhân ái, phải sẵn lòng cứu chữa người bệnh và quan trọng nhất là phải
đặt quyền lợi, tính mạng của người bệnh lên trên quyền lợi của bản thân.
− Việc nâng cao y đức đáp ứng với yêu cầu chăm sóc và bảo vệ người sức khoẻ nhân dân là lương
tâm, là trách nhiệm bổn phận của người thầy thuốc.
2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân.
− Người thầy thuốc có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
cho người bệnh và nhân dân. Để sử dụng thuốc an tồn hợp lý cần chọn được thuốc hợp lý, trong
đó 3 vấn đề quan trọng là: phối hợp thuốc phải đúng (khơng có tương tác bất lợi), khả năng tn
thủ điều trị của người bệnh cao (số lần dùng trong ngày ít, khả năng chi trả phù hợp với người
bệnh) và có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.
− Đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược; tích cực, chủ động tuyên truyền kiến
thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người
bệnh.
− Người thầy thuốc phải bảo mật thơng tin người bệnh.
− Phải tơn trọng những bí mật riêng tư bí mật liên quan đến bệnh tật người bệnh.
− Thông tin về sức khỏe và đời tư của người bệnh chỉ được phép công bố trong trường hợp được
người bệnh đồng ý hoặc các trường hợp khác được pháp luật cho phép.
4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn; thực hiện Chính sách
quốc gia về thuốc. Khơng lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để
mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
− Ngồi việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật thì phải tuân thủ Luật Dược, các văn bản quy định chi
tiết thi hành Luật Dược và các văn bản pháp luật có liên quan.
− Phải tuân thủ các quy định của nguyên tắc đạo đức hành nghề dược và Điều lệ của tổ chức xã hội
- nghề nghiệp hành nghề dược mà người hành nghề dược là thành viên.
− Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định chuyên môn về dược, không lợi dụng nghề nghiệp vì
lợi ích cá nhân.


5. Phải tơn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các hiện
tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
− Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, tự nguyện tham gia vào các hoạt động
nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của người hành
nghề dược tổ chức hoặc phát động nhằm góp phần vào sự phát triển chung của ngành dược.
− Phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định chuyên môn về dược. Không lợi dụng hoặc tạo
điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.

1


6. Phải trung thực, thật thà, đồn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng
học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
− Phải trung thực, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, hợp tác, tơn trọng đồng nghiệp và lắng nghe ý
kiến của đồng nghiệp; bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
− Tơn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ. Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
đồng nghiệp mới vào nghề.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch
bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
− Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ, công chức, nhân viên y tế và cán bộ, công chức, nhân viên
của cơ quan ban ngành khác bảo đảm cung ứng và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Khơng được vì mục đích lợi nhuận mà
làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất
nghề nghiệp.
− Nghề dược là nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người, vì vậy phải
thận trọng, tỉ mỉ, chính xác.
− Có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, khơng được có hành vi làm tổn hại đến uy
tín, danh dự của người hành nghề dược.

+ Phải tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, người sử dụng thuốc.
+ Bình đẳng, cơng bằng và khơng kỳ thị phân biệt đối xử người bệnh, không lạm dụng
nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh.
+ Khơng vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém chất lượng, thuốc không
đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
+ Khi bản thân có lỗi trong q trình hành nghề dược, phải tự giác nhận trách nhiệm về
mình và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên
cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu
cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
− Người thầy thuốc phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; tích cực
tham gia các lớp đào tào, bồi dưỡng kiến thức.
− Tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp
ứng tốt các yêu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mọi tình huống.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn
minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
− Phải luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy
thuốc, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm với nghề, với người sử dụng thuốc.
− Phải ứng xử văn minh, ln có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục lịch sự trong hoạt động hành
nghề dược.

2


− Phải sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân.
− Phải tích cực tham gia đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Câu 2: Trình bày và phân tích những đặc điểm chủ yếu của đạo đức trong hành nghề dược ở Việt
Nam.
Trả lời

− Khái niệm dược sĩ 7 sao do Tổ chức y tế thế giới đưa ra cũng như 10 điều dược đức do Bộ
trưởng bộ y tế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định đã nói lên những yêu cầu về phẩm
chất đạo đức của người dược sĩ. Đó là những phẩm chất của người thầy, người ra quyết định,
người lãnh đạo, quản lý… nhưng phẩm chất nào là quan trọng nhất đối với người hành nghề
dược?
1. Đặt sức khỏe của bệnh nhân và lợi ích của cộng đồng lên trên hết.
− Đây là phẩm chất quan trọng nhất đối với người dược sĩ. Ngành dược trước hết là ngành khoa
học kỹ thuật mà sản phẩm của nó để bảo vệ sức khỏe của cộng động, chăm lo sức khỏe cho con
người. Tính chất nhân đạo quán triệt trong mọi hoạt động của ngành.
− Mặt khác ngành dược là một ngành kinh tế đòi hỏi vận hành phải có lãi. Tập thể cán bộ cơng
nhân viên ngành dược nói chung, cá nhân mỗi người dược sĩ nói riêng đều phải quán triệt tinh
thần đặt sức khỏe bệnh nhân và lợi ích của cộng đồng lên trên hết, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa tính nhân văn và yêu cầu làm kinh tế.
− Quan điểm này khi cụ thể hóa trong cuộc sống nghề nghiệp hàng ngày sẽ vô cùng phức tạp: lấy
lãi bao nhiêu là đủ, sự tôn trọng chất lượng thuốc, giúp đỡ bệnh nhân lựa chọn thuốc với thuốc
khơng kê đơn, góp phần vào việc kê đơn thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
− Quán triệt đặc điểm này của đạo đức hành nghề dược cũng là thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh : Lương y như từ mẫu
2. Trung thực, đồn kết, tơn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
− Trung thực là phẩm chất rất quan trọng của đạo đức hành nghề dược vì nhiều hành vi của người
dược sĩ chỉ bản thân người đó biết, nhiều việc chỉ có người đó và bệnh nhân biết trong điều kiện
người bệnh nhân khơng có kiến thức về dược phẩm như dược sĩ.
− Một số biểu hiện của sự thiếu trung thực: cịn thuốc nhưng nói dối là hết thuốc để bắt họ mua thứ
thuốc khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn, thực hiện quy trình chun mơn sai sót nhưng không
dũng cảm thừa nhận, để thuốc kém phẩm chất lưu hành trên thị trường, cố bán gấp hết những
thuốc đã có quyết định thu hồi trước khi cơ quan thanh tra đến, thu lãi nhiều hơn phần lãi suất
được quy định.v.v.
3. Phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề.
− Nghề dược cũng như nghề y là nghề nghiệp có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mệnh con
người, do đó phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong hành nghề.

− Dược sĩ sản xuất bào chế, dược sĩ lâm sàng, dược sĩ cộng đồng (dược sĩ chủ nhà thuốc) đều cần
đức tính này tuy biểu hiện có khác nhau.

3


− Kẻ thù của việc thể hiện đức tính này là sự dấu dốt. Ví dụ như khơng nên ngại khi mở sách tra
cứu trước mặt bệnh nhân nếu như trót quên liều dùng thuốc đang cần hướng dẫn.
4. Học suốt đời.
− Đây là yêu cầu chung với mỗi con người trong xã hội hiện đại, khi chu kì bán hủy kiến thức của
loài người ngày càng ngắn lại, y học và dược học ngày càng phát triển thì các loại thuốc mới, các
cách dùng mới, các tác dụng phụ mới sẽ được phát hiện nhiều hơn. Người dược sĩ phải nắm bắt
được những kiến thức mới đó mới có thể phục vụ có hiệu quả…
− Với sự bùng nổ thơng tin hiện nay chúng ta có thể học tập được từ rất nhiều nguồn, không chỉ từ
trong sách đã in, từ đồng nghiệp như trước đây.
5. Tôn trọng và khai thác y dược học cổ truyền.
− Y học hiện đại mới chỉ được đưa vào nước ta từ khoảng hai thế kỷ nay. Trước đó chỉ nhờ y dược
học cổ truyền mà ông cha ta đã bảo vệ sức khỏe, tồn tại hàng nghìn năm.
− Vì vậy việc tơn trọng và khai thác y dược học cổ truyền, kết hợp đông y với tây y, thực hiện
thuốc nam chữa bệnh cho người nam là một việc rất cần thiết.
− Chúng ta không chỉ coi đây là một quan điểm mà phải coi đây là vấn đề đạo đức hành nghề.
− Trong việc khai thác và kết hợp với y dược học cổ truyền, sự trung thực vô cùng quan trọng, đó
là sự dũng cảm bỏ qua những kinh nghiệm, bài thuốc lạc hậu, thất truyền, thiếu cơ sở khoa học
để tiếp thu những tinh túy thực sự, xây dựng một nên y dược học Việt Nam.

Câu 3. Trình bày và phân tích vai trị của dược sỹ trong thế kỷ XXI.
Trả lời
Hiện nay, có nhiều xu hướng (mơ hình) đào tạo dược sĩ: Dược sĩ sản xuất, dược sĩ cộng đồng, dược sĩ
lâm sàng,…. Người dược sĩ trong thế kỉ 21 sẽ có vị trí như thế nào? Năm 2000, tổ chức WHO đưa ra
khái niệm dược sĩ 7 sao và được Liên đoàn dược phẩm quốc tế (FIP) hưởng ứng. Theo đó, người Dược

sĩ là:
1. Người thực hiện chăm sóc thuốc cho nhân dân (Care giver).
2. Người ra quyết định (Decision maker) về sử dụng một cách phù hợp, hiệu quả các nguồn lực
(nhân lực, thuốc, trang thiết bị, quy trình, thực hành).
3. Là cầu nối giứa bệnh nhân và thầy thuốc, là người truyền tải thông tin (communicator):
dược sĩ là người có vị trí lý tưởng giữa bệnh nhân và thầy thuốc, có điều kiện để giải thích cặn kẽ
cách dùng thuốc cho bệnh nhân, lựa chọn các thơng tin cần thiết và vừa đủ để nói với bệnh nhân.
Cũng chính vì điểm này mà chúng ta quy định hai loại thông tin về thuốc: thông tin cho bệnh
nhân và thông tin cho thầy thuốc.
4. Là nhà quản lý (Manager): Dược sĩ phải biết quản lý một cách có hiệu quả các nguồn nhân lực,
tài lực, vật lực và thông tin
5. Là người học tập suốt đời (Life-long learner): Dược sĩ không chỉ học tập trong trường mà phải
học tập suốt cuộc đời cơng tác. Vì khoa học nói chung, y học và dược học nói riêng luôn phát
triển mạnh mẽ, nhiều thuốc mới và cách dùng mới được phát hiện.

4


6. Là người giảng dạy, người thầy (Teacher): Dược sĩ có trách nhiệm hướng dẫn các cộng sự,
giảng dạy cho các thế hệ dược sĩ kế tiếp, rèn luyện kỹ năng thực hành cho bản thân và chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Chính vì vậy mỗi người dược sĩ phải có phẩm chất của
người thầy.
7. Là người lãnh đạo (Leader): trong nhiều trường hợp dược sĩ phải đóng vai trị người lãnh đạo.
Đơn giản nhất là trường hợp dùng kiến thức của mình thuyết phục bệnh nhân lựa chọn thuốc, sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Ngoài 7 yêu cầu trên, Liên đoàn dược Quốc tế cũng nêu thêm một tiêu chí: người dược sĩ phải là
nhà nghiên cứu.
Câu 4. Trình bày và phân tích u cầu đạo đức trong đào tạo nhân viên giới thiệu thuốc
Trả lời
1. Người giới thiệu thuốc đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin chính xác, trung

thực, cập nhật về thuốc cho cán bộ y tế liên quan đến các chỉ định đã được cơ quan quản lý phê
duyệt cho phép sử dụng, các lợi ích hoặc rủi ro của sản phẩm. Người giới thiệu thuốc được coi
như đầu mối liên lạc giữa Công ty sản xuất, kinh doanh với cán bộ y tế là người kê đơn thuốc.
Do vậy hoạt động của những người giới thiệu thuốc đại diện cho Công ty trên thị trường, thể
hiện tính chun nghiệp và liêm chính của Cơng ty trong hoạt động kinh doanh.
2. Công ty cần đảm bảo tất cả những người giới thiệu thuốc của Công ty, hay do Công ty thuê, là
những người tiếp xúc trực tiếp với cán bộ y tế, đều phải được huấn luyện về luật, quy chế và quy
tắc có liên quan, bao gồm cả Nguyên tắc Tự nguyện về đạo đức.
3. Công ty cần đảm bảo người giới thiệu thuốc có kiến thức chuyên môn và được đào tạo phù hợp
về khoa học và thông tin sản phẩm để đảm bảo họ đủ khả năng trình bày thơng tin một cách
chính xác, cập nhật và đầy đủ, theo đúng quy định của luật pháp và quy chế liên quan.
4. Công ty cần tiến hành kiểm tra đánh giá theo định kỳ về kiến thức của người giới thiệu thuốc, cả
về luật pháp, quy chế, quy tắc và thông tin sản phẩm, cũng như có đánh giá về hành vi làm việc
đảm bảo theo đúng quy định luật pháp, quy chế và Nguyên tắc đạo đức .
5. Khi một nhân viên không tuân thủ theo đúng các chính sách của cơng ty cũng như các Nguyên
tắc đạo đức trong kinh doanh dược, Công ty cần có biện pháp kỷ luật thích hợp.

Câu 5. Trình bày và phân tích u cầu phải tư vấn một cách trung thực, không vụ lợi
Trả lời

5


− Đây là yêu cầu đạo đức rất quan trọng.Nếu ta đặt sức khoẻ bệnh nhân và lợi ích cộng đồng lên
trên hết,ta sẽ khắc phục được khuyết điểm thiếu trung thực, vụ lợi trong tư vấn.Ví dụ:
Đơn thuốc của bệnh nhân ghi thuốc A nhưng nhà thuốc của mình khơng có,người dược sĩ thay
thế bằng thuốc B, loại thuốc mà nhà thuốc sẵn có mặc dầu thuốc B khơng phải là sự thay thế hợp
lý thuốc A. Như thế là đã vụ lợi trong tư vấn,hành vi không thể chấp nhận.
− Cũng có khi nhà thuốc có sẵn loại thuốc ghi trong đơn nhưng dược sĩ lại hướng dẫn khách hàng
mua loại thuốc khác có chiết khấu cao hơn,được khuyến mại nhiều hơn mặc dầu khơng thật thích

hợp với bệnh của bệnh nhân.
− Cũng cần tránh việc dùng bệnh tật dọa nạt để ép bệnh nhân mua thuốc,càng nhiều càng tốt cho
nhà thuốc của mình
− Điều cần nhớ là khơng thể tránh đợc mục đích thu lãi trong kinh doanh thuốc,song dung hịa,cân
đối việc này vói lợi ích của người bệnh,của cộng đồng là nhiệm vụ của người dược sĩ chủ nhà
thuốc
Câu 6. Trình bày và phân tích u cầu phải tư vấn một cách rõ ràng,dễ hiểu.
Trả lời
− Trước hết,cần xác định rõ đây là tư vấn cho người khơng có chun mơn y dược, khác với việc
tư vấn cho bác sĩ trong bệnh viện. Do vậy, cần tránh dùng các từ chuyên môn. Ngôn từ cần rõ
ràng, dễ hiếu sao cho khách hàng hiểu được dễ dàng.
− Cần xác định rõ nội dung cần truyền đạt cho bênh nhân, chỉ nói những điều cần thiết, khơng giải
thích lan man có thể khiến bênh nhân hoang mang.
− Thơng tin, tư vấn cho bệnh nhân có hai hinh thức là nói và viết. Cũng cần chú ý đến việc tư vấn
bằng cách viết.Việc ghi liều dùng, cách dùng trên bao bì thuốc cũng cần rõ ràng để bệnh nhân
đọc được,khơng được ghi q tóm tắt để khách hàng có thể suy diễn sai.

Câu 7. Trình bày những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Hensinki 2 (thuyên ngôn Tokyo 1975)
Trả lời
Hiệp hội Y học Thế giới (World Medical Association) được hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới đã
phát triển mở rộng và bổ sung với Tuyên ngôn Helsinki để hướng dẫn cho các thầy thuốc trong nghiên

6


cứu có đối tượng tham gia là con người. Năm 1975, tuyên ngôn này được sửa đổi bổ sung (gọi là Tuyên
ngô Henlsinki 2) đã thay đổi trong tâm từ “Nghiên cứu lâm sàng” sang “Nghiên cứu y sinh học” có đối
tượng là con người. Tun ngơn này đã được thông qua phiên họp Hội đồng y học thế giới lần thứ 29 tại
Tokio năm 1975.
Trong quy định của nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu y sinh học khác có đối tượng là con

người, q trình đánh giá các nghiên cứu y sinh đã được thực hiện bởi các hội đồng cấp quốc gia và cấp
viện chủ yếu dựa trên các điều hướng dẫn của Tuyên ngôn Helsinki, bao gồm các điều chủ yếu sau đây:
1. Nghiên cứu y sinh phải tuân theo nguyên tắc khoa học và phải dựa trên nghiên cứu trong phịng thí
nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ, và dựa trên các kiến thức hàn lâm từ các tài liệu khoa học.
2. Thiết kế từng phép thử nghiệm trên đối tượng với con người phải được hình thành trong đề cương
nghiên cứu và phải được đánh giá bởi một hội đồng độc lập.
3. Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ khoa học tương xứng và được
giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm lâm sàng.
4. Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào, có đối tượng nghiên cứu là con người, cũng cần phải được đánh giá
một cách cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước so với các lợi ích có thể đạt được, cho đối tượng
nghiên cứu và các đối tượng khác. Quan tâm đến lợi ích của đối tượng nghiên cứu ln phải đặt trên lợi
ích của khoa học và của xã hội.
5. Quyền lợi của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo về sự tồn vẹn ln luôn phải đặt lên hàng đầu tất
cả các điều dự phịng phải được tiến hành, đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động
nghiên cứu lên sự toàn vẹn về thể chất và tâm thần của đối tượng.
6. Sự chính xác của kết quả nghiên cứu phải được bảo vệ; bất cứ một nghiên cứu nào tiến hành trên con
người thì mỗi một đối tượng dự kiến nghiên cứu phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các
phương phá, các lợi ích có thể và các tác hại có thể trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có
thể gây ra.
7. Khi đạt được sự thỏa thuận tham gia trong nghiên cứu, sau khi có được thơng tin, bác sĩ phải đặc biệt
thận trọng nếu đối tượng trong tình trạng phụ thuộc bác sĩ. Không được gây áp lực hoặc đe dọa gây bắt
buộc đối tượng tham gia nghiên cứu.
8. Trong trường hợp đối tượng thiếu hành vi năng lực, cac thỏa thuận phải được sự đồng ý của người đại
diện trách nhiệm về mặt pháp lý phù hợp theo luật pháp của từng quốc gia.
9. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đc tự do bỏ cuộc hay rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

Câu 8. Trình bày và phân tích yêu cầu cần phải tư vấn bằng thái độ giao tiếp cởi mở, than mật, tạo
được sự tin cậy của khách hàng.
Trả lời
Người dược sĩ có trách nhiệm ngày càng lớn trong chăm sóc sức khỏe người bệnh, để đảm bảo

rắng người bệnh sẽ đạt được những kết quả như mong muốn khi được điều trị bằng thuốc. Vai trò quan

7


trọng này yêu cầu các dược sĩ phải thay đổi quan điểm hành động từ việc coi “thuốc là trung tâm” sang
việc chăm sóc coi “người bệnh là trung tâm”
Vì vậy, người dược sĩ coi hoạt đơng chăm sóc người bệnh là trung tâm phải phát triển mối quan
hệ giao tiếp với người bệnh, tăng cường mở rông trao đổi thơng tin, đưa người bệnh tham gia vào q
trình quyết định liên quan đến điều trị và phải nắm bắt được mục đích điều trị đã được chính người
bệnh:
Q trình giao tiếp giữa người dược sĩ với người bệnh được thực hiện thơng qua 2 khâu chính:
a) Thiết lập mối quan hệ tiến triển tốt đẹp giữa người dược sĩ (với tư cách nhà cung cấp dịch vụ)
với người bệnh.
b) Trao đổi những thông tin cần thiết để đáng giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cải thiện việc
điều trị bằng thuốc và đánh giá hiệu quả điều trị thơng qua chất lượng cuộc sống người bệnh.
Q trình giao tiếp giữa các cá nhân bao gồm cả cách thể hiện bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ gồm các yếu tố: cử chỉ, khoảng cách giao tiếp, môi trường diễn ra các hoạt đông giao tiếp và các yếu tố
tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến q trình giao tiếp phi ngôn ngữ.
4.1 Cử chỉ
− Cách thức mà bạn sử dụng cánh tay, bàn chân, bàn tay đầu, mặt và thân mình có ảnh hưởng lớn
đến thơng điệp muốn truyền đạt.
+ Cụm từ “quay lưng lại với ai” là một minh chứng cho ý trên.
+ Tránh sử dụng những cử chỉ không thân thiện như khoanh tay trước ngực, vắt chéo hai
chân, liếc mắt nhìn đồng hồ hay đầu cúi xuống và mắt ngước lên trần nhà.
+ Sử dụng những cử chỉ khơng thân thiện trong giao tiếp có thể làm cuộc nói chuyên giữa
hai bên ngắn lại hoặc không thể tiến xa hơn.
− Sau đây là một số cử chỉ thân thiện để giao tiếp:
+ Giao tiếp bằng mắt (chăm chú nhưng khơng nhìn chằm chằm)
+ Tư thế thoải mái.
+ Điệu bộ phù hợp, thoải mái.

+ Đối diện (vai thẳng góc) với người khác.
+ Hơi nghiêng người về phía người khác.
+ Người đứng thẳng (đầu ngẩng lên).
4.2 Khoảng cách
− Khoảng cách giữa hai người giao tiếp có vai trò quan trọng đối với nội dung sẽ được truyền đạt.
+ Khoảng cách, việc thiết kế và sử dụng không gian là một công cụ hiệu quả trong giao tiếp
phi ngôn ngữ.
+ Các nhà khoa học về hành vi đã tìm ra rằng ở những khoảng cách giao tiếp khác nhau thì
nội dung giao tiếp khác nhau.
+ Khoảng cách an toàn nhất là hai người cách nhau 40-50cm. Chúng ta duy trì khoảng cách
này đối với những người chúng ta có quan hệ gần gũi, thân mật.
− Trong tư vấn thuốc, với khoảng cách vượt qua giới hạn an toàn (>120cm) bạn thường bị coi là
không tận tâm hay thiếu ân cần với bệnh nhân.

8


+ Do đó, khi tư vấn cho bệnh nhân, bạn cần thiết phải đứng đủ gần để đảm bảo tính riêng
tư, đồng thời khoảng cách phải đủ xa để cả hai cùng cảm thấy thoải mái.
+ Phần lớn mọi người thể hiện họ có cảm thấy thoải mái hay khơng bằng cách lùi lại hay
tiến lên để đảm bảo khoảng cách phù hợp.
3. Các yếu tố môi trường phi ngôn ngữ
− Một số yếu tố mơi trường đóng vai trị quan trọng trong tổng thể nhưng thông điệp được truyền
đạt đến người bệnh.Việc sử dụng ánh sáng, mầu sắc và không gian nhà thuốc là những kênh giao
tiếp phi ngôn ngữ quan trọng.
− Ngoại hình của dược sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện bạn chuyên nghiệp
và thực sự thích thú với việc phục vụ khách hàng.
+ Ngoại hình luộm thuộm, lơi thơi của dược sĩ hay nhân viên nhà thuốc cũng đều gây nên
những cảm nhận khơng tốt đối với bệnh nhân.
+ Ngoại hình của bạn và nhân viên giúp việc có thể phát huy hoặc phá hỏng những nỗ lực

trong việc thể hiện khả năng chun mơn, năng lực và sự quyết đốn.
4.4. Một số rào cản trong giao tiếp bằng cử chỉ
− Thiếu sự giao tiếp bằng mắt với bệnh nhân.
Nhiều dược sĩ có xu hướng nhìn vào đơn thuốc hay những thứ khác xung quanh khi nói chuyện.
Hành vi này có thể làm khách hàng nghĩ rằng bạn không thực sự tự tin vào những gì mình đang nói hoặc
bạn khơng thực sự quan tâm đến họ.
⮚ Biểu hiện của nét mặt
Nét mặt của bạn có thể đưa ra một thơng điệp mà bạn khơng có ý định chuyển nó tới khách hàng.
Nên nhớ rằng người ta có xu hướng tin vào những điều họ thấy hơn những điều họ nghe!
⮚ Tư thế đứng của bạn
Tư thế đứng cũng có thể tạo cảm giác gần gũi hoặc xa cách. Khách hàng hay quan sát thế đứng
mà suy đốn liệu bạn có sẵn lịng nói chuyện hay khơng.
⮚ Giọng nói
− Người ta hiểu bức thơng điệp khơng chỉ qua lời nói mà cịn qua giọng nói với nỗ lực muốn loại
bỏ rào cản này, nhiều dược sĩ đã ghi âm giọng nói của mình và khi nghe lại, bỗng nhận thấy họ
phát âm khác rất xa so với những gì họ mong đợi.
− Về kỹ năng giao tiếp, cịn có nhiều vấn đề cần bàn luận,song nếu có một tấm lịng, chắc chắn
chúng ta sẽ thực hiện tốt được sự tiếp xúc với bênh nhân bằng thái độ thân tình, cởi mở và gây
được sự tin cậy.
Câu 9. Trình bày và phân tích u cầu phải tư vấn để góp phần đẩy mạnh việc kê đơn, sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Trả lời
1. Khái niệm sử dụng thuốc hợp lý an toàn:

9


a) Mục tiêu của bất cứ hệ thống quản lý thuốc nào cũng là cung ứng đúng thuốc,tới đúng người
bệnh, những người cần thuốc.Các bước lựa chọn,mua hàng và phân phối là tiền đề cần thiết để
sử dụng thuốc hợp lý.

b) Sử dụng thuốc hợp lý an toàn là yêu cầu người bệnh nhận được thuốc thích hợp với nhu cầu lâm
sàng của họ, phù hợp với yêu cầu riêng của cá nhân họ, trong một khoảng thời gian thỏa đáng và
ở mức độ chi phí thấp nhất đối với họ và cộng đồng (hội nghị Nairobi 1985)
c) Yêu cầu sử dụng thuốc hợp lý chỉ có thể tiến hành được nếu cả hai quá trình kê đơn và cung ứng
thuốc cùng được thực hiện một cách thỏa đáng
2. Vai trò của người dược sĩ trong tăng cường sử dụng thuốc hợp lý,an toàn:
a) Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo vai trò đặc biệt của người dược sĩ,đặc biệt là trong đảm bảo
chất lượng thuốc và trong sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.Trong tăng cường sử dụng
thuốc hợp,lý an toàn và hiệu quả,người dược sĩ có vai trị quan trọng vì họ hiểu n biết sâu rộng
về thuốc và có các kỹ năng giao tiếp tốt.
b) Người dược sĩ, nhất là dược sĩ tại các nhà thuốc cộng đồng,là nhân vật chính trong hướng dẫn
người bệnh sử dụng thuốc. Dược sĩ phải có ý kiến về việc sử dụng bất hợp lý,không an tồn,t
hiếu hiệu quả và thuốc bị cấm, thuốc có nghi ngờ về hiệu quả. Họ là người lựa chọn và mua
thuốc trên cơ sở thuốc thiết yếu, kiểm soát tồn trữ,thông tin và giáo dục truyền thông cho nhân
viên y tế cũng như cho cộng đồng. Người dược sĩ cần tự nguyện làm động lực thúc đẩy tăng
cường sử dụng thuốc hợp lý,an toàn và hiệu quả.
c) Người dược sĩ cần cố gắng để:
− Đạt được các kiến thức về sử dụng thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc hợp lý
− Chuẩn bị một danh mục hợp lý các thuốc OTC
− Chỉ khuyên dùng các thuốc này đối với khách hàng của mình
− Nếu khách hàng địi hỏi một thuốc OTC bất hợp lý, cố gắng giải thích cho họ vì sao khơng nên
dùng loại thuốc đó. Hãy khun họ dùng thuốc hợp lý hơn.
− Khuyên dùng thuốc hợp lý phải chính xác và phải tránh bị lạm dụng.
− Bắt đầu với khách hàng, người dược sĩ cần phải cố gắng giáo dục truyền thông cho công chúng
về sử dụng thuốc hợp lý qua các tờ rơi, các cuốn sách nhỏ và các áp phích.

Câu 10. Trình bày và phân tích u cầu đạo đức trong hoạt động thơng tin quảng cáo thuốc.
Trả lời
1. Chỉ những thuốc đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số đăng ký lưu hành tại
VN hoặc nước khác mới được thông tin cho cán bộ y tế.

2. Chỉ những thuốc đã được Cục Quản lý dược cấp số đăng ký lưu hành tại VN và nằm trong danh
mục các thuốc được phép quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mới được quảng
cáo cho công chúng theo quy định.

10


3. Việc in nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (kể cả thuốc do công ty sản xuất hoặc thuốc
nhập khẩu) và các tài liệu thông tin, quảng cáo thuốc đều bằng tiếng Việt Nam và được trình bày
đầy đủ các nội dung theo đúng quy định.
4. Thông tin, quảng cáo thuốc phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính xác, trung thực, rõ
ràng, phù hợp với những thông tin của thuốc đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
thẩm định trước khi cấp số đăng ký lưu hành và được cập nhật bởi các bằng chứng khoa học rõ
ràng.
5. Các thông tin cần thiết và thích hợp sẽ được cung cấp cho tất cả các cán bộ y tế phù hợp với sự
cho phép của pháp luật và các quy định hiện hành.
6. Nội dung thơng tin thuốc phải có nguồn tham khảo rõ ràng, như tham khảo các tài liệu ghi nhãn,
tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt hoặc bằng các chứng cứ khoa học rõ ràng. Những
bằng chứng này ln có sẵn để cung cấp theo u cầu của các cán bộ y tế. Khi nhận được yêu
cầu cung cấp thông tin về thuốc, các công ty cần đảm bảo cung cấp một cách khách quan những
thông tin và dữ liệu phù hợp với đối tượng yêu cầu cung cấp.
7. Nội dung thông tin thuốc phải rõ ràng, dễ đọc, chính xác, cân bằng, cơng bằng, khách quan và
đầy đủ để giúp các cán bộ y tế hình thành ý kiến riêng của mình về giá trị chữa bệnh của các loại
thuốc.
8. Thông tin quảng cáo thuốc phải dựa trên một đánh giá cập nhật của tất cả các chứng cứ liên quan
và có bằng chứng rõ ràng. Nó không nên đánh lừa bởi sự biến dạng, cường điệu, nhấn mạnh quá
mức.
9. Không được sử dụng các đánh giá lâm sàng, các chương trình nghiên cứu hoặc giám sát hậu mại
với mục đích giới thiệu sản phẩm trá hình. Những chương trình nghiên cứu, đánh giá như vậy
phải được tiến hành với mục đích chủ yếu là khoa học và giáo dục.

10. Các tài liệu, sách hay ấn phẩm do Công ty tài trợ phát hành liên quan đến thuốc và sử dụng
thuốc, cho dù với nội dung mang tính quảng cáo hay khơng, thì cũng đều phải nêu rõ là do Công
ty tài trợ
11. Những hành vi vi phạm đạo đức trong lĩnh vực thông tin, quảng cáo thuốc:
a) Quảng cáo cho công chúng thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phịng bệnh; thuốc
khơng phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn
bản phải sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
b) Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với
nội dung khơng rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
c) Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới cán bộ y tế, người dùng
thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc.
d) Lợi dụng số đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược Việt Nam hoặc của Cơ
quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo thuốc.
e) Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, của cán bộ y tế,
thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc.

11


f) Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng
thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo,
khuyên dùng thuốc.
g) Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng chứng y
học để thông tin, quảng cáo thuốc.
h) Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy chương do
hội chợ triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc.

Câu 11. Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn chính xác trên cơ sở đảm bảo chất lượng
nguồn thông tin tại nhà thuốc.
Trả lời

− Đây là yêu cầu đầu tiên của việc tư vấn. Với vài chục nghìn thứ thuốc lưu hành trên thị trường,
người dược sĩ khó có thể nhớ hết công dụng, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định…của mỗi loại
thuốc.Rất may là hiện nay sách tra cứu rất sẵn, lại có sẵn các phần mềm tra cứu trên mạng
internet (như phần mềm của MIMS). Vì vậy, người dược sĩ không được ngại ngần tra cứu mà tư
vấn sai cho khách hàng.Chúng ta có thể tư vấn chậm một vài phút, nhưng phải chính xác.

12


− Nguyên tắc thứ hai của thực hành tốt nhà thuốc (GPP) ghi rõ: Phải cung ứng thuốc đảm bảo chất
lượng kèm theo thơng tin về thuốc, tư vấn thích hợp và theo dõi quá trình sử dụng thuốc của
bệnh nhân.Như vậy,ngoài việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng,nhà thuốc phải cung cấp cho
bênh nhân các thông tin về thuốc (dạng dùng,liều dùng,cách dùng,chỉ định,chống chỉ định…),
đồng thời tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
− Cung cấp thông tin thuốc là cơ sở để đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn,hiệu quả,hợp lý và
chống nhầm lẫn. Cung cấp thông tin thuốc là đưa ra các dữ liệu chính xác,tin cậy, khơng thiên vị,
rõ ràng, tồn vẹn, phù hợp về thuốc được thừa nhận và thẩm tra nghiêm túc cho người bệnh hoặc
các tình trạng người bệnh khi sử dụng thuốc. Khi cung cấp thông tin thuốc cần sử dụng các
nguồn tin tin cậy nhất, khách quan, đích thực, được cập nhật thường xuyên.
− Các thông tin được kiểm tra nghiêm túc phải đạt được các tiêu chí sau:
− Phải lấy từ nhiều nguồn khách quan để so sánh các tiêu chí khi thẩm tra lại.
− Cần xác định chất lượng thông tin, chọn lọc và đánh giá lại cẩn thận cho phù hợp
− Nếu thông tin dựa trên các tình huống lâm sàng cần phải xác định sự hợp lý (tiêu chí người bệnh,
mục đích trị liệu, cách tiếp cận từng đối tượng người bệnh…)
− Đối với nhà thuốc và các cơ sở bán lẻ,cung cấp thông tin thuốc chính xác ,hiệu quả là một phần
khơng thể thiếu của công tác đảm bảo chất lượng, đặc biệt là khi nhà thuốc áp dụng tiêu chuẩn
thực hành tốt nhà thuốc. Cung cấp thơng tin đúng có chất lượng cũng góp phần nâng cao uy tín
và xây dựng được lòng tin với người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động. Thật sự là thảm
họa nếu nhà thuốc cung cấp các thông tin dẫn đến sử dụng sai liều,khơng đúng hoặc bỏ sót các
chống chỉ định của thuốc khi hướng dẫn gây ra các hậu quả và tác hại cho người bệnh.

− Một số nguồn thông tin đang được khai thác sử dụng trong tư vấn sử dụng thuốc:
a) Sách tra cứu về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc:
+ Dược thư Việt nam
+ Từ điển Vidal hoặc MIMS
+ USP dispensing information
+ AHFD DI (American Hospital Formulary Service Drug Information)
+ Các quy chế chun mơn liên quan: có thể lấy từ trang web
+ Các tạp chí thơng tin thuốc:Thông tin dược lâm sàng, Dược học, Y học thực hành...
b) Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt,tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế đã được Bộ y
tế,Sở y tế duyệt
− Với tài liệu từ hội thảo hội nghị: cần được đánh giá về đơn vị tài trợ,trình độ báo cáo viên và tính
chất của thơng tin.
Câu 12. Đạo đức là gi?Các đặc điểm và nguyên tắc của đạo đức xã hội chủ nghĩa là gì?
Trả lời
Đạo đức là:
− Là một hình thái ý thức xã hội.

13


− Là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
phù hợp với lợi ích, hạnh phúc bản thân, với sự tiến bộ của xã hội, đồng thời giải quyết các mối
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội.
Các đặc điểm và nguyên tắc của đạo đức xã hội chủ nghĩa:
Đạo đức XHCN là nền đạo đức có giá trị phổ biến và nhân đạo:
− Các xã hội cũ, đạo đức đã trở thành phương tiện, công cụ để giai cấp thống trị đàn áp bóc lột
nhân dân lao động. Dưới chế độ XHCN, khi giai cấp cơng nhân đại diện cho lợi ích của nhân dân
lao động nắm được chính quyền thì lợi ích của người lao động và toàn xã hội thống nhất với nhà
nước. Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là điều kiện thuận lợi để mọi giá
trị đạo đức, mọi phẩm chất cao đẹp của nhân dân, của dân tộc phát huy.

− Ở xã hội cũ, mọi giá trị sáng tạo của nhân dân lao động hoặc không được biết đến, hoặc bị vùi
dập, trong XHCN người lao động được tham gia và phát huy sáng tạo, giá trí mới ngày càng
nhiều, càng đơng đảo, nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu sáng
tạo mọi giá trị tinh thần văn hóa.
− Do đặc điểm trên mà đạo đức XHCN có các ngun tắc cơ bản:
− Lịng trung thành với lý tưởng XHCN là nguyên tắc đạo đức cao cả: Đó là xã hội con người
được giải phóng, được hồn thiện, được phát huy mọi tiềm năng sáng tạo cá nhân người lao
động.
− Lòng trung thành với chủ nghĩa yêu nước: Trong tình yêu nước của nhân dân lao động hàm chứa
lý tưởng giải phóng con người, giải phóng xã hội. Chủ nghĩa u nước chân chính chống lại chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thống nhất với tình cảm quốc tế.
− Lao động sáng tạo nhằm cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội là nguyên tắc đạo đức
− Đạo đức cơng dân ( Hồ chí Minh tồn tập ) :
+ Tuân theo pháp luật
+ Tuân theo kỷ luật lao động
+ Giữ gìn trật tự chung
+ Nộp thuế đúng kỳ đúng số để xây dựng lợi ích chung
+ Hăng hái tham gia công việc chung
+ Bảo vệ tài sản công cộng
+ Bảo vệ tổ quốc
Câu 13. Trình bày một số phạm trù đạo đức: Thiện và ác, nghĩa vụ và lương tâm, hạnh phúc và lẽ
sống.
Trả lời
* Thiện và ác





Thiện: Thiện là cái tích cực, cái tiến bộ, cái có ích, phù hợp với lịch sử, cái thiện là cái đạo đức.

Ác: Là cái tiêu cực, cái lạc hậu, cái có hại, khơng phù hợp với lịch sử, cái ác là cái phi đạo đức.
Các quan niệm về thiện và ác:
Quan niệm trước Mác: Những quan niệm trước Mác có khuynh hướng quy cái thiện và cái ác
vào bản chất vốn có của con người mà khơng hiểu bản chất xã hội và tính lịch sử của cái thiện và
ác.
+ Bản chất con người là thiện (Mạnh Tử)

14


+ Bản chất con người là ác (Tuân Tử)
+ Con người hướng tới cái thiện (Platon)
− Quan niệm của đạo đức học Mác-Lênin: Mác quan niệm thiện và ác có tính lịch sử xã hội và
quan hệ chặt chẽ với tính giai cấp.
+ Quan niệm về thiện:
o Thiện là cái tốt đẹp, là lợi ích của con người phù hợp với tiến bộ xã hội. Theo đó, thiện
trước hết là sự giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, khỏi mọi nỗi khổ đau do sự bóc
lột đem lại.
o Là cái thiện hiện thực chứ không phải chỉ là ước muốn như những quan niệm trước đó,
cái thiện gắn với sự đấu tranh cho hạnh phúc con người.
o Cái thiện bản thân có sự sáng tạo vì chứa đựng chân lý, cái thiện không chỉ trong ý thức
tư tưởng mà phải được thể hiện trong hành động.
+ Quan niệm về cái ác:
o Cái ác là cái đáng ghê tởm, cần gạt bỏ ra khỏi đời sống xã hội (tuy nhiên nội dung của nó
và mặt đối lập nó mang tính lịch sử khơng phải vĩnh viễn).
o Cái ác là cái gây nên nỗi đau khổ bất hạnh cho con người. Cùng với những biến đổi lịch
sử, theo chiều hướng tiến bộ, thì cái bình thường của thời đại này có thể trở thành cái ác
của thời đại sau (cịn cái thiện có thể trở thành bình thường).
o Con người phấn đấu để gạt bỏ nỗi đau khổ cũng xem đó là sự chiến đấu chống cái ác.
− Cái thiện cái ác là sự thống nhất giữa mục đích và kết quả, giữa động cơ và phương tiện. Giữa

mục đích và kết quả khơng bao giờ cùng đồng nhất. Vì vậy trong đánh giá, cần coi trọng động
cơ. Một hành động có mục đích tốt, nhưng kết quả khơng tốt, chúng ta không coi là ác, nhưng
nếu xuất phát từ mục đích xấu xa, thì dù kết quả có tốt cũng vẫn coi là ác, bởi lẽ cái tốt đó
khơng phụ thuộc vào chủ thể hành động mà do những ngẫu nhiên bên ngoài khác chi phối.
− Giữa động cơ và phương tiện cũng vậy. Nếu phương tiện đã bao hàm động cơ thì mục đích thiện
khơng thể dùng các phương tiện tàn ác. Tuy nhiên điều đó khơng hồn toàn loại bỏ việc thực
hiện những mục tiêu thiện, những địi hỏi phải vượt qua khó khăn vất vả kể cả nỗi đau khổ để
đến với cái thiện.
− “Chỗ hoàn thiện của con người không phải là quyền lực, chỗ hồn thiện của con người chính là
lịng phục thiện của mình” (Tago).
Thiện
Ác
+ Cái tích cực
+ Cái tiêu cực
+ Cái tiến bộ

+ Cái lạc hậu

+ Cái có ích

+ Cái có hại

+ Cái phù hợp với lịch sử

+ Cái không phù hợp với lịch sử

+ Cái đạo đức

+ Cái phi đạo đức


*Nghĩa vụ và lương tâm
− Nghĩa vụ: Nghĩa vụ được hiểu như là mặt tất yếu của nhiệm vụ mà cá nhân ấy được thực hiện
trước xã hội, là sự phục tùng lợi ích xã hội, là mệnh lệnh từ bên ngoài.

15


+ Quan niệm trước Mác cho rằng “nghĩa vụ là động lực thúc đẩy hoạt động của con người”
(Democrit). Democrit là người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào đạo đức học.
+ Các tơn giáo thì cho nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của con người trước thượng đế.
+ Quan niệm của đạo đức học Mac-Lênin cho rằng: nghĩa vụ là trách nhiệm của con người trước
lợi ích chung của xã hội (giai cấp, dân tộc) và người khác. Là ý thức về cái cần phải làm và
mong muốn được làm vì lợi ích chung của xã hội. Nội dung của việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức:
o Thực hiện hoàn toàn tự giác.
o Hành động phải phù hợp với tiêu chuẩn tiến bộ xã hội, có sáng tạo ra giá trị cao đẹp.
o Hành động hoàn toàn tự do, khơng bị ràng buộc bởi lợi ích vật chất và lợi ích cá nhân
nào,...
− Lương tâm: Lương tâm là mặt tự do bên trong của nghĩa vụ, là ý thức tự giác hành động của cá
nhân theo mệnh lệnh từ bên trong, theo một niềm tin, theo một định hướng mà cá nhân đã lựa
chọn.
− Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, nhờ có lương tâm mà con người tự điều chỉnh
hành vi của mình.
+ Quan niệm trước Mác: Trước Mác người ta quan niệm lương tâm “là sự mách bảo của
thượng đế” (Platon) “là sự xấu hổ của con người trước hết là với bản thân mình”
(Démocrit).
+ Quan niệm của đạo đức Mác-Lênin cho rằng:
o Lương tâm là cảm giác hay là ý thức trách nhiệm đạo đức của con người đối với hành vi
của mình, là sự tự đánh giá và phán xử những hành vi của mình trong mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với xã hội.
o Nguồn gốc của lương tâm là sự nhận thức về nghĩa vụ đạo đức của mình.

− Lương tâm xuất phát từ hoạt động xã hội theo các bước:
+ Ý thức về cái cần phải làn vì sợ bị trừng phạt.
+ Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ trước người khác.
+ Ý thức về cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước bản thân. Cảm giác tự xấu hổ là bước đầu của
lương tâm.
“Xấu hổ trước mọi người là tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình lại cịn tốt hơn nhiều”
(Tonstoi)
+ Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái:
o Trạng thái phủ định: là sự cắn rứt của lương tâm, giúp con người tự phán xét hành vi sai trái của
mình, giúp con người thức tỉnh, hối cải và tìm cách khắc phục lỗi lầm.
o Trạng thái khẳng định: là trạng thái làm cho lương tâm thanh thản, nâng cao tính tích cự của con
người, tin tưởng vào hoạt động của mình.
− Trạng thái lương tâm ln giữ vai trị định hướng giúp con người uốn nắn những sai trái và là
động lực thúc đẩy hành động đúng đắn.
* Hạnh phúc và lẽ sống

16


Hạnh phúc:
− Hạnh phúc là mục đích, là lý tưởng tối cao cho mọi cuộc sống có ý nghĩa. Hạnh phúc là mối
quan tâm lớn của moi thời đại, bởi lẽ quan niệm của con người về hạnh phúc quyết định thái độ
sống, quyết định toàn bộ hoạt động của con người.
− Quan niệm trước Mác về hạnh phúc thường nhấn mạnh đến các yếu tố tinh thần, các quan điểm
tư sản có khuynh hướng cho nội dung hạnh phúc là sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất cá nhân.
− Quan niệm đạo đức Mác-Lênin cho rằng hạnh phúc đích thực là sự thỏa mãn cao nhất những nhu
cầu đạo đức xã hội.
− Là yếu tố tâm lý cảm xúc một cách tự giác các nhu cầu đạo đức cao cả (tình yêu, tình bạn, gia
đình, khát vọng đẹp đẽ giải phóng con người,...)
- Lẽ sống (Ý nghĩa cuộc sống):

− Lẽ sống đem lại cơ sở triết lý cho vấn đề hạnh phúc nó chỉ cho ta thấy thế nào là hạnh phúc chân
chính, hạnh phúc lý tưởng.
− Quan niệm trước Mác về lẽ sống: Trước Mác có nhiều trường phái về lẽ sống.
+ Trường phái hạnh phúc luận cho rằng: lẽ sống của con người là tìm cho mình hạnh phúc trong sự
giàu có, quyền thế, danh vọng, sức khỏe và sự thanh thản.
+ Trường phái nghĩa vụ luận cho rằng lẽ sống của con người là tìm niềm vui trong việc thực hiện
nghĩa vụ của mình trước xã hội.
− Quan niệm đạo đức của Mác-Lênin cho rằng: Lẽ sống là sự thống nhất giữa nghĩa vụ và hạnh
phúc.
+ Người có lẽ sống chưa đủ mà phải có lẽ sống đúng đắn mới thúc đẩy hoạt động tích cực. Người
có cống hiến cho xã hội càng lớn thì ý nghĩa cuộc sống càng cao đẹp.
+ Lẽ sống là nền tảng của lý tưởng, sống có lý tưởng sống mới có động lực vượt qua khó khăn
nguy hiểm, vươn lên đỉnh cao của đức tài.

17



×