Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

XÃ hội HÓA SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.96 KB, 106 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................9
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA TRUYỀN HÌNH TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI................9
1.1. Khái niệm.................................................................................................9
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xã hội hóa trong lĩnh
vực báo chí và truyền hình..............................................................................19
1.3. Các hình thức và đối tác tham gia xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam. 22
1.4. Nguyên tắc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình....................28
1.5. Các yếu tố tác động tới xã hội hóa truyền hình.....................................30
1.6. Vai trò của xã hợi hoá trùn hình.........................................................34
Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỢI HOÁ SẢN XUẤT CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN VTV7..........40
2.1. Giới thiệu về Kênh VTV7 và các chương trình khảo sát.......................40
2.2. Thực trạng xã hội hóa sản xuất chương trình “Khám phá khoa học” và
“Ú Òa” trên kênh VTV7..................................................................................48
2.3. Đánh giá thực trạng xã hội hóa sản xuất chương trình “Khám phá khoa
học” và “Ú Òa”...............................................................................................54
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HOÁ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH THIÉU NHI TRÊN VTV7.................................66
3.1. Một số vấn đề trong việc thực hiện xã hội hóa sản xuất các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi trên Kênh VTV7............................................66
3.2. Giải pháp và một số đề xuất nâng cao hiệu quả xã hội hoá sản xuất các
chương trình truyền hình trên VTV7...............................................................67
KẾT LUẬN....................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................75
PHỤ LỤC.......................................................................................................77


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xã hội hóa là nhu cầu tất yếu đối với tất cả các lĩnh vực, ngành
nghề như: y tế, sân khấu, điện ảnh, giáo dục…Việc xã hội hóa các ngành nghề
đem lạo hiệu quả đáng kể. Ví dụ đối với giáo dục, xã hội hóa đem lại những
hiệu quả bất ngờ. Nhiều trường tư thục mở ra, chất lượng đào tạo cũng rất
đảm bảo thậm chí có thể vươn gia tầm quốc tế.
Xã hội hóa có ưu thế là huy động “tài nguyên” của toàn thể xã hội khi
mà nguồn ngân sách của nhà nước sẽ không đủ đầu tư cho các ngành nghề.
Trong khi đó, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội lại có điều kiện và nhu
cầu được tham gia. Việc để cho các thành phần khác tham gia vào các lĩnh
vực của đời sống xã hội sẽ làm giảm gánh nặng cho nhà nước mà hiệu quả
mang lại rất thiết thực. Trong xu thế ấy, truyền hình cũng có những bước tiến
mới và xã hội hóa truyền hình là một điều tất yếu.
Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào năm 2006. Do đó, mọi mặt của đời sống xã hội trên tất cả các
ngành nghề đều trong xu hướng hội nhập. Báo chí nói chung và truyền hình
nói riêng luôn muốn thu hút được khán giả, chính vì vậy phải không ngừng
nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và khắt khe của công
chúng. Một trong những cách để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất
lượng các chương trình truyền hình là xã hội hóa sản xuất các chương trình
truyền hình.
Các phương tiện truyền thông nói chung, truyền hình nói riêng ngày nay
đã không còn mang chức năng báo chí đơn thuần như trước kia nữa, nó còn
làm chức năng của một loại hình giải trí hữu hiệu và không thể thiếu trong đời
sống con người nói chung, đời sống văn hoá tinh thần của trẻ em nói riêng.
Tác giả luận văn đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Xã hội hóa sản xuất các

1



chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7”. Việc nghiên
cứu đề tài này dựa trên cơ sở một số lý do sau:
Vai trò, sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của truyền hình đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ em, nhất là trẻ em trước tuổi đến trường -lứa tuổi dưới
6 tuổi. Sự ảnh hưởng của truyền hình ngày nay đang ngày càng được thể hiện
rõ ràng, sâu sắc. Cùng với nhu cầu được hưởng một cuộc sống vật chất đầy đủ
hơn thì nhu cầu có cuộc sống văn hoá tinh thần của trẻ em ngày nay cũng
ngày càng cao hơn. Chính điều này đã đặt ra yêu cầu cần phát triển những
chương trình truyền hình dành cho trẻ em với nội dung và hình thức có chất
lượng tốt hơn, đáp ứng kịp nhu cầu giải trí cũng như sự phát triển của các bạn
nhỏ.
Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 thuộc đài truyền hình Việt
Nam, tuy mới ra đời hơn một năm tính đến thời điểm này. Tuy nhiên,
VTV7 đã năm bắt được xu hướng xã hội hóa là yêu cầu tất yếu, VTV7 đã
cho ra đời những chương trình bổ ích, hấp dẫn khán giả xem truyền hình.
Chương trình“Khám phá khoa học” và chương trình “Ú òa” là 2 chương
trình trong số các chương trình đang được xã hội hóa sản xuất và phát sóng
trên kênh VTV7. May mắn được làm việc tại kênh trong thời gian hơn 1
năm, tôi có cơ hội tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất các chương
trình tại đây. Do đó, tôi tin rằng tôi có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét
khách quan về quy trình sản xuất, chất lượng cũng như hiệu quả hay mặt
hạn chế các chương trình xã hội hóa trên Kênh VTV7.
Sau thời gian làm CTV tại Kênh VTV7 – Kênh truyền hình Giáo dục
Quốc gia, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xã hội hóa sản xuất các chương
trình truyền hình dành cho thiếu nhi trên Kênh VTV7, khảo sát chương trình
Khám phá khoa học và Ú Òa từ thán 01/02/2016 đến 01/05/2017) với mong
mốn đóng góp một số vấn đề nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, qua đó đề ra

2



những giải pháp nâng cao hiệu quả của xã hội hóa sản xuất các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi và các chương trình khác của Kênh.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở Việt Nam
Nghiên cứu trực tiếp:
“Hội thảo Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25” được tổ chức
ngày 5/1/2006 tại Nha Trang – Khánh Hòa” đã bước đầu bàn tới chủ đề vài
trò của xã hội hóa truyền hình.
Luận văn của Phan Thị Hoài “Xã hội hóa truyền hình qua sản xuất các
chương trình Thế hệ tôi VTV6, đài truyền hình Việt Nam”.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Đinh Thị Xuân Hòa “Vấn đề xã hội hóa sản
xuất các chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay”. Luận án tiến sĩ này
đã làm rõ được khái niệm về xã hội hóa truyền hình vốn có nhiều tranh cãi,
tổng hợp và liệt kê một cách khoa học hình thức xã hội hóa truyền hình…
Trên các báo mạng có những bài viết như: Xã hội hóa truyền hình không
phải là phân lô hay bán sóng, Nhiều Kênh truyền hình xã hội hóa hay tư nhân
hóa, xã hội hóa truyền hình đã đến lúc chín muồi.
Nghiên cứu gián tiếp: Có khá nhiều sách báo nói về vấn đề xã hội hóa
nói chung:
Xã hội hóa hoạt động văn hóa – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của
tác giả Đinh Xuân Dũng, xã hội hóa hoạt động văn hóa của tác giả Lê Như
Hoa.
Một số tài liệu khác liên quan đến đề tài: Luận văn “Tác động của các
công ty truyền thông tới hoạt động tổ chức gameshow của VTV3” của tác giả
Nguyễn Hồng Dương.
Cuốn sách Báo chí trong kinh tế thị trường của tác gải Grabennhicop.
Luận văn “Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống báo chí
hiện nay”.

3



Luận văn “Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện
nay” trên trang website ...
Các nghiên cứu trên chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề xã
hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi trên Kênh
VTV7, vì vậy tác giả chọn đề tài này cho khóa luận tốt nghiệp với mong muốn
đóng góp vào hệ thống lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề này ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích là tìm hiểu, làm rõ vấn đề xã hội hóa các chương trình truyền
hình nhìn từ lý luận và thực tiễn. Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng các chương trình thiếu nhi trên Kênh VTV7, phát
triển xu thế xã hội hóa truyền hình…
3.2. Nhiệm vụ
 Làm rõ vấn đề lý luận chung về xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất các
chương trình truyền hình, qua đó xây dựng khung lý thuyết cơ bản về vấn đề
xã hội hóa sản xuất các chương trình dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7.
 Nghiên cứu phương thức, hình thức tham gia sản xuất chương trình
của các đơn vị tham gia xã hội hóa truyền hình. Khảo sát chương trình “Khám
phá khoa học” và “Ú Òa”…và hình thức xã hội hóa các chương trình này.
 Bước đầu đánh giá về hiệu quả và bất cập trong thực tiễn xã hội hóa
các chương trình truyền hình trên Kênh VTV7, đặc biệt là qua 2 chương trình
khảo sát.
 Khảo sát sự đánh giá của công chúng đối với các chương trình này.
Qua đó, rút ra hiệu quả và bất cập trong thực tiễn xã hội hóa các chương trình
truyền hình.
 Tìm ra các nguyên nhân dẫn tới hạn chế của chương trình trên trong
việc xã hội hóa sản xuất chương trình.


4


 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hóa xã hội các chương
trình truyền hình trên Kênh VTV7.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình dành cho thiếu nhi trên
kênh VTV7 – Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia thuộc Đài truyền hình
Việt Nam, cụ thể là 2 chương trình “Khám phá khoa học” và “Ú Òà”. Ngoài
ra, đối tượng nghiên cứu còn có các đơn vị tham gia sản xuất chương trình, cơ
quan sử dụng chương trình xã hội hóa và những người tiếp nhận chương trình
này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Có rất nhiều những chương trình xã hội hóa trên kênh VTV7, tuy nhiên 2
chương trình được lựa chọn khảo sát là 2 chương trình xã hội hóa sản xuất
tiêu biểu và nổi bật của Kênh. Bên cạnh đó, do sự hạn chế về thời gian nên
khóa luận này chỉ xin khảo sát và nghiên cứu vấn đề xã hội hóa sản xuất các
chương trình dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 qua hai chương trình “Khám
phá khoa học” và “Ú Òà” trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng
1/02/2016 đến tháng 01/05/2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu khóa luận dựa trên cơ sở lý luận là những tư tưởng
chung nhất của C.Mac, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin về phép biện chứng duy vật
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trong luật báo chí 2016.
Lênin từng nói: “Tờ báo không chỉ có một số người viết chuyên nghiệp
mà trong mọi điều kiện cách mạng “cơ quan báo chí sẽ sinh động, đầy sinh
lực, khi nao cứ năm nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách thì lại có

năm trăm và năm nghìn nhân viên cộng tác không phải là nhà văn” [14,tr.11]

5


Tư tưởng Hồ Chí Minh và tự do báo chí: Ngay từ năm 1919, Nguyễn Ái
Quốc đã gửi tới hội nghị Vecxay bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam.
Một trong 8 điểm đó là điểm Tự do báo chí. Khi cách mạng tháng 8 thành
công, Nguyễn Ái Quốc lúc này là chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ. Nền báo chí tự do là một trong những
nền tảng của một xã hội dân chủ”. [7]
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tự do báo chí. Điều này có thể
thấy rõ trong luật báo chí 2016
Chương 2, điều 13, luật báo chí 2016 quy định:
“Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình.Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được
Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức và công dân.”
Bên cạnh đó, cơ sở về báo chí nói chung, truyền hình nói riêng, những lý
luận về việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nền tảng tư tưởng cho
việc xã hội hóa báo chí, trong đó có xã hội hóa sản xuất các chương trình
truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp thu thập,
nghiên cứu và phân tích tài liệu, sắp xếp và tóm tắt tài liệu. Sử dụng phương
pháp này nhằm để thu thập được những thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên
quan đến chủ đề nghiên cứu, thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến
chủ đề nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đã công bố trên các ấn phẩm, chủ

trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê.
Trong công việc nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứu thường phải làm một
số công việc về phân tích và tổng hợp tài liệu. Các nguồn tài liệu trong nghiên

6


cứu khoa học rất phong phú và đa dạng. Do đó, một trong những nhiệm vụ
hàng đầu của người nghiên cứu là lựa chọn khéo léo nguồn tài liệu cần sử
dụng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu bắt đầu từ phân tích các
tài liệu, chương trình cụ thể để tìm ra cấu trúc, hình thức xã hội hóa sản xuất
của một chương trình cụ thể. Tổng hợp thông tin trên những loại sách nghiên
cứu, sách chuyên khảo, trên báo in, báo mạng điện tử…kết hợp với sự phân
tích, đánh giá các chương trình được khảo sát.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm bổ sung thông tin từ những nhà sản
xuất, người thực hiện chương trình truyền hình được xã hội hóa đó như các
phóng viên, biên tập viên, MC…Ngoài ra, phỏng vấn hướng đến những nhà
có chức trách, lãnh đạo để tìm hiểu thông tin về những quyết định đưa ra của
họ khi xã hội hóa sản xuất một chương trình truyền hình.
Bên cạnh đó, khóa luận sử dụng đến các phương pháp như quan sát,
phương pháp điều tra xã hội học…
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Vấn đề xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình là vấn đề
mang tính tất yếu cùng với việc xã hội hóa các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội. Bên cạnh việc góp phần đóng góp vào hệ thống lý luận về vấn đề xã hội
hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay, khóa luận cũng là cơ sở để bổ sung
những vấn đề lý luận để đảm bảo nguyên tắc và chất lượng cho các chương
trình truyền hình xã hội hóa.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Mong muốn đóng góp ý kiến, kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất
lượng các chương trình xã hội hóa trên Kênh VTV7. Đây sẽ là tài liệu tham
khảo để những người sản xuất các chương trình của kênh VTV7 nhìn ra

7


những điểm mạnh, điểm hạn chế trong quá trình thực hiện xã hội hóa sản xuất
các chương trình.
Ngoài ra, khóa luận cũng sẽ là tài liệu để giảng viên đào tạo về truyền
hình, những nhà lãnh đạo và quản lý về lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng
như các cơ quan báo chí khác tham khảo.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của khóa luận gồm 3 chương 12 tiết.
Chương 1: Lý luận về xã hội hóa truyền hình trong các chương trình
dành cho thiếu nhi.
Chương 2: Thực trạng xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình
thiếu nhi trên Kênh VTV7.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa sản xuất các chương
trình truyền hình dành cho thiếu nhi.
Phần cuối khóa luận sẽ là Phụ Lục: tài liệu phỏng vấn sâu, phiếu và kết
quả điều tra xã hội học.

8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA TRUYỀN HÌNH TRONG CÁC

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Xã hội hóa
Cụm từ “xã hội hóa” là cụm từ không còn xa lạ đối với chúng ta. Chúng
ta thường nghe nóitrên các phương tiện thông tin đại chúng như xã hội hóa y
tế, xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa kinh tế…Tuy nhiên, không phải ai cũng
hiểu hết khái niệm của cụm từ này.
Theo quan điểm của Lênin về xã hội hóa: “Khi chúng ta vẫn cịn trong
khn khở sản x́t hàng hóa và tư bản chủ nghĩa, bãi bỏ tư hữu đất đai là
quốc hữu hóa đất đai. Từ xã hội hóa chỉ tiết lộ tính khuynh hướng, ước mơ,
một bước sửa soạn tiến tới chủ nghĩa xã hội” [14, tr.23]
Chủ nghĩa Mac – Lênin dùng khái niệm “xã hội hóa cá nhân” để nói đến
sự chuyển hóa từ tính chất cá nhân thành tính chất xã hội.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa:
Nghị định 73/1999/NĐ-CP năm 1999 về chính sách khuyến khích xã
hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao đã cho thấy sự tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta. Đây chính là sự khởi
đầu cho các nghành nghề tiến hành xã hội hóa mạnh mẽ như hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương vận động nhân dân tham gia, phát triển
và mở rộng các ơ sở ngoài công lập. Cụ thể, theo Nghị định xã hội hoá các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng
rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm
từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát
triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội hoá là mở rộng các nguồn
đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội.
Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện
9


cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn, có chất lượng

cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của
Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế
trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta
có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội
hoá, bởi vì giáo dục, y tế, văn hoá là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát
triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Nghị quyết quy định rõ
ràng về các hoạt động xã hội hóa khác nhau như: “phát triển xã hội hóa bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển xã hội hóa dạy nghề,
xã hội hóa hoạt động dân số, gia đình và trẻ em…” [5, tr.8]
Trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Giáo sư Võ Tòng Xuân có
bài viết: “Cần có chính sách khuyến khích xã hội hóa”. Theo đó: “ Vấn đề xã
hội hóa suy cho cùng là khuyến khích nhân dân bỏ vốn đầu tư vào những
chương trình công cộng. Gần đây Chánh phủ từ trung ương đến địa phương
muốn đẩy mạnh xã hội hóa những lãnh vực mà Nhà nước không đủ sức đầu
tư như y tế, giáo dục, cầu đường nơng thơn. Bên cạnh đấy, lịng từ thiện của
dân cũng luôn luôn được khơi dậy mỗi khi có thiên tai xảy đến các vùng lãnh
thổ”[21]
Dưới góc nhìn của xã hội học thì xã hội hóa là “quá trình mỗi người, từ
khi lọt lòng, tới lúc già yếu thu nhận được những kiến thức, kĩ năng, địa vị, lề
lối, quy tắc, giá trị…xã hội và hình thành nhân cách của mình.”
Theo từ điểm Tiếng Việt năm 2006 của cố GS. Hoàng Phê, xã hội hóa
có nghĩa là “làm cho trở thành chung của xã hội” (trang 1140)
Nếu tìm trên công cụ tìm kiến Google khi gõ từ khóa “xã hội hóa”, chỉ
trong 0,46 giây cho tới 9.690.000 kết quả. Khi ta gõ từ khóa “xã hội hóa là gì”

10



chỉ trong 0,39 giây cho ra 919.000 kết quả. Điều này cho thấy thuật ngữ “xã
hội hóa” là rất phổ biến hiện nay.
Từ “xã hội hóa” trong tiếng Anh có nghĩa là “socialize”. Tuy nhiên,
trong Tiếng Anh còn một từ nữa là “mobilizing”. Nó có nghĩa là “huy động,
động viên, làm cho ai đó hoặc cái gì trở nên sẵn dàng phục vụ cộng đồng”.
Tuy nhiên, có những cách hiểu sai lệch về thuật ngữ này như cho rằng
“xã hội hóa” là biến trách nhiệm nào đó của một người, thành trách nhiệm
chung của cả xã hội, suy nghĩ này hoàn toàn không đúng đắn.
Theo cách hiểu của tôi khi tổng hợp từ những thông tin đã thu thập được
thì xã hội hóa hiểu một cách đơn giản là mọi tầng lớp trong xã hội cùng tham
gia làm việc cụ thể nào đó cho xã hội, đất nước bằng chính nguồn nhân lực
của họ.
Bản chất của xã hội hóa thực chất là huy động nguồn lực của nhân dân
vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Qua đó, nó cũng thể hiện được
quyền tự do của nhân dân.
1.1.2. Xã hội hóa truyền hình
1.1.2.1. Xã hội hóa báo chí
Trong lĩnh vực báo chí, xã hội hóa diễn ra một cách mạnh mẽ. Khái niệm
xã hội hóa báo chí rất rộng, nó bao gồm xã hội hóa đề tài, xã hội hóa sáng tạo
tác phẩm báo chí, xã hội hóa in ấn, phát hành báo chí…
Công chúng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, cho nên, họ chọn cho mình
những sản phẩm báo chí phù hợp với nhu cầu của mình. Điều này khiến các
cơ quan báo chí mất dần đi thị phần và lợi nhuận từ quảng cáo. Bởi các nhà
quảng cáo chỉ đầu tư vào những cơ quan báo chí có lượng công chúng lớn để
quảng cáo sản phẩm và thương hiệu. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan báo
chí đã tính đến việc sản xuất các tác phẩm báo chí phù hợp với thị hiếu của
công chúng. Mối quan hệ giữa cơ quan báo chí, công chúng và và nhà quảng
cáo ngày càng trở nên chặt chẽ.

11



Theo tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng: “Người tiêu thụ thì mong ḿn có nợi
dung hay, cịn nhà sản x́t nội dung thì mong muốn đưa ra những gì có thể
thu hút được người tiêu thụ. Bên cạnh đó, nhà quảng cáo lại tìm kiếm các nội
dung hay, hấp dẫn để đưa quảng cáo vào nhằm gây ấn tượng với người tiêu
dùng với hi vọng họ sẽ mua sản phẩm sau khi xem quảng cáo” [3, tr.137]
Chính mối quan hệ này đã tạo nên xã hội hóa báo chí. Như vậy, xã hội hóa
báo chí chính là sự huy động các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động báo chí.
1.1.2.2. Xã hội hóa truyền hình
Từ khái niệm xã hội hóa báo chí ở trên, có thể suy ra rằng, xã hội hóa
truyền hình là sự huy động các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động truyền
hình.
Theo ông Trần Đăng Tuấn, tổng giám đốc kênh truyền hình An Viên đưa
ra tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (Nha Trang, Khánh Hòa):
Xã hội hóa truyền hình là “sự tham gia vào quá trình sản xuất chương trình
từ bên ngoài ngành truyền hình”.[22]
Trước đây, các chương trình phát trên sóng truyền hình đều là do nhà sản
xuất, đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, quay phim, kĩ thuật…những người
trong nhà đài sản xuất. Còn theo cách nói này, có thể hiều là trong các khâu
sản xuất, hình thành nên chương trình truyền hình, có sự tham vấn của các
đơn vị ngoài nhà đài hoặc liên kết giữa các đài với nhau, không phân biệt lãnh
thổ quốc gia…
“Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình là quá trình mở rộng
sự tham gia và thu hút nguồn lực của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp
vào một hay nhiều khâu trong quy trình sản xuất các chương trình truyền
hình – đây vốn là công việc của tổ chức chuyên trách về lĩnh vực truyền hình
của Nhà nước Việt Nam”. [4]
Để rõ hơn về khái niệm trên, ta thấy rằng: Các chương trình mua bản
quyền không còn xa lạ gì với khán giả Việt Nam trong thời gian gần đây. Đây


12


là cách thể hiện chuyên nghiệp của truyền hình hiện đại. Những chương trình
phát sóng đã thu hút đông đảo khán giả trong vài năm trở lại đây đều là các
chương trình mua bản quyền từ nước ngoài. Chúng trở thành những món ăn
tinh thần nhiều màu sắc, đem lại những cảm giác thú vị cho người xem với
nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới trẻ.
Ngoài các chương trình đã phát sóng thời gian khá lâu trên kênh sóng
của Đài truyền hình Việt Nam như: Ai là triệu phú, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp
đôi hoàn hảo…Trong một vài năm trở lại đây là sự xuất hiện của một số
chương trình mua bản quyền từ các quốc gia khác nhau đang rất “hot” như:
Ơn giời cậu đây rồi!là phiên bản tiếng việt của chương trình nổi tiếng
Thank God You're Here của Úc, phát sóng từ ngày 11 tháng 10 năm 2014 trên
VTV3.
Bố ơi! Mình đi đâu thế?là một gameshow của VTV3 được lấy từ
format Dad! Where Are We Going? của Hàn Quốc.
Giọng hát Việt nhí là trò chơi truyền hình thực tế của VTV3 được sản
xuất theo khuôn mẫu chương trình The Voice Kids của Hà Lan theo giấy phép
độc quyền của Talpa, hướng đến đối tượng là các bạn nhỏ có số tuổi từ 9 đến
15. Chương trình là sản phẩm phối hợp giữa Đài truyền hình Việt Nam và
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Quảng cáo Cát Tiên Sa.
Sing My Song là chương trình của Trung Quốc, tìm kiếm những người
có khả năng sáng tác và hát. Chương trình lần đầu tiên được phát sóng trên
kênh CCTV3 vào năm 2014. Năm 2016, Việt Nam đã mua bản quyền Sing
My Song với tên gọi là Bài hát hay nhất. Được sản xuất bởi Công ty truyền
thông Cát Tiên Sa và được phát sóng trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt
Nam. Phiên bản đầu tiên của chương trình đã được phát sóng vào ngày
20/11/2016.

Giai điệu Tự hào là chương trình phát sóng trên VTV1 vào lúc 20 giờ
10 phút mỗi thứ Bảy cuối tháng trên VTV1. Chương trình được thực hiện trên

13


cơ sở Việt hóa chương trình truyền hình "Tài sản quốc gia", chương trình nổi
bật, đạt được nhiều thành công trong vòng 4 năm (từ năm 2009 đến năm
2013) của lịch sử truyền hình Nga.
Việc mua format (kịch bản khung) chương trình hoặc bản quyền phát
sóng giúp cho đài truyền hình có những chương trình hay, hấp dẫn người xem
mà không phải ôm đồm cả các khâu sản xuất. Các đài truyền hình sẽ bắt tay
hợp tác với các đơn vị ngoài đài, phối hợp thực hiện chương trình.
Vấn đề về chi phí sản xuất là yếu tố chi phối chủ yếu quá trình xã hội
hóa truyền hình ở nước ta. Nhà đài muốn có nhiều chương trình, muốn sản
xuất các chương trình hay. Điều đó đồng nghĩa với việc cần có chi phí sản
xuất lớn. Các công ty truyền thông, các đơn vị ngoài đài, các đài truyền hình
khác lại có nguồn lực lớn, cũng như các chương trình hay. Do đó, việc hợp tác
giữa đài truyền hình và các đơn vị khác là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, như ông Trần Đăng Tuấn phát biểu tại Liên hoan truyền hình
Toàn quốc lần thứ 25: “Bản chất của xã hội hóa không phải là vì tiền, mà là
việc lôi kéo nhiều đơn vị tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương
trình, nhằm giảm tải cho nhà đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các
chương trình truyền hình. Và nó sẽ thu hút được quan tâm và ủng hộ của
công chúng”. [22]
Như vậy có nghĩa là tất cả các yếu tố này phải hướng đến mục tiêu cuối
cùng là nâng cao chất lượng cho các chương trình truyền hình chứ không
được vì mục tiêu nào khác.
Xã hội hóa truyền hình mở ra một cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có thể
tham gia sả xuất các chương trình truyền hình, hợp tác với các đài truyền

hình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đài truyền hình sẽ phải cạnh tranh
với các tổ chức, cá nhân này nếu không muốn mình bị yếu kém, lép vế. Công
chúng ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn các kênh truyền hình, các chương
trình truyền hình để xem. Do đó, xã hội hóa truyền hình giúp cho những

14


người làm truyền hình Việt Nam năng động hơn, nhạy bén hơn để phục vụ,
đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Xã hội hóa và thương mại hóa, tư nhân hóa truyền hình: Có nhiều ý kiến
đánh đồng xã hội hóa với thương mại hóa và tư nhân hóa. Điều này không
đúng. Người ta nhắc tới thế nào là thương mại hóa báo chí: “Giới nhà báo
hiểu rõ “thương mại hóa” ở đây ý muốn nói đến xu hướng câu khách bằng
chuyện vụ án giật gân với những miêu tả tỉ mỉ, khêu gợi tò mò ở người đọc
hay bằng những bài báo khai thác chuyện đời tư, chuyện phòng the hay
những cảnh đời ngang trái chỉ nhằm mục đích được bán báo” [19]
Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng khi nói về thương mại hóa nội dung báo chí,
đã cho rằng, “để tăng người tiêu thụ và tăng doanh thu quảng cáo, các nhà
sản xuất nội dung phải tính đến “đưa các nội dung mang tính giải trí nhiều
hơn, đánh vào thị hiếu tò mò với các câu chuyện giật gân, phù phiếm hơn…”
[14. Tr138]
Tư nhân hóa báo chí cũng là một đề tài được nhắc tới không ít trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Đảng và Nhà nước cũng kiên quyết không
để tư nhân hóa báo chí. Chỉ thị 37 của thủ tướng chính phủ năm 2006 kiên
quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ
chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ cho lợi ích riêng.
“Xã hội hóa” thường được hiểu với nét tích cực hơn, còn “tư nhân hóa”
hay “thương mại hóa” lại được hiểu theo nghĩa mang tính chất tiêu cực của
báo chí nói chung. Các quốc gia khác trên thế giới tiến hành thương mại hóa,

tư nhân hóa truyền hình và cũng gặt hái được những thành công nhất định.
Một số ý kiến chủ quan cho rằng: việc xã hội hóa truyền hình là hình
thức chia lô sóng truyền hình ra bán. Điều này hoàn toàn không đúng. Vì dù
các chương trình được các công ty truyền thông, doanh nghiệp có sản xuất ra
bao nhiêu chương trình, tập phim, thậm chí bao sân cả một kênh (chủ yếu là
truyền hình trả tiền) chăng nữa, thì Đài vẫn là chủ thể chịu trách nhiệm toàn

15


bộ sản phẩm từ nội dung, hình thức, kĩ thuật trước người xem. Dù hợp tác
dưới bất kì hình thức nào thì việc kiểm soát nội dung phát sóng vẫn thuộc về
đài. Nếu các phim truyện, chương trình không phù hợp với tôn chỉ mục đích
của nhà đài sẽ không được cho phát sóng. Cho nên, ai nói đến sự thao túng
của doanh nghiệp, đơn vị khác trên màn ảnh nhỏ gọi là “bán sóng” rõ ràng có
phần vội vã, võ đoán và xuất phát từ sự hiểu biết chưa thấu đáo về các nguyên
tắc của xã hội hóa.
1.1.3. Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ
là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em,
tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn”. Hiệp nước này được 192 của 194
nước thành viên phê duyệt. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam
năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Chương trình truyền hình trẻ em là chương trình truyền hình được phát
sóng với đối tượng khán giả mục tiêu nằm trong độ tuổi dưới 12.
Cùng với việc chuyển tải thông tin giống như những chương trình
truyền hình khác, đó là chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh động và
âm thanh trung thực thì chương trình truyền hình trẻ em còn mang những đặc
trưng riêng về thể loại cũng như nội dung đặc thù dành khán giả ở lứa tuổi
dưới 12.

Việc lấy mức giới hạn là trẻ em ở lứa tuổi dưới 12 làm đối tượng chính
của các chương trình trẻ em được dựa trên tiêu chí là sự phát triển sinh lý và
tâm lý ,học tập và lao động của trẻ em.
Trong việc xác định mức tuổi của đối tượng khán giả của chương trình
truyền hình trẻ em thì yếu tố quan trọng hàng đầu chính là ở tâm sinh lý của
các bạn nhỏ. Ở lứa tuổi này trẻ em bắt đầu có những thay đổi đáng kể về thể
chất cũng như tâm lý cá nhân. Điều này không chỉ quy định đến nhu cầu cá
nhân nói chung mà còn quy định đến những nhu càu giải trí nói riêng, trong

16


đó có những thay đổi trong nhu cầu xem truyền hình. Tất nhiên không phải cứ
đến lứa tuổi này các em sẽ bỏ hết những thói quen và nhu cầu giải trí trước
kia.
Riêng khái niệm “Chương trình” hiện nay cũng đang có nhiều cách hiểu
khác nhau. Theo đó thường thấy có hai cách hiểu :
Một là chương trình truyền hình với nghĩa là một hệ thống các tác phẩm
báo chí bao gồm các chương trình nhỏ được sắp sếp để phát sóng hàng ngày.
Do đó, theo quan điểm này, khán giả cũng thường xem: Liệu trong ngày hôm
nay hay ngày mai có những chương trình nào được phát sóng (thông qua việc
xem lịch phát sóng các chương trình trong ngày).
Hai là chương trình truyền hình được hiểu là một tác phẩm báo chí cụ
thể riêng lẻ. Chương trình đó dành riêng để phản ánh hay thông tin về một
vấn đề nào đó như: Chính trị; Văn hoá; Xã hội; Du lịch vv ... Vì vậy hàng
ngày có hàng chục chương trình được phát sóng liên tục trên các kênh truyền
hình của các đài truyền hình.
Ở luận văn này,khái niệm chương trình truyền hình được coi như ở
trường hợp thứ hai - tức là chương trình cụ thể có tính riêng lẻ. Nó được phát
sóng nhằm vào một đối tượng cụ thể hay nhằm thể hiện một nội dung thông

tin cụ thể nào đó và mỗi chương trình này nằm trong hệ thống của chương
trình theo quan niệm thứ nhất.
Yêu cầu đối với các chương trình dành cho thiếu nhi
Mỗi chương trình truyền hình khi ra đời luôn có những tiêu chí, những
yêu cầu cụ thể. Chương trình cho phụ nữ có những yêu cầu riêng, chương
trình cho người cao tuổi cũng có tiêu chí, yêu cầu nhất định. Dù xã hội hoá
truyền hình đang phát triển mạnh mẽ thì những yêu cầu đối với các chương
trình cho từng đối tượng khán giả vẫn luôn được đề cao và là nhân tố quyết
định giá trị của chương trình đó. Với các chương trình dành cho thiếu nhi,
những người sản xuất chương trình phải chú ý tới những yêu cầu sau:

17


Tính giáo dục:
Bất kì chương trình truyền hình nào cũng có tính giáo dục. Tuy nhiên,
tuỳ thuộc từng loại chương trình mà yêu cầu về tính giáo dục có sự thay đổi.
Với các chương trình cho thiếu nhi thì tính giáo dục đặc biệt được chú ý.
Trẻ em là lứa tuối ham học hỏi, tìm tòi, thích khám phá thế giới xung
quanh. Nếu không có sự định hướng đúng đắn, có thể tâm hồn và nhận thức
của các bé sẽ có sự lệch lạc. Do đó, các chương trình cho đối tượng khán giả
này phải luôn chú trọng định hướng suy nghĩ, nhận thức đúng đắn cho các bé.
Tính hấp dẫn:
Một chương trình truyền hình, muốn thu hút khán giả, không thể thiếu
yếu tố hấp dẫn dù chương trình đó thuộc lĩnh vực gì. Yếu tố này quyết định
phần nhiều tới sự thành công của một chương trình truyền hình. Mục đích ra
đòi của chương trình ý nghĩa, đầu tư kinh phí lớn...mà không có tính hấp dẫn
thì chương trình đó sẽ không thu hút được khán giả. Và chắc chắn, chương
trình sẽ thất bại.
Tính giải trí:

Giải trí là điều con người luôn luôn cần trong cuộc sống. Với cuộc sống
hiện đại nhu cầu ấy lại càng tăng cao. Bất kể lứa tuổi nào cũng có nhu cầu
được giải trí, đặc biệt là các em đang trong độ tuổi ham ăn, ham chơi.
Ngày nay, việc học của các bé rất nặng. Nhiều bậc phụ huynh kêu ca về
chương trình học của các bé. Mới lớp 1 nhưng luôn học cả ngày, số sách vở
để trong cặp quá nặng so với lứa tuổi của các bé... Học tập là cần thiết, song
bên cạnh học tập, trẻ cũng cần được thư giãn giải trí. Các chương trình truvền
hình dành cho các em cũng cần chú ý tới điều này. Những bài hát, những góc
chuyện cười sẽ tạo cho các bé sự thoải mái đầu óc. Trẻ em luôn yêu thích
phim hoạt hình. Vì thế, các kênh truyền hình dành cho thiếu nhi luôn chọn lựa
phát sóng các bộ phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi các em.

18


Trong cuộc sống không thể thiếu giải trí, tuy nhiên, các chương trình
thiếu nhi không được qua sa đà vào nhu cầu này. Điều cốt lõi với các chương
trình thiếu nhi vẫn là tính giáo dục.
Một chương trình truyền hình muốn thành công cần rất nhiều yếu tố, với
các chương trình thiếu nhi thì 3 yếu tố trên chính là các yếu tố hàng đầu cần
phải có. Hầu hết các chương trình trên VTV7 đều lồng ghép tất cả những yêu
cầu này vào mỗi chương trình. Có như vậy, các chương trình mới thực sự chất
lượng, thu hút khán giả, đặc biệt là khán giả nhí. Ngoài ra, vì là kênh dành
cho thiếu nhi nên VTV7 rất chú trọng tới tính sáng tạo.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xã hội hóa trong lĩnh
vực báo chí và truyền hình
Chủ trương xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình như một
bước ngoặt mở ra thời kỳ thời cơ cũng là thách thức cho những người làm
truyền hình tại Việt Nam. Báo chí - truyền thông nước ta trước những năm đổi
mới thực hiện chức năng tuyên truyền chính trị - tư tưởng là chính. Sau đổi

mới, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Và báo chí - truyền thông cũng hoạt động trong cơ chế đó có sự quản
lý nhà nước. Chủ trương xã hội hóa được đưa vào thực hiện ở các lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật, thể thao... đã thu hút được những kết quả đáng mừng.
Đối với truyền hình xã hội hóa chỉ nên dừng ở khâu sản xuất chương trình
truyền hình nhằm đảm bảo báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết
yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân theo đúng quy
định của luật Báo chí năm 1989 và luật báo chí sửa đổi năm 1999.
Ngày 1/ 3 năm 2005 trong hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thông cáo
thông báo kết luận 162 của Bộ chính trị khóa IX về công tác lãnh đạo quản lý
báo chí, cũng đã nhấn mạnh tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện
nay.

19


Thông báo 41-TB/TW và Thông báo 68-TB/TW của Bộ Chính trị đã
nêu một cách toàn diện các biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí
trong tình hình hiện nay. Trong đó, có nêu tới mục: Tiềm lực thực hiện các
hoạt động báo chí - truyền thông trong xã hội (ngoài khu vực các tổ chức
đoàn thể chính trị xã hội và nhà nước) ngày càng lớn.
Cụ thể như sau:
Luật pháp Việt Nam hiện nay không cho phép có báo chí tư nhân. Nếu
nhìn vào danh mục các tờ báo, các đài phát thanh, đài truyền hình thì thấy
rằng không có hệ thống báo chí ngoài khu vực nhà nước. Nhưng nếu nhìn sâu
hơn, sẽ thấy rằng tiềm lực thực hiện hoạt động truyền thông - báo chí ngoài
khu vực nhà nước hiện rất lớn:
Số lượng rất lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quảng
cáo - truyền thông, có nhân lực được đào tạo tốt về truyền thông. Nhiều công

ty trong số đó có xu hướng xây dựng bộ phận sản xuất sản phẩm truyền
thông. Kỹ năng kinh doanh quảng cáo - truyền thông không hoàn toàn giống
kỹ năng báo chí - truyền thông, nhưng điểm chung cũng rất nhiều. Thực tế,
khi có cơ quan báo chí - truyền thông "ủy nhiệm" cho công ty bên ngoài thực
hiện "hộ" mình việc biên tập, phát hành sản phẩm báo chí, thì chỉ trong thời
gian ngắn, công ty bên ngoài đã thực hiện việc đó với trình độ nghiệp vụ cao,
hiệu quả kinh doanh lớn (Vụ việc ấn phẩm "Nguồn Việt" vừa qua là ví dụ).
Nhiều ấn phẩm của các đơn vị kinh doanh ngoài nhà nước được thực hiện có
chất lượng cao. Kể cả khi không trực tiếp làm sản phẩm truyền thông, mà chỉ
làm dịch vụ quảng bá, quảng cáo, cũng có nhiều đòn bẩy để điều khiển được
nội dung của báo chí - truyền thông.
Trong lĩnh vực truyền hình, nhiều đơn vị kinh doanh đã và đang xây
dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, đang cạnh
tranh với nhau để cung cấp sản phẩm theo đặt hàng của các đài truyền hình.

20


Các công ty cổ phần, công ty tư nhân đang xây dựng nhiều trường quay, mua
sắm thiết bị ghi hình.
Thực tế cho thấy, khi một số doanh nghiệp được làm các hoạt động
dạng báo chí- truyền thông (có thể lúc đầu theo giấy phép thì không làm các
nội dung tuyên truyền chính trị - xã hội, nhưng với thời gian thực tế là làm cả
các nội dung này), thì chỉ trong thời gian rất ngắn, các doanh nghiệp này đã
phát triển được hệ thống truyền hình, báo điện tử mạnh, về tốc độ phát triển
vượt xa các đơn vị báo chí - truyền thông do các tổ chức chính trị - xã hội, các
đoàn thể và cơ quan nhà nước chủ quản .
Khi có yếu tố hợp tác nước ngoài, tiềm lực sản xuất các sản phẩm báo
chí - truyền thông ở khu vực ngoài nhà nước sẽ càng rất mạnh.
Trong khuôn khổ pháp luật hiện nay đối với báo chí - truyền thông,

năng lực này của các doanh nghiệp hiện hướng về việc hợp tác hoặc tranh thủ
các đơn vị báo chí - truyền thông đang hoạt động. Nếu nền báo chí - truyền
thông nhà nước mạnh, cầm trịch tốt, thì có thể tận dụng tiềm lực mạnh này
của khu vực bên ngoài phục vụ cho sự lớn mạnh của báo chí - truyền thông
nhà nước, và bản thân các doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh doanh.
Nhưng nếu ngược lại sẽ có độ chênh giữa đầu ra và đầu vào của tiềm năng
này. Trong một bối cảnh nào đó, khi tiềm năng này không bị ngăn cản pháp
lý, sẽ hình thành một hệ thống báo chí truyền thông khác với hệ thống đang
có, và có khả năng là nhanh chóng vượt trội hơn về quy mô, trình độ tổ chức
hoạt động, nghiệp vụ, hiệu quả kinh tế so với hệ thống của khu vực công. Các
hệ lụy của tình huống này rất khó đoán định.
Chính phủ cũng đã ban hành những Nghị định, quyết định, chính
sách...tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xã hội hoá truyền hình ở nước ta
được thực hiện một cách suôn sẻ. Trong quyết định của chính phủ kí năm
2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến
năm 2010 đã nói:

21


“Tăng cường xã hội hóa việc sản xuất các chương trình truyền hình,
phim truyền hình theo đúng định hướng của Đảng và các quy định của Nhà
nước; đẩy mạnh phát triển kênh truyền hình quảng bá song song với phát
triển nhanh chóng các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền” [17]
Với sự cho phép, tạo điều kiện xã hội hoá từ nhà nước, việc thúc đẩy xã
hội hoá truyền hình sẽ làm cho truyền hình Việt Nam trở nên chuyên nghiệp
hoá việc sản xuất chương trình.
Như vậy, theo quan điểm trên việc xã hội hóa báo chí nói chung và xã
hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình nói riêng trong giai đoạn hiện
nay là mang tính tất yếu, và sẽ đạt được hiệu quả cao đối với việc sản xuất

chương trình truyền hình. Vấn đề xã hội hóa hoạt động truyền hình đã được
khẳng định là một chủ trương đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của
truyền hình. Tuy nhiên, các chương trình được thực hiện sản xuất với các đối
tác vẫn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của sản phẩm văn hóa có chất lượng
nội dung và tính thẩm mỹ cao. Công tác biên tập phải được đài thực hiện
nghiêm túc.
1.3. Các hình thức và đối tác tham gia xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam
1.3.1. Các hình thức xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam
Hiện nay, xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam có 4
hình thức:
1.3.1.1. Đài truyền hình Việt Nam và đối tác hợp tác sản xuất chương trình
truyền hình
Xu thế bắt tay hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa nhà đài với
các đơn vị bên ngoài rất phổ biến. Sự hợp tác này giúp cho các bên tham gia
hỗ trợ nhau sản xuất các chương trình truyền hình có chất lượng phục vụ khán
giả.
 Các lĩnh vực được hợp tác có: nội dung, trang thiết bị kỹ thuật và tài
chính

22


Hợp tác sản xuấtnội dung chương trình có nghĩa là đối tác sẽ cùng với
đài truyền hình tham gia xây dựng nội dung cho chương trình, có thể là từ
khâu lên ý tưởng, kịch bản chương trình.
Hợp tác sử dụng trang bị kỹ thuật, không phải lúc nào nhà đài cũng có
phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho việc sản xuất các chương trình. Các đơn vị
ngoài truyền hình có khả năng tài chính đầu tư trang bị, máy móc, bối cảnh …
tạo điều kiện thực hiện các chương trình truyền hình. Tận dụng khả năng của
hai bên, bắt tay hợp tác là điều nên làm và đúng đắn.

Hỗ trợ tài chính sản xuất chương trình. Hình thức này, đối tác được xem
như là nhà tài trợ cho chương trình truyền hình. Họ đầu tư tiền để đài truyền
hình có thêm vốn duy trì sản xuất các chương trình. Đổi lại, họ được quyền
lợi về quảng bá thương hiệu (logo xuất hiện trong chương trình), quảng cáo
giữa chương trình.
Theo Tiến sĩ Đinh Thị Xuân Hòa, mức độ hợp tác sản xuất chương trình
có: hợp tác sản xuất một phần chương trình, hợp tác sản xuất trọn gói chương
trình, hợp tác sản xuất nhiều chương trình.
Hợp tác sản xuất một phần chương trình: Một chương trình truyền
hình có thể có nhiều phần, nhà đài có thể hợp tác với các đơn vị bên ngoài sản
xuất một phần trong chương trình. Mỗi bên phụ trách một phần công việc thì
chương trình sẽ thực hiện nhanh hơn.
Hợp tác sản xuất trọn một chương trình: Với hình thức này, phía đối
tác sẽ cùng với nhà đài tham gia tất cả các khâu sản xuất của chương trình.
Hợp tác sản xuất nhiều chương trình là đối tác của nhà đài không chỉ
hợp tác sản xuất một chương trình mà tham gia sản xuất nhiều chương trình.
Nhu cầu công chúng về chương trình truyền hình tăng lên, đòi hỏi nhà đài
phải sản xuất nhiều chương trình để đáp ứng nhu cầu khán giả. Do đó, hình
thức hợp tác này sẽ đảm bảo số lượng chương trình cho nhà đài.

23


1.3.1.2. Đài truyền hình đặt mua các chương trình trọn gói
Tùy vào nhu cầu và đặc điểm khán giả mà nhà đài sẽ đặt mua các
chương trình với các đơn vị ngoài đài. Những đơn vị này sẽ được thực hiện
tất cả các khâu và hoàn thiện chương trình, bán lại cho nhà đài phát sóng. Với
hình thức này, nhà đài chủ động đưa ra yêu cầu và đối tác sẽ thực hiện theo
đơn đặt hàng. Các đơn vị này sẽ tự lo đề tài, kịch bản, tổ chức sản xuất, tổ
chức ghi hình, nội dung chương trình, biên tập chương trình…Đài truyền hình

chỉ cần duyệt và phát sóng chương trình đó. Ví dụ Kênh VTV7 có phát sóng
bộ phim Vũ điệu thanh xuân, Hội sói, Biệt đội Vroomiz, Tayo xe bus bé
nhỏ…
Hiện nay, đài truyền hình Việt Nam đang phát triển xu hướng đặt hàng
sản xuất các chương trình cho một kênh truyền hình. Hình thức này đang
thuhút đước nhiều kết quả tích cực. Các kênh truyền hình phát triển theo hình
thức xã hội hóa này được khán giả rất chú ý. Có lẽ giờ đây, khán giả không
thể không biết đến kênh truyền hình Today TV (VTC7). Let’s Việt (VTC9)
với những bộ phim truyền hình nổi tiếng. Các chương trình này là sản phẩm
của công ty cổ phần quốc tế IMC và công ty cổ phần Lasta.
1.3.1.3. Trao đổi sản phẩm
Thay vì đặt hàng hay liên kết sản xuất các chương trình truyền hình, các
đài truyền hình nghĩ tới việc bắt tay hợp tác với nhau để xây dựng một
chương trình chung. Hình thức này đã được sử dụng trên thế giới, một chương
trình truyền hình mang tên Eurovision của Liên Minh phát thanh truyền hình
châu Âu phát sóng chương trình lấy nguồn từ 32 quốc gia trong liên minh gửi
tới. Ở nước ta, hình thức này đã được một số đài địa phương thuộc khu vực
Đồng bằng Sông Hồng sử dụng tái phát thanh truyền hình các tỉnh Thái Bình,
Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định…đã liên kết để xây dựng chương trình “Thời
sự Đồng bằng sông Hồng”. Các tin, phóng sự trong chương trình được phóng
viên đài này sản xuất và cùng nhau xây dựng, gộp lại để tạo nên chương trình

24


×