Nhà lãnh đạo đa chiều: (6) Lãnh đạo dựa trên
từng tình huống cụ thể
Không chỉ dựa trên sự khác biệt trong tính cách, phong cách của từng cá
nhân mà phong cách lãnh đạo của chúng ta cũng cần phải thay đổi dựa trên
từng tình huống cụ thể.
Cái mà tôi muốn ám chỉ đến trong thuật ngữ “tình huống” là gì? Để thành
thạo về một việc gì đó, một con người thường trải qua 4 giai đoạn như Ken
Blanchard đã đề cập trong cuốn sách “Lãnh đạo và nhà quản lý một phút”
(Leadership and The One Minute Manager). Nhưng trước tiên, chúng ta phải
đánh giá ước định xem anh ta hoặc cô ta đang đứng ở đâu trong vòng xoáy
của sự phát triển. Muốn vậy, chúng ta cần hiểu hai điều:
1 – Năng lực của họ đến đâu?
2 – Độ tận tụy của họ đến mức nào?
Năng lực ở đây nghĩa là những hiểu biết và kỹ năng để đạt được một mục
đích hay hoàn thành một nhiệm vụ đòi hỏi nào đó. Còn tận tụy là kết hợp
giữa niềm tin và cảm hứng.
Blanchard chỉ ra 4 giai đoạn của sự phát triển theo vòng xoáy trôn ốc như
sau:
Lính mới, nhiệt tình
• - Khả năng thấp
• - Tận tụy cao
• - Những người này mới bắt đầu công việc và có rất nhiều thứ cần phải
học nhưng họ là người rất hào hứng trong công việc và muốn được
thành công ngay.
Những người học hỏi vỡ mộng
• - Một vài người có khả năng thấp
• - Khi kỹ năng của những người này phát triển, thì sự tự tin và động
lực của họ lại thường giảm xuống. Họ nhận ra có quá nhiều thứ cần
phải học để có thể làm được một công việc thực sự tốt. Càng học
nhiều, họ lại càng phát hiệu ra có nhiều thứ mình chưa biết. Đây là
thời điểm họ nhận ra sự khác biệt giữa những mong muốn của họ khi
còn là những anh lính mới đầy nhiệt huyết với thực tại không như
mong muốn.
Có khả năng, nhưng thận trọng
• - Có khả năng tương đối
• - Sự tận tâm thay đổi
• - Những người này đã phát triển được những kỹ năng thực hiện công
việc của họ ở mức cao. Tuy nhiên, sự tận tụy của họ đối với công việc
lúc lên cao, lúc xuống thấp, thay đổi thất thường.
Đạt thành tích cao
• - Có khả năng
• - Tận tụy với công việc
• - Những người này rất tự tin và là người biết tự thúc đẩy mình, có kỹ
năng và kinh nghiệm.
Không có một công thức, khuôn mẫu chung
Nhà lãnh đạo đa chiều sẽ là người không bao giờ lựa chọn cách tiếp cận
“một cho tất cả” mà sẽ thay đổi phong cách lãnh đạo của mình dựa trên cơ
sở xác định xem các thành viên trong nhóm của mình đang ở vị trí nào trong
vòng xoáy trôn ốc của sự phát triển. Một người càng có ít khả năng, thì họ
lại càng cần được chỉ bảo và hướng dẫn, càng ít tận tụy, thì càng cần được
ủng hộ.
Các hành vi hướng dẫn từ phía bạn: bao gồm việc nói rõ ràng cho nhân viên
của bạn biết họ cần phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì thực hiện.
Sau đó, hãy chăm chú giám sát và chú ý xem họ hoàn thành công việc thế
nào. Điều này đòi hỏi người huấn luyện phải rất công phu chỉ cho họ cách
thức làm việc từng bước từng bước một.
Các hành vi khuyến khích, cảm thông từ phía bạn: bao gồm việc lắng nghe
mọi người, ủng hộ và động viên những nỗ lực của họ, sau đó tạo điều kiện
để họ tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Bạn có thể nhìn thấy khi phong cách lãnh đạo của bạn không phù hợp với
phong cách của nhân viên, chắc chắn sẽ có vấn đề xảy ra. Ví dụ bạn cố
hướng dẫn những người đã có được thành tích cao trong công việc, như vậy
là thừa. Họ sẽ cảm thấy bạn đang quản lý theo kiểu săm soi từng li từng tí và
điều đó nhanh chóng là tan biến đi động cơ thúc đẩy họ.
Các giai đoạn phát triển của một người cũng thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Ví
dụ như, một người rất giỏi và đạt được thành tích cao khi được xếp vào làm
công việc kỹ thuật. Thế nhưng anh ta lại là một người thận trọng khi phải
đưa ra những lời phát biểu trước đám đông và không có gì lạ nếu như cũng
chính con người ấy trở thành anh lính mới bị vỡ mộng khi bước lên trở
thành người quản lý một nhóm nhân viên. Do đó, tùy thuộc vào nhiệm vụ
mà họ đang thực hiện, bạn có thể sử dụng phương pháp lãnh đạo khác nhau.
Sự lãnh đạo của bạn phải thay đổi tùy thuộc vào tình huống như đã chỉ ra
trong chiều hướng 6.