Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích thu nhập nền kinh tế việt nam và thái lan (2018 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 20 trang )

BT lớn
Mơn Phân tích kinh tế
Tên chủ đề: Phân tích thu nhập nền kinh tế Việt Nam và Thái Lan (2018-2020)
I.
Giới thiệu về 2 quốc gia
1. Việt Nam
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung
tâm khu vực Đơng Nam Á, ở phía đơng bán đảo Đơng Dương, phía bắc giáp Trung Quốc,
phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đơng nam trơng ra biển Đơng và Thái Bình Dương và có
diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài
3.260 km, trở thành quốc gia lớn thứ ba ở Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ¾ là
đồi núi. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng
sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung
dân cư. Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là gió mùa, có số ngày nắng, lượng mưa, và độ ẩm
cao. Mặc dù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, Việt Nam có khí hậu đa dạng do
sự khác biệt về kinh tuyến và vĩ tuyến. Việt Nam có nhiều nguồn tài ngun khống sản.
Nằm sâu trong lòng đất là những loại đá quý hiếm, than, và nhiều loại khống sản có giá trị
như thiếc, kẽm, bạc, vàng, và antimon. Cả trong đất liền cũng như ngồi biển khơi đều có
dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
Việt Nam là quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lựa chọn ra Chủ tịch nước và Thủ
tướng Chính phủ. Chính phủ gồm có các Bộ và Cơ quan ngang Bộ. Về đơn vị hành chính,
Việt Nam có 63 tỉnh thành, thủ đô là thành phố Hà Nội, thành phố đơng dân cũng như có quy
mơ GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Uỷ ban Nhân dân và Hội Đồng Nhân dân các
cấp là cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành và các đơn vị hành chính thấp hơn.
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc,
Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng
Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam


tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song
phương... Trong 25 năm qua, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh tập trung
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong thời gian này, nền kinh tế đã tăng trưởng nhanh
chóng với mức cao lịch sử trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại. Cơ sở kinh tế cơ
bản của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi nhân khẩu học như dân số trẻ giáo dục khá tốt của
đất nước tận hưởng những lợi thế của sự thay đổi của Việt Nam sang một nền kinh tế theo
định hướng thị trường hơn.
2. Thái Lan


Không chỉ là một trong những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á, Thái
Lan cịn nổi tiếng với một nền văn hóa lâu đời, đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên phong phú,
tươi đẹp. Thái Lan giáp Lào và Myanma phía bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía đơng, giáp
vịnh Thái Lan và Malaysia phía nam, giáp Myanma và biển Andaman phía tây. Phía bắc
Thái Lan có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon, phía đơng bắc là
Cao ngun Khorat có biên giới tự nhiên về phía đơng là sơng Mekong. Trung tâm của đất
nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất
Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. Khí hậu Thái Lan chủ yếu là nhiệt đới, nóng ẩm
quanh năm với nhiệt độ khoảng 28-35 độ C.
Thái Lan là một đất nước Quân chủ lập hiến với vua đứng đầu đất nước. Thủ tướng
Chính phủ là người đứng đầu của Chính phủ. Trên thực tế, vai tò của vua chủ yếu là nghi
thức, với Thủ tướng nắm hầu hết mọi quyền hành của Chính phủ. Thái Lan được chia làm 76
tỉnh, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya.
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du
lịch và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP. Đây là nền kinh tế lớn
thứ 2 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia), đứng thứ 8 châu Á và xếp hạng 22 trên thế
giới theo danh nghĩahoặc thứ 7 châu Á và 20 toàn cầu nếu xét theo sức mua- đây là vị trí mà
quốc gia này đã nắm giữ và duy trì trong nhiều năm qua..
II.

Phân tích
1. Phân tích khái quát
1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product)
Bảng 1. Chỉ số GDP và tốc độ tăng của Việt Nam và Thái Lan năm 2018-2020
Đơn vị: Tỉ USD
Năm

2018

2019

2020

Quốc gia

tốc độ tăng (%)
2018-2019

2019-2020

Việt Nam

245.2

261.9

271.2

6.81%


3.55%

Thái Lan

506.6

544.3

501.8

7.44%

-7.81%

Tỷ lệ (%)

48%

48%
54%
-0.00%
11.4%
Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, GDP Thái Lan từ 2018-2020 lớn hơn Việt Nam khoảng
1,5-2lần, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018-2019 của Thái Lan hơn Việt Nam 0,63%, riêng
giai đoạn 2019-2020, GDP Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong khi của Thái Lan giảm
xuống.
1.1.1. Tại Việt Nam
1.1.1.1. Giai đoạn 2018-2019.

Tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 2018-2019 được coi là khá tốt khi đã
tăng từ 245.2 tỷ usd và đạt mức 261.9 tỷ usd tương đương với tốc độ tăng là 6.81%.


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun
Thái Bình Dương (CPTPP)… đã tạo điều kiện mở rộng thị trường và tác động tích cực đến
kim ngạch thương mại song phương và đa phương. Bên cạnh đó, dịng đầu tư quốc tế cũng
có thể có sự dịch chuyển từ điểm đến là Trung Quốc sang các quốc gia khác, tăng cơ hội cho
Việt Nam thu hút đầu tư nước ngồi.
Hình 1. Những thành tựu kinh tế của Việt Nam năm 2019

Tuy nhiên do ảnh hưởng những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới, là những rào cản
thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh như kết quả cải thiện môi trường kinh doanh đang
chững lại, chưa được thực thi một cách quyết liệt và thực chất, kết quả sản xuất khu vực tư
nhân còn rất yếu và còn nhiều rào cản.
1.1.1.2.

Giai đoạn 2019 – 2020

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm 4,4%, thì mức tăng trưởng kinh tế (tốc độ
tăng GDP) năm 2020 của Việt Nam đạt 2,91% được xem là điểm sáng đáng ghi nhận. Tuy là
mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là
thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khơi phục kinh tế, phịng chống
dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lịng của tồn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có
hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.Các nguồn
vốn nước ngoài ở Việt Nam cũng cho thấy được sự hiệu quả trong đầu tư ở Việt Nam.
Hình 2. GDP Việt Nam giai đoạn 2017-2020



1.1.2. Thái Lan
1.1.2.1. Giai đoạn 2018-2019
Năm 2019, Thái Lan đã có chỉ số GDP tăng từ 506.6 tỷ USD đến 44.3 tỷ USD tương
đương với tốc độ tăng là 7.44%. Đây là tốc độ tăng tương đối ổn định vì Thái Lan là nền
kinh tế lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á.
Sức mạnh của đồng Baht Thái Lan gia tăng đã gây trở ngại cho các lĩnh vực xuất
khẩu và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, khiến sự phục hồi tăng trưởng GDP của Thái
Lan trong quý III/2019 chưa đạt kỳ vọng. Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan dự
báo kim ngạch xuất khẩu của nước này sẽ giảm khoảng 2% trong năm 2019, so với mức dự
báo chỉ giảm khoảng 1,2% đưa ra hồi tháng 8. Cơ quan này cũng dự báo kinh tế Thái Lan có
thể khởi sắc trong quý IV và tăng tốc khi bước sang năm 2020 nhờ các biện pháp kích cầu
của Chính phủ, xuất khẩu sẽ dần hồi phục và sự khởi sắc của ngành du lịch. Từ tháng 8/2019,
Chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn một gói kích cầu 10 tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
1.1.2.2.

Giai đoạn 2019-2020

Đến năm 2020, GDP Thái Lan đã sụt giảm một cách đáng kể khi có tốc độ tăng
-7.81%. Đây là năm thứ 3 nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á suy giảm trong hơn 2 thập
kỷ qua. Hai lần trước là vào năm 2009 và 1998 khi nền kinh tế Thái Lan lần lượt giảm 0,7%
và 7,6% do khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng tài chính châu Á.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á. Xuất
khẩu dịch vụ, bao gồm chi tiêu của nhóm phi dân cư như du khách, giảm tới 60% trong năm
2020 so với năm trước. Tại thời điểm đó, Thái Lan vẫn đóng cửa biên giới với hầu hết các
quốc gia. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng hóa cũng sụt 5,8% do nhu cầu trên thế giới suy giảm.
1.2.


Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product)
Bảng 2. GNP của Việt Nam và Thái Lan năm 2018-2020
Đơn vị: tỉ USD


Năm

2018

2019

2020

Quốc gia

Tốc độ tăng (%)
2018-2019

2019-2020

Việt Nam

230.01

246.72

256.92

7.26%


4%

Thái Lan

482.06

524.21

487.77

8.74%

-7%

Tỷ lệ (%)

48%

47%
53%
-1.48%
11%
Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới

Nhìn chung, GNP Thái Lan cao hơn GNP của Việt Nam, GNP của Việt Nam chỉ bằng 47%53% so với GNP của Thái Lan giai đoạn 2018-2020.
1.2.1. Tại Việt Nam
GNP tại Việt Nam năm 2019 có tăng 7.26% so với năm 2018. Một dấu hiệu tích cực
so với cả chỉ tiêu GDP thì khoảng cách khơng q cách biệt. Điều này có nghĩa các khoản
đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam đem lại hiệu quả nhất định đóng góp cho nền kinh tế.
Đến năm 2020 thì tốc độ tăng bị suy giảm còn 3.55%. Tuy nhiên vẫn là một điểm tích

cực khi với bối cảnh đại dịch covid 19 thì lượng đầu tư ở nước ngồi của Việt Nam khơng bị
ảnh hưởng quá nặng.
1.2.2. Tại Thái Lan
GNP tại Thái Lan năm 2019 cũng có tốc độ tăng rất tốt là 8.74% so với năm 2018.
Việc tốc độ tăng của GNP đạt mức cao hơn GDP là một dấu hiệu tích cực cho thấy Thái Lan
sử dụng tốt các nguồn tài ngun cả trong và ngồi nước.
Năm 2020 thì lại bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid 19, giảm 36,44 tỉ USD(tương
ứng với 7%) . Tuy nhiên tốc độ giảm thấp hơn so với chỉ số GDP. Điều này cho thấy các
khoản đầu tư ở nước ngoài của Thái Lan đã đỡ được phần nào cho nền kinh tế khi gặp khó
khăn.
1.3. Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh)
1.3.1. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm GDP xanh đã được giới thiệu nhiều năm trước. Tuy nhiên,
cho đến nay, vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về chỉ tiêu này trên Tổng cục thống kê, chi
tiêu cho môi trường cũng chưa được tách ra khỏi chi tiêu khác của hệ thống tài khoản quốc
gia để phân tích vai trò và trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình trong bảo
vệ mơi trường.
Tăng trưởng xanh được coi là con đường phù hợp nhất để phát triển bền vững mà
nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi, trong đó, có Việt Nam. Việc thúc đẩy áp dụng chỉ số
GDP xanh sẽ góp phần thực hiện tăng trưởng xanh.
1.3.2. Tại Thái Lan
Hình 3. GDP xanh của Thái Lan giai đoạn 1990-2020


GDP xanh của Thái Lan có xu hướng tăng qua các năm, tỉ lệ thuận với GDP của cả nước.
GDP của Thái Lan thể hiện rất tốt nhưng chi phí cần phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả
gây ra cho môi trường để lại khá đắt đỏ và sẽ còn tệ hơn nếu chưa xử lý mạnh tay. Sự khác
biệt giữa GDP và GDP xanh chỉ khoảng 2%.
1.4.


Thu nhập quốc gia (GNI - Gross National Income)
Bảng 3: GNI của Việt Nam và Thái Lan năm 2018-2020
Đơn vị: Tỉ USD
Năm

2018

2019

2020

Quốc gia

Tốc độ tăng (%)
2018-2019

2019-2020

Việt Nam

696.2

761.6

797.8

9%

5%


Thái Lan

1224

1290

1237

5%

-4%

Tỷ lệ (%)

57%

59%

64%

4%

9%

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới
GNI của Việt Nam thấp hơn so với GNI Thái Lan nhưng có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong
giai đoạn 2018-2019.
1.4.1. Tại Việt Nam
Nhìn chung, quy mơ GNI của Việt Nam luôn tăng qua các năm.
Năm 2018, quy mô GNI Việt Nam đạt 696,2 tỉ USD. Đến năm 2019, quy mô là 762,6

tỉ USD tăng thêm 65.4 tỉ USD tương ứng 9% so với năm 2018. GNI có mối liên hệ gắn kết


với một chỉ số về chất lượng cuộc sống. Vì vậy, với tốc độ tăng 9% phần nào thể hiện nền
kinh tế Việt Nam được đóng góp rất lớn bởi người Việt Nam ở nước ngoài.
Cụ thể, năm 2020, quy mô GNI là 797,8 tỉ USD , tăng 36.2 tỉ USD so với năm 2019.
Tuy nhiên, GNI năm 2020 tăng rất hạn chế với tốc độ tăng là 5%. Năm 2020 được xem là
một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó
có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng
trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy
nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GNI dương (5%).
1.4.2. Tại Thái Lan
Thái Lan cũng là một nền kinh tế có sự đóng góp khơng nhỏ vào GNI bởi lực lượng
lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên tốc độ tăng của chỉ tiêu này năm 2019 so với 2018 đạt mức
thấp hơn so với Việt Nam , là 5%. Điều này cho thấy người nước ngoài đầu tư vào Thái Lan
chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Đến năm 2020, lại chứng kiến hậu quả của đại dịch Covid khi tốc độ tăng trưởng GNI
của Thái Lan ở mức -4%. So với GDP nước này thì tốc độ giảm đó chưa đến mức q xấu.
Cũng bởi vì thu nhập người nước ngồi tại đây bị ảnh hưởng nặng nề nhưng khơng được tính
vào chỉ tiêu này. Cịn người Thái Lan ở nước ngồi có các hoạt động kinh tế khả quan hơn ở
các nước ít bị ảnh hưởng bởi Covid.
1.5.

Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI - National Disposable Income)
Bảng 4: NDI của Việt Nam và Thái Lan năm 2018-2020
Đơn vị: Tỉ USD
Năm

2018


2019

tốc độ tăng (%)

2020

Quốc gia

2018-2019

2019-2020

Việt Nam

485.4

552.2

589.3

13.76%

6.72%

Thái Lan

1042.53

1126.97


1103.9

8.10%

-2.05%

Tỷ lệ (%)

47%

49%

53%

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới
Bảng 5. Chênh lệch giữa GNI và NDI của Việt Nam và Thái Lan năm 2018-2020
Đơn vị:%
Năm

2018

2019

2020

30%

27%

26%


Quốc gia
Việt Nam


Thái Lan

15%

13%

11%

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới
1.5.1. Tại Việt Nam
Năm 2019, chỉ số NDI của Việt Nam có tốc độ tăng đáng kinh ngạc, lên đến 13,76%
so với năm 2018. Điều này phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân cũng như cả quốc
gia đó tăng lên rất tốt. Tuy nhiên lại có độ chênh lệch lớn tới 30% khi so với GNI ở năm
2018 và 27% ở 2019. Chi chuyển nhượng hiện hành ra nước lớn hơn nhiều so với thu chuyển
nhượng hiện hành từ nước ngoài.
Năm 2020, Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng của NDI dù tình hình dịch bệnh lúc đó
khiến cho các nền kinh tế đều gặp phải khó khăn. Độ chênh lệch giữa NDI và GNI dần được
thu hẹp còn 26% cho thấy mức độ chi tiêu ngày càng hiệu quả hơn, trong quá trình bắt kịp
các nền kinh tế lớn khác trong khu vực.
1.5.2. Tại Thái Lan
Năm 2019, chỉ số NDI của Thái Lan có tốc độ tăng tốt, đạt 8.1% so với năm 2018.
Điều này phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân cũng như cả quốc gia đó tăng. Độ
chênh lệch giữa GNI và NDI nước này có tỷ lệ thấp là 15% vào năm 2018, 13% vào năm
2019 và 11% vào năm 2020. Chi chuyển nhượng hiện hành ra nước lớn hơn so với thu
chuyển nhượng hiện hành từ nước ngoài nhưng tỷ lệ trên được coi là tốt, giúp quốc gia có

được khoản tiết kiệm, dự trữ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tỷ lệ này có
giảm dần theo từng năm cho thấy được xu hướng tối ưu hóa chi tiêu.
Năm 2020, chỉ số NDI của Thái Lan giảm 23.07 tỉ USD(tương ứng 2.05%) so với
năm 2019. Vì là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid 19 nên Thái Lan đã có nhiều biện
pháp nhằm tiết kiệm ngân sách phòng cho trường hợp xấu xảy ra.
1.6.

GDP bình quân đầu người (GDP per capita)
Bảng 6. GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Thái Lan 2018-2020
Đơn vị: GDP: triệu USD
Dân số: Triệu người
GDP/người:USD/người

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới
GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan vì dân số Việt Nam cao hơn
Thái nhưng GDP lại thấp hơn.


1.6.1. Tại Việt nam
Giai đoạn 2018-2019, GDP bình quân trên đầu người tại Việt Nam có đà tăng rất khả
quan khi lên đến 6%. Sự tăng trưởng này có ý nghĩa khá lớn đối với đất nước đang phát triển
như Việt Nam. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2019 giảm cịn 3.75%. Bình qn trong 4 năm
giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ
1-1,5%/năm.
Giai đoạn 2019-2020, GDP bình quân trên đầu người tại Việt Nam tuy có sụt giảm về
mức độ tăng trưởng nhưng tình hình kinh tế, đời sống nhân dân vẫn rất khả quan khi tỉ lệ hộ
nghèo tiếp tục giảm xuống còn 2,75%
1.6.2. Tại Thái Lan
Giai đoạn 2018-2019, GDP bình quân trên đầu người tại Thái Lan vẫn tăng rất mạnh
so với các nước trong khu vực khi có tốc độ tăng lên tới 7%. Thái Lan được bình chọn là một

trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới ghi nhận mức tăng trưởng tiền lương và năng suất
lao động.
Giai đoạn 2019-2020, đây là giai đoạn khá khó khăn đối với cuộc sống người dân
Thái Lan khi đại dịch Covid 19 tới. Với doanh thu lớn từ ngành dịch vụ thì nay phải đóng
cửa nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến GDP bình qn trên đầu người ở nước này dẫn đến suy
giảm gần 8% so với năm 2020.


Nhận xét chung:

Nhìn chung các chỉ tiêu trên cho thấy Thái Lan vẫn là một nên kinh tế lớn trong khu
vực và có các chính sách đầu tư hiệu quả. Đời sống người dân Thái Lan ở mức khá tốt so với
các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên khi gặp phải dịch bệnh thì lại là một trong những
nước bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Còn Việt Nam đang trên đà bắt kịp với các nền kinh tế lớn trong khu vực với tốc độ
tăng trưởng đáng kinh ngạc. Do nền kinh tế đất nước chưa được mạnh nên Việt Nam khá cẩn
thận trong công tác phịng chống dịch để khơng bị ảnh hưởng q lớn.
2. Phân tích GDP theo thành phần kinh tế tại Việt Nam
Bảng 7. GDP theo thành phần kinh tế của Việt Nam

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Tổng cục thống kê


T ỉ trọng GDP phân theo thành phần T ỉ trọng GDP phân theo thành phần
kinh tế năm 2018
kinh tế năm 2019
9.97%

1. TP kinh tế
Nhà nước

27.67%
2. TP kinh tế
ngoài Nhà
nước

20.28%

9.92%

1. TP kinh tế
Nhà nước
27.06%
2. TP kinh tế
ngoài Nhà
nước

20.34%

3. Khu vực có
VĐT nước
ngồi

3. Khu vực có
VĐT nước
ngồi

42.08%

Thuế sp trừ
trợ cấp sp


Thuế sp trừ
trợ cấp sp
42.68%

T ỉ trọng GDP phân theo thành phần
kinh tế năm 2020
9.80%

1. TP kinh tế
Nhà nước
27.26%
2. TP kinh tế
ngồi Nhà
nước

20.13%

3. Khu vực có
VĐT nước
ngồi
42.81%

Thuế sp trừ
trợ cấp sp

Nhìn chung, quy mô GDP của Việt Nam đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2019,
quy mô GDP của nước ta là 6037347.63 tỉ đồng, tăng 495015.76 tỉ đồng so với năm 2018.
Đến năm 2020, GDP Việt Nam là 6293144.9 tỉ đồng, tăng 255797.27 so với năm 2019. Tuy
nhiên, tỉ lệ tăng GDP giảm đáng kể, từ 8,93% năm 2019 xuống còn 4.24% năm 2020. Đây

tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công
lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Năm 2020,
kinh tế Việt Nam có quy mơ thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong khu vực ASEAN.
2.1.

Thành phần kinh tế nhà nước

Vai trò: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thứ nhất, vai trò chủ
đạo của khu vực KTNN được thể hiện ở trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý, hiệu quả kinh
tế - xã hội và năng lực cạnh tranh. Thứ hai, KTNN đóng vai trị hàng đầu trong việc khắc
phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường. Thứ ba, KTNN độc quyền những lĩnh
vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia. Thứ tư, KTNN là “công cụ” để thúc đẩy các


thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đặc điểm: Thành phần kinh tế NN nắm giữ quy mô tương đối lớn. Kinh tế nhà nước là
thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản
thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng
nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các
doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.
Kinh tế NN chiếm tỉ trọng khá lớn trong các thành phần kinh tế. Năm 2018, quy mô
thành phần KTNN là 1533458.73 tỉ đồng, tương ứng 27.67%, năm 2019 chiếm 27.06% và
27.26% trong năm 2020, quy mô luôn tăng qua các năm. Năm 2019, tỉ trọng GDP thành phần
KTNN giảm 0.61% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 lại tăng lên 0.2%. Điều này cho
thấy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ngày càng được khẳng định và phát huy. Bởi năm
2020 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, Nhà nước phải can
thiệp sâu hơn để điều tiết kinh tế. Sự tăng lên về tỉ trọng GDP thành phần KTNN đã thể hiện
được KTNN thực sự là công cụ, lực lượng vật chất để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định

hướng, dẫn dắt, tạo cơ sở nền tảng vững chắc để Việt Nam thực hiện thành công “mục tiêu
kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”,
vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư công bố năm 2020 cho thấy: tuy chỉ chiếm 0,4% trong tổng số doanh nghiệp cả nước
nhưng doanh nghiệp nhà nước huy động, thu hút vốn cho sản xuất, kinh doanh đạt 9,65 triệu
tỉ đồng, doanh thu cao nhất với 13,41 triệu tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 323,64 nghìn tỉ
đồng (chiếm tỉ lệ tương ứng là 24,8%, 56,7% và 36,1% của toàn bộ doanh nghiệp).
2.2.

Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước

Tỉ trong GDP thành phần KT ngoài nhà nước Tỉ trong GDP thành phần KT ngoài nhà nước Tỉ trong GDP thành phần KT ngoài nhà nước
năm 2018
năm 2019
năm 2020

69.48%

Kinh tế tập
thể
Kinh tế tư
8.90%
nhân
21.63% Kinh tế cá
thể

68.82%

Kinh tế tập
thể

Kinh tế tư
8.51%
nhân
22.67% Kinh tế cá
thể

Kinh tế tập
thể
Kinh tế tư
8.46%
nhân
22.53% Kinh tế cá
thể
69.01%

Vai trò, đặc điểm
Kinh tế tư nhân : Kinh tế tư nhân ra đời sau đổi mới; phát triển cùng với quá trình đổi
mới liên tục, sâu, rộng ở trong nước. Kinh tế tư nhân gắn với doanh nhân và là lực lượng
xung kích trên mặt trận kinh tế. kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế


thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, là một trong bốn trụ cột vững chắc của nền kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
Kinh tế tập thể : KTTT, HTX tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng; đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát, tăng kim ngạch
xuất khẩu, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông
thôn mới, giảm nghèo bền vững, nhất là địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao nhận
thức của xã hội và hệ thống chính trị đối với HTX kiểu mới.
Kinh tế cá thể : Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động. Kinh tế cá thể đang có vị trí rất quan

trọng trong nhiều ngành nghề ở nơng thơn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh tiềm
năng về vốn sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động
Cả 3 năm 2018 đến 2020 thành phần kinh tế ngoài NN đều chiếm tỉ trọng cao nhất
trong GDP với hơn 40%.
Quy mơ thành phần kinh tế ngồi NN đều tăng qua các năm. Năm 2018 đạt
2332245.09 tỉ đồng, năm 2019 là 2576556.12 tỉ đồng (tăng 244311.03 tỉ đồng) và năm 2020
là 2694087.22 tỉ đồng, tăng 117531.1 tỉ đồng so với 2019. Năm 2019-2020 đều đạt gần 43%
tăng nhẹ so với năm 2018 (42.08%). KTNNN 2019 tăng 0,6% so với năm 2018. Năm 2020,
tỉ trọng này giảm còn 0,13% so với năm 2019. Trong thành phần kinh tế NNN:
- Kinh tế cá thể luôn chiếm tỉ trọng cao nhất cả 3 năm : năm 2018 cao nhất với
69,48% sau đó là 2020 với 69,01% và thấp nhất là 68,82% năm 2019. Năm 2019 giảm
0,66% so với năm 2018, năm 2020 tăng 0,19% so với năm 2019.
- Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng cao thứ 2 trong 3 khu vực của kinh tế NNN: cao nhất
là năm 2019 với 22,67% tiếp là năm 2020 với 22,53% và thấp nhất là năm 2018 với 21,63%.
Năm 2019 tăng 1,04% so với năm 2018,giảm 0,14% so với năm 2020.
- Kinh tế tập thể chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong 3 khu vực và có xu hướng giảm nhẹ
qua các năm: 2018 chiếm 8,9% ,2019 chiếm 8,51% ,2020 chiếm 8,43%. Năm 2019 giảm
0,39% so với năm 2018 ,2020 giảm 0,05% so với năm 2020.
Như vậy, các chỉ số giai đoạn 2019-2020 đều có xu hướng giảm so với giai đoạn
2018-2019. Nguyên nhân là do đại dịch covid 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự biến động của tồn nền kinh tế, trong đó có kinh tế ngồi NN. Hơn nữa, thành phần
kinh tế này vẫn chịu sự kiểm soát của kinh tế nhà nước nên trong quá trình phát triển vẫn
chưa ổn định do chính sách ưu đãi từ nhà nước cịn hạn chế.
2.3.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Vai trị: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có đóng góp rất to lớn đối với quốc gia, đặc biệt là
một nước đang có tiềm năng phát triển như nước ta. Góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng
cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác triển khai và nâng cao hiệu quả sử

dụng các nguồn vốn trong nước như dầu khí, điện năng và nuôi trồng và chế biến cây công
nghiệp, cây lương thực. Mặt khác đầu tư nước ngồi cũng góp phần quan trọng vào việc bù
đắp thâm hụt cán cân vãng lai và cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. Góp phần hình thành


một số nghành công nghiệp mới như khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất lắp ráp ơtơ, điện
tử , xe máy .. Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động tham gia phát triển
nguồn nhân lực. Góp phần chuỷển dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hố để
phát triển lực lượng sản xuất, góp phần làm tăng thêm của cải và nâng cao sức cạnh tranh của
các mặt hàng trong nước, đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm của các cơ cấu ngành nghề trong nước. Góp phần quan trọng vào việc hồn chỉnh
ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thông cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải, bưu chính
viễn thơng, năng lượng.
Đặc điểm: khu vực kinh tế có VĐT nước ngồi nắm giữ quy mơ trung bình, bao gồm
các ngành sản xuất, điện tử, CN chế biến chế tạo,…
Quy mơ GDP khu vực có VĐT nước ngồi đều tăng qua các năm. Năm 2018, GDP
của khu vực này là 1124183.63 tỉ đồng, đến năm 2019 là 1228297.02 tỉ đồng, tăng 104113.39
tỉ đồng so với năm 2018 tương ứng với tỉ lệ là 9.26%. Điều này cho thấy Việt Nam là một
kênh đầu tư khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi khi có được các điều kiện lý
tưởng như vị trí, tự nhiên, nguồn lao động... Sau năm 2018 khi Việt Nam lần đầu tiên vào
nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới, năm 2019, lượng vốn FDI giải ngân của Việt
Nam cũng lần đầu tiên vượt mốc 20 tỷ USD, trong khi FDI tồn cầu có xu hướng giảm tốc
độ tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành kinh tế, trong đó chế biến, chế
tạo với 24,56 tỷ USD, chiếm 664,6%, kinh doanh bất động sản với 3,88tỷ USD, chiếm
10,2% vốn đăng ký, tiếp theo là bán buôn bán lẻ, khoa học và công nghệ. Với lợi thế phát
triển được đa ngành nghề nên nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ.
Một số dự án lớn có thể kể đến, như: Dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội với
số vốn 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư xây dựng khu đô thị
thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; Dự án Nhà máy sản xuất
polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) 1,201 tỷ USD do

HYOSUNG CORPORATION (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu;…Thị trường chứng
khoán cũng phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận tốt
hơn với các công ty cổ phẩn. Trong năm 2018, hàng loạt doanh nghiệp quyết mở, nới “room”
tìm kiếm cơ hội phát triển mạnh hơn.
Giai đoạn 2019-2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên không chỉ Việt Nam
mà toàn bộ nền kinh tế trên thế giới đều bị ảnh hưởng. Chỉ số GDP khu vực có vdt nước
ngoài năm 2020 là 1266857.4 tỉ đồng, tăng 38560.38 tỉ đồng so với năm 2019 tương ứng với
tỉ lệ 3.14%, tuy nhiên tỉ trọng giảm 0.21%. Với tình hình dịch bệnh như vậy thì đó là con số
vẫn được coi là khá tốt. Việt Nam lúc đó được coi là một trong những nước có khả năng
khống chế dịch bệnh tốt nhất và duy trì được số ca lây nhiễm dưới 500 ca. Dịng tiền khu vực
có vdt nước ngồi khá khả quan so với các nước khác. Có được điều này một phần nhờ các
chính sách ưu đãi cũng như các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn covid. Cùng
với đó, Chính phủ ln cố gắng kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định nền kte tạo mơi trường đầu
tư thuận lợi cho NĐT nước ngồi, xây dựng chiến lược và qui hoạch thu hút vốn đầu tư nước
ngồi, trong đó xác định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích thu hút vốn đầu
tư.
3. Phân tích GDP theo ngành kinh tế


3.1.

GDP theo ngành kinh tế của Việt Nam

Bảng 8. GDP của Việt Nam theo ngành kinh tế từ năm 2018-2020 (tính theo giá so sánh)

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Tổng cục thống kê
Bảng 9. GDP của Việt Nam theo ngành kinh tế từ năm 2018-2020 (tính theo giá hiện
hành)

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Tổng cục thống kê

Từ bảng 9 ta có thể thấy: GDP theo ngành kinh tế có tỉ trọng khơng đồng đều giữa các
ngành. Trong đó, thành phần dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất(khoảng 41-42%/năm), tiếp đó là
Cơng nghiệp và xây dựng; thành phần Nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm tỉ trong thấp nhất
trong cơ cấu ngành( chỉ khoảng 14-15%/năm). Trong giai đoạn 2018-2020, nhìn chung GDP
các ngành kinh tế có xu hướng tăng. Cụ thể:
*Năm 2018:
GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây,
khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo
quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng chung
của toàn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 8,7% vào mức tăng
trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng
đóng góp 42,7%.
Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn
2012-2018, với mức tăng trưởng 3.76%, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát
huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở
rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. Trong đó, ngành nơng nghiệp tiếp
tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, là mức tăng cao nhất của
giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm
của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,46%, đóng góp 0,22


điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,01% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp
0,05 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2018 duy trì mức
tăng trưởng khá với 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của tồn nền kinh tế. Ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm
sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng với mức tăng cao 12,98%, tuy
thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm
2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm. Ngành cơng nghiệp khai khống vẫn tăng trưởng
âm (giảm 3,11%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn

nền kinh tế nhưng mức giảm đã được thu hẹp đáng kể so với mức giảm 7,1% của năm trước.
Ngành xây dựng năm nay duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,16%, đóng góp
0,65 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số
ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng
8,51% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch
vụ, cũng là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế
(0,92 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,21%, đóng góp
0,53 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,78%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm;
ngành vận tải, kho bãi tăng 7,85%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất
động sản tăng 4,33%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm.
* Năm 2019:
GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II
tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ
6,6%-6,8%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng
cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực
cơng nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng
góp 45%.
Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức
tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trị chủ chốt dẫn
dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường
có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2019 như sau: Bán buôn và bán lẻ
tăng 8,82% so với năm 2018, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực dịch
vụ nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96 điểm
phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%, ngành vận tải, kho bãi
tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%…
Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp do

hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi
chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nơng sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ


và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt
2,01%. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng
góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá.
* Năm 2020:
GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng
2,69%; quý IV tăng 4,48%) trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu
cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội là thành công lớn của Việt Nam. Trong mức tăng chung
của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào
tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
Trong khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực
này đạt cao hơn năm 2019.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so
với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn
nền kinh tế. Trong đó, cơng nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trị chủ chốt dẫn dắt tăng
trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương
mại và dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 20112020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá
trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm
giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62
điểm phần trăm.
3.2.

GDP theo ngành kinh tế của Thái Lan


Bảng 10. GDP của Thái Lan theo ngành kinh tế từ năm 2018-2020 (tính theo giá hiện
hành)

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới
Quy mô GDP theo ngành của Thái Lan năm 2019 cao hơn so với năm 2018 khoảng
31,731 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2020, quy mô cả 3 khu vực đều giảm, đặc biệt là khu
vực dịch vụ khi giảm 24.789 triệu tỉ USD trên tổng số 26.603 triệu tỉ USD.


Năm 2018: Khu vực nông- lâm nghiệp Thái Lan đạt hơn 41 tỷ usd, chiếm 8,18% GDP
của nền kinh tế. Nổi tiếng là một quốc gia có nền sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới Thái Lan
luôn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Khu vực cơng nghiệp và xây dựng có
thu nhập hơn 176 tỷ usd, chiếm 34,75%. Và khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất là dịch vụ
chiếm 57% GDP toàn nền kinh tế, mức thu nhập hơn 289 tỷ usd. Phát huy lợi thế về du lịch.
Năm 2019: mức thu nhập GDP tăng hơn năm 2018 khoảng 37 tỷ tuy nhiên 2 khu vực
nơng; lâm thủy sản và cơng nghiệp xây dựng có tỷ trọng giảm ( Khu vực nông; lâm thủy sản
là 8,14%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 33,6%), chỉ có duy nhất khu vực dịch vụ có
tỷ trọng tăng lên gần 2% là 58,26%. Đối với Thái Lan, ngành du lịch đóng góp 3.000 tỷ baht
cho nền kinh tế Thái Lan vào năm 2019, chiếm 18% GDP của cả nước, trong đó 2.000 tỷ
baht đến từ khách du lịch nước ngoài (chiếm 12% GDP) và 1.000 tỷ baht từ du lịch nội địa
(chiếm 6% GDP). Năm 2019 ngành dịch vụ Thái Lan đạt 317 tỷ usd, là mức cao nhất trong 3
năm 2018-2019. Như vậy, năm 2019 được đánh giá là năm được đánh giá có thu nhập GDP
cao nhất trong 3 năm 2018-2020.
Năm 2020: mức thu nhập GDP giảm đáng kể ở cả 3 khu vực. Riêng khu vực dịch vụ (
mức thu nhập khoảng 292 tỷ usd) giảm sâu nhất 24 tỷ usd so với năm 2019, chiếm tỷ trọng
58,37%. Khu vực nông; lâm thủy sản đạt hơn 43 tỷ usd, chiếm tỷ trọng 8,64% toàn nền kinh
tế, so với năm 2019 thì mức này là mức được coi là rất thấp. Cịn khu vực cơng nghiệp và
xây dựng mức thu nhập đạt 166 tỷ usd chiếm 33,10% cơ cấu 3 khu vực.
GDP của Thái Lan có sự thay đổi rõ rệt như vậy là do một số nguyên nhân sau:

Ngành lúa gạo Thái Lan đang gặp nhiều yếu tố bất lợi do dịch Covid-19 tiếp tục lan
rộng và vấn đề thiếu hụt hạt giống lúa. Hiện Thái Lan có khoảng 70 triệu hécta diện tích
trồng lúa, với nhu cầu 1.364.800 tấn hạt giống chất lượng tốt mỗi năm. Hợp tác xã nông
nghiệp, Trung tâm lúa gạo cộng đồng và khu vực tư nhân chỉ có thể cung cấp khoảng 40%,
tương đương 537.000 tấn hạt giống tốt.
Từ năm 2019-2020 thu nhập GDP của Thái Lan có dấu hiệu chậm dần do cũng phải
hứng chịu đại dịch covid-19 gây ra cho tồn thế giới. Bộ Cơng nghiệp Thái Lan thừa nhận sự
lây lan của COVID-19 có tác động đến một số ngành công nghiệp nhưng Bộ này đã có
những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên các rào cản thuế quan được áp đặt tại
Thái Lan cũng khiến cho khu vực này bị ảnh hưởng.
Khu vực dịch vụ, GDP Thái Lan đạt mức cao nhất, do quốc gia này có lợi thế về du
lịch. Tuy nhiên do đại dịch covid19 và bất ổn chính trị đã khiến quốc gia này phải hứng chịu
nhiều tổn thất nặng nề. Các hạn chế di chuyển được áp đặt ở Thái Lan để đối phó với sự
bùng phát của dịch đã làm suy yếu nghiêm trọng đặc biệt là đối với các dịch vụ bán lẻ và giải
trí. Điều này được thể hiện qua doanh số bán xe du lịch giảm mạnh gần 12% trong quý đầu
tiên của năm 2020.
Bên cạnh đó, việc nhà chức trách Thái Lan dừng hoạt động tàu trên cao BTS Skytrain
và tàu điện ngầm tại Bangkok cũng như phong tỏa nhiều tuyến đường nhằm dập tắt biểu tình
khiến các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ. Những bất ổn gây ra bởi làn sóng biểu tình giáng
thêm một địn mới lên nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh nước này vẫn đang
chịu tổn thương nặng nề trước đại dịch Covid-19.


3.3.

So sánh 2 quốc gia

Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và có nhiều
yếu tố khá tương đồng như dân số, vựa lúa thế giới, hay nổi bật với hai loại sản phẩm
cơng nghiệp đó là hàng điện tử, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia thuộc khu vực

Đông Nam Á và có nhiều yếu tố khá tương đồng như dân số, vựa lúa thế giới, hay nổi bật
với hai loại sản phẩm cơng nghiệp đó là hàng điện tử, ô tô và xe máy,…
Bên cạnh đó Thái Lan là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 Đơng Nam Á, trong
khi Việt Nam chỉ xếp thứ 4.
Bảng 11. GDP của Việt Nam theo ngành kinh tế từ năm 2018-2020 (tính theo giá hiện
hành)

Nguồn: nhóm tác giả thống kê dựa trên Ngân hàng thế giới
Từ bảng số liệu so sánh GDP phân theo khu vực kinh tế giữa Việt Nam kết hợp
với bảng số liệu của Thái Lan giai đoạn năm 2018- 2020 ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt.
Cụ thể:
Cả 2 quốc gia đều có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất, và nông,lâm nghiệp thủy sản
chiếm tỉ trọng thấp nhất. Quy mô GDP phân theo các khu vực của Việt Nam đều thấp hơn
của Thái Lan. Cụ thể: Khu vực nông- lâm nghiệp-thủy sản Thái Lan cao hơn Việt Nam
khoảng 10 tỷ usd. Khu vực cơng nghiệp-xây dựng và Dịch vụ, Thái Lan có quy mô lớn
hơn hẳn so với Việt Nam.
So với Thái Lan thì khu vực Dịch vụ nước ta vẫn cịn hạn chế nhưng so với thế
giới dịch vụ của Việt Nam vẫn thu hút nhiều lượng khách quốc tế. Như năm 2019 lượng
khách quốc tế tới Việt Nam đạt hơn 17 triệu lượng khách. Tuy nhiên do đại dich covid,
nước ta áp dụng những hạn chế đối với du khách nước ngoài nên lượng khách giảm đáng
kể (năm 2020 lượng khách tới khoảng 3 triệu người). Như vậy có thể thấy, Việt Nam là
một nước thu hút khách du lịch khá cao nhưng doanh thu thu được thì lại hạn chế cho
thấy chất lượng dịch vụ ở nước ta chưa tốt.
Là một nước đứng đầu về sản xuất gạo nhưng ngành lúa gạo Thái Lan đang gặp
nhiều yếu tố bất lợi do dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và vấn đề thiếu hụt hạt giống lúa.
Trong khi đó ở Việt Nam ngành nông lâm thủy sản vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, khẳng
định vai trò là trụ đỡ của kinh tế - xã hội cả nước, tốc độ tăng trưởng VA của ngành Nông
nghiệp đạt 2,74% (nông nghiệp tăng 3,32%, lâm nghiệp tăng 3,30%, thủy sản tăng
0,66%) và đóng góp 23,52% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế (GDP cả nước
+1,42%).



III.

Giải pháp tăng thu nhập cho nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn để trở thành một quốc gia có thu nhập cao.
Để đạt được mục tiêu này, tăng thu nhập cho nền kinh tế Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục đẩy
mạnh q trình chuyển đổi sang mơ hình tăng trưởng mới, với sự hỗ trợ của thị trường, công
nghệ và khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh và mục tiêu tăng trưởng xanh.
1. Kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19
Đại dịch đã ảnh hưởng đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong các năm
qua. Trước diễn biến ngày càng khó lường, chúng ta cần linh hoạt, thích ứng an tồn, kiểm
sốt hiệu quả dịch bệnh và dần khôi phục lại nền kinh tế.
2. Nâng cao năng suất
Việt Nam cần hướng tới các hoạt động tạo ra năng suất cao hơn để tiến lên trong
chuỗi sản xuất tồn cầu. Vì thế, một mơ hình tăng trưởng mới là điều cần thiết, trong đó chú
trọng xây dựng nền tảng để tăng năng suất, không chỉ là giải ngân vốn đầu tư mà còn chuyển
đổi từ lao động kỹ năng thấp sang lao động kỹ năng cao.
Việt Nam đã bắt đầu quá trình chuyển đổi này nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa. Ví dụ
gạo là mặt hàng Việt Nam rất có thế mạnh sản xuất. Nếu chúng ta áp dụng mơ hình tăng
trưởng mới trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, đó là một hướng đi tiềm năng.
Đổi mới và chuyển đổi số cũng là một lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy năng suất.
Dịch bệnh COVID-19 là chất xúc tác giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam và
bao trùm nhiều lĩnh vực như ngân hàng, sức khỏe, qua đó nâng năng suất lao động.
3. Theo đuổi tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh sẽ đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong tương lai. Năng lượng mặt trời, điện gió và các loại năng lượng tái tạo sẽ dần dần
giúp Việt Nam bớt phụ thuộc vào than đá, vốn gây ơ nhiễm mơi trường,
Việt Nam cần nhìn lại tất cả các khoản đầu tư của mình và xem có thể biến chúng

thành những khoản đầu tư xanh hay khơng. Ví dụ Việt Nam có hệ thống sơng ngịi phong
phú nên có nhiều lợi thế phát triển hệ thống giao thơng đường thủy, do đó cần nâng cấp và
tạo ra một mạng lưới giao thông đường thủy mạnh hơn nữa.
Vấn đề biến đổi khí hậu cũng cần được chú ý. Nhiều khu vực ở Việt Nam đang sụt lún
và đất nước các bạn cũng đang đối mặt nhiều vấn đề khó khăn do nạn xâm nhập mặn gây ra.
Tất cả các yếu tố này khiến ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, Việt Nam
cần giải quyết những vấn đề này bởi nó tác động đến khả năng gia tăng năng suất trong lĩnh
vực nông nghiệp.
4. Cải cách thể chế
Để trở thành một quốc gia có thu nhập cao, cần tiếp tục xây dựng thể chế bằng cách
xây dựng nền quản trị tốt, minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Những yếu tố này đóng


vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và đạt được các mục tiêu trở thành
nền kinh tế thu nhập cao.
5. Doanh nghiệp năng động
Khuyến khích cạnh tranh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rời
thị trường để đảm bảo nguồn lực được đưa đến những công ty sáng tạo và hiệu quả nhất.
Điều này chỉ có thể xảy ra trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp được
đảm bảo khả năng tiếp cận tài chính, quy định pháp lý minh bạch và được pháp luật bảo vệ.
6. Nâng cao trình độ và cơ hội lao động có tay nghề cao
Việt Nam có thứ hạng cao về giáo dục phổ thơng, nhưng một mơ hình tăng trưởng
dựa vào năng suất cần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và các chương trình đào tạo kỹ
thuật và dạy nghề. Cần trao nhiều cơ hội hơn nữa cho những người đang đối mặt với các rào
cản gia nhập thị trường lao động, trong đó có người dân tộc thiểu số, để thúc đẩy công bằng
xã hội và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số già hoá và lực lượng lao động giảm.




×