Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Phát hiện sớm các rối loạn tâm thần pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.03 KB, 8 trang )

Phát hiện sớm các rối loạn tâm thần

Ăn uống thất thường là một trong các biểu hiện của rối loạn tâm thần.
Bệnh nhân có thể không chịu ăn uống, hoặc ăn quá nhiều không thể kiểm
soát được.
Để chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt, điều quan trọng là phải dự phòng được
bệnh tật, phát hiện và điều trị sớm các rối loạn để phòng các biến chứng, đồng thời
phục hồi chức năng cho bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, biểu hiện
bệnh lý tâm thần tương đối kín đáo, đôi khi khó phân biệt với những hoạt động
bình thường.
Ngoài rối loạn ăn uống, rối loạn tâm thần ở giai đoạn sớm còn có các biểu
hiện:

Rối loạn giấc ngủ:
Thay đổi so với những biểu hiện bình thường của chính họ trước đây, như
khó khăn khi đi vào giấc ngủ, trằn trọc, thức dậy sớm hơn thường lệ. Bệnh nhân có
thể mất ngủ kéo dài hàng tuần, hàng tháng, một số không thể duy trì giấc ngủ và
thường thức trắng cả đêm. Một số bệnh nhân rối loạn chu kỳ thức ngủ: ngày ngủ,
đêm thức (không phải do nghề nghiệp, thói quen hoặc lý do công việc đặc biệt
khác).

Thay đổi tính cách:
Bệnh nhân thay đổi tính cách so với trước kia như dễ cáu giận hơn, giận dữ
vô cớ, thậm chí kích động đập phá, đánh người vô cớ. Đặc biệt, có thể có sự thay
đổi tình cảm, thái độ với người thân: xa lánh, thù ghét bố mẹ, anh em cho rằng
anh em, bố mẹ không tốt, hại mình.

Thay đổi trong nề nếp sinh hoạt hằng ngày:
Người bệnh trở nên lười biếng hơn, ít hoặc ngại giao tiếp, không quan tâm
đến người thân, bỏ bê công việc, mất hoặc không duy trì các thói quen, sở thích
trước kia, không chăm sóc vệ sinh cá nhân.



Thay đổi trong cách nghĩ:
Bệnh nhân trở nên đa nghi hơn, hay nghi ngờ cả với người thân, thường có
hành vi theo dõi, kiểm tra hoặc có những ý nghĩ không đúng, không phù hợp với
hoàn cảnh thực tế. Người bệnh còn có những ý nghĩ kỳ lạ, không thể giải thích
được như: cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình,
hoặc có người biết mọi ý nghĩ của mình, chi phối mọi hành vi, việc làm của
mình Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm, tội lỗi không thể
tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát.

Thay đổi trong cách nói:
Một số trở nên trầm, ít nói hơn hoặc nói một mình như đang đối thoại với
người khác. Có người lơ đễnh, không tham gia được câu chuyện với người khác,
nói những câu vô nghĩa, không có nội dung, các chữ, câu không liên quan với
nhau, hoặc nói không ăn khớp với hoàn cảnh.
Có những hành vi kỳ lạ, không phù hợp với hoàn cảnh hoặc không thể giải
thích được: Đứng sững nhìn mặt trời, lúc nào cũng giữ lâu một tư thế khó chịu, đi
lang thang không có mục đích
Khi phát hiện các rối loạn tâm thần, trong trường hợp bệnh nhân còn nhận
thức được bệnh của mình, nên xem xét kỹ các rối loạn này có từ bao giờ, có những
nguyên nhân trong cuộc sống tác động đến hay không? Hãy bày tỏ với người thân
về các rối loạn của mình để họ có thể trợ giúp hoặc đưa ra những lời khuyên hợp
lý. Gia đình nên tìm hiểu kỹ những thay đổi ở bệnh nhân để động viên, chia sẻ và
thông cảm, đưa đến ngay các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các phòng khám
chuyên khoa tâm thần.

Hai giai đoạn điều trị chứng đau nửa đầu

“Với bệnh đau nửa đầu (nhức đầu migraine), ngoài việc điều trị triệu
chứng khi xuất hiện cơn đau, điều trị dự phòng đóng vai trò quan trọng để

giảm tần số cơn đau”, PGS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh - BV
Bạch Mai cho biết.
Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân gây nên, khi xuất hiện những cơn đau
đầu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa xác định căn
nguyên gây nên những cơn đau này.
Nếu bị đau nửa đầu migraine, người bệnh thường bị những cơn đau đầu nửa
đầu kéo dài với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng: đau giật giật theo nhịp mạch
đập, đau vừa phải hoặc đau dữ dội, đặc biệt ở vùng hốc mắt…với tần số, cường
độ, khoảng thời gian đau khác nhau ở mỗi người.
Khi chẩn đoán chắc chắn bị đau nửa đầu magraine, việc điều trị sẽ chia làm
hai giai đoạn: điều trị cấp và điều trị dự phòng.
Điều trị cấp (điều trị cơn đau):
Là giai đoạn người bệnh thấy đau đầu dữ dội cần điều trị ổn định. Điều trị
cấp nhằm giảm các cơn đau dữ dội một cách hiệu quả, nhanh chóng và khôi phục
lại khả năng của người bệnh về các chức năng bị tổn thương sau cơn đau nửa đầu.
Ở từng người bệnh, bác sĩ có những đơn thuốc khác nhau dựa trên cơ sở
khám lâm sàng và cận lâm sàng. Ngoài những thuốc giảm đau thông thường, bác
sĩ có thể cho người bệnh dùng các loại thuốc đặc trị ở mức độ vừa và nặng; hoặc
dùng thuốc này để điều trị cho những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vừa nhưng dùng
các loại thuốc giảm đau khác không mang lại hiệu quả.
Giai đoạn điều trị cấp thường kéo dài trong khoảng 2 tuần. Trong giai đoạn
này, bệnh nhân cần tự theo dõi hiệu quả của thuốc. Bởi có nhiều trường hợp, sau
khi dùng thuốc, người bệnh lại có hiện tượng đau đầu phản hồi (dùng thuốc cơn
đau lại tăng lhieej. Khi có hiện tượng này, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có
cách xử lý hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, điều trị cấp chỉ có tác dụng giảm cơn đau, vì thế, người bị chứng
đau nửa đầu cần được điều trị dự phòng để tránh tái phát lại cơn đau.
Điều trị dự phòng
Theo PGS.TS Lê Văn Thính, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng cần
điều trị dự phòng khi bị migraine. Căn cứ vào tần số cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định

những bệnh nhân nào cần được điều trị dự phòng.
Chỉ điều trị dự phòng cho những bệnh nhân sau: xuất hiện cơn đau đầu 2
lần/tuần; những bệnh nhân mà trong giai đoạn điều trị cấp không mang lại hiệu
quả; những bệnh nhân có các cơn đau migraine không điển hình, có triệu chứng
báo trước kéo dài, nhồi máu não có migraine…
Điều trị dự phòng nhằm giảm tần số, cường độ cơn đau; cải thiện các chức
năng bị suy giảm sau cơn đau và giúp củng cố cho phương pháp điều trị trong giai
đoạn cấp.
Giai đoạn điều trị dự phòng kéo dài từ 2 - 3 tháng. Nếu kiểm soát được các
cơn đau trong vòng 6 tháng, người bệnh không cần điều trị tiếp.


×