Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TM PHO CO HOI AN 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.86 KB, 4 trang )

Đề bài: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê em. (giới thiệu phố cổ Hội An)
I. Mở bài: giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc lịch sử về Hội An:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy Hội An đã được hình thành và có cách đây 2000 năm
- Đến khoảng thế kỉ 15 thì cư dân Đại Việt đã sinh sống ở đây
- Cuối thế kỉ 16-17, kinh tế Hội An phát triển do người Hoa và người Nhật đến đây sinh sống
- Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận Hội An là đô thị loại 3.
- Năm 2008, Chính phủ ban hành chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam
2. Các làng nghề truyền thống:
- Làng mộc Kim Bồng
- Làng gốm Thanh Hà
- Làng rau Trà Quế
- Làng đúc đồng Phước Kiều
3. Các địa điểm tham quan di tích lịch sử:
- Bảo tàng lịch sử văn hóa
- Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
4. Ẩm thực của Hội An:
- Cao Lầu
- Mỳ Quảng
- bánh xèo chiên giòn
- bánh “hoa hồng trắng
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh
- Đây là một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị
- Em sẽ đến đây vào dịp không xa
DÀN BÀI THAM KHẢO 2
1. Mở bài
Giới thiệu và nêu cảm nhận chung của bản thân về Phố cổ Hội An.
2. Thân bài
a. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của Phố cổ Hội An


- Vị trí địa lý: Nằm ở hạ nguồn của dịng sơng Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lơ-mét về
phía Nam.
- Lịch sử hình thành và phát triển:
+ Thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
+ Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may
mắn không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thế kỉ 20, không phải chịu nhiều tác động của q trình đơ thị hóa.
+ Từ năm 1980, các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn
hóa ở Phố cổ Hội An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.
b. Giới thiệu những nét đặc sắc của Phố cổ Hội An
- Phố cổ Hội An có những cơng trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú vị:
+ Phố cổ Hội An là nơi có những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngôi nhà gỗ từ xa xưa và đặc biệt là
những chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngôi nhà.
+ Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo: chùa Cầu, hội quán, các nhà thờ tộc, những
ngôi đền miếu,...
- Ẩm thực:
+ Cao lầu


+ Mì Quảng
+ Bánh bao và bánh vạc
- Lễ hội và các trò chơi dân gian
+ Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng
thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín
ngưỡng tơn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ.
+ Các trò chơi dân gian: đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa đăng.
c. Ý nghĩa và những giá trị văn hóa, lịch sử của Phố cổ Hội An
- Trước thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
- Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch
trong và ngoài nước về thăm.

- Phố cổ Hội An còn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về Phố cổ Hội An.
BÀI THAM KHẢO 1
Dọc theo dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, mỗi tỉnh thành của đất nước chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng
những danh lam thắng cảnh khác nhau. Thủ đô Hà Nội có Hồ Hồn Kiếm, Ninh Bình có chùa Bái Đính, Tràng An, về
Nghệ An, chúng ta lại được về thăm Nam Đàn quê Bác và khi nhắc tới Quảng Nam - mảnh đất đầy nắng và gió, chúng ta
sẽ nhớ ngay tới Phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh, một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong
và ngoài nước.
Như chúng ta đã biết, Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một đô thị cổ nằm ở hạ nguồn của
dịng sơng Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam. Nhìn lại chặng đường ra đời, xây
dựng và phát triển của Phố cổ Hội An chắc hẳn mọi người sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Vào những năm thế kỷ 17 và 18, Phố
cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước, là một thương cảng quốc tế - nơi gặp gỡ, giao
lưu, buôn bán của các thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và cả các nước phương Tây. Trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt
của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây may mắn khơng bị chiến tranh tàn phá và những cơng
trình kiến trúc, văn hóa nơi đây vẫn cịn vẹn ngun. Thêm vào đó, trước ảnh hưởng của xu hướng đơ thị hóa vào những
năm của thế kỉ 20, nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp nguyên sơ của nó như trong thời kì trước đó. Và để rồi, năm
1980,các học giả cũng như du khách trong và ngoài nước chú ý đến những nét đẹp của kiến trúc, văn hóa ở Phố cổ Hội
An, dần dần, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở nước ta.
Phố cổ Hội An có nhiều nét đặc sắc, những điểm riêng hấp dẫn và thú vị mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở một
nơi nào khác. Trước hết, Phố cổ Hội An có những cơng trình kiến trúc, những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn và thú
vị. Bước vào thế giới của Phố cổ Hội An, đúng như tên gọi phố cổ của nó, chúng ta sẽ cách xa những ồn ào, vội vã của
tiếng xe cộ, tấp nập, đông đúc, âm thanh của những nhà máy để bước vào một thế giới tĩnh lặng và n ả. Những gì chúng
ta có thể nhìn thấy đó chính là những mái rêu phong cũ kỹ và cổ kính, những ngơi nhà gỗ từ xa xưa, đặc biệt là những
chiếc đèn hoa đăng trên những cây cao và cả ở mỗi ngơi nhà. Có lẽ, Phố cổ Hội An đẹp nhất về đêm, khi những chiếc đèn
hoa đăng được thắp sáng lên khắp mọi nẻo đường. Phố cổ Hội An nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp với kiến trúc độc đáo. Đó
là chùa Cầu - nó cịn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản, là một cơng trình kiến trúc với kiểu kết cấu rất đặc biệt - trên là nhà
và dưới là cầu. Đó còn là những hội quán được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, trong đó nổi bật lên là hội quán Phúc
Kiến, hội quán Trung Hoa, hội quán Triều Châu, hội qn Quỳnh Phủ, hội qn Quảng Đơng. Ngồi ra, ở nơi đây cịn có
một số cơng trình kiến trúc hấp dẫn khác như các nhà thờ tộc, những ngôi đền miếu,... Dường như, những cơng trình kiến

trúc ấy đã tồn tại hàng nghìn năm, cùng chứng kiến Hội An ngày càng phát triển.
Thêm vào đó, Phố cổ Hội An cũng là nơi có nền ẩm thực độc đáo với những món ăn mang điệu hồn và đặc trưng
riêng của mảnh đất này. Một trong số những món ăn tiêu biểu và đặc trưng nhất của ẩm thực ở Phố cổ Hội An đó chính là
món cao lầu - một món ăn mang tính phố thị. Cao lầu là món ăn được chế biến rất công phu, khi thưởng thức nó chúng ta
cần cần sử dụng nước dùng nhưng đổi lại sẽ ăn cùng với thịt xíu, nước xíu, tép mỡ và để món ăn bớt độ ngậy, người ta
thường ăn kèm với rau sống và giá đỗ. Cùng với cao lầu, mì Quảng cũng là món ăn đặc biệt ở nơi đây. Đúng như tên gọi
của nó, đây là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Nam và ngày nay, dẫu mì Quảng đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước nhưng


có lẽ chẳng có nơi nào nó trịn vị như ở nơi đây. Mì Quảng được bán phổ biến ở Phố cổ Hội An, nó xuất hiện ở trong
những nhà hàng sang trọng, những quán ăn bình dân và đặc biệt là cả những quán ăn vỉa hè. Ngoài ra, nhắc tới ẩm thực
Phố cổ Hội An sẽ không thể nào không nhắc tới bánh bao và bánh vạc. Bánh bao và bánh vạc ở nơi đây mang một hương
vị rất riêng, vừa ngon vừa lạ, chúng thường đi kèm với nhau và ăn cùng với nước chấm vừa cay vừa chua rất tuyệt. Khơng
chỉ món ăn ngon, lạ mà cách trang trí món ăn, các nhà hàng và phong cách phục vụ ở nơi đây cũng rất đặc biệt. Những
nhà hàng ở phố cổ Hội An luôn được trang trí một cách rất độc đáo - chúng thường được điểm tô bằng những bức tranh
cổ, những đồ thủ công mĩ nghệ, những giỏ hoa muôn ngàn sắc màu,... Tất cả những điều ấy quyện hòa vào nhau tạo nên
nét riêng biệt ở Hội An mà khơng nơi nào có được.
Đặc biệt, ở Phố cổ Hội An cịn có rất nhiều lễ hội truyền thống và những trò chơi dân gian từ ngàn đời xưa. Cho
đến ngày nay, Phố cổ Hội An vẫn còn được lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống từ xưa, đó chính là lễ hội kính ngưỡng
thành hồng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư trong các ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín
ngưỡng tơn giáo và có lẽ đặc biệt hơn cả lễ hội đêm rằm phố cổ. Lễ hội đêm rằm phố cổ diễn ra vào đêm ngày 14 hằng
tháng, dưới ánh trăng bàng bàng tỏa khắp nơi, làm tăng thêm sự cổ kính vốn có của mảnh đất này. Vào những ngày này, ở
đây còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tướng và nhất là thả đèn hoa
đăng. Hoa đăng - một nét đặc trưng riêng của Hội An, chắc có lẽ bởi vậy đến với Hội An, bao giờ người ta cũng muốn
được thả đèn hoa đăng một lần. Ngoài ra, ở Phố cổ cịn có nhiều trị chơi dân gian khác, thu hút sự tham gia của người dân
địa phương và du khách, đó chính là trị bài tới, trò thả thơ, trò chơi thư pháp.
Phố cổ Hội An đã tồn tại từ lâu đời và có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đối với dân tộc ta. Vào những năm trước
thế kỉ 20, nơi đây là một trong số những địa điểm buôn bán sầm uất nhất cả nước. Ngày nay, Phố cổ Hội An là địa điểm
du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng triệu hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước về thăm. Thêm vào đó, Phố
cổ Hội An cịn là nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa. Có biết bao vần thơ da diết về mảnh đất và con người nơi đây. Và

cũng có thật nhiều những bức tranh vẽ lại thật đẹp, thật sinh động về những cảnh sắc nơi mảnh đất Phố cổ thân yêu này.
Phố cổ Hội An là một trong số những địa điểm du lịch hấp dẫn trên đất nước ta. Nơi đây mang trên mình nét đẹp
cổ kính với những nét đặc trưng mà khơng bất cứ nơi nào có được.
BÀI THAM KHẢO 2
Hội An rất nổi tiếng nhưng nhiều du khách chưa đến đây bao giờ có thể chưa biết thành phố này ở đâu, thuộc tỉnh
nào. Trong bài tổng quan về phố cổ Hội An sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất cho bạn trước khi bắt đầu
khám phá. Đây là một đô thị cổ trực thuộc vùng đông bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng
63.66 km2. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Tây Nam và cách
Thánh địa Mỹ Sơn khoảng 40 km.
Sở hữu một vị trí khá thuận lợi nên Hội An vừa có biển vừa có đảo. Điều này đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái
và địa lý. Phần diện tích đất liền khoảng 46,22 km2 giáp với huyện Duy Xuyên về phái Nam, phía Tây và Bắc giáp với
Điện Bàn, phía Đơng giáp với bờ biển dài khoảng 7 km. Còn phần diện tích đảo khoảng 15 km là đảo Cù Lao Chàm. Nơi
đây có nhiều khu phố cổ được xây dựng từ thế kỷ 16, đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn. Kể từ khi được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới (năm 1999), Hội An trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và
ngoài nước.
Ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16 – thời kỳ mà Việt Nam nằm dưới sự vị trì của nhà Lê. Năm 1527, Mạc
Đăng Dung dành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh lúc bấy giờ nằm dưới quyền cai quản của nhà Mạc. Tuy nhiên đến năm
1533, nhóm binh sĩ nhà Lê (do Nguyễn Kim) cầm đầu chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim mất, con rẻ là Trịnh Kiểm
nắm dành quyền và dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.
Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyên và một số binh lính lùi về vùng Thuận Hóa. Đến sau năm 1570, ơng
tiếp tục nắm quyền trấn thủ tỉnh Quảng Nam. Sau đó cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành thủy, mở
rộng giao thương buôn bán với các nước phương Tây, Trung Quốc và Nhật Bản.
Cũng bắt đầu từ đó, Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á giai đoạn thế
kỷ 17, 18. Về tên gọi Hội An. Theo người phương Tây xưa kia gọi Hội An là Faifo, có nghĩa là đơ thị/phố bn bán có
cảng. Nhưng đây chỉ là một cách gọi, khơng được coi là chính thức mà Hồi Phố mới là tên gọi chính trước tên Hội An
được sử dụng.


Về tên gọi Hội An. Theo người phương Tây xưa kia gọi Hội An là Faifo, có nghĩa là đơ thị/phố bn bán có cảng.
Nhưng đây chỉ là một cách gọi, khơng được coi là chính thức mà Hồi Phố mới là tên gọi chính trước tên Hội An được sử

dụng.
Không quá phô trương, ồn ào, Hội An đơn giản và nhẹ nhàng hịa mình vào khơng khí phố thị với nhịp sống chậm
rãi, khác hẳn với sự vội vã của những thành phố khác. Nếu đến thăm Hội An vào một buổi sáng sớm, du khách sẽ cảm
nhận được tất cả. Nó thực sự rất yên tĩnh, rất phù hợp cho những ai đang cần không gian để nghỉ ngơi sau những tất bật
của cuộc sống.
Nhờ những điều kiện thuận lợi về địa lý mà Hội An ngày càng trở nên thịnh vượng, tạo cho mình một nét đẹp
khơng hề trùng lặp. 6 thế kỷ trơi qua, hình bóng của thương cảm sầm uất một thời giờ đây đã được thay thế bằng sự mộc
mạc, giản dị hơn. Nó được thể hiện qua những cơng trình kiến trúc cổ, những ngôi nhà nhỏ xinh đơn sơ hay những con
phố đèn lồng lãng mạn,…
Từng là một thương cảng đông đúc, sầm uất nhất tồn tại gần 200 năm. Kể từ khi triều Nguyễn cho phép mở cửa
thông thương, nơi đây đã đón tiếp rất nhiều thuyền bn từ khắp các miền của Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc, Hà
Lan, Ấn Độ,… Chính điều này đã tạo điều kiện để văn hóa các nước du nhập vào Hội An, tạo nên một Hội An đa sắc màu,
đa văn hóa.
Văn hóa Hội An có sự giao thoa văn hóa các nước phương Đơng gồm Trung Hoa, Nhật Bản và văn hóa Việt.
Ngồi ra cịn có sự giao thoa giữa các nền văn hóa cổ, được xem là một bức tranh thu nhỏ xã hội của 3 nền văn hóa cổ
diện đó là văn hóa Champa, Sa Huỳnh và Đại Việt. Tuy vậy, nơi này vẫn giữ lại được cái hồn của dân tộc Việt.
BÀI THAM KHẢO 3
Cơn mưa lạnh đầu mùa trút xuống những mái hiên cổ kính khiến cho phố cổ Hội An nhỏ nhắn dường như co mình
lại. Đâu đó tiếng rao đêm vang lên lanh lảnh làm xao động cả một khoảng trời: “Ai bánh chưng, bánh dày khơng?”.
Có lẽ, người dân trong nước cũng như nước ngồi không ai không biết đến Hội An: một khu phố cổ, đơn sơ, mộc
mạc, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng ba mươi ki-lô-mét. Hội An đã được UNESCO cơng nhận là Di sản
văn hóa thế giới năm 1999.
Bước chân vào phố cổ, du khách sẽ thực sự ngạc nhiên trước một thế giới biệt lập. Không một tiếng gầm rú của
xe cộ, tiếng ồn phát ra từ các nhà máy, xí nghiệp, hay ánh đèn ne-on rực rỡ sắc màu. Tất cả đã lùi xa, không gian và thời
gian dường như lắng động trên mái ngói rêu phong cũ kĩ, những căn nhà gỗ từ xa xưa, chùa Cầu, quán hội Phúc Kiến,
Quảng Đông, … đang âm thầm, lặng lẽ tồn tại để người ta nhớ về một quá khứ đã qua.
Ở đây, khách du lịch còn có thể thưởng thức những món ăn dân dã và đi thăm các làng nghề truyền thống, được
gặp các con người “cổ”. Khơng những thế, du khách cịn có thể tự tay làm cho mình một cái bình, ly, tách, … bằng gốm
để làm quà cho người thân.
Có lẽ, thời điểm phố cổ Hội An đẹp nhất là vào ban đêm. Khu phố nhỏ nhắn này trở nên lãng mạng và sâu lắng

hơn, mang một nỗi niềm hồi cổ, khó có thể diễn tả được. Sáng kiến khơi phục đèn lồng vào mùa thu năm 1998 đã đem
lại hiệu quả bất ngờ. Vào buổi tối, khoảng sau hai mươi giờ, mọi người dân trong phố cổ quay lại đời sống vào ba trăm
năm trước. Họ tự nguyện tắt hết đèn ne-on, thay vào đó là ánh sáng mập mờ huyền ảo phát ra từ những chiếc đèn lồng.
Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo kiểu Trung Hoa treo ở cửa ra vào, đèn quả trám hay ống dài của Nhật Bản
phất giấy trắng treo lơ lửng ở mái hiên. Vào đêm hội hoa đăng, tất cả mọi người phải tắt hết tất cả các thiệt bị điện. Tuy
nhiên họ không hề cảm thấy bất tiện vì việc này. Cường độ ánh sáng có giảm đi, song ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi con
người vẫn bốc mạnh khi đi ngang phố cổ.
Trông những mái nhà cũ kĩ, những người phụ nữ trong tà áo dài trắng đang cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng,
hay hai cụ già râu tóc bạc phờ so tài cờ tướng, nhâm nhi tách trà, cũng dưới ánh đèn lung linh, huyền ảo đó. Dường như
con người đang đi ngược lại dòng thời gian để sống với những thứ đã từng hiện hữu.
Vào những đêm lễ hội, người ta thường tổ chức chơi đập niêu, kéo co,… và nhiều trò chơi dân gian khác nữa.
Khách du lịch cũng như người dân phố cổ tham gia rất hào hứng và nhiệt tình, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp và sức sống
tràn đầy cho thành phố. Những câu hò giã gạo, hò khoan,… vang lên trên những chiếc thuyền trong đêm khuya thanh
vắng. Các cô gái mặc áo bà ba, dịu dàng, thanh thoát làm rung động trái tim bao chàng lữ khách…
Hội An đã trở thành một huyền thoại, một dấu ấn khó phai nhịa của lịch sử, của những ai đã từng đặt chân đến
nơi đây. Hội An sẽ mãi tồn tại trong tâm trí của chúng ta, để con người được sống với những cái đã qua, những vẻ đẹp
giản dị của quá khứ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×