Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận bình luận cuối kỳ chọn khảo sát các bài bình luận xuất hiện trên tuần việt nam của báo điện tử vietnamnet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.95 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Trong
những thời điểm lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài bình luận đã được sử dụng rất
có hiệu quả và có tác động lớn. “Bình luận là thể loại có chức năng giải
thích, đánh giá, phân tích những sự thật tiêu biểu của đời sống. Đối tượng
phản ánh của bình luận có thể là các sự kiện, hồn cảnh, tình hình, hiện
trạng tiêu biểu của đời sống, đang cần được làm sáng tỏ và định hướng.
Với nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng cách kết hợp giữa các
bằng chứng, luận cứ, luận điểm. Tác phẩm bình luận có thể thuyết phục
công chúng hiểu và hành động theo hướng mà người viết bình luận hướng
tới. Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong đó
bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích, có khi cả chứng minh. Dĩ nhiên
không chỉ quan niệm đơn giản nó là sự cộng lại đơn thuần của các yếu tố
đó” – Hồng Đình Cúc, Đức Dũng- Những vấn đề của Báo chí hiện đại,
Nxb Lý luận Chính trị, 2007.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu thông tin, thường thức
và các giá trị được tạo ra, thể loại bình luận ngày càng được rèn giũa và
hồn thiện hơn. Ngày nay, nó trở thành một thể loại mang tính chiến đấu
cao của báo chí.
Hiện nay, hầu hết các tờ báo ở Việt Nam đều có chuyên mục bình
luận, ví dụ: “Nói hay đừng” của Lao Động, “Chuyện hơm nay” của Tiền
phong, các mục bình luận trên Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh, An ninh Thủ
Đơ… đều đang góp phần định hướng dư luận xã hội , định hướng chính
sách. Tuanvietnam.net - một chuyên trang báo điện tử của Vietnamnet cũng
là một trong số đó, nổi bật với những bài báo mang tính phản biện, dự báo
và kiến giải các giải pháp kinh tế - văn hóa - xã hội góp phần thúc đẩy sự
phát triển đi tới của đất nước. Vì vậy, tơi chọn khảo sát các bài bình luận
1



xuất hiện trên Tuần Việt Nam của báo điện tử Vietnamnet, cụ thể vào thời
gian tháng 10/2014. Khảo sát nhằm tìm ra những bài bình luận xuất sắc,
những cây bút bình luận tiêu biểu, khái quát đặc trưng của chuyên trang
bình luận Tuanvietnam.net của báo điện tử Vietnamnet, đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm cho bản thân về thể loại bình luận nói chung và
góp phần hình thành phong cách viết, cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về các
vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, khảo sát còn hạn chế do thời gian
không nhiều và với quy mô nhỏ của tiểu luận, chưa phản ánh hết được bản
chất của chun trang bình luận.
I.

Phân tích một số bài bình luận tiêu biểu trên Tuanvietnam.net
(từ 1/10 đến 30/10/2014)
1. Đề tài phong phú, mang tính thời sự cao
Theo khảo sát từ ngày 1/10 đến ngày 30/10 năm 2014, có 55 bài bình

luận trên TuanVietnam.net. Các bài bình luận rất đa dạng về đề tài, lĩnh
vực: giáo dục, kinh tế, xã hội, luật pháp, văn hóa, giải trí, chính trị, quốc
phịng,… phong phú về cách viết. Là báo mạng nên các tác giả có rất nhiều
“đất dụng võ”. Vì vậy, số lượng bài viết khá lớn, đồng thời, các bài viết hầu
hết tập trung vào các vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự cao.
a) Về giáo dục, y tế
Về vấn đề giáo dục, cũng có rất nhiều bài bình luận tâm huyết và có
góc nhìn sắc sảo, ví dụ như bài viết của tác giả Khương Duy:
Chúng ta đang làm ngược một cách kỳ quặc?
Là người làm công tác giảng dạy ở bậc ĐH, người viết luôn không hiểu tại sao
nhiều HS thông minh, lanh lợi sau khi vượt qua vũ môn để vào ĐH, sau mấy năm
học nhiều em bỗng nhiên trở thành những SV mờ nhạt, lẹt đẹt, học cho qua kỳ thi.
Cho nên mới có câu ĐH là… học đại.

Nhiều năm nay, các phương án đổi mới kỳ thi đại học được đưa ra thảo luận, và tưởng
như sẽ khơng bao giờ có hồi kết. Nhưng lần này thì phương án một kỳ thi quốc gia đã
được thơng qua, và khơng ngồi dự đốn, nó đón nhận rất nhiều phản ứng.
Quá kén chọn môn đăng hộ đối

2


Cũng như với GD phổ thông, việc dăm ba năm lại viết lại SGK rồi đâu vẫn đóng đấy,
việc thay đổi cách thức tuyển sinh ĐH vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Người viết chợt nhớ đến tập quán này: Văn hóa Á Đơng, đặc biệt là văn hóa VN rất chú
trọng việc dựng vợ gả chồng. Thế nhưng chúng ta dường như quá chú trọng tới việc kén
chọn môn đăng hộ đối và tổ chức đám cưới linh đình. Chẳng ai dạy các cặp vợ chồng
sau những ngày vui đó phải sống với nhau, cư xử với nhau thế nào suốt đường đời cịn
lại. Bởi đó mới là phần quyết định hạnh phúc cuộc đời họ.

Ảnh minh họa:Văn Chung
Giáo dục cũng vậy, chúng ta thử hết cách này đến cách khác để chọn cho bằng được
những học sinh ưu tú vào ĐH. Cả xã hội dành hết tâm sức chăm chút cho cái “nghi lễ”
được xem là quan trọng nhất- thi tuyển sinh ĐH. Nhưng khi đã trở thành SV, việc các
em sống thế nào, học thế nào, nghiên cứu thế nào, được đảm bảo nghề nghiệp ra sao thì
lại là một khoảng… lặng buồn.
Người viết thiết nghĩ, chất lượng GDĐH trên hết và trước hết nằm ở quá trình và tổ
chức hoạt động đào tạo của các trường ĐH chứ không phải ở kỳ thi tuyển sinh. Nếu chỉ
xét về kiến thức thì học sinh THPT của VN khơng thua kém gì so với học sinh nhiều
nước. Khơng ít người nước ngoài ngạc nhiên khi biết ở bậc phổ thông, HS chúng ta đã
học rất nhiều kiến thức mà họ chỉ đưa vào bậc ĐH. Kết quả của VN tại các kỳ thi
Olympic quốc tế cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy khả năng của học sinh VN
đến mức nào.
Thế nhưng, là người làm công tác giảng dạy ở bậc ĐH, người viết luôn không hiểu tại

sao nhiều HS thông minh, lanh lợi sau khi vượt qua vũ môn để vào ĐH, sau mấy năm
học nhiều em bỗng nhiên trở thành những SV mờ nhạt, lẹt đẹt, học cho qua kỳ thi. Cho
nên mới có câu ĐH là… học đại.
Vậy lỗi nằm ở đâu?

3


Tư duy giáo dục của ngành GD và của cả xã hội từ lâu có vấn đề. Tại sao cả xã hội lại
tìm mọi cách xiết chặt đầu vào của các trường ĐH; trong khi quyền được học là quyền
cơ bản của mỗi con người? Lẽ ra cần xây dựng giáo dục ĐH theo hình chóp, mở rộng
đầu vào cho những học sinh cơ bản đạt yêu cầu và có nguyện vọng, nhưng phải xiết
chặt đầu ra để chỉ có những sinh viên đạt chất lượng mới có thể ra trường.
Trong khi đó chúng ta lại đang làm ngược lại (đáng sợ hơn, cái ngược này đúng cả với
đào tạo sau ĐH). Để trở thành sinh viên ĐH, học viên cao học thì rất khó nhưng đã vào
rồi thì gần như chắc chắn ra được trường. Tư duy hình phễu ngược kỳ quặc khiến cho
tồn xã hội hình thành nên một tâm lý kỳ quặc: Chạy đua để vào ĐH, cịn khi đã vào
ĐH rồi thì nghỉ xả hơi, có khi là nghỉ suốt cả mấy năm.
Mất công lựa gỗ q nhưng lại khơng dùng?
Nhiều người khơng hiểu, có thể tưởng rằng vượt qua kỳ thi hết môn ở bậc ĐH phải trầy
da tróc vẩy lắm, nhưng trừ một số trường đặc thù như Y, Dược… thì cịn lại hầu như
khơng phải vậy. Chưa nói tới tiêu cực, nhưng bởi vì bản chất của các học phần ở bậc
ĐH nội dung rất nặng và được giảng dạy trong thời gian ngắn, cho nên ngưỡng để vượt
qua một môn học cũng khơng thể q cao, đó là nhận thức chung của giảng viên.
Chưa kể, khi chuyển sang học chế tín chỉ, theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGD và ĐT,
mức điểm để đạt một kỳ thi giảm từ 05 xuống 04 một cách khó hiểu. Sinh viên có tới 03
đầu điểm: Chuyên cần, kiểm tra điều kiện và thi cuối kỳ; do đó việc đạt điểm 04 khơng
hề khó khăn. Đó là lí do tại sao SV hầu như có thể qua được các mơn học một cách dễ
dàng với rất ít nỗ lực.
Vậy thì liệu có tác dụng hay tác hại gì nếu chúng ta thay đổi cách tuyển sinh đầu vào

ĐH trong khi vẫn tiếp tục buông lỏng chất lượng GDĐH như hiện nay? Một giáo sư uy
tín của nước ngồi gần đây khi viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã cho rằng
ĐH của VN như trường cấp 03 mở rộng, hẳn cũng không ngoa.
Chúng ta vẫn loay hoay giữa việc các trường ĐH thiên về học thuật hay dạy nghề? Đội
ngũ GV được tiêu chuẩn hóa về bằng cấp nhưng chất lượng lại chưa tương xứng. Điều
kiện làm việc cho giảng viên chưa tốt, nặng về quản lý hành chính. Cơ sở vật chất
nghèo nàn, nội dung chương trình học lạc hậu và chậm cập nhật. Vậy thì làm sao có thể
sử dụng tốt nguồn ngun vật liệu đầu vào mà xã hội đã tin tưởng giao cho?
Không nên kỳ thị việc mở ra nhiều trường ĐH và tăng tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên,
điều cần làm là đảm bảo rằng các trường ĐH đó thực sự đủ điều kiện để tuyển sinh và
đào tạo và có biện pháp để quản lý chất lượng đầu ra. Phần còn lại sẽ do XH quyết định,
bởi theo xu thế, chỉ những trường ĐH nào đào tạo tốt, sinh viên có khả năng đáp ứng
yêu cầu của thị trường lao động, thì tấm bằng của trường đó mới có giá trị. Đó là một
cuộc chọn lọc tự nhiên, khơng thể nào tránh khỏi.
Thay vì đổ q nhiều cơng sức vào việc chọn lọc đầu vào, thiết nghĩ chúng ta cần làm
tốt hơn nữa ngay từ bậc THPT việc định hướng nghề nghiệp cho các em. Bởi tình trạng

4


chọn trường theo cảm tính, theo sức ép của gia đình đang là một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu để các em tiếp tục ngồi nhầm chỗ ở bậc ĐH, khiến cho khả năng và đam mê thực
sự của các em khơng có cơ hội phát triển, thì đó khơng chỉ là sự lãng phí mà chúng ta
cịn có lỗi với tương lai của các em.
Thay đổi cách thức tuyển sinh chỉ là thay đổi nhỏ giọt, và nếu muốn nâng cao chất
lượng GDĐH thì phải mạnh dạn thẳng thắn đặt vấn đề về chất lượng của các trường
ĐH. Bởi nếu mất công lựa ra gỗ quý rồi lại không dùng đúng thì việc chọn lựa phỏng có
ích lợi gì?
Khương Duy


Bài bình luận trên là một góc nhìn của một giảng viên Đại học đối
với cách thức tuyển sinh hiện nay. Ngay từ sapo, tác giả đã đặt ra câu hỏi
“không hiểu tại sao nhiều HS thông minh, lanh lợi sau khi vượt qua vũ môn
để vào ĐH, sau mấy năm học nhiều em bỗng nhiên trở thành những SV mờ
nhạt, lẹt đẹt, học cho qua kỳ thi”, câu hỏi này cũng là băn khoăn của nhiều
phụ huynh, học sinh, nhất là những người tâm huyết làm công tác giáo dục
nên rất lôi cuốn người đọc.
Trong bài viết, tác giả triển khai hệ thông luận điểm chặt chẽ để bảo
vệ quan điểm của mình “Chúng ta đang làm ngược một cách kỳ quặc”:
Bộ giáo dục quá chú trọng phần thi cử, quá kén chọn môn đăng hộ đối.
Cũng như với GD phổ thông, việc dăm ba năm lại viết lại SGK rồi đâu vẫn
đóng đấy, việc thay đổi cách thức tuyển sinh ĐH vẫn tiếp tục gây nhiều
tranh cãi. Chúng ta thử hết cách này đến cách khác để chọn cho bằng được
những học sinh ưu tú vào ĐH. Cả xã hội dành hết tâm sức chăm chút cho
cái “nghi lễ” được xem là quan trọng nhất- thi tuyển sinh ĐH. Nhưng khi
đã trở thành SV, việc các em sống thế nào, học thế nào, nghiên cứu thế nào,
được đảm bảo nghề nghiệp ra sao thì lại là một khoảng… lặng buồn. chất
lượng GDĐH trên hết và trước hết nằm ở quá trình và tổ chức hoạt động
đào tạo của các trường ĐH chứ không phải ở kỳ thi tuyển sinh.
Tác giả cũng đưa ra nguyên nhân cho thực trạng đáng báo động này
là chúng ta đang làm ngược, trong khi quyền được học là quyền cơ bản của
5


mỗi người, chúng ta lại xiết chặt đầu vào mà việc này nên làm đối với đầu
ra để đảm bảo chất lượng nhân lực cho xã hội, điều này giống như việc mất
công lựa gỗ quý nhưng lại không dùng vậy.
Bài viết không quên đề cập đến các biện pháp để cải thiện tình hình:
Khơng nên kỳ thị việc mở ra nhiều trường ĐH và tăng tuyển sinh đầu vào;
thay vì đổ q nhiều cơng sức vào việc chọn lọc đầu vào, chúng ta cần làm

tốt hơn nữa ngay từ bậc THPT việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh,
đồng thời mạnh dạn thẳng thắn đặt vấn đề về chất lượng của các trường
ĐH. Tác giả bài viết của một giảng viên Đại học bình luận cho nên đầy tình
thực tế và logic, các biện pháp đưa ra cũng rất khoa học, có tính thực tiễn
cao.
Cũng viết về vấn đề giáo dục, tác giả Nguyễn Anh Thi lại chọn một
sự việc có tính thời sự là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến: các trường Đại học Y, khi tuyển sinh đại học nên có thêm môn văn
với lý do “Môn văn rất cần cho cán bộ ngành Y, giúp việc nói năng lưu
lốt, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”.
Thêm mơn Văn có giúp bác sĩ 'ăn nói lưu lốt'
Đã đổi mới thì nên đổi mới căn bản từ cả việc dạy và học, việc tuyển sinh sao cho
sát hợp với thực tiễn nghề nghiệp.
Tại một cuộc hội nghị mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đề xuất, các trường đại học Y khi
tuyển sinh đại học nên có thêm mơn văn. Lý do là: "Môn văn rất cần cho cán bộ ngành
Y, giúp việc nói năng lưu lốt, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp".
Liệu kỳ vọng này của vị tư lệnh ngành có đạt được? Và nếu nhìn rộng ra cả quy trình
tuyển sinh, chuẩn bị nền tảng định hướng nghề nghiệp của ngành Y, liệu đây có phải
thay đổi thực sự mang tính bản chất, thiết thân?
Học nghề ngay từ các môn tại Trung học
Hiện nay việc tuyển sinh đại học của Việt Nam vẫn cịn có khoảng cách rất xa so các
nước tiên tiến trên thế giới ở chỗ các học nặng về lý thuyết, tuyển sinh cũng nặng về xét
điểm số.

6


Ví như thi ngành Y, học sinh VN xưa nay đã học ba mơn thiết thân là Tốn, Hóa và
Sinh. Nhưng cách học Toán ở Việt Nam vẫn thiên về mẹo mánh hơn là phương pháp.
Một bài toán của học sinh chỉ được coi là đúng nếu như làm giống cách giải của thày cô

và đúng đáp số.
Trong khi ở các nước tiên tiến, một bài toán được coi là đúng nếu đáp số đúng, học sinh
giải bằng cách nào khơng quan trọng, miễn là có logic là được. Điều này khiến học sinh
luôn nghĩ ra nhiều phương pháp để giải quyết một vấn đề và biết tìm phương pháp ưu
việt nhất. Cách học này đã giúp các em sáng tạo, chủ động truy tìm chân lý. Bởi chân lý
chắc chắn khơng chỉ là "ý thày".
Với mơn Hóa, học sinh ở các quốc gia tiên tiến phải học trong phòng thí nghiệm rất
nhiều. Bởi vì trường lớp ở đây khơng thể nào chấp nhận việc một học sinh viết ra một
phương trình hóa học và cân bằng từ việc tính tốn trên giấy. Học sinh tự tìm ra phương
trình này nhờ vào thí nghiệm thực tế mà chính học sinh làm và đo đếm được.
Trong khi ở VN, hầu hết học sinh, kể cả chun Hóa, cũng rất ít khi làm việc trong
phịng thí nghiệm. Hơn nữa, phịng thí nghiệm Hóa học phần lớn lại khơng đủ, chưa nói
nếu có cũng thiếu rất nhiều phương tiện, hóa chất, dụng cụ đảm bảo an tồn.
Nói về mơn Sinh, theo tìm hiểu của tơi, chương trình Sinh học tại trung học ở Mỹ tập
trung vào dạy theo lối Sinh Hóa. Nghĩa là, thày giáo sẽ giúp cho học sinh hiểu cơ chế
của những hóa chất có tác động như thế nào đến q trình sinh trưởng của sinh vật, dựa
trên thí nghiệm và các bài tập thực hành. Trong khi đó, tại VN, môn Sinh học chủ yếu
vẫn tập trung dạy về tiến hóa và di truyền trên lý thuyết là chính.
Đồng thời tại Mỹ, môn Giải phẫu cũng được dạy như một môn học riêng, rất kỹ lưỡng
trong suốt một năm. Trong khi môn này ở VN không được dạy độc lập mà chỉ là một
phần nhỏ của môn Sinh mà thôi.
Song giáo dục Âu Mỹ không dừng ở việc này, mà tạo điều kiện để học sinh muốn học
ngành Y đi vào thực tế của nghề nghiệp từ rất sớm.

7


Thí sinh thi vào ĐH Y Hà Nội năm 2014. Ảnh: Văn Chung
Định hướng nghề nghiệp trên thực tế và chọn lọc cao
Tại Mỹ, học nghề Y là cao quý và cực kỳ khó khăn, gian khổ. Một học sinh Mỹ muốn

có bằng bác sĩ Y khoa phải học rịng rã 10 năm (4 năm đại học ban đầu, 4 năm đại học Y
khoa và 2 năm nội trú). Học phí tính ra cũng hết cả nửa triệu USD trở lên, chưa kể ăn ở.
Nhưng ra trường thì nghề bác sĩ thuộc vào top lương cao nhất, danh giá nhất. Vì vậy mà
GD Mỹ yêu cầu cao về khả năng định hướng nghề nghiệp của những học sinh quyết
theo đuổi ngành Y.
Học sinh theo đuổi ngành Y được yêu cầu cao về điểm số của các môn mà ngành Y cần
(Tốn, Lý, Hóa, Sinh) qua bài thi SAT 2. Những học sinh giỏi nhất luôn trong top 5 của
trường phổ thông được ưu tiên. Khi học xong dự bị Y khoa, học sinh phải có điểm thi
cao của kỳ thi MCAT cực kỳ khó.
Nhưng dù có tất cả các yếu tố này, học sinh cũng chưa chắc được nhận nếu khơng có
một hồ sơ cá nhân tốt trong hoạt động cộng đồng, năng khiếu, v,v...
Vì thế học sinh Mỹ phải chuẩn bị từ rất sớm hồ sơ cá nhân của mình. Các em xin vào
các bệnh viện, phịng khám, nhà dưỡng lão để làm tình nguyện viên khi rảnh rỗi ngay
từ khi còn học những lớp đầu cấp 3. Ở đây các em chỉ được làm những việc rất đơn
giản như lau sàn nhà, quét dọn, đẩy xe cho bệnh nhân đi dạo, phụ việc vặt cho nhân viên
Y tế...
Đây chính là một q trình trải nghiệm thực tế để các em hiểu thế nào là nghề nghiệp
mà mình lựa chọn, những điểm hay dở, những sức ép và vinh quang. Cứ như vậy vài
năm ròng rã, những em còn trụ lại và có thành tích xuất sắc nhất mới có thể tạo ra một
hồ sơ cá nhân khiến cho đại học có thể quan tâm, lưu ý. Những trải nghiệm thực tế này
cũng cần được học sinh thể hiện qua bài luận cá nhân và vòng phỏng vấn với giáo sư
đại học.
Cuối cùng, cực kỳ chọn lọc, ở Mỹ chỉ có dưới 10% số học sinh hàng năm nộp đơn với
đầy đủ điểm MCAT, các thành tích học tập, phục vụ cộng đồng, năng khiếu đặc biệt
được nhận vào đại học Y khoa mà thơi. Vì thế nên bác sĩ Mỹ rất giỏi và tạo ra nhiều
thành tích Y khoa đáng nể trên tồn cầu.
Mơn Văn có cần với nghề Y?
Quay trở lại đề xuất đưa môn văn vào mơn thi đầu vào ngành Y. Có thể nói nếu phát
huy được tác dụng của mình, thì mơn Văn cần với nghề Y, cũng như nhiều nghề khác.
Tại Mỹ, kể cả đại học dành cho các sinh viên muốn theo nghề Y cũng dạy kỹ mơn Văn

trong chương trình đại cương hai năm đầu đại học, nhưng cách dạy thiên về thực hành
cao. Đó là học gì thì học, học xong phải làm sao viết được các loại văn bản trôi chảy,

8


chuẩn xác. Đồng thời phải làm sao để có khả năng thuyết trình trước đám đơng một
cách thuyết phục. Nếu học Văn xong mà viết khơng được và nói khơng xong thì chẳng
giải quyết được gì.
Rõ ràng 2 tiêu chí đó tạo sức ép khiến sinh viên phải chịu khó đọc tác phẩm, học thêm
từ, chuyên chú ngữ pháp, học hỏi từ các nhà văn bậc thày... Và sau đó họ phải trả bài
thực hành liên tục cho thày cô ở trường. Nếu học mãi vẫn chưa giỏi thì phải đi học các
chương trình riêng chỉ để dạy làm sao cho viết tốt, thuyết trình tốt, v.v...
Tóm lại, nếu Bộ Giáo dục và Bộ Y tế thực sự muốn đổi mới trong xét tuyển sinh viên Y
khoa để nâng cao chất lượng bác sĩ, nên chăng có thể tham khảo cách làm hay từ các
quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bởi đã đổi mới thì nên đổi mới căn bản từ cả việc dạy và
học, việc tuyển sinh sao cho sát hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Còn nếu chỉ thêm một
môn Văn cũng là dạy lý thuyết như các mơn học khác thì chi bằng giữ ngun "hiện
trạng", để tránh nguy cơ nay đổi, mai dời, khiến phụ huynh, học sinh đều ngược xuôi,
nhốn nháo.
Nguyễn Anh Thi

Bài viết đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng rất cơ bản để cùng bàn luận
xem mơn văn có thực sự cần với ngành Y, và có cần thiết việc đưa môn văn
vào kỳ thi đại học đối với các trường Đại học Y hay không. Gợi ý của Bộ
trưởng lúc này đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận, vì vậy, bài viết đa
xuất hiện đúng thời điểm và làm tốt tính thời sự của nó.
Bài viết nhanh chóng triển khai các luận điểm: Hiện nay việc tuyển
sinh đại học của Việt Nam vẫn cịn có khoảng cách rất xa so các nước tiên
tiến trên thế giới ở chỗ các học nặng về lý thuyết, tuyển sinh cũng nặng về

xét điểm số (so sánh với giáo dục Âu Mỹ: không dừng ở việc này, mà tạo
điều kiện để học sinh muốn học ngành Y đi vào thực tế của nghề nghiệp từ
rất sớm); Có thể nói nếu phát huy được tác dụng của mình, thì mơn Văn
cần với nghề Y, cũng như nhiều nghề khác; Tuy nhiên cách học như thế nào
lại một chuyện đáng bàn (nêu ra phương hướng giải quyết vấn đề đặt ra ở
cuối bài viết): Nếu Bộ Giáo dục và Bộ Y tế thực sự muốn đổi mới trong
xét tuyển sinh viên Y khoa để nâng cao chất lượng bác sĩ, nên chăng có thể
tham khảo cách làm hay từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Bởi đã đổi
9


mới thì nên đổi mới căn bản từ cả việc dạy và học, việc tuyển sinh sao cho
sát hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Cịn nếu chỉ thêm một mơn Văn cũng là
dạy lý thuyết như các môn học khác thì chi bằng giữ nguyên "hiện trạng",
để tránh nguy cơ nay đổi, mai dời, khiến phụ huynh, học sinh đều ngược
xuôi, nhốn nháo. Cách lý luận của tác giả rất dễ hiểu, sự so sánh với nền
giáo dục tiến bộ Âu Mỹ cũng rất xác đáng, không hề thấy sự chênh lệch.
Ngược lại, nó cho thấy một tư duy tiến bộ và cách nhìn nhận cơng bằng.
Bài viết cũng khơng có một từ ngữ nào phê phán hay nói gợi ý của Bộ
trưởng là sai hay đúng, tuy nhiên, chỉ cần đọc, đã hiểu rõ quan điểm của tác
giả là như thế nào, giải quyết được câu hỏi đặt ra ngay từ đoạn mở đầu:
Liệu kỳ vọng này của vị tư lệnh ngành có đạt được? Và nếu nhìn rộng ra cả
quy trình tuyển sinh, chuẩn bị nền tảng định hướng nghề nghiệp của ngành
Y, liệu đây có phải thay đổi thực sự mang tính bản chất, thiết thân?
Ngay cả tít bài Thêm mơn Văn có giúp bác sĩ “ăn nói lưu lốt” cũng
đã thu hút độc giả , liên kết được với gợi ý của Bộ trưởng Tiến, làm cho bài
viết mang tính thời sự, thu hút sự chú ý của độc giả.
Cùng là bài viết của tác giả Nguyễn Anh Thi, “Nhà buôn “quăng
ra”, nhà giáo “ôm vào” cũng là bài bình luận mang tính thời sự cao, đề
cập đến vấn đề mang đậm tính nhân văn, liên quan đến đạo đức con người

và đặc biệt là đạo đức giáo viên:
Chuyện con dấu:

Nhà buôn “quăng ra”, nhà giáo “ơm vào”
Dù thế nào thì con dấu vẫn là con dấu, nó vơ hồn. Nhìn con dấu đóng vào vở của
con, hẳn khơng ít cha mẹ sẽ thấy chạnh lịng.
Trong khi các doanh nghiệp đang hy vọng thốt khỏi vịng "kim cô" của con dấu, công
cụ làm gia tăng gánh nặng và chi phí hành chính, thì các giáo viên sau thông tư 30 về bỏ
chấm điểm Tiểu học, lại đang "rộn ràng" khắc hàng loạt con dấu để sử dụng thay cho lời
nhận xét học trò.
Khách "sộp" mới của thợ khắc dấu?

10


Một người quen của tôi làm nghề khắc dấu. Anh kể rằng được đặt hàng nhiều nhất là
dấu dùng trong doanh nghiệp, nào dấu của công ty, dấu tên, dấu sao y bản chính, dấu
thừa ủy quyền, dấu mã số thuế, dấu công văn đến, công văn đi...
Nghe thông tin báo chí về đề xuất tiến tới bỏ con dấu trong DN, anh rất buồn. Bởi một
con dấu trịn cơng ty hiện giờ có giá cơng khắc khoảng 350 ngàn, những con dấu khác
cũng tốn ít nhất từ 60-100 ngàn. Mỗi công ty tùy quy mô chỉ riêng tiền khắc dấu khơng
cũng mất ít thì 1 triệu, nhiều thì dăm triệu...
Từ khi khủng hoảng kinh tế, DN ít thành lập mới nên công việc vốn đã giảm, nay nếu
mất hẳn nguồn thu này thì có khi thất nghiệp.
Nhưng có lẽ anh sẽ chẳng phải ủ rũ quá lâu, bởi giờ đây anh sẽ có những khách hàng rất
tiềm năng khác, không phải các doanh nhân mà là... thày cô giáo tiểu học. Tính ra, đây
rất có thể là những khách "sộp". Bởi một người cũng phải đặt cả chục con dấu. Đã thế
lại là dấu có nội dung dài, dùng khn mới nên có giá cao. Một con dấu cũng có giá
chừng 180 - 200 ngàn.
Anh bạn tơi nhẩm tính: Thày cô xài dấu này nhiều hơn cả DN ý chứ. Vì tính sơ sơ một

lớp có 50-60 học trị, một ngày học 5 mơn, như vậy trung bình mỗi thày cô cũng cần
đến vài trăm cuốn vở, bài làm cần phải nhận xét, đánh giá bằng con dấu. Mà xài kiểu
này thì dấu mau mịn, mau phải khắc lại. Ngồi dấu thì mực cũng rất tốn.

Chủ trương bỏ chấm điểm tiểu học có giải quyết được căn cơ những
tồn tại hiện nay? Ảnh minh họa: Văn Chung
Những con dấu vơ hồn
Trong khi giới thợ dấu hân hoan thì trẻ con tiểu học hẳn cũng sẽ bắt đầu thay đổi cách
báo cáo cha mẹ về tình hình học tập hàng ngày. Mỗi chiều về khi đón con, thay vì hỏi
"Hơm nay được mấy điểm?", cha mẹ sẽ hỏi trẻ: "Hôm nay cơ nhận xét gì?". Và các bé
sẽ trả lời, chẳng hạn: Hôm nay con được 3 dấu "Cô khen", một dấu "Con cần cố gắng
nhiều hơn nữa", cùng một dấu "Very Good"... Và bé sẽ ngây thơ tả lại cảnh cơ bận tíu

11


tít, ơm cả chồng vở ngồi giữa cả chục con dấu, chọn hết dấu này đến dấu khác cộp như
chớp...
Chỉ vài ngày là bố mẹ và bé đều thuộc làu mấy lời khen trong dấu đóng sẵn của cơ, coi
như cơng thức. Ví như: "Con cố gắng viết đúng hơn nhé", "Có tiến bộ hơn trong trả lời
câu hỏi", "Em hiểu bài", "Thích múa hát", "Tiến bộ, cần phát huy", "Em chưa có kỹ
năng tốt trong bài tập mơn Tốn","Con cố gắng rèn chữ thêm", v.v...
Con dấu bây giờ cũng được khắc bằng công nghệ cao nên rõ ràng, sắc nét. Nhưng dù
thế nào thì con dấu vẫn là con dấu, nó vơ hồn. Nhìn con dấu đóng vào vở của con, hẳn
khơng ít cha mẹ sẽ thấy chạnh lịng. Hóa ra con của họ giờ đây hiếm khi biết được nét
chữ cô phê với bao tâm huyết trong dạy dỗ, bao trìu mến yêu thương trên bài vở của
chúng. Tất cả chỉ cịn con dấu trăm cái cộp chính xác cả trăm, ngàn cái chính xác cả
ngàn.
Thêm nữa, khơng lẽ trẻ con trong lớp chỉ có vài loại học sinh với khả năng tương ứng
với dăm bảy con dấu của thày cô? Và quan trọng hơn, những đứa trẻ được đào tạo trong

một lớp học mà ngay cả lời nhận xét của thày cô cũng đã biến thành con dấu thì rồi đây
chúng sẽ trở thành con người thế nào?
Bộ có quyết sách, thày cơ có đối sách
Dù đã được tập huấn, triển khai, huấn luyện trên toàn quốc về việc bỏ chấm điểm với
học sinh tiểu học, nhưng sau học hành, trao đổi, nhiều thày cô vẫn thấy mơng lung trước
những hướng dẫn vẫn cịn q chung chung, thiên về cảm tính. Chính vì vậy, trên thực
tế, khắc dấu nhận xét và đánh giá, tự trao đổi các "công thức", truyền kinh nghiệm sao
cho tiết kiệm thời giờ... là đa dạng đối sách mà nhiều thày cô ở các trường tiểu học đang
thực hành để đối phó với những thay đổi từ Bộ Giáo dục.
Bởi mặc dù xuất phát từ mục đích tốt là giảm áp lực cho học trò, nhưng về căn bản, cái
mà giáo dục tiểu học Việt Nam cần đổi mới chính là làm sao để học trò tiểu học phải
học quá nhiều và quá nặng, lý thuyết suông, thiếu thực hành kỹ năng. Khi học trị tiểu
học được học vừa sức, học đi đơi với hành, học trong khi vui chơi như chương trình tiểu
học mà nhiều quốc gia tiên tiến đang áp dụng, thì tự dưng việc đánh giá bằng điểm hay
bằng lời nhận xét sẽ chỉ cịn là thứ yếu.
Cịn nếu khơng, mọi sự có lẽ lại trở về vịng luẩn quẩn của hình thức. Bộ có quyết sách,
thày cơ sẽ có đối sách, đó là cách dễ dàng giúp thày cơ tồn tại qua áp lực do khối lượng
công việc đột ngột gia tăng, thời gian ít đi mà lương thì "nguyễn y vân". Đến cuối cùng,
người lãnh đủ vẫn là học trị mà thơi.
Nguyễn Anh Thi

Tác giả đưa đẩy câu chuyện rất tự nhiên, từ lý lẽ đến dẫn chứng thực
tế khá linh hoạt. Đề tài giáo dục ở bậc tiểu học rất phong phú, từ chuyện
12


học phí, sách giáo khoa đến dạy thêm học thêm, cách chấm điểm, phê
bình, nhận xét của giáo viên… đều thu hút sự quan tâm của đông đảo độc
giả, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em học tiểu học. Ai cũng biết,
đây là cấp học đóng vai trị quan trọng trong hình thành nhân cách và phát

triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy câu chuyện “con dấu” trong chấm điểm ở bậc
tiểu học thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Bài viết mang một quan điểm rất rõ ràng về quyết sách này của Bộ. Lý giải
cho quan điểm này, tác giả đặt ra một bài toán kinh tế: Giáo viên sẽ phải
tốn tiền mua con dấu, mực in, làm lại con dấu vì dùng nhiều, nhanh hao
mòn,… Đặc biệt, bài viết còn đặt ra ý nghĩa nhân văn của việc cơ tự tay
phê bình lên trang viết học trị, đặt song song với hình ảnh khơ khan, vơ
cảm và máy móc “Hơm nay con được 3 dấu "Cô khen", một dấu "Con cần
cố gắng nhiều hơn nữa", cùng một dấu "Very Good"... Và bé sẽ ngây thơ tả
lại cảnh cơ bận tíu tít, ơm cả chồng vở ngồi giữa cả chục con dấu, chọn hết
dấu này đến dấu khác cộp như chớp... Đọc đến những dòng náy, hẳn nhiều
người sẽ giật mình liên tưởng con cháu mình đang học tập trong một guồng
máy điểm số, tự động, thiếu cảm xúc và chắc chắn băn khoăn tự hỏi rằng
con mình cần cố gắng gì, cụ thể như thế nào,… và câu hỏi này khó mà giải
đáp được. Nếu có, chắc phải đợi Bộ và các thầy làm thêm những con dấu
mới???
Bài viết đặt song song hai hình ảnh nhà giáo và nhà bn, người thầy
nắn nót viết những dịng nhận xét vì sự tiến bộ của học trị và máy móc
đóng từng con dấu đánh giá chung chung xuống trang vở… Đến đây, người
đọc tự hiểu quyết sách này thiếu hợp lý như thế nào.
Cũng trong chùm bài bàn về mối liên hệ giữa môn văn và ngành Y
theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ngày

13


29/10/2014, TuanVietnam.net lại có một bài bình luận “Bác sĩ cần môn nào
hơn cả Văn học?”
Bác sĩ cần môn nào hơn cả Văn học?
Trong y khoa, đi đâu, làm gì cũng "đụng" tiếng Anh. Nhu cầu tiếng Anh trong

ngành này có khi cịn quan trọng hơn nhu cầu mơn văn.
Gần đây có ý kiến đề xuất đưa mơn văn vào kì thi tuyển sinh trường Y, với kỳ vọng giúp
những người công tác trong ngành (như bác sĩ, y tá) "nói năng lưu lốt, diễn đạt văn bản
rõ ràng, đúng ngữ pháp". Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, chưa có chứng cứ
khoa học nào để cho rằng giỏi văn chương giúp bác sĩ nói, viết chuẩn hay trở nên nhân
văn hơn.
Y học = Khoa học + Nghệ thuật
Nhiều người ngoài ngành y nghĩ rằng y học là một khoa học, khoa học chính xác, thậm
chí khoa học xác định (determinism).
Đối tượng của y học là bệnh tật, nhưng "khách hàng" của người thầy thuốc là người
bệnh. Một người sống, theo quan điểm y tế, có giá trị hơn hàng ngàn người chết. "Nghệ
thuật" y, do đó, khơng chỉ chữa bệnh, mà cịn khơi phục và duy trì sức khoẻ.
Nhìn như thế, y học là khoa học, nhưng thực hành y học thì là một nghệ thuật. Do đó,
một quan điểm khác được nhiều người chấp nhận hơn: y học là một ngành khoa học,
nhưng cũng là một nghệ thuật.
Không chỉ vậy, y học là một bộ môn khoa học ứng dụng. Trong y học, khơng có những
chân lí vĩnh cửu. Một thuật điều trị được xem là chuẩn vàng hơm nay có thể xem là điên
rồ trong tương lai. Nói cách khác, y học là một khoa học bất định, và chính yếu tố bất
định này dẫn đến khái niệm y học như là một nghệ thuật: nghệ thuật xử lí sự bất định.

14


Ảnh minh họa
Giỏi văn có thành bác sĩ tốt?
Như vậy, thứ nhất, câu hỏi đặt ra là để trở thành bác sĩ giỏi, nhân văn thì có cần phải
giỏi văn học? Chưa có chứng cứ nào cho thấy điều này.
Tuy nhiên, có chứng cứ ở nước ngồi cho thấy điểm thi trung học hay điểm kiểm định
năng khiếu và thái độ (như UMAT, GPA, kể cả mơn văn) khơng có liên quan cao đến
điểm học trong trường y. Một nghiên cứu tại Úc cho thấy điểm UMAT có tương quan

khiêm tốn đến điểm học GPA trong trường y, trong thang điểm từ 0 - 1, thì điểm tương
quan chỉ 0,15 (2).
Kết quả trên cũng khá nhất quán với một phân tích chứng minh rằng điểm trung học chỉ
giải thích 23% điểm học trong trường y (3)!
Những dữ liệu này hàm ý rằng điểm thi trung học, kể cả điểm môn khoa học, tốn, văn,
v.v. khơng phải là yếu tố quyết định sự thành công trong việc theo học ở trường y.
Tuy nhiên, tôi nghĩ học sinh hay sinh viên giỏi văn học sẽ là người "nghệ sĩ y học" theo
quan điểm nghệ thuật mà tôi đề cập ở trên. Những sáng tác văn học giúp cho chúng ta
suy nghĩ về thân phận chúng ta và xã hội, giúp cho chúng ta thưởng thức cái đẹp của ý
tưởng và ngôn ngữ. Nhưng ở đây, văn học liên quan đến việc kiến tạo ra một thế giới
cảm nhận khác, chứ liên quan rất ít đến thực hành y học mang tính nhân văn.
Thực tế cho thấy nhiều bác sĩ trở thành nhà văn, nhưng rất ít nhà văn trở thành... bác sĩ.
Tơi có nhiều bạn trong ngành y sau này là những nhà văn thành danh. Họ là những cây
bút đã có tiếng ngay từ thời còn là sinh viên, và sau khi ra trường, đối diện với những

15


nỗi đau của bệnh nhân và những cái chết trong thời chiến, họ trở thành nhà văn và đóng
góp cho đời nhiều tác phẩm giá trị.
Ở Mĩ, một trong những bác sĩ tài hoa, viết văn nổi tiếng trên thế giới và cũng là tác gia
tâm đắc của tôi là bác sĩ Atul Gawande. Ông là tác giả của tác phẩm Complications rất
nổi tiếng, viết về thân phận của bệnh nhân và những cách ứng phó với nỗi đau của bệnh
nhân, và những sai sót của bác sĩ (và của chính ơng). Gawande từng tốt nghiệp cử nhân
về triết học, kinh tế và chính trị trước khi theo học y khoa.
Từ những góc độ này, theo tơi, chính hồn cảnh bệnh tật của bệnh nhân đã tác động,
thôi thúc bác sĩ trở thành nhà văn, chứ không phải ngược lại.
Thứ 2, có quan điểm cho rằng giỏi văn và ngữ văn giúp bác sĩ viết văn hay và diễn giải
lưu lốt. Tơi hơi nghi ngờ quan điểm này.
Chẳng hạn, ngay cả người nói lưu lốt tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ chưa chắc là người

viết văn tốt hay diễn đạt ý tưởng mạch lạc.
Trong khi viết bài này, người viết đang bình duyệt một bài báo y khoa trước khi quyết
định cho công bố hay không. Bài báo dài 30 trang, nhưng có đến hơn 10 sai sót về chính
tả và văn phạm! Tác giả là một PGS y khoa, người Mĩ 100%, với bằng cao nhất trong
đại học là MD và PhD.
Và đây không phải là trường hợp cá biệt. Muốn viết trơi chảy, tránh sai chính tả, nói
chuyện lưu lốt, địi hỏi những kĩ năng ngơn ngữ, chứ không hẳn liên quan đến văn học.
Mặt khác, không hiếm những nhà văn sáng tác truyện rất hay và nổi tiếng, nhưng khi
nói thì lại diễm đạt rề rà, chẳng đâu vào đâu.
Trong khi đó, có những trường hợp như Albert Einstein nổi tiếng viết sai văn phạm và
ngữ vựng tiếng Anh, nhưng ơng diễn đạt ý tưởng thì tuyệt vời. Cựu tổng thống J. F.
Kennedy nổi tiếng là một nhà hùng biện hay, nhưng ít ai biết rằng ơng viết sai ngữ vựng
tiếng Anh kinh niên!
Bởi vậy, có thể nói, giỏi về kĩ thuật và văn phạm của một ngôn ngữ là điều kiện cần,
chứ chưa đủ để dẫn đến giỏi về khả năng truyền đạt thông tin.
Cần tiếng Anh, Hi Lạp và Latin
Nếu cần đề xuất, thì tơi cho rằng học sinh trường y cần thi đầu vào tiếng Anh và học các
tiếng cổ đại như Latin và Hi Lạp.
Tại sao? Tại vì phần lớn những thuật ngữ y khoa có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp và Latin.
Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sinh viên y từng học hai ngơn ngữ này có khả
năng suy luận logic tốt hơn và điểm học cũng cao hơn các đồng môn không học Latin
và Hi Lạp.

16


Ngồi ra, về tiếng Anh, thì lí do đơn giản là sách giáo khoa y học ngày nay chủ yếu viết
bằng tiếng Anh. Bài báo khoa học cũng chủ yếu (có lẽ hơn 95%) viết bằng tiếng Anh.
Hội nghị khoa học quốc tế cũng dùng tiếng Anh. Trong y khoa, đi đâu, làm gì cũng
"đụng" tiếng Anh. Trong khi đó, các chun gia VN hoặc khơng có thì giờ, hoặc chưa

đủ trình độ để viết một bộ sách giáo khoa y học, mà sách dịch thì khơng thể nào chuyển
tải hết nội dung khoa học của SGK y học.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy am hiểu tiếng Anh và giúp cho sinh viên suy nghĩ tốt hơn
là tiếng Việt, bởi vì một khái niệm phức tạp có thể mơ tả bằng chỉ 1 chữ tiếng Anh,
nhưng cũng khái niệm đó có thể cần đến một câu tiếng Việt để mơ tả mà ít ai hiểu nổi.
Dù sinh viên y VN ngày nay đã tiến bộ nhiều về tiếng Anh, nhưng vẫn cịn chưa ở trình
độ có thể đối thoại một cách tự tin như các đồng nghiệp Đông Nam Á. Vì thế, nhu cầu
tiếng Anh trong y khoa có khi cịn quan trọng hơn nhu cầu mơn văn. Mà, quả thật, đã có
một nghiên cứu hẳn tại Iran chỉ ra, sinh viên nào giỏi tiếng Anh thì họ thường học giỏi
trong các trường y (4).
Tóm lại, tơi khơng thấy có chứng cứ nào để bắt buộc học sinh muốn theo học y khoa
phải thi môn văn. Vấn đề quan trọng hơn là cải cách phương pháp tuyển chọn học sinh
vào trường y chứ không phải môn văn. Không nên chỉ đơn giản dựa vào điểm thi tuyển
mà tuyển sinh viên y, vì điểm này chẳng có ý nghĩa gì trong sự thành công trong học
tập.
Tôi nghiêng về quan điểm xem ngành y là một ngành sau đại học, và theo đó, sinh viên
muốn theo học trường y nên được tuyển từ các sinh viên đã xong chương trình cử nhân.
Nguyễn Văn Tuấn

Đây là một góc nhìn khác về việc ngành y có cần thêm mơn văn hay
khơng. Tác giả bài viết đưa ra quan điểm: học sinh trường y cần thi đầu vào
tiếng Anh và học các tiếng cổ đại như Latin và Hi Lạp. Lý giải cho quan
điểm này, người viết đưa ra một số dẫn chứng về ngôn ngữ sử dụng trong y
học vì “phần lớn những thuật ngữ y khoa có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp và
Latin. Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sinh viên y từng học hai ngơn
ngữ này có khả năng suy luận logic tốt hơn và điểm học cũng cao hơn các
đồng môn không học Latin và Hi Lạp, sách giáo khoa y học ngày nay chủ
yếu viết bằng tiếng Anh”. Bài viết cũng dẫn ra kinh nghiệm của tác giả về
lĩnh vực y học. “Kinh nghiệm của tôi cho thấy am hiểu tiếng Anh và giúp
cho sinh viên suy nghĩ tốt hơn là tiếng Việt, bởi vì một khái niệm phức tạp


17


có thể mơ tả bằng chỉ 1 chữ tiếng Anh, nhưng cũng khái niệm đó có thể cần
đến một câu tiếng Việt để mơ tả mà ít ai hiểu nổi”. Là một Giáo sư y khoa
của Úc, tác giả tự tin đưa ra những kinh nghiệm của bản thân về lình vực
này. Có thể nói, đây là một ý kiến mang tính chất chun ngành, thực tế và
vì vậy, rất xác đáng.
Từ đó, tác giả kết luận: giỏi về kĩ thuật và văn phạm của một ngôn
ngữ là điều kiện cần, chứ chưa đủ để dẫn đến giỏi về khả năng truyền đạt
thơng tin. Tóm lại, tơi khơng thấy có chứng cứ nào để bắt buộc học sinh
muốn theo học y khoa phải thi môn văn. Vấn đề quan trọng hơn là cải cách
phương pháp tuyển chọn học sinh vào trường y chứ không phải môn văn.
Không nên chỉ đơn giản dựa vào điểm thi tuyển mà tuyển sinh viên Y. Bài
bình luận này lại đưa ra thêm một ý kiến nữa – ý kiến bình luận của chun
gia”, góp phần làm nên tính đa dạng thơng tin, thể hiện cái nhìn nhiều chiều
của báo chí.
b) Về kinh tế, luật pháp
Về lĩnh vực kinh tế, các bài bình luận thường đi kèm với luật pháp
về kinh tế, nổi bật nhất là các bải viết của tác giả Kỳ Duyên, Nga Lê, Đinh
Thế Hưng, Nguyên Lâm,… Nhà báo Kỳ Duyên có những bài viết rất sâu
sắc về kinh tế, tiêu biểu như:
Ấn tượng trong tuần
“Con đường làng” tư pháp và cỗ xe kinh tế ì ạch
Con đường hội nhập hiện đại của nước Việt đang rất gần. Một quốc gia
phát triển vững chắc, lành mạnh, khơng thể có một “con đường làng” tư pháp,
trên đó, cỗ xe kinh tế chạy ì ạch, loạng quạng bởi tư duy kinh tế luẩn quẩn vẻ đẹp
của… lá diêu bông.
I-Trong tuần, những ai quan tâm đến thân phận con người không thể không chú

ý đến sự tranh luận ồn ào về một cái quyền con người- “quyền im lặng” trong hoạt động
tố tụng hình sự. Hay còn gọi là quyền Miranda.
Quyền im lặng, thực chất là quyền của những bị can, nghi can bị cơ quan chức
năng bắt, trước những thẩm vấn của điều tra viên, cho đến khi họ mời được luật sư.

18


Miranda là tên một bị cáo ở Mỹ, từng bị kết án, giờ đã trở về với cát bụi, hẳn
không thể ngờ tới tên của mình lại bước vào lịch sử tư pháp Mỹ, trở thành khái niệm
trong hoạt động tư pháp, xuất phát từ một vụ án mà anh ta bị bắt năm 1963. Do thiếu
hiểu biết, do tâm lý hoang mang, và không được thông báo về các quyền của mình, lời
thú tội trong tâm lý bị kích động, hoảng hốt đã trở thành bằng chứng kết tội anh ta.
Nhưng quyền im lặng, mà hai luật sư John Flynn và John Frank, đưa ra đã chỉ rõ
trước Tòa án tối cao bang Arizona rằng, vấn đề là các quyền của bị can Miranda phải
được cảnh báo vào lúc nào. Cuối cùng, phán quyết của TATC Mỹ lật ngược bản án của
TATC bang Arizona, rằng Miranda đã bị đe dọa trong khi thẩm vấn. Tòa án Tối cao Mỹ
đã hủy bản án trước đó (Người đưa tin, 04/6/2013).
Vụ việc xảy ra đã hơn nửa thế kỷ, giờ đây, quyền Miranda- quyền im lặng đã là
quyền được ghi nhận trong hoạt động tố tụng hình sự ở nhiều nước trên thế giới, từ châu
Mỹ, châu Âu đến châu Á. Nó cho thấy quyền con người cần được tôn trọng cả khi con
người bị bắt, là bị can, nghi can, nhưng chưa bị chính thức kết tội. Đến mức, nếu quyền
này không được tôn trọng, bản án sẽ bị hủy bỏ vì khơng có giá trị.
Dù vậy, ở nước Việt, quyền im lặng đến nay vẫn im lặng là… vàngtrong hoạt
động TTHS. Cịn mới đây, khi được đưa ra cơng khai bàn thảo, nó đủ sức gây ồn ào
trong những tranh luận nhiều chiều, với những nghi ngại nhân danh của các cơ quan
chức năng. Đủ hiểu, những vấn đề về quyền con người trong một xã hội phương đông
chậm phát triển, luôn nhạy cảm, đặc biệt trong hoạt động tư pháp, lĩnh vực điều tra, truy
tố, và xử lý pháp luật.
Thật ra trước đó, năm 2013, quyền im lặng đã được công luận quan tâm. Trả lời

phỏng vấn báo Tuổi trẻ, (ngày 14/11/2013), bà Lê Thị Thu Ba (Phó trưởng Ban thường
trực Ban chỉ đạo CCTP Trung ương) cho rằng: TTHS của chúng ta cũng phải tiến tới
khi có đủ điều kiện, quy định về quyền được giữ im lặng của bị can, bị cáo một cách
phù hợp.
Còn theo LS Trần Hồng Phong: “Quyền im lặng” thực chất là việc triển khai và
cụ thể hóa quyền bào chữa của bị can, bị cáo, vốn đã được pháp luật quy định từ lâu.
Nếu được áp dụng chắc chắn sẽ góp phần chuyển biến đột biến, hạn chế cơ bản tình
trạng nhục hình, ép cung, bức cung, bảo đảm việc điều tra, truy tố và xét xử thật sự
khách quan, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, thế nào là "đủ điều kiện một cách phù hợp" như bà Lê Thị Thu Ba đã
nói, thì không ai định nghĩa được rõ ràng.
Cũng tháng 11/2013, vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn vỡ lở, chấn động cả xã hội.
Nó cho thấy tất cả những non kém, thiếu chun nghiệp, thậm chí vi phạm luật TTHS
trong cơng tác điều tra, xét xử của tòa án các cấp ở Bắc Giang. Nỗi đau, nước mắt của
người tù oan Nguyễn Thanh Chấn khiến cả xã hội phải “khóc” cho số phận bi đát một
con người, vì những kém cỏi tệ hại của một số người trong ngành tư pháp.

19


Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn vỡ lở, chấn động cả xã hội
Nhưng người viết bài không muốn đặt một câu hỏi: Nếu ông Nguyễn Thanh
Chấn được sử dụng quyền im lặng, được có luật sư đại diện cho lợi ích của mình, thì
việc án oan có xảy ra khơng?
Bởi cho đến thời điểm này, những quan điểm, ý kiến bảo vệ cho việc “chống lại”
quyền im lặng không phải… hiếm.
Tỷ như, có vị của ngành chức năng cho rằng, quyền im lặng khơng phù hợp với
thực tiễn văn hóa nước Việt. Đa phần người bị tình nghi khi bị bắt đều kêu oan, chứ
không im lặng. Và việc khẩn trương lấy lời khai của người bị bắt sẽ giúp cơng tác phá
án được nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho xã hội.

Hoặc như một vị kiểm sát viên của ngành kiểm sát kêu, áp dụng quyền im lặng ở
nước ta hiện nay rất khó.
Nói như vậy, các vị quên mất rằng, tiếng kêu oan đó là phản xạ bản năng của
con người thấp cổ bé họng trong một xã hội chưa thật sự… pháp quyền, trước cách
hành xử của tư pháp, từ cơng tác điều tra cịn rất thiếu chun nghiệp. Mặt khác, nếu cứ
ngụy biện không chấp nhận quyền im lặng, để “giúp cho công tác phá án nhanh chóng,
tránh nguy hiểm cho xã hội”, thì hẳn ở các quốc gia văn minh áp dụng quyền này, xã
hội của họ phải … nguy hiểm vơ cùng?
Hay đó thực chất chỉ là sự ngụy biện của thứ tư duy độc quyền, độc đoán, dễ dẫn
đến sự truy xét, truy bức, nhục hình, mà vụ việc người tù oan Nguyễn Thanh Chấn là
một minh họa đau xót. Ngành tư pháp khơng thể vì thấy khó mà tước cái “quyền” cuối
cùng của con người, khi họ chưa bị pháp luật xét xử.
Đến như Tạp chí Đảng CS đã phải giật cái title: Quyền im lặng đang “lặng im”
Đã đến lúc “quyền im lặng” ở nước Việt cần… cất tiếng nói. Vì sao?
Bởi xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt, các nghi can, bị can khi bị bắt và bị thẩm
vấn, hầu hết đều thiếu hiểu biết về pháp luật, tâm lý thụ động, hoảng hốt khi phải đối
mặt với các điều tra viên dày dạn, họ dễ rơi vào “chiếc bẫy” đang giăng ra. Thậm chí,

20


ngay cả ĐTV non kém, vơ trách nhiệm cũng có thể “dựng” nên vụ án như các ĐTV
trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn.
Khi đó, các bị can như Nguyễn Thanh Chấn chỉ biết kêu oan, mà không sao…
im lặng, đúng như lời của một vị thuộc cơ quan chức năng đã nhận xét. Việc thực hiện
“quyền im lặng”, nói như LS Trần Hồng Phong, chắc chắn sẽ góp phần hạn chế cơ bản
tình trạng nhục hình, ép cung, bức cung.
Một đặc điểm của tư pháp nước Việt hiện nay, do chất lượng từ nguồn đào tạo,
do những tiêu cực xã hội tác động mà chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp làm cơng tác
điều tra, thẩm vấn cịn rất bất cập. Chưa kể do những động cơ mờ ám, khơng ít cán bộ

tư pháp cịn cố tình ngăn chặn, làm khó dễ sự xuất hiện của các luật sư đại diện cho các
bị can, nghi can. Câu chuyện “mặc cả” ở trụ sở TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa)
gạt bỏ vai trị luật sư, là một ví dụ cụ thể.
Mặt khác, nước Việt từ năm 2013 đã chính thức tham gia Công ước chống tra
tấn, và ngày 12-11-2013 được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Sự kiện
đáng nhớ đó cho thấy Nhà nước VN cơng khai cam kết nâng cao quyền con người.
Trong đó, có “quyền im lặng” của bị can, nghi can. Việc thực hiện “quyền im lặng”
cũng chính là …ký kết đi đơi với việc làm.
Một điểm đáng chú ý, ngày 23-9 mới đây, tại cuộc thảo luận của UBTVQH về
dự án Luật tổ chức Tòa án (sửa đổi), Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hịa Bình
vẫn cho rằng, cơ quan điều tra không muốn sửa luật theo hướng quy định quyền im lặng
của bị can, người bị tạm giữ. Vì theo ông, hiện nay tòa án đang thiết kế theo mô hình
thẩm vấn là chính chứ khơng phải mơ hình tranh tụng như nhiều nước khác.
Ý kiến này ngay lập tức bị Chủ tịch QH phản bác: Các anh phải căn cứ vào quy
định của Hiến pháp, quyền của người ta sao lại bảo là muốn hay khơng muốn. Ơng cũng
đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để quy định vào dự thảo luật, khẳng định quyền
của bị can, bị cáo, quyền của luật sư, đảm bảo tranh tụng bình đẳng tại tịa. Nếu các
đồng chí khơng viết như vậy là vi hiến (Tuổi trẻ, ngày 24/9)
Đối thoại đó cho thấy, đến ngay Viện KSNDTC mà khi bàn về quyền im lặng
cũng chỉ căn cứ vào cái sự “muốn hay không muốn” của cơ quan điều tra. Đủ hiểu tư
duy ban phát xin- cho của ngành chức năng còn…. rất khỏe.
Chợt nhớ tại một ngã tư HN, một anh xe thồ cứ nghênh ngang dắt bộ chiếc xe
đạp thồ kềnh càng dưới lịng đường tấp nập ơ tơ, xe máy, làm nghẽn đường, khiến một
cảnh sát giao thông phải gọi loa nhắc nhở:Đây không phải là cái đường làng của nhà
anh!
Chả lẽ hoạt động tư pháp cũng muốn như anh xe đạp thồ nọ, coi con đường phát
triển của nước Việt chỉ là … đường làng của riêng mình?
*************************
II- Cịn với cộng đồng xã hội VN, đang có một quyền “khơng thể im lặng”đó là quyền phát triển, thì có vẻ như quyền này cũng đang… “im lặng” nốt, mà Diễn
đàn Kinh tế Mùa thu 2014 với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến

mạnh mẽ và cơ bản", vừa tổ chức ở Ninh Bình mới đây, đã phản chiếu phần nào.
Trước đó nửa năm, nhiều ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 diễn ra ở
Quảng Ninh cho rằng nền kinh tế vẫn cịn trì trệ, có hồi phục cũng mỏng manh. Nửa

21


năm sau, những đánh giá về kinh tế nước Việt có vẻ vẫn giữ nguyên “giá trị”, đặc biệt ở
ba chân kiềng trụ cột của tái cơ cấu. Đó là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu DNNN và
và tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng. Mặc dù trước đó hai năm, tháng 4/2012,
Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân đã từng sôi động bởi hy vọng những “chồi biếc phát triển”
nảy mầm, thông qua chủ đề “Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.
Cỗ xe kinh tế nước Việt vẫn ở trạng thái ì ạch kỳ lạ. Vì sao?
Tại diễn đàn, cuộc phẫu thuật kinh tế đã diễn ra dưới những đường mổ xẻ của
các tay “dao, kéo”- các chuyên gia kinh tế với các cách nhìn khác nhau.
Ở góc độ Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế VN, ơng Trần Đình Thiên cho rằng
tái cơ cấu có xu hướng đánh giá thấp nguy cơ, trong đó ngun nhân chính là khơng
tn thủ nguyên tắc thị trường. Sự không tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường, thể
hiện rất rõ ở việc Nhà nước vẫn dành đặc quyền lớn cho một khu vực- DNNN- cộng với
ham muốn kiểm soát giá cả đã làm thị trường méo mó.
Cách tiếp cận đó dẫn đến cơ cấu đầu tư sai, cơ cấu ngành sai, hệ lụy mơ hình
tăng trưởng bị lệch. Tái cơ cấu DNNN khơng nên chỉ đặt trọng tâm là cổ phần hóa, mà
cần đặt nó trong mơi trường cạnh tranh. Vì quy luật của kinh tế thị trường là cạnh tranh
và lợi nhuận.

Vấn đề tái cơ cấu DNNN vẫn ì ạch. Ảnh minh họa
Mặt khác, định hướng XHCN trong cơ chế thị trường chưa rõ, cơ chế xin- cho
vẫn được duy trì và can thiệp bằng hành chính vẫn được ưa thích. Đặc biệt là bộ máy
vẫn duy trì cơ chế trách nhiệm tập thể, trong khi kinh tế thị trường là cơ chế trách nhiệm
cá nhân.

Cịn ở góc độ quản lý vĩ mô, từng tham gia những cuộc đàm phán hiệp định
thương mại quốc tế, cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhận định kinh tế VN đã đến
đáy năm 2013 và đang vật vã đi lên, lại rất đồng cảm với ý kiến của Ts Trần Đình Thiên,
khi ơng băn khoăn, về việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, với những khái
niệm “nhạy cảm”: Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự” giống như

22


sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổimới, đó là điều rất vơ lý. (VnEconomy, ngày
3-0/9)
Nhưng một sự định vị khác có ý nghĩa quyết đinh tới nền quản trị quốc gia, đó là
điều mà Ts Trần Đình Thiên đã phải đặt ra trong diễn đàn- kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Cịn cách đây ít lâu, Bộ trưởng KH và ĐT Bùi Quang Vinh thẳng thắn
hơn: Chúng ta cứ nghiên cứu mơ hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó
mà đi tìm.
Chừng nào tư duy nước Việt chưa “giải mã” được mơ hình này, chừng đó nước
Việt cịn rất khó phát triển. Bởi vận mệnh, kinh tế một đất nước nằm trong tay người
Việt, đòi hỏi tư duy nước Việt phải rõ ràng, minh bạch, trên nền tảng lý luận vững chãi,
khơng thể cứ mãi đi tìm … lá diêu bơng.
Một nhà thơ có thể lãng mạn. Nhưng một dân tộc khơng thể ảo tưởng!
Khơng chỉ có DNNN mới phải tái cơ cấu, mà theo TS Lê Đăng Doanh, những
non yếu của khu vực kinh tế tư nhân, động lực quan trọng của nền kinh tế, khu vực hiện
tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội cũng cần phải tái cơ cấu, do đang gặp rất nhiều
khó khăn. Theo thống kê, năm 2013 đã có hơn 200 nghìn DNTN phải tuyên bố phá sản.
Là một trong những tác giả của đề án tái cơ cấu, ơng Nguyễn Đình Cung, Viện
trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cho rằng, trong thực tế, xã hội chưa áp
dụng nguyên tắc cạnh tranh công bằng với các loại doanh nghiệp. Thậm chí Nhà nước
cịn sẵn sàng can thiệp dưới nhiều hình thức đi vay hộ, khoanh nợ, giảm lãi suất…
“Lòng thương” kiểu này, làm méo mó nguyên tắc và quy luật cạnh tranh kinh tế thị

trường, mặt khác, nảy nở không ít tệ nạn tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Tất cả, tạo nên một bức tranh kinh tế xám màu… trì trệ.
Rõ ràng kinh tế nước Việt phải có những dấn thân quyết đoán, sáng suốt và
mạnh mẽ, với tư duy kinh tế minh bạch, sịng phẳng, tơn trọng quy luật kinh tế thị
trường.
Con đường hội nhập hiện đại của nước Việt đã rất gần.
Một quốc gia phát triển vững chắc, lành mạnh, khơng thể có “con đường làng”
tư pháp, trên đó, cỗ xe kinh tế chạy ì ạch, loạng quạng bởi tư duy kinh tế luẩn quẩn vẻ
đẹp của … lá diêu bông.
Kỳ Duyên

Tit bài “Con đường làng” tư pháp và cỗ xe kinh tế ì ạch” là một tít
bài giàu hình ảnh, đậm màu sắc châm biếm. Tác giả đã sử dụng một loạt
luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh cho nhận định của mình.
Tác giả bắt đầu từ câu chuyện về Quyền con người - quyền im lặng
Miranda, dẫn chứng về quyền này đã được nhắc đến trước kia và liên hệ tới
những vụ án oan xảy ra trong thực tế như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, từ
đó đưa ra kết luận: đã đến lúc “quyền im lặng” ở nước Việt cần… cất tiếng

23


nói. Cịn với cộng đồng xã hội VN, đang có một quyền “khơng thể im
lặng”- đó là quyền phát triển, thì có vẻ như quyền này cũng đang… “im
lặng” nốt, mà Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 với chủ đề “Tái cơ cấu nền
kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản", vừa tổ chức ở Ninh
Bình mới đây, đã phản chiếu phần nào; Rõ ràng kinh tế nước Việt phải có
những dấn thân quyết đốn, sáng suốt và mạnh mẽ, với tư duy kinh tế minh
bạch, sịng phẳng, tơn trọng quy luật kinh tế thị trường.
Bài viết có sapo và phần kết giống nhau “Con đường hội nhập hiện

đại của nước Việt đang rất gần. Một quốc gia phát triển vững chắc, lành
mạnh, khơng thể có một “con đường làng” tư pháp, trên đó, cỗ xe kinh tế
chạy ì ạch, loạng quạng bởi tư duy kinh tế luẩn quẩn vẻ đẹp của… lá diêu
bông”. Cái kết này khiến bài bình luận trở nên ám ảnh, day dứt, quan điểm
một lần nữa được nhấn mạnh.
“Mốt hoành tráng và “đất nước của những cái lạ” cũng là một bài
bình luận của nhà báo Kỳ Duyên. Đây là bài viết bình luận tổng hợp về vấn
đề kinh tế, xã hội. Mở đầu là câu chuyện Tuần này, nợ xấu cịn chưa qua,
nợ cơng đã… sồng sộc đến! Phần hai là câu chuyện văn hóa từ chức. (Cách
đây hai năm, tháng 10/2012 trong đời sống sinh hoạt nước Việt dấy lên câu
chuyện bỏ phiếu tín nhiệm. Với mục đích, kết quả của việc lấy phiếu tín
nhiệm sẽ là chỉ số khách quan, khơi mào cho việc hình thành một lối ứng
xử rất văn minh của các quan chức…).
Bài viết là một chuỗi các câu chuyện được sắp xếp có chủ đích, làm
luận cứ để đưa ra quan điểm của tác giả, đặt ra bài tốn khó cần phải giải
quyết dứt điểm.
Mở đầu là câu hỏi “Nước Việt có thể tiếp cận thế giới hiện đại hay
vẫn một mình một chợ, không bước kịp với văn minh nhân loại?”; Kết thúc
cũng là câu hỏi day dứt ấy: Nợ công, mốt trụ sở hồnh tráng, hay văn hóa
từ chức có vẻ chẳng ăn nhập gì nhau. Nhưng nền tảng của những vấn đề
nóng hổi tính thời sự đó vẫn là câu hỏi nhức nhối: Nước Việt có thể tiếp
24


cận thế giới hiện đại hay vẫn “một mình một chợ” khơng bước kịp với văn
minh nhân loại?
Hai hình ảnh lặp lại ám ảnh “chiếc áo phin nõn, cổ áo bô đê cùng
với chiếc nhẫn vàng (giả) to sụ?” của các địa phương có trụ sở hồnh tráng
song khơng bước kịp đồng nghĩa với tụt hậu đặt ra câu hỏi day dứt của tác
giả, cũng là phần bình luận cho cơ chế kinh tế hiện nay.

Bên cạnh đó, “Cải cách ơi, hãy... mở cửa” cũng là một bài bình luận
về lĩnh vực kinh tế thể hiện cái nhìn tổng quan, có chiều sâu của tác giả.
Tác giả Nga Lê cũng có những bài viết bình luận về kinh tế và luật
pháp kinh tế trên mục Tiêu điểm của TuanVietnam.net như “Ấn Vua” hiện
đại hay chuyện dấu “củ khoai”... vẫn oai, Cán bộ cũng là một... giấy phép
con; hay bài viết “Điều kiện để luật sư tranh tụng tại tịa: Khơng thể tước
"vũ khí" rồi... thách đấu” của tác giả Đinh Thế Hưng, Trung tâm thương
mại: Vì đâu 'sang chảnh bạc tỷ' vẫn đìu hiu? – Nguyễn Anh Thi cũng là
những bài bình luận tiêu biểu trong lĩnh vực kinh tế, luật pháp.
c) Về văn hóa – giải trí
Văn hóa giải trí là một lĩnh vực rộng và thu hút nhiều sự quan tâm.
TuanVietnam.net đương nhiên không bỏ qua lĩnh vực này. Trong tháng 10,
nổi bật những câu chuyện lùm xùm, đáng suy nghĩ trong lĩnh vực văn hóa –
giải trí. Tiêu biểu như: Lấy khăn Piêu đóng khố: Cần xin lỗi trên truyền
hình hay Phương Mỹ Chi, Thiện Nhân và chuyện “cắt lúa non”.
Phương Mỹ Chi, Thiện Nhân và chuyện 'cắt lúa non'
Sự nâng niu và vun trồng các tài năng nghệ thuật nhí rất quan trọng để
trong tương lai, VN có những nghệ sĩ tài năng trưởng thành.
Khi các cuộc thi tài năng kết thúc cũng là lúc các quán quân tí hon đứng trước hào
quang của việc gia nhập Showbiz. Những em bé vô danh, hồn nhiên ngày nào bỗng trở
thành "ngơi sao" và có thu nhập cao bất ngờ.

25


×