Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG MÔ TÔ VIỆT NAM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.56 KB, 14 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP 12CTC – NHÓM 10
GV: Lê Minh Phương Mai
MÔN
KINH TẾ VI MÔ
BÀI TIỂU LUẬN
THỊ TRƯỜNG MÔ TÔ VIỆT NAM
Thành viên:
1. Ngô Thị Ngọc Nhi
2. Trịnh Thị kim Ming
3. Nguyễn Thị Mỹ Toàn


4. Trần Thị Minh Nguyệt
5. Trần Thị Hạnh Nhi
6. Nguyễn Ngọc Ngân
7. Phạm Nguyễn Phượng Nghi
8. Phạm Xuân Đắc (nhóm trưởng) sdt
0966774698
9. Trần Minh Thành
10.Huỳnh Thị Mĩ Hiền
e-mail nhóm:
NĂM HỌC: 2012-2013
1
I. Lý do lựa chọn đề tài

- Thị trường mô tô là một thị trường cạnh tranh độc quyền( nội dung thuộc
kinh tế vi mô) phù hợp với yêu cầu của bài tiểu luận đặt ra. Qua sự trình
bày của nhóm người đọc sẽ biết được thế nào là cạnh tranh độc quyền.
- Do vấn đề về thị trường mô tô Việt Nam còn khá mới mẻ, ít được đề cập
đến nên nó là miền đất mới đầy bí ân, cuốn hút sự tò mò của nhóm.
- Việc tìm kiếm thông tin, tư liệu nghiên cứu về thị trường này cũng không
hề đơn giản. Đây chính là những thử thách đầu tiên giúp các thành viên
trong nhóm làm quen với cách học tập ở môi trường mới( học tập –
nghiên cứu). Ngoài ra mô tô là một sản phẩm hiện đại, mang tính thẩm mĩ
cao, được nhiều người ưa thích nên rất cuốn hút người đọc. Vì thế thông
qua bài này nhóm muốn đem lại những hiểu biết mới về mô tô cho mọi
người.

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và tình hình thị
trường. phân tích thực trạng cạnh tranh trên thị trường. Chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp giúp
doanh nghiệp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình cũng như
phát triển thị trường trong tương lai.
II. Cơ sở lý thuyết
II.1 Thị trường:
Khái niệm:
- Thị trường theo nghĩa hẹp: là tập hợp các thỏa thuận thông qua đó
người bán và người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch
vụ.
- Theo nghĩa rộng: thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại

và tương lai có cùng một nhu cầu, mong muốn và có khả năng mua,
bán, trao đổi một hàng hóa, dịch vụ cụ thể để thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn đó. Nói cách khác thị trường diễn tả sự tương tác giữa
người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người mua, người bán để hình
thành giá cả và sản lượng hàng hóa giao dịch.
Tóm lại, thị trường diễn tả sự tương tác giữa người tiêu dùng( tiêu
dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân) với người sản xuất( các công
ty, doanh nghiệp) để thông nhất về giá mua, giá bán, lượng mua, lượng
bán và các bên đều đạt được mục đích của mình
Phân loại: theo mức độ chiếm lĩnh thị phần:
Có bốn loại thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh
tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị trường độc quyền.

Cạnh tranh độc quyền(bán cạnh tranh)
Khái niệm:
Là một thị trường có vô số ngời mua, vô số người bán, mua những
sản phẩm giống hệt nhau hoặc khác nhau chút ít(dị biệt), người mua,
người bán có chút ít thế lực độc quyền để có thể kiểm soát sản lượng
và giá cả sản phẩm của mình.
2
Đặc điểm:
- Có rất nhiều người mua, người bán( tuy nhiên không đủ điều kiện
để trở thành thị trường cạnh tranh hoàn toàn)
- Sản phẩm không đồng nhất mà mang tính dị biệt, khả năng thay
thế cao nhưng không thể thay thế hoàn toàn(còn thị trường độc

quyền là không thể thay thế ).
- Mỗi doanh nghiệp có một tỷ trọng nhỏ so với thị trường, nhưng
tính dị biệt của sản phẩm làm cho nó có chút ít thế lực độc quyền,
có thể kiểm soát sản lượng và giá cả sản phẩm của mình.
- Nhiều người bán tự do gia nhậpvà rút lui khỏi ngành.
2.2 Giải thích các thuật ngữ, lý thuyết liên quan:
- Cầu: số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng
mua ở những mức giá khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cung: là lượng hàng hóa, dịch vụ nhà sản xuất sẵn lòng cung và có
khả năng cung ứng tại mỗi mức giá, trong một khoảng thời gian
nhất định, với các yếu tố khác không đổi.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là sắc thuế đánh vào các mặt hàng chưa
thực sự thiết yếu đối với cuộc sống, những mặt hàng xa xỉ, cao
cấp.
- Thuế nhập khẩu: là loại thuế của một quốc gia đánh hay vùng lãnh
thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình
nhập khẩu.
- Thuế VAT(Value Added Tax): nghĩa là thuế giá trị gia tăng, nó là
một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng
mặc dù chủ thể đem nộp cho cơ quan thuế là doanh nghiệp.
- Thuế gián thu: là một bộ phận cấu thành nên giá của sản phẩm.
Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian
(thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng.Thuế

gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng
là một.
- Mô tô: là xe gắn máy có bình xăng ở phía trước và là dạng xe thể
thao. Trích nguyên văn thông tư của luật giao thông đường bộ: “Xe
mô tô hai bánh là xe cơ giới có hai bánh, di chuyển bằng động cơ
có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và tổng trọng lượng toàn xe
không vượt quá 400 ki-lô-gam”.
- GDP (Gross Domestic Product): là tổng sản phẩm nội địa hay giá trị
tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là
một năm.
3

III. Thực trạng
III.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường mô tô
a. Sự hình thành và những khó khăn gặp phải của thị trường:
- Từ khi sản phẩm xe máy du nhập vào Việt Nam hình thành nên thị
trường xe máy thì lúc đó những chiếc xe mô tô cũng được du nhập
vào Việt Nam. Dần dần thị trường xe máy được mở rộng và phát
triển thành một mặt hàng thiết yếu thì xe mô tô cũng bắt đầu cũng
được chú ý đến như là một sản phẩm cao cấp của xe gắn máy. Tuy
mới chỉ là những sản phẩm đơn lẻ số lượng ít nhưng đó chính là
mầm mống của sự ra đời thị trường mô tô Việt Nam sau này.
- Thời điểm đó (2006 trở về trước – khi chưa gia nhập WTO), nhà
nước đánh thuế( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT,

…) cao, hạn chế cấp phép để hạn chế nhập khẩu mô tô cộng với
điều kiện về khoa học, công nghệ, kỹ thuật cũng như cơ sở vật
chất, hạ tầng làm cho giá cả đầu vào bị đẩy lên rất cao. Làm thị
trường mô tô gặp muôn vàn khó khăn gần như không phát triển.
Chỉ có một số lượng rất ít những sản phẩm xe được nhập về.
- Thị trường mô tô chưa được chú trọng đầu tư, xu hướng sử dụng
xe mô tô của người dân chưa nhiều, do vóc dáng, địa hình(đường
xá) chưa chuẩn, điều kiện kinh tế còn khó khăn trong khi chi phí
mua một chiếc xe mô tô rất cao do chụi nhiều loại thuế. Ngoài chi
phí mua xe thì việc bảo dưỡng xe và vận hành phương tiện cũng
tiêu tốn không ít tiền bạc.
- Tuy nhiên vào thời điểm đó vẫn có một số ít doanh nghiệp được

cấp phép nhập khẩu, sản xuất lắp ráp mô tô như công ty Hồng Đà,
… Đây chính là tiền đề cho sự phát triền của mô tô sản xuất, lắp
ráp trong nước sau này.
- Đến năm 2006, việc Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt
mở đầu cho sản phẩm mô tô đến với người dân Việt. Tuy các loại
thuế chưa được giảm bớt hay xóa bỏ, nhưng đã mở cửa hơn cho
các doanh nghiệp nhập xe cũng như linh kiện để sản xuất lắp ráp.
- Tiếp đó tuy là thị trường mới mẻ nhưng đã có nhiều hãng đã xuất
xe sang thị trường Việt Nam làm sự cạnh tranh giữa các showroom
nhâp khẩu được đẩy lên cao phục vụ nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng. VD: Honda, Yamaha, Kawasaki, harlay, chopper…
- Kể tử năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Nền kinh tế

Việt Nam bị ảnh hưởng, các công ty bị giảm doanh thu, lợi nhuận;
người dân cũng khó khăn, thu nhập giảm. Điều đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến thị trường xe mô tô Việt Nam. Khiến thị trường mô
tô lâm vào tình trạng ảm đạm.
b. Tình hình hiên tại:
Các vấn đề về cung của thị trường:
4
- Về vốn đầu tư: So với đầu tư vào đại bộ phạn các thị trường khác
vốn đầu tư vào thị trường mô tô là cao hơn rất nhiều, có thể nói là
rất lớn.
- Về sản phẩm: đặc điểm của thị trường là sản phẩm mang giá trị rất
cao. Mỗi mô tô có đến hàng ngàn, có khi chục ngàn chi tiết, bộ

phận khác nhau. Các chi tiết, phụ tùng lại được sản xuất với những
công nghệ có đặc điểm khác biệt. Chi tiết, phụ tùng của mỗi chiếc
xe không phải lúc nào cũng có thể dùng chung với các loại xe
khác.
- Về mạng lưới tiêu thụ: Do đặc tính sản phẩm mang giá trị cao nên
cần thiết phải được hưởng các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng khá
thường xuyên như bảo dưỡng, sửa chữa. Chính vì thế nên từ khi ra
đời thì sản phẩm mô tô đã chọn cách tiêu thụ sản phẩm của mình
thông qua các đại lý, showroom mà không bán trực tiếp. Chẳng
hạn như Công ty TNHH MOTORROCK là thành viên của
REBELUSA Motor Corp, chuyên phân phối lẻ các nhãn hiệu mô
tô nổi tiếng trên thế giới như: HONDA, YAMAHA, KAWASAKI,

AQUILA, REBELUSA, VISITOR, BENELLI, MEGELLI,
ROYAL ENFIELD …, và cung cấp phụ tùng chính hãng, với hệ
thống gồm 15 showroom, 50 đại lý ở khắp các tỉnh thành trên cả
nước.
- Thị trường bao gồm 2 sản phẩm hàng hóa là xe nhập khẩu nguyên
chiếc và xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Một số hãng đang thịnh
hành: Rebel usa, Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Visitor,
Benelli… Với các dòng xe như: Notus, CB, Hotway, Phoenix,
Visitor, Stealer, Chopper, CBR, Harlay Davision…
Xe sản xuất, lắp ráp trong nước có thế mạnh về giá cả rẻ hơn phù hợp hơn
với thu nhập của người dân. Còn với ưu thế về chất lượng, thương hiệu
cũng như thị phần sãn có mình các hãng xe nước ngoài đã và đang gần

như thống trị thị trường mô tô Việt với sản phẩm xe nhập của mình. Theo
số liệu thống kê sơ bộ của tổng cục hải quan, nhập khẩu xe gắn máy
nguyên chiếc các loại vào Việt Nam trong tháng 8/2012 đạt 3.305 chiếc,
tương đương kim ngạch 7,56 triệu USD, tăng lần lượt 84,6% và 116% so
với một tháng trước đó.
Kim ngạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc 4 tháng gần đây
Lượng (chiếc) Giá trị (USD)
Tháng 4/2012 2.000 2.000.000
Tháng 5/2012 2.000 3.000.000
Tháng 6/2012 4.000 7.000.000
Tháng 7/2012 (ước tính) 2.000 4.000.000
5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về phần xe sản xuất trong nước tuy giá trị thì không cao bằng nhưng
số số lượng xe bán ra cũng không phải là ít.
DOANH SỐ BÁN RA TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM
2011 VÀ DỰ KIẾN DOANH SỐ NĂM 2012
Của Rebel USA
Năm Doanh số bán(xe)
Năm 2006 2800
Năm 2008 3600
Năm 2010 4500
Năm 2011 5500

Năm 2012 6000(dự kiến)
Một doanh nghiệp khác là Piaggio Việt Nam công bố chỉ sau 3 tháng kể
từ ngày bán chiếc xe đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã có 10.000 xe
xuất xưởng. Năm 2009, Piaggio Việt Nam đã bán được 22.300 chiếc xe,
tức là khoảng 3.500 - 4.000 chiếc/tháng.
- Kể từ 8 tháng đầu năm nay, tổng nhập khẩu xe gắn máy vào nước
ta đã giảm 50,3% về số lượng và 36,3% về giá trị so với cùng kỳ
năm ngoái, xuống còn 24.582 chiếc, trị giá 43,3 triệu USD. Diễn
biến cùng chiều với xe nguyên chiếc, kim ngạch nhập khẩu linh
kiện, phụ tùng xe vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm cũng giảm
24,4% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 362 triệu USD.
Các vấn đề về cầu của thị trường:

- Về xu hướng: theo khảo sát về thị trường thì người chơi xe đang
dần có xu hướng chuyển sang các dòng Naked bike(naked có nghĩa
là trần trụi, các tay đua xe đã tháo bỏ hết những thứ đựơc xem là
cồng kềnh để chỉ còn 1 đúng nghĩa 1 chiếc xe dùng để “đua”) dễ
điều khiển, gọn gàng và phù hợp hơn với điều kiện cơ sở vật chất
hạ tầng Việt Nam hơn như Kawasaki Z1000, Honda CB1000r…
Lý giải điều này, anh Tùng ở cửa hàng Saigon Moto nhận xét:
“Dòng Sport bike là dòng xe đua có thân dài. Khi điều khiển,
người lái phải đổ nhiều về phía trước nên chỉ phù hợp cho những
đường đua tốc độ cao. Với điều kiện đường xá ở Việt Nam thì
dòng Naked là một lựa chọn sáng suốt, bởi vì xe dễ điều khiển hơn
trong thành phố và tư thế ngồi cũng thoải mái hơn. Đó là xu hướng

chung của giới trẻ, còn đối với những người đã đứng tuổi thì
Harley Davidson là lựa chọn hàng đầu vì kiểu dáng cổ điển, động
cơ mạnh mẽ và tiếng pô trầm đặc trưng”. Hiện nay, thị trường có
khá nhiều dòng xe phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người sử dụng
6
Việt Nam như dòng sportbike, naked, off-road, hầm hố cổ điển
như Harley Davidson. Trước đây, thị trường mô tô thể thao Việt
Nam lại bị khuấy động bởi những loại mô tô nhỏ, tuy nhiên những
mẫu xe được chuộng trong thời gian trước như CB125R hoặc
Phoenix 125R của Rebel giờ không còn là “mốt”. Người tiêu dùng
chuộng những tên tuổi lớn như Honda, Kawasaki, Ducati… nhiều
hơn. Anh Nguyễn San Miên Nhiệm, chủ nhân chuỗi cửa hàng

Motor Sport chia sẻ: “Việt Nam là một nước đang phát triển, càng
ngày càng nhiều người làm ăn khấm khá nhờ đầu tư vào nhiều lĩnh
vực khác nhau. Điều đó dẫn đến việc gia tăng nhu cầu trải nghiệm
những “hương vị mới” trong cuộc sống và thú chơi mô tô là một ví
dụ điển hình. Nhận thấy được tiềm năng đó, khá nhiều showroom
đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng.
Đặc biệt, sự xuất hiện gần đây của “ông lớn” Benelli với tuổi đời
hơn 100 năm càng làm khuấy động thêm các mẫu xe độc và lạ
tranh nhau nhập khẩu về Việt Nam.”
- Tuy nhiên đã gọi là chơi xe thì ai cũng muốn mình sở hữu một
chiếc mô tô khủng, độc, chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng, uy
tín và người chơi thường có tâm lý hướng ngoại… vì thế một chiếc

mô tô có giá cao từ 10 000USD đến vài chục ngàn USD là chuyện
bình thường.
- Và vì không phải ai cũng đủ tiền để mua được chiếc xe ưng ý nên
trên thị trường giá cả của các dòng xe rất đa dạng đáp ứng mọi nhu
cầu về chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả phù hợp.
Dòng xe, loại xe Giá
Piaggio Beverly 143 triệu đồng
Ducati 15 000 – 70 000 USD
Vulcan 900 Custom 17 000 USD
CB175R Extreme 76.590.000 đồng
CB250R Extreme 85.590.000 đồng
Ngoài ra, các dòng mô tô khủng có dung tích động cơ từ 400 đến

18.000 cc, với giá bán khoảng 20.000-52.000 USD, được nhập khẩu
nguyên chiếc, cũng đã góp mặt đa dạng ở showroom. Sự xuất hiện ngày
càng nhiều của những dòng xe máy đắt tiền được nhập khẩu nguyên
chiếc, mà giá bán không kém một chiếc ô tô hạng trung, không chỉ phản
ánh nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, mà còn phản ánh cả nhu cầu
muốn khẳng định vị thế của người sở hữu những chiếc xe này. Theo
thống kê của ngành hải quan, năm 2009, có khoảng 115.000 chiếc xe
với giá trị 132 triệu USD đã được nhập khẩu vào Việt Nam; còn tính tới
hết ngày 15/12/2010, đã có 92.654 chiếc xe nguyên chiếc được nhập
khẩu, với giá trị 117 triệu USD.
7
- Theo các chuyên gia nước ngoài, không có nước nào giống thị

trường xe gắn máy Việt Nam: càng ùn tắc giao thông thì lượng xe
tiêu thụ càng tăng vọt, giá cũng giữ mức cao. Chỉ trong năm 2007,
có ít nhất đến 3 liên doanh xe máy trong nước lần lượt khởi công
xây dựng thêm nhà máy mới.
- Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước cho rằng:
“So với mức trên thì ở nước ta phải đến 32 triệu xe máy thì mới
bão hòa, còn hiện nay mới hơn 17 triệu chiếc thì chưa là vấn đề ”
vì thế lượng cầu kỳ vọng của mô tô cũng không phải là nhỏ.
Những dấu hiệu lạc quan về sự phát triển của thị trường:
- Bất chấp những khó khăn của khủng hoảng kinh tế thế giới, các
nhà nhập khẩu mô tô Việt Nam vẫn duy trì hoạt động kinh doanh
của mình.

- Chỉ tính riêng trong những tháng gần đây, mỗi tháng đã có trên
dưới 5 mẫu mô tô được các đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối
đưa về thị trường trong nước. Từ các dòng mô tô thể thao phân
khối lớn của Honda, Kawasaki, hay Yamaha cho đến những chiếc
siêu mô tô đắt tiền như Ducati, BMW, Harlay.
- Tuy nhiên điều đáng mừng nhất của thị trường mô tô chính là việc
phong trào chơi mô tô phân khối lớn đang nở rộ khắp các tỉnh
thành trên cả nước. các câu lạc bộ chơi mô tô xuất hiện ngày càng
nhiều cùng với số lượng thành viên không ngừng tăng lên.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt:
- Những tín hiệu lạc quan từ thị trường mô tô cùng với nhu cầu đa
dạng của khách hàng khiến sự cạnh tranh giữa các showroom nhập

khẩu mô tô được đẩy lên cao. Tại thị trường Việt Nam đã xuất hiện
ít nhất 5 showroom chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng mô
tô phân khối lớn là Saigonmoto, Motosport, Ducati Việt Nam,
Motorrock và Benelli. Tuy nhiên vì các lý do như đã nêu ở mục
3.1 thì xe nhập đã chiếm lĩnh hầu hết thị phần ở thị trường xe mô
tô Việt Nam nên sự cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập chưa tạo ra
những chuyển biến tích cực cho người mua.
- Với lịch sử lâu đời, ưu thế vượt trội về chất lượng, mẫu mã, thương
hiệu các dòng xe nhập đã và đang chi phối mạnh mẽ thị trường.
- Có thể dễ dàng thấy được sự chiếm lĩnh của các mặt hàng xe nhập
trên thị trường mô tô hiện nay nhưng hiện nay các sản phẩm sản
xuất lắp ráp trong nước với ưu thế về giá cả cũng đã cạnh tranh

mạnh mẽ với các loại xe nhập. Năm 2007, bộ công thương chính
thức cho phép một số công ty được phép sản xuất xe gắn máy và
đến năm 2010 chính là dấu mốc quan trọng đánh dấu bởi Rebel
usa, đây là doanh nghiệp tiên phong trong ngành xe gắn máy tại
8
Việt Nam chính thức được S&T Motor (Hàn Quốc) chuyển giao
giấy phép và công nghệ lắp ráp dòng xe thể thao phân khối lớn
Hyosung Aquila GT650. Lần đầu tiên một dòng xe phân khối lớn
có dung tích xi lanh trên 600cc được doanh nghiệp trong nước lắp
ráp theo quy chuẩn quốc tế. Ngoài ra còn một số dòng xe khác như
chopper, visitor, CB, Notus… mang thương hiệu Việt Nam được
thiết kế phù hợp với vóc dáng người Việt và giá cả phù hợp với

mức thu nhập trung bình của người dân.
- Ngoài ra hiện nay còn có một xưởng xe độ đầu tiên ở Việt Nam
của Rebel. Chuyên sản xuất độc theo yêu cầu của khách hàng.
Điều này thể hiện trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật cũng như
cở sở vật chất của ngành công nghiệp sản xuất xe gắn máy của
nước ta ngày càng phát triển hoàn toàn có thể thay thế cho các sản
phẩm ngoại nhập. Chưa kể Rebel đã thực hiện dự án sản xuất lắp
ráp xe chuyên dụng phục vụ cho ngành CSGT, kiểm soát quân sự,
Giao thông công chánh, các công ty vệ sĩ với nhiều chủng loại.
Như vậy với sự cạnh tranh giữa các sản phẩm xe nhập với nhau,
giữa xe nhập và sản xuất lắp ráp trong nước(giá cả, chất lượng ngày
càng được nâng cao, đang dần thay thế xe ngoại nhập). Đây là một

dấu hiệu tích cực đối với người tiêu dùng, giúp thị trường ngày càng
được mở rộng và phát triển.
III.2 Thị trường mô tô hiện nay là một thị trường cạnh tranh độc quyền:
Đây là thị trường cạnh tranh độc quyền bởi các đặc điểm sau:
- Thị trương mô tô có hai loại sản phẩm được mua bán trên thị
trường là xe nhập khẩu nguyên chiếc và xe sản xuất, lắp ráp trong
nước. Hai sản phẩm này đều là xe mô tô và mang các chức năng
tương tự nhau nhưng có một số đặc điểm khác nhau và vẫn có thể
thay thế nhau.
- Là một thị trường có nhiều người mua, người bán(các công ty sản
xuất, lắp ráp, nhập khẩu và mỗi công ty đó lại có rất nhiều đại lý,
showroom để phân phối sản phẩm đến người mua chưa kể số

lượng các dòng xe để người mua lựa chọn cũng rất là nhiều).
- Với lợi thế về công nghệ, chất lượng, thương hiệu và thị phần sẵn
có. Các hãng nước ngoài đã nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết thị
trường mô tô Việt Nam(vd: Honda, Suzuki, Benelli…).

III.3 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển thị trường mô tô
Thuận lợi:
- Nhà nước đã nới lỏng các chính sách hạn chế sử phát triển của
ngành và ban hành một số chính sách tích cực với thị trường.
9
- Khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được nâng
cao, phát triển. Nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân cũng ngày

càng được nâng cao.
- Các doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh. Vẫn đứng
vững trước những biến động của thị trường.
- WTO với các quy định của mình đã tạo ra những chuyển biến to
lớn đến thị trường. Các hãng mô tô du nhập vào Việt Nam ngày
càng nhiều mang lại nhiều sự lựa chọn hơn.
- Thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu, thị yếu về thẩm
mĩ, thể hiện bản thân cũng theo đó mà cầu kì hơn và mô tô đáp ứng
được điều đó.
- Khi muốn mua một sản phẩm phục vụ nhu cầu đi lại đẹp hơn, tốt
hơn, sang trọng hơn xe máy mà không phải là ô tô thì sựa lựa chọn
hầu như sẽ là xe mô tô.

- Sự cạnh tranh của thị trường phần nào có những lợi ích cho người
mua. Ngoài xe nhập giá cao thì các sản phẩm xe sản xuất trong
nước với cùng chủng loại, chất lượng có giá mềm hơn nhiều. Chưa
kể các dòng xe nhập cũng bắt đầu có những loại giá rẻ(vd: Suzuki
mới đây tung các dòng xe giá rẻ chỉ trên dưới 200 triệu đồng, có
loại chỉ vài chục triệu)
- Người chơi xe ngày càng có kinh nghiệm trong việc chơi xe. Họ
còn thường xuyên trao đổi giao lưu với nhau, giúp đỡ nhau về kinh
nghiệm mua xe. Điều này giúp cho chất lượng sản phẩm khi mua
về luôn đạt cao nhất có thể.
- Đây cũng là một thị trường có doanh thu rất cao vì thế lợi nhuận
của nó rất hấp dẫn.

Khó khăn:
- Là một thị trường sinh sau đẻ muộn so với các thị trường khác và
so với các nước khác trong khu vực, nhà nước vẫn còn muốn bảo
hộ thị trường xe máy trong nước nên chưa quan tâm đúng mức,
đầu tư đúng với tiềm năng của nó.
- Một chiếc xe đến với người mua còn chụi rất nhiều loại thuế: thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế nhập khâu… chưa kể các chi phí
vận hành bảo dưỡng cũng không phải là nhỏ.
- Thị trường mô tô là một thị trường mới mẻ, sản xuất nhỏ, lại có ít
nhà sản xuất lắp ráp, thiếu nhà cung cấp nội địa về linh kiện, phụ
tùng. Vì thế các nhà cung cấp còn phụ thuộc rất nhiều vào các sản
phẩm xe nhập.

- Xu hướng sử dụng xe mô tô của người dân Việt Nam chưa
nhiều(do điều kiện về kinh tế, nhu cầu…). Vóc dáng, địa
hình(đường xá), hệ thống giao thông vận tải, giấy tờ, thủ tục để
điều khiển được một chiếc mô tô còn nhiều hạn chế.
10
- Năm 2012, khủng hoảng kinh tế thế giới(nợ công châu Âu) làm
nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khiến các công ti giảm
doanh thu, lợi nhuận…; người dân cũng gặp khó khăn do thu nhập
giảm.
- Các nhân tố chủ quan (phía doanh ngiệp): một số doanh nghiệp
còn chưa kịp đổi mới, đưa ra giải pháp để phát triển theo kịp sự
thay đổi mau lẹ của nền kinh tế.

- Xe sản xuất, lắp ráp trong nước mới chỉ cạnh tranh được với phân
khúc thị trường xe giá rẻ chứ chưa cạnh tranh nổi với phân khúc
giá cao của xe nhập.
- Ngày càng có nhiều hãng xe du nhập vào thị trường Việt Nam như:
Suzuki, Benelli, Medeli…. Đó đều là những hãng được đánh giá sẽ
khuấy động thị trường mô tô Việt.
- Sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn khá chênh lệch. Để có
thể tham gia thị trường thì phải có một nguồn vốn lớn, thu hồi vốn
chậm, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất hạ tầng phải
cao…
- Với ưu thế của mình các sản phẩm xe nhập đã chiếm lĩnh phần lớn
thị phần, làm giá cả bị đẩy lên cao gây thiệt thòi cho người mua.

IV. Giải pháp để mở rộng và phát triển thị trường
Một số kiến nghị đối với nhà nước:
- Thực hiện chính sách ưu tiên về linh kiện xe nhập khẩu. Việc dành
những ưu tiên trong nhập khẩu các linh kiện đối với các công ty sẽ
tạo điều kiện cho các công ty này có điều điện giảm giá thành cho
mỗi chiếc xe, nâng cao sức cạnh tranh(cạnh tranh về giá) so với
các đối thủ trên thị trường. Từ đó sẽ góp phần đẩy manh hoạt động
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Thực hiện chính sách ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá. Sử dụng chính
sách này, Chính phủ vừa khuyến khích được các công ty sản xuất
và lắp ráp xe sử dụng hàng nội đồng thời tạo động lực cho ngành
công nghiệp sản xuất phụ tùng trong nước phát triển. Việc sử dụng

chính sách ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá này là hoàn toàn tự
nguyện, Nhà nước không được ép buộc các doanh nghiệp phải
thực hiện và chính sách này phải không được mâu thuẫn với chính
sách ưu tiên nhập khẩu linh kiện xe thay vì nhập khẩu xe nguyên
chiếc.
- Tạo điều kiện để các công ty sản xuất có thể mở rộng quy mô sản
xuất, lắp đặt các dây chuyền sản xuất mới phục vụ cho việc tăng
công suất sản xuất. Như các chính sách về thuế đối với việc nhập
khẩu công nghệ lắp ráp hiện đại, khuyến khích các công ty mở
rộng sản xuất ở những thị trường ngoài thành phố.
11
- Tách thuế tiêu thụ và thuế nhập khẩu: giảm bớt được số lượng các

mức thuế cao, giảm số lượng mức thuế nhập khẩu.
- Thực hiện quy luật làm tròn thuế: vd 1%,2% làm tròn về 0% hoặc
3%,4% về 5%.
- Giảm bớt các loại phí, lệ phí, thủ tục không cần thiết liên quan đến
việc mua bán và sử dụng xe mô tô.
- Tăng các loại phí cần thiết như bảo trì đường bộ, phí bảo hiểm…
để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghiên cứu, áp dụng rào cản thương mại quốc tế theo khuôn khổ
WTO để bảo hộ sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước. Nhằm hạn
chế phần nào sự chi phối của các sản phẩm xe nhập tới thị trường
trong nước, đảm bảo lợi ích người dân.
- Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, sử dụng các sản phẩm xe mô

tô sản xuất, lắp ráp trong nước vào an ninh quốc phòng, bảo vệ trật
tự xã hội.
- Đấu tranh ngăn chặn hiên tượng buôn lậu và gian lận thương mại.
Về phía doanh nghiệp:
- Chuyên môn hóa, hợp tác trong sản xuất. Đẩy mạnh việc khảo sát,
dự báo tình hình sản xuất và nhập khẩu mô tô, nhu cầu phổ thông,
nhu cầu xe cao cấp để điều tiết sản xuất phù hợp.
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý.
- Chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, xây dựng
cơ sở hạ tầng cũng như áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất.

- Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm:
marketting, quảng cáo sản phẩm, thành lập các câu lạc bộ mô tô, tư
vấn khách hàng, có bảo hành, chương trình bảo dưỡng định kì…
- Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì khó khăn là điều
không thể tránh khỏi vì thế doanh nghiệp còn phải áp dụng các
biện pháp: sản xuất cầm chừng, tinh lọc nhân sự, giảm sản lượng
để giảm tối đa chi phí đầu vào và đảm bảo lượng cung không bị dư
thừa.
Đề xuất của nhóm:
- Phát huy những ưu điểm thuận lợi của thị trường để phát triển nó:
tận dụng tối đa các ưu đãi của nhà nước, tranh thủ khoảng thời
gian từ nay cho đến 2020 trước khi các chính sách hạn chế nhập

khẩu, bảo hộ thị trường trong nước hết hiệu lực.
- Nghiên cứu, mở thêm các xưởng sản xuất xe độ phục vụ nhu cầu
chơi xe độc của giới chơi xe.
12
- Đa năng hóa xe mô tô để thêm sự lựa chọn cho người sử dụng xe
máy và ô tô.
- Và điều quan trọng nhất mà nhóm đưa ra là nhà nước cần cân nhắc
kĩ sự được mất của các chính sách về thuế để không rơi vào tình
trạng như thị trường ô tô(các doanh nghiệp ỷ y vào sự bảo hộ của
các chính sách thuế, chỉ thấy cái lợi trước mắt của việc lắp ráp linh
kiện mà không chụi đẩy mạnh nâng cao công nghệ, chất lượng của
sản phẩm và hậu quả là khi không còn sự bảo hộ của nhà nước nữa

thì hoàn toàn bất lực không cạnh tranh nổi với các sản phẩm nhập
ngoại).
- Các doanh nghiệp cần xác định rõ, xây dựng chiến lược trong dài
hạn. Phải nâng cao về công nghệ, khoa học, kĩ thuật không nên chỉ
vì lợi ích trước mắt mà phụ thuộc quá nhiều vào việc lắp ráp và các
chính sách có lợi từ nhà nước.
- Nếu doanh nghiệp xác định chỉ tham gia một thời gian rồi rút khỏi
thị trường thì trường thì việc tận dụng các chính sách của nhà nước
để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn thì cũng không phải là một
giải pháp tồi. Tuy nhiên điều này chỉ mang lại một khoản doanh
thu lớn trong tức thời và đóng góp không nhiều cho sự phát triển
chung của nền kinh tế.

- Vì lợi ích lâu dài cho toàn nhân loại thì các doanh nghiệp cũng
phải chú ý đến cả các vấn đề về môi trường.
- Con người là nhân tố quan trọng và quyết định nhất đến sự thành
bại trong sự phát triển của doanh nghiệp, thị trường cho nên các
doanh nghiệp cần phải chú trọng ưu tiên hàng đầu cho việc này và
phải ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
V. Kêt luận
Có thể nói thị trường mô tô Việt Nam đang trải qua những bước đi đầu
tiên đầy khó khăn, thách thức. Sự phát triển của ngành không phải chị do nhu
cầu mà còn liên quan rất nhiều đến chính sách thuế quan của nhà nước trong
việc định hướng phát triển. Hơn nữa do xu thế khách quan, tất yếu của toàn
cầu hóa kinh tế thế giới mà trước mắt là những cam kết thực hiên AFTA và

WTO. Thị trường mô tô Việt Nam phải có những bước đi đúng đắn để phát
triển cùng với xu thế hội nhập. Cạnh tranh độc quyền của thị trường tuy
không chuyển biến trong một sớm một chiều nhưng dần dần cạnh tranh sẽ
quyết liệt hơn và lợi ích của người mua ngày càng được cải thiện, thị trường
sẽ ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng góp ngày càng lớn đối với sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Đề tài này đã tổng kết được một phần nhỏ những vấn đề chủ yếu, quan
trọng nhất và các vấn đề liên quan của thị trường đến công tác phát triển thị
trường. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường. Hi
13
vọng rằng, với những giải pháp trên sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào sự
phát triển của thị trường.

Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong
quá trình nghiên cứu và làm bài. Chúng em chân thành cảm ơn và mong nhận
được sự góp ý của cô cũng như tất cả những ai quan tâm tới đề tài này nhằm
hoàn thiện đề tài hơn nữa.
14

×