Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận báo chí học KHẢO sát tác PHẨM PHẢN BIỆN xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.72 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TÁC PHẨM PHẢN BIỆN XÃ HỘI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ INFONET.VN
TỪ THÁNG 9/2013 - 8/2014

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3
THỐNG KÊ VÀ NHẬN XÉT BÀI PHẢN BIỆN XÃ HỘI TỪ THÁNG 9/2013-8/20144
1.1. Số lượng bài theo chuyên mục.................................................................................4
2.

Số lượng bài trong từng tháng.................................................................................6

3.

Tần suất xuất hiện các bài viết trong thời gian khảo sát.....................................10

4.

Tác giả bài viết.........................................................................................................12

5.

Về cách thực hiện bài viết.......................................................................................13

KẾT LUẬN.............................................................................................................................15


MỞ ĐẦU
Phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí và ngày càng được
Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm. Từ việc thỏa mãn nhu cầu thông tin
của người đọc, cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí ngày càng đóng vai


trị quan trọng trong đời sống xã hội với hàng loạt các chức năng khác. Đặc
biệt, chức năng phản biện xã hội trên báo chí Việt Nam, hiện nay, đã và đang
là diễn đàn của người dân phát biểu ý kiến, nêu ra những nguyện vọng, mong
muốn của mình về các vấn đề xã hội cũng như các chủ trương, chính sách,
luật, dự án có ảnh hưởng đến quyền lợi đơng đảo của quần chúng nhân dân.
Có thể nói, báo chí Việt Nam đã và đang thực hiện khá tốt vai trị của
mình, mặc dù, đối với một số vấn đề, sự phản biện xã hội còn chưa được
mạnh mẽ và chịu sự chi phối, tác động của lãnh đạo cấp trên; điển hình đối
với các vấn đề liên quan đến tiêu cực, tham nhũng. Dù trong 2 năm trở lại
đây, báo chí đã “mạnh tay” hơn khi phản biện về các vấn đề tiêu cực trong các
ngành, nhưng các bài viết phản biện xã hội đó vẫn cịn mang tính “nương
nhẹ”, nhiều khi có sự tránh né.
Nhận thức được tầm quan trọng của phản biện xã hội trong báo chí và
muốn đưa đến một cái nhìn khách quan và khái quát về các bài viết phản biện
xã hội trên báo điện tử infonet.vn - báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Bộ
Thông tin và Truyền thông; người viết đã tiến hành khảo sát trên tờ báo này
trong vòng 12 tháng, từ tháng 9/2013 đến tháng 8/2014 trên tất cả các mục:
Thời sự, Đời sống, Kinh doanh, Truyền thông, Sức khỏe, Biển đảo, Giáo dục,
Quân sự.
Kết quả khảo sát và một số nhận xét của người viết về các bài phản
biện xã hội trên báo infonet sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.


THỐNG KÊ VÀ NHẬN XÉT BÀI PHẢN BIỆN XÃ HỘI
TỪ THÁNG 9/2013-8/2014
1.1.

Số lượng bài theo chuyên mục
Bảng 1:


Tổng

Thời

sự
598
437
100% 73,07
%

Đời

Kinh

Truyền Sức

Biển

Giáo Quân

sống
doanh thông
29
7
5
4,85 1,17% 0,84%

khỏe đảo
4
19

0,67 3,18

dục
97
16,2

%

%

2%

%

sự
0
0%

Biểu đồ 1: Tỉ lệ bài viết từng chuyên mục

5%

1% 1%
1%

4%

6%
82%


Thời sự

Đời sống Kinh doanh Truyền thông Sức khỏe Biển đảo

Giáo dục Quân sự

Nhận xét:
Số lượng bài viết có sự khác biệt rõ rệt theo từng chuyên mục:


Báo infonet.vn là một trong số ít báo có tách riêng phần phản biện xã hội
về các vấn đề nóng được dư luận quan tâm thông qua Mục Dư luận (nằm
trong mục lớn, mục Thời sự). Vì lẽ đó, đa số bài phản biện xã hội của tờ báo
này với 81,38% nằm ở mục Thời sự. Điều này thể hiện sự quan tâm và chú ý
đặc biệt của tờ infonet.vn đối với vấn đề phản biện xã hội hiện nay.
Số lượng bài viết bám sát diễn biến của xã hội trong khoảng thời gian 1
năm qua (từ 9/2013 đến 8/2014). Đặc biệt, các bài phản biện tập trung nhiều
vào các khoảng thời gian một số dự thảo của luật, kế hoạch của các chính
sách, dự án, cơng trinh lớn, có tầm quan trọng đối với quốc gia hay khi có một
sự kiện về văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế mang tính chất phổ rộng cả nước.
Ví dụ, khi Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển Việt Nam vào tháng 5 thì
từ tháng 5 đến tháng 6, tháng 7 và đến khi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi
Việt Nam, các bài phản biện dư luận xã hội của nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước, cũng như quan điểm của các lãnh đạo Nhà nước Việt Nam được
đưa lên với mật độ khá dày đặc, trung bình 1 bài/ngày. Đặc biệt, khi có sự tấn
cơng từ phía Trung Quốc vào các tàu Việt Nam thì lượng bài có thể lên đến 23 bài/ngày.
Chuyên mục giáo dục có số lượng bài viết nhiều thứ 2, sau mục Thời
sự với 97 bài đã phản ánh các vấn đề quan trọng của ngành giáo dục, được
nhân dân nói chung, các phụ huynh và học sinh quan tâm như việc thay sách
giáo khoa và cơ chế thi tuyển đại học mới.

Do các vấn đề nóng của ngành y tế trong năm qua như một số “điểm
đen” trong ngành y tế như vụ làm chết người tại Thẩm mỹ viện Cát Tường
hay vụ tráo thủy tinh thể tại bệnh viện Mắt Hà Nội đã được đăng tải ở phần
Dư luận của mục Thời sự nên ở chuyên mục Sức khỏe chỉ có 4 bài phản biện
xã hội. Điều này tương tự ở mục Kinh doanh và Truyền thông.

Riêng ở phần Biển đảo và Đời sống có số lượng bài lần lượt là 29 và 19
trong đó phản biện thêm về một số vấn đề về chủ quyển Biển đảo của Việt


Nam và một số ý kiến của bạn bè quốc tế về vấn đề đó; các vấn đề đời sống
xã hội, có ảnh hưởng lớn đến người dân như ơ nhiễm mơi trường, tai nạn giao
thơng…
Nói chung, infonet đã xác định vai trò quan trọng của dư luận xã hội
cũng như phản biện xã hội bằng việc dành riêng một chuyên mục để đăng tải.
Tuy nhiên, tất cả các bài về phản biện xã hội, phản ánh dư luận xã hội chỉ nên
tập trung đăng trong mục Dư luận (hiện tại, các bài vẫn xuất hiện rải rác ở các
chuyên mục khác của tờ báo). Xét trong phần Dư luận, infonet.vn có thể sắp
xếp các bài viết phản biện xã hội thành các mục như: chính trị-xã hội, y tế,
giáo dục,… để người đọc có thể theo dõi dễ dàng hơn.
2. Số lượng bài trong từng tháng
Bảng 2:
Tháng

Chuyên mục

Chuyên

Thời


Đời

Kinh

mục

sự

sống

doanh

9/2013
10/2013
11/2013
12/2013
1/2014
2/2014
3/2014
4/2014
5/2014
6/2014

49
74
52
32
21
51
33

31
23
28
18
25

4
1
6
4
0
1
3
4
2
2
2
0

0
0
0
0
0
0
1
2
2
0
0

2

7/2014
8/2014

Truyền
thông

0
0
0
1
0
0
0
0
0
4
0
0

Tổng

Sức

Biển

Giáo

Quân


khỏe

đảo

dục

sự

0
0
0
0
0
0
0
2
0
1
0
1

0
2
0
0
3
1
0
0

4
6
2
1

1
1
2
3
17
8
12
9
9
12
3
20

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0


54
78
60
40
41
61
49
48
40
53
25
49


Biểu đồ 2: Số bài trong từng tháng

Tháng 8/2014

Tháng 7/2014

Tháng 6/2014

Tháng 5/2014

Tháng 4 /2014

Tháng 3/2014

Tháng 2/2014


Tháng 1/2014

Tháng 12/2013

Tháng 11/2013

Tháng 10/2013

Tháng 9/2013
Quân sự

0

Giáo dục Biển đảo Sức khỏe Truyền thông Kinh doanh

10
Đời sống 20Thời sự30

40

50

60

70

80

90


Nhận xét:
Số lượng bài viết của từng chun mục phân bố khá đồng đều, khơng có
sự chênh lệch quá lớn giữa các tháng. Số bài trung bài trong 1 tháng vào
khoảng 50 bài. Tuy nhìn, nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ, thấy có hai


tháng nhiều nhất và ít nhất; đó là tháng 10/2013 (78 bài) và tháng 7/2014 (25
bài). Tháng 10/2013, vụ án chết người ở Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội)
và vấn đề y đức và quản lí y tế, máy bay ATR72 của hãng hàng không
Vietnam Airlines bị rơi bánh, tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm và các vụ lừa đảo
của một số nhà ngoại cảm, sự ra đi vĩnh viễn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
đưa công lao của đại tướng và sách giáo khoa, xây dựng bảo tàng Võ Nguyên
Giáp, vụ tráo thủy tinh thể ở bệnh viện Mắt Hà Nội. Ở tháng Trong tháng
7/2014, có một số vấn đề nổi bật được phản biện trên infonet.vn như: Thu phí
bảo trì đường bộ, trực thăng qn đội rơi ở Hịa Lạc, chuẩn hóa xưng hơ nơi
cơng sở, giàn khoan của Trung Quốc xuất hiện bất hợp pháp ở vùng biển Việt
Nam.
Trong tháng 8/2014, infonet.vn tập trung khai thác các vấn đề như: “Thực
hư chuyện "cắt" việc làm của hàng nghìn lao động hợp đồng?” (20/08/2014),
loạt bài về chuyện thi công chức hiện nay và việc công chức phải đi bộ đội
hay về việc mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, vụ án oan của ông Nguyễn Thanh
Chấn, vết nứt trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, việc cơng chức đi bộ đội,
Trong tháng 6/2014, có một số vấn đề như yêu cầu đối với nhà báo tại các
phiên tòa, lấy ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về quản lý xăng dầu, phiếu
tín nhiệm của Quốc hội, thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6, 72 nghìn
cử nhân thất nghiệp, giàn khoan của Trung Quốc xuất hiện bất hợp pháp ở
vùng biển Việt Nam
Tháng 5/2014 có loạt bài về giàn khoan của Trung Quốc xuất hiện bất hợp
pháp ở vùng biển Việt Nam, dự thảo Luật Hơn nhân và Gia đình.

Tháng 4/2014 phản biện về các vấn đề thu phí vào phố cổ Hội An, đăng
cai ASIAD 18, 4 công an Hà Tĩnh bị đánh, vụ Thẩm mĩ Cát Tường, một loại
số phí mới dành cho người dân, 5 cơng an đánh chết người.
Tháng 3/2014, số tiền 80 triệu Yen của nhà thầu Nhật Bản cho đường sắt
Việt Nam, cô giáo chui túi nilon qua suối, bí thư Hà Nội vi hành bằng xe buýt,
máy bay MH370 của Malaysia mất tích, vụ sập cầu treo ở Chu Va, bộ trưởng


Y tế lập đường dây nóng, vụ tham nhũng của nguyên Tổng Thanh tra Chính
phủ Trần Văn Truyền.
Tháng 2/2014, các bài phản biện liên quan đến: bảo tồn cầu Long biên và
xây cầu đường sắt song song cầu Long Biên, vụ tham nhũng của nguyên Tổng
Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, sập cầu ở Lai Châu, xử Dương Chí
Dũng, thầy trò đánh nhau tại 1 trường Trung học Phổ thơng ở Bình Định, thu
phí bảo trì đại lộ Thăng Long, thi công chức tại Bộ Giao thông Vận tải, nộp
phạt trực tiếp cho công an giao thông, tinh giảm biên chế.
Tháng 1/2014, cảnh sát mật phục bắt xe trên nhiều địa phương, vụ tham ơ
của Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, nhà vệ sinh bạc tỉ ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12/2013, cơng tác nước ngồi của công chức, vụ bảo mẫu đánh trẻ
em, xét xử Dương Chí Dũng, dân phịng bắt người bán rong, hạ độ tuổi quy
định phạm tội chưa thành niên, quy định về mang thai hộ, đóng tiền thay
nghĩa vụ quân sự.
Tháng 11/2013, infonet. vn phản biện về các vấn đề như: đóng tiền thay
nghĩa vụ qn sự, thu phí phương tiện cá nhân, nghị định 110 xử phạt ngoại
tình, bảo mẫu đánh chết bé 18 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh, phóng viên
tử nạn khi tác nghiệp có được coi là đang thi hành công vụ hay không, sử
dụng nhục hình trong thẩm vấn trong vụ án oan của ơng Nguyễn Thanh Chấn
ở Bắc Giang.
Tháng 9/2013, vụ đánh tráo thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, tổng

giảm đốc vụt cây gậy đánh golf tại Tam Đảo, rối loạn ở giá xứ Mỹ Yên (Nghệ
An), Ban nội chính và các vụ tiêu cực, tiếng nói của ơng Nguyễn Bá Thanh.
Nói chung, các bài viết đã phản đúng và kịp thời các sự kiện, vấn đề xảy ra
trong mỗi tháng; đặc biệt với một số vấn đề còn được đề cập ở nhiều tháng
liên tiếp như: vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ gây chết người tại
Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội),… Tít bài thể hiện rõ ràng vấn đề, thể
hiện rõ quan điểm của bài viết; nội dung đã phân tích đúng vào trọng tâm của
các vấn đề. Thông qua ý kiến của các chuyên gia, các đại biểu quốc hội và


việc phỏng vấn của những người dân có liên quan đến vấn đề đó, các bài phản
biện xã hội trên infonet.vn đã làm tốt được vai trò phản biện xã hội của báo
chí, góp phần định hướng tư tưởng cho dư luận, cho công chúng báo mạng
điện tử; đồng thời góp phần phản hồi kịp thời các vấn đề nóng, ảnh hưởng đến
lợi ích của các nhóm lớn trong nhân dân hay những vấn đề được nhân dân
quan tâm đến các cơ quan và các cấp lãnh đạo có liên quan để kịp thời xem
xét, điều chỉnh (đặc biệt đối với các dự thảo luật, các quy định hay chính sách
mới sắp ban hành hoặc đã được ban hành).
3. Tần suất xuất hiện các bài viết trong thời gian khảo sát
Bảng 3:
Chun

Thời

Đời

Kinh

Truyền


mục

sự

sống

doanh

thơng

36,42

2.41

0.58

0.42

Sức
khỏ
e

Biển

Giáo

Qn

đảo


dục

sự

1.58

8.08

0

Tần suất
xuất hiện/
tháng

0.33

(9/20138/2014)
Tần suất
trung
bình xuất
hiện/thán
g (9/20148/2014)

49.8 bài


Biểu đồ 3: Tần suất xuất hiện các bài viết trong thời gian khảo sát

40
35


Thời sự

30

Đời sống

25

Kinh doanh

20

Truyền thông

15

Sức khỏe

10

Biển đảo

5

Giáo dục

0

Quân sự


Tần suất/tháng

Nhận xét:
Bảng tần suất xuất hiện các bài viết đã thể hiện được báo infonet là một tờ
báo tích cực trong vấn đề phản biện xã hội với tần suất hơn 36 bài/tháng
(trong mục Dư luận).
Như đã nêu trên vì các bài viết về phản biện xã hội đã được đưa vào mục
Dư luận nên số lượng bài viết xuất hiện tại các mục khác tương đối ít. Vì vậy,
thay vi đưa ra tần suất xuất hiện của bài phản biện xã hội cho từng mục, người
viết chỉ đưa ra tần suất trung bình cho cả tờ báo như sau: 49.8 bài/tháng –
tương đương 1,64 bài/ngày. Đây là có thể coi là một con số khiêm tốn cho
một tờ báo đại diện ngôn luận cho Bộ Thông tin và Truyền thông – một cơ
quan đầu ngành về phản ánh các thơng tin của cả nước và có vai trị lớn trong
việc định hướng thơng tin.


4. Tác giả bài viết
Bảng 4:
Phóng
Chun

viên

mục

của

Thời sự
Đời sống

Kinh doanh
Truyền thơng
Sức khỏe
Biển đảo
Giáo dục
Qn sự
Tổng số

báo
316
6
7
5
4
14
44
0
396

Lấy từ
nguồn

Biên tập

Cá nhân

lại

đóng góp


5
0
0
0
0
0
0
0
5

8
0
0
0
0
5
0
0
13

khác
105
23
0
0
0
0
52
0
180


Khơng
ghi tên
tác giả
3
0
0
0
0
0
1
0
4

Biểu đồ 4: Tác giả bài viết
4 50
4 00
3 50
3 00
250
200
150
100
50
0

Qn sự
Giáo dục Biển đảo Sức khỏe Truyề n thơng
Phóng viên
của

Lấy
báotừ nguồn
khác
Biên tập lại
Cá nhân đóng
Khơng
góp ghi tên tác giả
Kinh doanh

Đờ i sống

Thờ i sự

Nhận xét:
Số lượng bài viết do phóng viên của báo viết chiếm đa số với 396 bài,
còn 180 bài là do lấy từ nguồn khác. Số cá nhân viết bài đăng trên infonet.vn
cũng khá khiêm tốn với 13 bài trong đó đặc biệt có tiến sĩ Trần Công Trục với


loạt bài về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong các bài khơng ghi tên tác giả:
có 4 bài, trong đó có 2 bài về hướng dẫn cách treo cờ trong ba ngày quốc tang
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các bài từ nguồn khác: có một số nguồn được khai thác nhiều như
Vov.vn, VNN, Dân Trí, Lao động Online, Người lao động, TPO, Tiền Phong,
Vietnamplus.vn, VnMedia, Giao thông vận tải,…
Trong mục thời sự, có một số phóng viên chuyên viết về phần này đó
là: Nguyễn Dũng (56 bài), Thành Nam (51 bài), Xuân Hải (29 bài), Hồng
Chuyên (30) và đặc biệt Hải Châu chuyên viết các bài về thành phố Đà Nẵng
(28 bài).
Infonet là tờ báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Bộ Thơng tin và Truyền

thơng nên nó có vai trị định hướng thơng tin rất cao. Đa số các bài viết phản
biện xã hội được phóng viên trực tiếp thực hiện với việc thu thập thơng tin
chính xác, sâu sắc và sự đóng góp, bày tỏ ý kiến rộng rãi của nhân dân và các
chuyên gia trong từng lĩnh vực.
5. Về cách thực hiện bài viết
Bảng 5:
Cách thức
thực hiện
Số bài viết
Tỉ lệ %

Phỏng vấn chuyên sâu

Tổng hợp ý kiến

290
48,49%

308
51,51%


Biểu đồ 5: Cách thức thực hiện bài viết

51.51%

48.49%

Phỏng vấn chuyên sâu
Tổng hợp ý kiến


Nhận xét:
Bài viết phản biện xã hội trên báo chí, thơng thường, được thực hiện theo 2
cách như sau:
Một là, thực hiện bài phóng vấn chuyên sâu một hoặc nhiều nhân vật
(chuyên gia, đại biểu quốc hội, người dân, người có liên quan đến sự kiện và
vấn đề được phản ánh) về 1 vấn đề, sự kiện cần được phản biện. Nếu phỏng
vấn một người thì các bài viết, phần lớn được trình bày dưới dạng bài phỏng
vấn (phần câu hỏi và phần câu hỏi tách riêng) hoặc trình bày theo cấu trúc đan
xen về các nhận định, quan điểm của người được phỏng vấn mà khơng có câu
hỏi cụ thể của phóng viên.
Hai là, tổng hợp ý kiến nhiều chiều của nhiều chuyên gia hay nhiều người
hay là bài tổng hợp ý kiến có nhận định và quan điểm của tác giả qua đó thể
hiện được cái nhìn tồn diện, nhiều mặt về một vấn đề và sự kiện được phản
ánh; đồng thời quan điểm, thái độ của tác giả cũng được bộc lộ.
Bảng và biểu đồ trên đã cho thấy: số lượng bài viết được thực hiện theo
cách thứ hai (tổng hợp ý kiến) và cách thứ đầu tiên (phỏng vấn chuyên sâu) có
tỉ lệ gần như ngang bằng nhau. Như vậy, các bài viết phản biện xã hội trong
infonet đưa đến cho độc giả cái nhìn vừa khái qt, tồn diện vừa cụ thể, chi
tiết, chuyên sâu.


KẾT LUẬN
Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng vơ cùng quan
trọng của báo chí, nó thể hiện được sức mạnh của báo chí trong việc đem lại
lợi ích cho đơng đảo người dân. Nói một cách khách quan, infonet.vn đã thực
hiện khá tốt vai trị phản biện xã hội của báo chí với các thơng tin nhanh,
chính xác, khách quan, đa chiều. Các bài phản biện xã hội trong tờ infonet.vn
đã phản ánh được phần nào ý kiến của nhân dân, dư luận xã hội về các vấn đề
về các lĩnh vực của nước ta như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đặc biệt

là vấn đề về chủ quyền của đất nước. Thơng qua các bài phản biện đó, người
đọc của báo có thể thấy các vấn đề nào đang được quan tâm và chúng được
quan tâm như thế nào, hướng giải quyết các vấn đề đó ra sao; đồng thời vai
trị định hướng dư luận đã được thực hiện tốt.
Ngôn ngữ trong các bài phản biện xã hội của báo infornet.vn vừa đảm bảo
được các yêu cầu, đặc trưng của ngôn ngữ báo chí như ngắn gọn, dễ hiểu, cụ
thể, phù hợp với đối tượng độc giả của báo mạng điện tử; vừa thể hiện được
tính đại chúng, thu hút người đọc khi đi thẳng ngay vào vấn đề ngay ở phần tít
với những câu hỏi mang tính chất khẳng định, những thơng tin quan trọng;
thậm chí cả những biến từ, từ mới, vận dụng thành ngữ tục ngữ, tiếng lóng
hay tiếng địa phương. Bên cạnh đó, việc sử dụng các câu và đoạn văn ngắn
gọn với cấu trúc bài mạch lạc, dễ hiểu, có tính logic cao đã giúp người độc giả
của báo dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt các thông tin quan trọng với khối
lượng thời gian ít ỏi của người sử dụng internet, đọc báo để thu thập thơng tin.
Đặc biệt, báo infonet.vn có một số nhà báo chuyên viết phản biện xã hội với
chất lượng bài viết cao, cùng cách sử dụng từ ngữ sắc sảo đã cho thấy quan
điểm của tờ báo nói chung và phóng viên nói riêng trước các vấn đề được
phản biện.



×