MỞ ĐẦU
Mặc dù ra đời khá muộn nhưng càng ngày báo chí càng khẳng định
được vị thế, vai trò, chỗ đứng không thể thay thế của mình.Ngày nay, báo
chí được coi là “quyền lực thứ tư” sau quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Còn xét về mức độ tác động vào con tim, khối óc thì báo chí là
phương tiện hữu hiệu nhất.
Cuộc sống đang ngày càng thay đổi, báo chí luôn là “thư kí” trung
thành để từng ngày, từng giờ tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, tới mỗi con người trên khắp hành tinh. Không còn
nghi ngờ gì nữa, khi người ta khẳng định rằng: báo chí đã và đang là yếu
tố, động lực quan trọng không thể thiếu được ở xã hội hiện đại.
Ở nước ta, kể từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mời do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, báo chí ngày càng thực sự là vũ khí sắc bén của người
cầm bút, là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Trong sự nghiệp
đổi của đất nước, bên cạnh những yếu tố tích cực được tiếp thu, phát huy
và giữ gìn thì các vấn đề tiêu cực cũng đang “vùng lên” trở thành những
“ung nhọt” khó chữa trong xã hội. Những vấn đề tiêu cực trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…đang gióng lên một hồi chuông
cảnh tỉnh cho xã hội đang phát triển trong guồng quay của nền kinh tế thị
trường.
Nhiều nước trên thế giới hiện nay, vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh
chống tiêu cực đang thuộc về các phương tiện thông tin đại chúng.Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Ở Việt Nam, các cơ quan báo chí, tuy tôn chỉ, mục đích khác nhau
nhưng đều chung tay góp sức, tham gia trên cùng một trận tuyến – trận
tuyến chống tiêu cực. Trên trận tuyến này,mỗi tờ báo là một “cây gậy pháp
lí” đòi lại quyền lợi cho nhân dân, là một cái kim để để khơi lên và chữa
lành những “ung nhọt”. “Phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố mới mới
1
thật sự có chỗ đứng, giống như nhổ sạch cỏ dại, diệt sâu rầy thì lúa mới
mọc lên vậy”(Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh).
Xã hội càng phát triển thì những “ung nhọt” lại mọc lên, lớn dần và sản
sinh ra những con người sống trên máu và nước mắt của nhân dân, nhận
phần thưởng vì sự suy sụp của đất nước.Hơn lúc nào hết cuộc đấu tranh
chống tiêu cực trở nên cần thiết và cấp bách. Điều này cũng đặt ra câu hỏi
bức thiết cho các nhà báo: liệu họ ứng xử như thế nào khi được trao cho
thanh kiếm “chém kẻ gian tà”, ai sẽ là “hậu phương” vững chắc tiếp sức
cho họ.Vì thế tìm hiểu vấn đề phản ánh các vấn đề tiêu cực trên báo chí
hiện nay là một điều cần thiết. Chúng ta càng hiểu rõ vấn đè hơn khi khảo
sát một tờ báo “đàn anh” trong vấn đề này, một tờ báo luôn “dùng sự chân
thực và đanh thép để chinh phục lòng người” – Báo An ninh thế giới.
2
NỘI DUNG
BÁO CHÍ VỚI VIỆC PHẢN ÁNH CÁC VẤN ĐỀ TIÊU CỰC
Chương I: Lý luận chung
1.1, Khái niệm tiêu cực
Hiện nay, sự tồn tại của vấn đề tiêu cựcđã trở thành một căn bệnh
trầm kha của nước ta, cản trở quá trình phát triển của kinh tế, đảo lộn các
giá trị đạo đức, làm vẩn đục các quan hệ xã hội. Tiêu cực đã trở nên phổ
biến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.Từ tiêu cực được sử dụng
nhiều và rộng rãi trong cuộc sống cũng như trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
Trên trang từ điển ừ tiêu cực được định nghĩa
như sau:
-
Có ý nghĩa, tác dụng phủ định, làm trở ngại sự phát triển
-
Chỉ chịu tác động mà không có phản ứng, hoặc phản ứng yếu ớt, không có
những hoạt động mang tính chất chủ động.
-
Không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với quá trình phát triển của xã
hội.
Như vậy chúng ta có thể hiểu tiêu cực là bao gồm các vấn đề, phản ứng
không lành mạnh, làm trở ngại cho sự phát triển của xã hội, gây ra bất ổn
cho xã hội, không có tính xây dựng và có tác động không tốt đối với quá
trình phát triển của xã hội noia chung và con người nói riêng. Bản chất của
tiêu cực là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, đạo đức. Nó biểu hiện bằng
những cách sống thực dụng, sống nhanh, sống vội, sống để hưởng thụ,
không nghĩ tới những nét đẹp văn hóa, không nghĩ tới sức khỏe, trí tuệ của
bản thân và sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Vấn đề tiêu cực trên báo chí là vấn đề “nóng”, nhạy cảm, mang tính thời
sự và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Bởi đấu tranh
chống tiêu cực không đơn thuần là phát hiện, làm rõ các vấn nạn xấu trong
xã hội mà bên cạnh đó là biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới… Đồng
3
thời tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề tiêu cực.Tiêu cực là một mảng
đề tài quan trọng đối với báo chí, thiếu nó, báo chí cách mạng chưa làm
tròn sứ mệnh xã hội của mình.
1.2, Thực trạng và hậu quả của vấn đề tiêu cực ở Việt Nam
1.2.1, Thực trạng
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước chúng ta đã tăng cường hội nhập quốc tế, phát triển
nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, bước đầu chúng ta
đã thu được những thắng lợi đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế
thị trường đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng.Đó là các vấn đề
tiêu cực. Nó đang ăn sâu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và đang lớn
lên từng ngày, từng giờ, từng phút,len lỏi, đục khoét hệ thống xã hội, gặm
nhấm những yếu tố tích cực của mỗi con người.
Thực tế đã chứng minh rằng: xã hội phát triển càng nóng thì hiện
tượng tiêu cực càng phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hiện nay, số lượng các vụ việc tiêu cực đang gia tăng nhanh chóng.Quá
trình quốc tế hóa đã tạo ra môi trường thuận lợi để tiêu cực tìm về ẩn trú và
sản sinh ra những “đứa con” của mình.Về vấn nạn tham nhũng. Ban chỉ
đạn chống tham nhũng của chính phủ cho biết: Năm 2006 có 380 vụ tham
nhũng bị khởi tố với gần 740 người liên quan. Trong năm 2007 có hơn 400
vụ án tham nhũng với hơn 820 người bị khởi tố. Những vấn đề tiêu cực
trong xã hội.theo thống kê của Bộ Công an: Trong
những năm gần
đây,bình quân ở nước ta có 82000-85000 loại tội phạm vi phạm trật tự an
toàn giao thông. Trong đó có khoảng 55000 vụ tội phạm hình sự, 14000 tội
phạm kinh tế, 12900 tội phạm ma túy; trung bình có 227 tội phạm các loại /
ngày. Các loại tội phạm nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm đang ở
mức báo động đỏ, cứ 5h có 1 vụ giết người, 2,5h có 1 vụ cướp, 10h xảy ra
1 vụ hiếp dâm. Trong đó có những vụ hiếp dâm trẻ em dã man và tàn bạo
mang tính thú tính và man rợ.
4
Ngày nay, tiêu cực được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh
vi, xảo quyệt. Quy mô các vụ việc tiêu cực ngày càng lớn và mang tính
chấy ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.Có nhiều vụ việc có sự câu kết chặt
chẽ liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Những vụ
việc có tính chất tập thể đang có xu hương ngày càng tăng lên gây khó
khăn trong việc giải quyết các vấn đề tiêu cực.
1.2.2, Hậu quả
Vấn đề tiêu cực thực sự trở thành căn bệnh của xã hội. Hậu quả của
vấn đề tiêu cực không chỉ là phần nổi, có ảnh hưởng tức thời mà nó còn là
những “con sóng ngầm” có sức phá hủy cả một hệ thống , một chế độ.
Xét về mặt kinh tế: Các vấn đề tiêu cực như tham nhũng, lãng phí,
quan lieu đã gây nên tổn thất to lớn về vật chất cho Nhà nước. Theo ông
Dương Thành Bắc phó vụ trưởng-ban nội chính trung ương: Chỉ tính riêng
năm 1991đã có 1729 tỷ đồng, 2777 triệu USD và 233 lượng vàng bị thất
thoát do hành vi tham nhũng gây ra. Và con số đó đã không ngừng tăng lên
cho đến nay. Tiêu cực chính là một trong những nguyên nhân làm kinh tế
nước ta mục rỗng, trì trệ, chậm phát triển, khó khăn trong quản lí và thực
hiện các chính sách kinh tế lớn.
Về mặt chính trị: Đảng nhiều lần khẳng định: Tiêu cực gây hậu quả
về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy
cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Về mặt văn hóa – xã hội: Các hiện tượng tiêu cưc đang ngày càng gia
tăng, đồng nghĩa với cái xấu và cái ác đang lấn át cái tốt, cái thiện. Tiêu cực
làm băng hoại các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hiến mà chúng ta
vẫn tự hào; thui chột những giá trị tinh thần mang tính nhân văn, hủy hoại
nền văn hóa dân tộc, đe dọa đến an ninh xã hội và an ninh quốc gia.
Có thể nói, hiện tượng tiêu cực là một thứ “giặc nội xâm” vô cùng nguy
hiểm.Để loại trừ nó, trả lại sự phát triển ổn định, bền vững cho xã hội cần
5
có sự tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân và nhất là không thể thiếu
vai trò xung kích của các cơ quan báo chí.
1.3, Vai trò của báo chí trong việc phản ánh các vấn đề tiêu cực
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mình, ngày nay báo chí là động
lực to lớn thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước.Trên mặt trận đấu tranh
chống tiêu cực, báo chí đã và đang là lực lượng tiên phong, đi đầu, là lượng
xung kích tấn công trực diện vào vấn đề tiêu cực đang gặm xã hội.
Ở nước ta, báo chí cách mạng có năng lực to lớn trong việc phản ánh các sự
vận động của đời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng nhằm
tạo nên định hướng xã hội tích cực. Tiếng nói của báo chí vừa là tiếng nói
của Đảng Cộng Sản, đấu tranh cho quyền lợi chân chính của nhân dân; vừa
là tiếng nói của nhân dân lao động, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm
về các vấn đề xã hội. Sức mạnh định hướng của báo chí cách mạng thể hiện
ở khả năng trở thành diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dân tham gia
thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, phê bình và
đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực cản trở sự phát triển của xã hội.
Thời gian qua, một mặt báo chí cung cấp thông tin, mặt khác thực hiện
chức năng giám sát xã hội. Nhấn mạnh chức năng này, Đại hội Đảng IX
của Đảng đã chỉ rõ: Báo chí cách mạng vừa là người tuyên truyền các
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa là người phát hiện, khẳng
định, nhân rộng ra toàn xã hội những cái hay, cái đẹp, những điển hình
nhân tố mới, đồng thời tích cực phên phán cái xấu, tiêu cực, những hành vi
lệch lạc trong xã hội.
Đã 2 kì Đại hội Đảng trôi qua, thế nhưng không vì thế mà vai trò của
báo chí giảm sút, mà ngược lại, nó khẳng định được vai trò không thể thiếu
của mình trong tiến trình chung phát triển của đất nước.
Các thể loại báo chí tham gia cuộc đấu tranh chống tiêu cực rất đa dạng.
Ngoài những thể loại phổ biến như tin, điều tra, phóng sự, kí sự, bình luận,
thì những thể loại khác như: thơ ca, hò vè, truyện cười, tranh biếm họa…
6
cũng tham gia một cách có hiệu quả. Tất cả đã tạo nên một thế giới thông
tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều về cuộc sống đang diễn ra xung quanh
chúng ta.Nó giúp chúng ta phát hiện ra những “hạt sạn” trong xã hội và loại
trừ nó ra.
Báo chí từ khi xuất hiện đã có vai trò quan trọng trong việc tạo nên
dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội theo hướng có lợi cho sự phát
triển của đất nước.
Trên mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, một lần nữa chúng ta thấy được vai
trò của báo chí.Báo chí là kênh thông tin phủ khắp cả nước, luôn cập nhật
tin tức từng ngày, từng giờ.Nhà báo xâm nhập thực tế để cho ra đời những
bài báo nóng hổi, đầy tính chiến đấu mạnh mẽ.Báo chí tham gia vào việc
thực hiện đề tài đấu tranh chống tiêu cực, nó như “cây gậy pháp lý” mang
tính tất yếu trong đời sống xã hội.“Nó giúp tìm tới những sự kiện nằm sâu
dưới bề mặt, nhằm giúp bạn đọc hiểu được điều gì đang xảy ra trong thế
giới”.
1.4, Báo An ninh thế giới (ANTG)
Báo An ninh thế giới là tờ báo chuyên đề của Công an nhân dân. Tuy
ra đời muộn nhưng những thành công mà nó mang lại cho độc giả, cho xã
hội là vô cùng to lớn.Hiện nay, trên thị trường báo chí Việt Nam, ANTG
đang khẳng định hiệu quả của mình khi trở thành tờ báo được độc giả yêu
thích nhất.
Ra đời từ năm 1995, cho đến nay (ngày 21/5/2011) báo ANTG ra thứ
4 và thứ 7 hàng tuần đã cho ra mắt bạn đọc 1063 số báo; báo ANTG cuối
tháng ra 116 số báo. Điểm lại 16 năm tồn tại và phát triển, chúng ta dễ nhận
thấy rằng: ANTG đã tạo ra nhiều dấu ấn đối với báo chí cách mạng. Một
phong cách, một phong thái làm báo mới được khơi lên. Đây là một tờ báo
rất bản sắc của lực lượng công an nhân dân bởi nội dung thông tin phong
phú ở Việt Nam và trên thế giới, phong cách bởi tài “cầm chịch” của nhà
văn, nhà báo, trung tướng Hữu Ước, cùng cách viết lách đầy trách nhiệm,
7
sáng tạo của mỗi nhà báo, phóng viên, cộng tác viên. Mỗi bài viết là một sự
kiện nổi bật, là điểm nhấn của thông tin.Mỗi số báo đều mang đến cho độc
giả những điều thú vị. Có thể nói, đây chính là sợi chỉ trung gian nối an
ninh Việt Nam với an ninh thế giới, một việc mà chưa có tờ báo nào làm tốt
hơn.
Là một tờ báo cách mạng, ANTG đang khẳng định được vai trò của mình
trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, lập lại trật tự, đòi lại công bằng cho
người dân và xã hội. 16 năm qua, ANTG luôn là tờ báo xung kích trên mặt
trận văn hóa – tư tưởng của ngành Công an, cungc như của Đảng. Với tôn
chỉ “vì an ninh Tổ quốc”, ANTG thật sự là diễn đàn của toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân.
Trong tổng số 14 chuyên mục của báo ANTG hàng tháng thì cuộc
đấu tranh chống tiêu cực diễn ra mạnh mẽ trên các chuyên mục: phóng sự,
an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, hồ sơ Interpol, câu chuyên pháp luật. Còn
trên báo ANTG cuối tháng, những chuyên mục như: nghịch cảnh đời
thường, nhận diện tộ phạm, chuyện khó tin nhưng có thật đã cho bạn đọc
thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội. Những vụ án mạng, những tệ nạn
tham nhũng, những tệ nạn xã hội… qua ngòi bút của các nhà báo ANTG đã
mang lại dư âm để mỗi người tự suy nghĩ , phán xét một cách công minh
đối với mỗi con người, mỗi sự việc.
Các vấn đề tiêu cực chiếm khoảng 70% diện tích mặt báo, ANTG là
“chiến trường” lớn để đấu tranh chống tiêu cực.Trong cuộc đấu tranh ấy,
báo ANTG không chỉ phát hiện ra các vấn đề tiêu cực mà còn là tiếng nói
có trọng lượng trong xử lí các vấn đề này.
Nếu ANTG hàng tháng khai thác cái tiêu cực một cách dữ dội thì
ANTG cuối tháng lại khai thác cái “gu im lặng”, khai thác sự việc ở góc độ
nhân văn, hướng cái ác đến cái thiện,cái xấu đến cái tốt. Với cách viết đầy
“văn hóa” bao ANTG thật sự là một tờ báo có uy tín, trở thành người bạn
8
của mọi gia đình, là ánh sáng soi chiếu trên hành trình chống tiêu cực của
lực lượng Công an.
Chương II: Thực trạng phản ánh các vấn đề tiêu cực trên báo chí
Khảo sát báo An ninh thế giới
2.1, Thành tựu trong phản ánh các vấn đề tiêu cực trên báo chí
Báo ANTG là tờ báo đi đầu trong phản ánh các vấn đề tiêu cực.Với
đội ngũ phóng viên năng động. nhiệt tình, có chuyên môn nghiệp vụ, có
bản lĩnh vững vàng, tờ báo đã truyền được không khí, lửa nhiệt tới độc giả
và thu được những thành tựu đáng kể trong cuộc chiến với hiện tượng tiêu
cực.
2.1.1, Phát hiện đấu tranh với vấn đề tiêu cực
Hiện nay, tiêu cực ngày càng tinh vi, không dễ phát hiện. Để tiến
hành việc chống tiêu cực có hiệu quả, thì việc phát hiện ra mầm mống tiêu
cực được đặt lên hàng đầu.Có phát hiện, chúng ta mới ngăn cản được sự
lây lan theo cấp số nhân của nó. Những mầm mống của vấn đề tiêu cực
thường là những việc rất đời thường, không đao to búa lớn nhưng lại có
ảnh hưởng to lớn đến đời sống của không ít người. Sự phát hiện dó không
chỉ dừng lại phản ánh vấn đề “nổi” mà còn phải đi sâu vào bản chất, khám
phá ra những quy luật của nó. Thực tế đã chứng minh, có những tình tiết
phát hiện mới đầu chỉ manh nha, còn nhỏ bé, nhưng sau khi đi sâu vào vấn
đề, các nhà báo lại phát hiện ra những chứng cứ mới mẻ, bất ngờ liên quan
tới những vụ tiêu cực lớn. Ví dụ ở các bài viết như: “thế giới ảo” (số 40
ANTG cuối tháng), “Khi tình yêu không bắt đầu từ tâm hồn cao thượng”
(số 48 ANTG cuối tháng), “Hậu trường chuyển nhượng cầu thủ: không đơn
thuần chỉ là những hợp đồng tiền tỉ” (số 1026, ANTG hàng tháng), “Thâm
nhập lớp học thôi miên” (số 1027, ANTG hàng tháng)…
Như chúng ta đã biết, báo chí là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh cách mạng và có vai trò quan trọng trong xây dựng cuộc
sống mới. Vì thế nhà báo không chỉ dừng lại ở việc phát hiện vấn đề mà
9
càn phải tham gia đấu tranh trực diện với vấn đề tiêu cực. Từ khi ra đời,
báo ANTG là một “thanh kiếm chém kẻ gian tà” có hiệu quả. Chúng ta vẫn
chưa quên rằng: chính ANTG là tờ báo đầu tiên đưa vụ ông Lương Quốc
Dũng, nguyên phó ủy ban TDTT, xâm hại tình dục trẻ em (năm 2005). Việc
này đã tạo ra một bước tiến lớn để báo chí đấu tranh trực tiếp với vấn đề
tiêu cực.
Trên chặng đường tiếp theo, để xây dựng xã hội ổn định, trong sạch,
hàng loạt các bài viết đấu tranh chống tiêu cực đã được “thai nghén” và
được công khai trên mặt báo.
2.1.1.1, Lĩnh vực kinh tế
Kinh tế là một lĩnh vực vô cùng quan trọng , có ý nghĩa sống còn đối
với sự phát triển của đất nước. Hay nói một cách khác, kinh tế như “trụ
cột” của ngôi nhà.Muốn kinh tế phát triển mạnh thì phải loại bỏ những
“ung nhọt” – tiêu cực đang hủy hoại, ngăn cản sự phát triển của kinh tế.Bên
cạnh trách nhiệm của công an, pháp luật thì báo chí đóng vai trò quan trọng
trong việc phanh phui những “chân dung đen”, loại trừ những “nhũng
nhiểu” của bộ phận quan chức, phát hiện những bất cập, thách thức về thực
trạng kinh tế.
Hẳn chúng ta chưa quên được dư âm của vụ PMU 18 do sự tiếp tay
của các quan chức mà bao nhiêu kẻ đã đục khoét hàng tỉ đồng ngân sách
quốc gia. Cú vấp ngã “ngoạn mục” chưa đến hồi ngã ngũ thì Chính phủ sai
lầm khi dung túng cho những kẻ lạm quyền trong vụ Vinashin. Đó là những
lát cắt đáng buồn của nền kinh tế Việt Nam được báo chí và dư luận phát
hiện.
Nói đến tiêu cực về kinh tế thì vấn nạn đầu tiên phải xét đó là tham nhũng.
“Tham nhũng đó là hành động lợi dụng quyền hành để tham ô và hạch
sách, nhũng nhiễu dân” (4,tr8). Trên báo ANTG gần đây, chúng ta có thể
thấy một số vụ việc nổi cộm như sau.
10
Trong số báo 1049 ANTG hàng tháng có bài viết “Liên quan đến vụ
án đưa nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay tại Cần Thơ: Hé lộ đường dây
“ăn tiền” chuyên nghiệp giữa cán bộ sở Tư pháp với các “cò”. Đó là việc
lợi dụng chức quyền của mình, ông Phạm Thanh Dũng, phó phòng hành
chính Tư pháp- sở tu pháp thành phố Cần Thơ, đã ngang nhiên nhận hối lộ
từ các “cò”. Ông Dũng là người dung túng, tiếp tay cho các “cò” làm hồ sơ
kết hôn có yếu tố nước ngoài. Sau khi đường dây “ăn tiền” chuyên nghiệp
này bị đổ bể, nhiều thắc mắc của dư luận liên quan đến thực trạng phụ nữ
địa phương lấy “chồng ngoại” đến mức thành “phong trào” để rồi dẫn đến
bao hệ lụy đáng buồn cho người phụ nữ và gia đình của họ. Đáng ra những
người như ông Trung phải “yêu dân như con, coi trọng lợi ích của dân”
nhưng vì đồng tiền, họ sẵn sàng đứng trên vai những cô gái yếu đuối để đút
túi riêng những đồng tiền bất chính.
Hay trong số báo 1045 ANTG hàng tháng với tít bài “Vì sao 3 lãnh
đạo thuộc công ty quản lý và phát triển nhà quận 5, TP HCM bị bắt”, lại
một vụ án tham nhũng nữa được phát hiện. Hiện nay, ở các khu đô thị, “tấc
đất tấc vàng” đó là một sự thật. Cái lợi mà đất đai mang lại đã làm trách
nhiệm, đạo đức của con người bị thui chột, đắc biệt là với những kẻ nắm
trong tay quyền “hô mưa gọi gió” như ban lãnh đạo…
Hiện nay, những vụ việc về lừa đảo đất đai đang gây bức xúc trong
dư luận. “Có lẽ chưa bao giờ số vụ lừa đảo nhà đất lại xảy ra nhiều như
hiện nay. Thị trường bất động sản những năm qua phát triển hơn, sôi động
hơn nhưng cũng đầy rẫy những phức tạp với sự xuất hiện của hàng loạt
mánh lới, thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà người mua nếu không cẩn thận sẽ đễ
dàng sập bẫy. Nhiều người tiêu dung đã trở thành nạn nhân của những cú
lừa hàng triệu USD.” Đó là lời nói đầu trong bài viết “Kĩ nghệ lừa đảo trên
thị trường bất động sản” (số 1057,ANTG hàng tháng). Việc lừa bán nhà đất
đang trở thành “mốt” của những kẻ ham tiền, với các mánh lừa như: “bán
chung cư giấy”, “làm vườn giả để bán đất”, cú lừa triệu đô và thủ đoạn
11
“bán nhà của người khác”. Những kẻ này đã lợi dụng nhu cầu, niềm tin của
người khác để trục lợi. Một số bài viết liên quan đến mảng vấn đề này là:
“Các kiều nữ lên đời tỉ phú bằng trò lừa bán đất”, “Mảnh đất hương hỏa”
(số 40, ANTG cuối tháng), “Tiền tỉ bay theo sổ đỏ…giả” (số1027, ANTG
hàng tháng), “Những con mọt khoác áo cán bộ ngân hàng” (số 1062,
ANTG hàng tháng)…
Tiêu cực về vấn đề kinh tế mà báo ANTG phản ánh không chỉ là những sự
việc đã rồi, đã và đang được xem xét rồi đi đến hồi kết. Có thể nói số lượng
những bài tiêu cực về kinh tế trên báo ANTG là không nhiều, song, nó đã
tạo được sự hấp dẫn khi đưa ra các vấn đề tiêu cực trên thế giới, để từ đó
chúng ta có một cái nhìn dự báo cho nền kinh tế Việt Nam.
Ví dụ như để chứng tỏ căn bệnh tham nhũng không phải là căn bệnh
của riêng cá nhân hay quốc gia nào mà đó là căn bệnh sinh ra từ lòng tư lợi
của mỗi người. Số 1027 ANTG hàng tháng “Thị trưởng nổi tiếng bị tống
giam” : Đó là thị trưởng Raikco Kulyacha…cùng bị bắt với 9 viên thị
trưởng biến chất là 9 kẻ dưới quyền..Do tham ô số bất động sản lên tới 11
triệu Euro. Trong số 1029 ANTG hàng tháng có bài viết “Vì sao cựu Bộ
trưởng Nội vụ Ukraina trở thành bị cáo do lạm dụng chức vụ, gây hậu quả
nghiêm trọng”. Tiếp theo số 1034 ANTG hàng tháng có bài “Trung Quốc:
Bộ trưởng đường sắt bị sờ gáy” vì tham nhũng”. Hay gần đây trong số
1046 ANTG hàng tháng, “Cựu thị trưởng quyền lực nhất nước Nga đối mặt
với cuộc điều tra tham nhũng và lạm quyền”…
Bên cạnh những bài viết về tham nhũng, lạm quyền, chúng ta không thể
không nhắc đến những bài viết mang tính dự báo về vấn đề tiêu cực về kinh
tế đang xảy ra. Số 1027 ANTG hàng tháng “thức ăn gia súc bị nhiều
Dioxine: đòn đau giáng vào nông dân Đức” cho thấy tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm đang là bất cập lớn. cũng trong số báo này có bài “Đời làm
thuê rẻ rúm trên tàu có đại dương” cho ta một cái nhìn mới về “nô lệ” mới
của thời hiện đại.
12
Tiêu cực về vấn đề kinh tế là một điều đáng quan tâm.Mặc dù chưa phản
ánh hết khía cạnh nhưng báo ANTG cũng đã cho độc giả những cái nhìn
bao quát, nổi bật về những thói hư tật xấu của nền kinh tế trong nước và
quốc tế.
2.1.1.2, Lĩnh vực văn hóa – xã hội
Văn hóa là cốt cách, là bản sắc của một dân tộc, giữ được văn hóa là giữ
được tâm hồn của một đất nước. Xã hội là bao gồm những vấn đề đang tồn
tại trong mối quan hệ giữa con người với con người. Văn hóa – xã hội hiện
nay đang là vấn đề “nóng” rất được quan tâm. Những tiêu cực trong vấn đề
này là những vấn đề nhức nhối của xã hội cần giải quyết ngay bởi có giải
quyết nhanh chóng và triệt để thì mới góp phần làm lành mạnh đời sống
văn hóa, xã hội.Giải quyết được những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong
lĩnh vực này là chúng ta đã tạo ra được một thứ “vắc xin” phòng trừ được
những căn bệnh khác.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, những tiêu cực trong lĩnh vực văn hóa xã hội
là rất nhiều.Hàng ngày, những vụ giết người, cướp của, ma túy, mại dâm…
lại được xuất hiện một cách đều đặn và liên tục trên mặt báo.Thực tế ấy cho
thấy xã hội đang tồn tại nhiều bất cập.
Báo ANTG là chuyên đề của cơ quan Công an, vì thế nó luôn có cơ
hội đi sâu, đi sát vào vấn đề tiêu cực trong xã hội và phản ánh vấn đề này
một cách cụ thể, chân thật. ANTG là một trong những tờ báo đi đầu trong
công tác chống tiêu cực trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng khi dành một phần
“đất” lớn cho khía cạnh này.
Từ khi ra đời chắc hẳn độc giả không thể quên được những chuyên
mục như: câu chuyện pháp luật, an ninh văn hóa, phóng sự, nghịch cảnh
đời thường, nhận diện tội phạm, những câu chuyện khó tin nhưng có thật
trên báo ANTG. Mỗi chuyện mục đều cho chúng ta một cái nhìn đa diện về
các vấn đề tiêu cực của xã hội. Trong mỗi bài viết, bên cạnh cách đánh giá
của tác giả chúng ta còn thấy được ý kiến của các chuyên gia, nhà tâm lí,
13
luật sư… Tất cả đã làm cho những bài báo đó đi sâu vào lòng người đọc,
tạo nên ý nghĩa xã hội rộng lớn, thức tỉnh mỗi con người.
Những câu chuyện trong tình yêu “Khi yêu, không mấy người có thể ngờ
rằng, tình yêu có thể biến những cặp tình nhân thành những kẻ hận thù
nhau.Vậy mà, thay vì mang lại mật ngọt hoa trái cho đời, tình yêu đầy sự
ích kỉ và thù hận của những con người không chế ngự được bản năng thú”
(số 49 ANTG cuối tháng).Đây thực sự là vấn đề nhức nhối của xã hội. Bạo
lực gia đình, bạo hành tình yêu, đáng ghen,ngoại tình…tất cả là “tiếng
chuông cảnh tỉnh” cho con người. Không còn là viễn cảnh vì thực tế hiện
nay cho thấy, không ít cuộc tình kết thúc bằng máu và nước mắt hối hận.
Chúng ta có thể điểm qua một số bài báo trên bao ANTG như: “Khi tình
yêu không bắt nguồn từ tâm hồn”(số 49 ANTG cuối tháng), “Làm vợ tuổi
13”(số 117, ANTG cuối tháng), “Yêu bằng dao búa”(số 1034, ANTG hàng
tháng), “Vụ sát hại nữ sinh tại Thuận Thành, Bắc Ninh: thảm án từ yêu
đương điên rồ”(số 1045 ANTG hàng tháng)…
Nếu chủ nhân của những tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế là những
người có tuổi, từng trải và lọc lõi, ngược lại, chủ nhân của vấn đề tiêu cực
trong lĩnh vực văn hóa xã hội chủ yếu là giới trẻ - những con người muốn
khám phá cuộc đời. Ma túy, mại dâm, vũ trường, tình yêu… khiến một bộ
phận lớp trẻ đang chìm vào cuộc sống ăn chơi sa đọa, sống hời hợt với
cuộc đời của mình. Dù với bất kì lí do gì thì chúng ta không thể phủ nhận
rằng: hiện đang có một bộ phận lớp trẻ sống thiếu lí tưởng và đang phản
bội ước mơ của mình.
Đọc bài viết “Clip sex – cuộc chơi chưa có hồi kết” (số 1065 ANTG
hàng tháng) chúng ta phải giật mình rằng: “Thế giới mạng đang “bội thực”
clip nóng mà chủ nhân và nạn nhân của những clip này chủ yếu là học sinh,
sinh viên”. Clip sex là những sản phẩm văn hóa đồi trụy, tạo nên quan niệm
tình yêu, tình dục không lành mạnh, phá hủy quan niệm văn hóa của người
14
phương Đông nói riêng và người Việt Nam nói chung. Bài viết là tiếng kêu
cứu về nhân cách, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Ma túy là cái “chết trắng”.Nhiều người biết như thế nhưng vẫn bị sa
vào “vòng kim cô”, muôn đời không thoát ra nổi. Với bài viết “Nỗi đau mộ
trắng” (số 52 ANTG cuối tháng) đã cho người độc thấy được sức mạnh của
ma túy khi được minh chứng qua cái chết của hàng trăm người tại Yên Bái.
Số 1045 ANTG hàng tháng có bài viết “Triệt phá những tụ điểm sử dụng
ma túy núp bóng loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa: nơi chứa chấp
những cuộc chơi thác loạn” lại cho chúng ta nhìn vấn đề ở góc độ khác
rằng ma túy vẫn là “con sóng ngầm” đe dọa con người.
Các kiểu ăn chơi trác táng, không làm chủ được chính mình đã đẩy
không ít người xuống vực thẳm, nhất là các cô gái. Bài viết “Bi kịch thiếu
nữ đi đêm” (số 45 ANTG cuối tháng), “Bẽ bàng một kiếp hoa rơi” hay “Cái
xấu mang gương mặt phụ nữ” (số 47, ANTG cuối tháng), “Thiếu gia…đi
học” (số 1029 ANTG hàng tháng), “ Băng luân con và những phi vụ giang
hồ” (số 1029 ANTG hàng tháng), “Nữ quái ăn chơi bằng tiền đi cướp” (số
1047 ANTG hàng tháng)…
Nghệ thuật là nơi tụ hội của những tài năng, nhưng ông cha ta nói “lắm tài
nhiều tật” vì thế những tiêu cực trong làng giải trí cũng không tránh khỏi.
Điều này được thể hiện qua các bài viết: “Giữ lấy xiêm y” (số 46 ANTG
cuối tháng), “Các ngôi sao thế giới bị “chôm” bài hát” (số 1034 ANTG
hàng tháng), “Hội chứng khỏa thân trong làng người mẫu” (số 1045 ANTG
hàng tháng)…Dù những bài viết này không nhiều nhưng phần nào cho ta
thấy được vấn đề phong cách, đạo đức nghề nghiệp của những người mẫu,
ca sĩ…đang được đánh giá một cách công bằng và thận trọng.
Mặc dù tất cả những bài viết luôn cho chúng ta nhìn thấy những mặt trái
đáng buồn của xã hội nhưng có nhìn vào đó chúng ta mới trưởng thành hơn
và xây tạo ra môi trường trong sạch không cho “ác thú” quay về.
2.1.2, Phát hiện những yếu tố tích cực
15
Đấu tranh chống tiêu cực không chỉ là phát triển và tham gia trực diện đấu
tranh mà biểu dương những gương tham gia chống tiêu cực cũng là một
việc làm cần thiết.Những tấm gương ấy góp phần làm nên những ngọn
đuốc trên trạn tuyến chống tham nhũng hiện nay. Và điều đáng trân trọng,
những người tích cực tham gia chống tiêu cục không phải là những người
quyền cao chức trọng mà là ở những con người bình dị ở họ có một tấm
long, một trách nhiệm với dân với Đảng. Mặc dù số lượng những bài báo
này không nhiều nhưng nó đóng vị trí to lớn trong cuộc chiến chống tiêu
cực. Đó là một điểm sáng để người dân cần tin vào lẽ công bằng ở đời, tìm
vào cuộc đấu tranh tiêu cực sẽ đi đến thắng lợi.
Mặc dù không biểu dương những tấm gương tham gia chống tiêu cực
nhưng báo ANTG lại dành cho mỗi bài viết một khoảng đất dành cho hai
chữ “nhân văn”. Mỗi số phận một con người dù đã đi vào bước đường cùng
nhưng vẫn cho họ một chút cảm thông chia sẽ. Để họ tự tin tự tin bước tiếp
con đường phía trước, quên đi những quá khứ không hay, mở rộng con
đường hoàn lương cho họ. Đó là cách thiêu hủy môi trường sống của tiêu
cực. Không những thế, báo ANTG cuối tháng, chúng ta được gặp gỡ với
những con người mà nhân cách, tài năng của họ là những tấm gương để
con người sống và làm việc tốt hơn.
Đặc biệt, nếu ai là bạn đọc của báo ANTG cuối tháng, chắc chắn sẽ không
quên một chuyên mục đầy nhân văn “Chuyện khó tin nhưng có thật”.Đó là
nơi để cho mọi người ngẫm lại đời, ngẫm lại mình, nơi sẽ chia những câu
chuyện không dễ gì nói ra. Một trang viết để lương tâm con người thức tỉnh
và hướng về cái thiện. Đó là những người biết quay đầu lại trước lỗi lầm, là
những người còn có nhân cách và trách nhiệm.
Nếu trong mỗi người hai chữ “lương tâm” luôn thắp sáng thì lúc đó
tiêu cực sẽ không còn. Bác Hồ đã từng nói “Người tốt, việc tốt đó là một
đốm lửa mà trong bóng đêm một ánh lửa thôi đã rất quý. Ánh lửa ấy xua
16
tan đi bóng tối ngự trị và hơn thế có khả năng thắp sáng hàng triệu đốm lửa
khác. Hàng triệu nhân lên hàng triệu”.
2.1.3, Nghệ thuật thể hiện tác phẩm báo chí đạt hiệu quả
Trên báo chí nói chung và báo ANTG nói riêng, hàng loạt bài viết về
vấn đề tiêu cực đã và đang thắp lên niềm tin công lý cho mỗi người dân
giúp họ tìm thấy sự công minh của pháp luật. Để làm được những tác phẩm
báo chí có hiệu quả như thế thật sự không phải là điều dễ dàng. Không
giống như viết các vấn đề khác, khi viết về tiêu cực, người cầm bút phải
đối diện với biết bao nhiêu cám dỗ, thách thức, thậm chí họ phải chịu sức
ép từ ngay chính bản thân tờ báo mà họ đã và đang làm việc. Vì thế, để làm
nên một tác phẩm báo chí chống tiêu cực có hiệu quả đòi hỏi mỗi nhà báo
phải tự mình nhen lên ngọn lửa lương tâm cho tâm hồn được thanh cao và
ngòi bút luôn minh mẫn, sáng tạo và có phong cách.
Một tác phẩm báo chí muốn đọng lại trong lòng độc giả lâu bền thì việc lựa
chọn đề tài là vô cùng quan trọng.Như ta đã biết, bản thân vấn đề tiêu cực
luôn là một đề tài tốt, bởi nó có được các yếu tố như tính thời sự, tính hấp
dẫn.Nhưng một bài viết dàn trải, không có điểm nhấn thì chỉ tạo nên sự
nhàm chán với độc giả.Vì thế, phát hiện và sử dụng những chi tiết “đắt” là
một việc làm cần thiết.Một chi tiết “đắt” sẽ giúp nâng tầm bài báo, tạo ra
sức nặng cho sự kiện và tạo nên dư âm trong lòng bạn đọc.Có thể khi đọc
bài viết “Nổi đau mộ trắng” người đọc ấn tượng bởi những cái chết nhanh
chóng, đau lòng của giới trẻ trước sự mê loạn mà ma túy gây nên.Cách tiếp
cận vấn đề tạo nên một ấn tượng riêng cho người đọc.
Một tác phẩm hay là một tác phẩm có “chiếc áo” tương xứng với nội
dung bên trong. Hay nói cách khác, việc lựa chọn thể loại cho mỗi bài viết
là việc làm cần thiết để tăng tính hiệu quả của một tác phẩm.Trên báo
ANTG, khi viết về vấn đề tiêu cực thì những bài phóng sự, điều tra chiếm
số lượng áp đảo.Thực tế đã chứng minh rằng.Hai thể loại “vua báo chí” này
công cụ hữu hiệu nhất để dẫn dắt người đọc đi vào vấn đề bởi thế mạnh
17
hơn hẳn những thể loại báo chí khác.Phóng sự và điều tra không chỉ truyền
tải thông tin một cách trực tiếp, xác thực mà còn tái hiện hiện thực ở cả
chiều sâu lẫn bề rộng.Việc đào sâu, phản ánh hiện thực cuộc sống đa dạng
đã tạo nên tính xung kích, tính chiến đấu mạnh mẽ. Hơn nửa, việc phản ánh
sự thật dưới nhiều góc cạnh thông qua hệ thống dữ kiện dựa trên những
điều tra, những việc mắt thấy tai nghe của phóng viên. Tác phẩm phóng sự,
điều tra đã tạo được niềm tin cho công chúng về tính chân thật, khách quan
của tác phẩm.
Có ý kiến khẳng định rằng “sự chuẩn xác của ngôn ngữ sắc bén thêm ý
nghĩa của những sự kiện.Vì thế, sự kiện và ngôn ngữ chuẩn xác phải luôn
đi đôi với nhau”.Một tác phẩm báo chí có chất lượng thì yếu tố ngôn ngữ là
quan trọng, bởi ngôn ngữ là người dẫn đường cho sự kiện.Thông qua ngôn
ngữ, độc giả thấy được bản chất và cảm nhận được mức nghiêm trọng và
tầm vóc của một sự kiện. Đối với một tác phẩm báo chí,chống tiêu cực thì
ngôn ngữ trở thành một thứ vũ khí sắc bén. Và thực sự là minh chứng sống
khi nhà báo sử dụng ngôn ngữ trực diện. Ngôn ngữ thông tin sự kiện trong
tác phẩm chống tiêu cực là phương tiện để nhà báo bảo vệ lí lẽ , quan điểm
của mình một cách có hiệu quả, tạo được sự ấn tượng, dễ hiểu đối với độc
giả. Sự ngắn gọn về câu chữ, sự phong phú về giọng điệu , sự chính xác,
gợi cảm về từ ngữ và sự sắp xếp các chi tiết, dữ liệu hợp lí sẻ tạo ra những
điều kiện quan trọng để cuốn hút người đọc vào tác phẩm. Có thể khẳng
định ngôn ngữ viết được sự dụng một cách có hiệu quả thì tác động của nó
tới người đọc là vô cùng lớn.Đặc biệt là khi được sự dụng trong rút tít,
sapo…Đọc báo ANTG người đọc không thấy nhàm chán bởi mỗi tác giả có
một thứ ngôn ngữ riêng nhưng tất cả đều cô đọng, sắc sảo.
Một tác phẩm hay,đúng phụ thuộc vào phong cách cầm bút của mỗi
tác giả. Bởi “cái tôi cũng là một thứ chất liệu, một thành tố tạo nên bài
viết”. Phong cách viết tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tờ báo và ANTG
cũng không là ngoại lệ. Với một đội ngũ phóng viên dày dạn kinh nghiệm,
18
vững tay nghề, có bản lĩnh đã taọ nên những phóng viên có phong cách.
Đọc báo ANTG chúng ta không quên được văn phong chững chạc nhưng
hơi trầm của nhà báo Hữu Ước, đầy chất kiêu hãnh, đậm tính chiến đấu
chiến đấu của Ngô Nguyệt Hữu, thận trọng, sáng tạo của Gia Du… Mỗi
phong cách là một phần tạo nên sức mạnh cho tờ báo trong cuộc chinh
phục độc giả.
Như vậy, nghệ thuật thể hiện tác phẩm cũng góp phần quan trọng đối
với một tác phẩm báo chí nói riêng và với công cuộc chống tiêu cực nói
chung.
2.2, Hạn chế trong phản ánh các vấn đề tiêu cực
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc phản ánh các vấn đề
tiêu cực thì báo ANTG vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, mặc dù dành một “mảnh đất” màu mở đề phản ánh các vấn
đề tiêu cực nhưng báo ANTG không dành nhiều” đất” cho việc phản ánh
các vấn đề tích cực trong xã hội. Đấu tranh không chỉ phát hiện, đưa ra
những vấn đề tiêu cực trong xã hội để nhân dân nhìn vào đó để biết những
gì đang xảy ra xung quanh họ, những người lãnh đạo nhìn vào để tiếp tục
rút kinh nghiệm cho lần sau mà song song với đó là phải biết khen các vấn
đề tích cực. “Chống để xây” đó là một hướng đi đúng cho đất nước cũng
như báo chí. Mỗi tờ báo không nên nuông chiều bên nọ mà xem nhẹ bên
kia. Từ đó, chúng ta khẳng định, hạn chế đầu tiên đó là thiếu sự công bằng
cho các nhân tố tích cực trên mặt báo hoặc có nhưng “đăng hời hợt, thưa
thớt, không có chất lửa cách mạng, không gieo được niềm tin tất thắng vào
công cuộc đổi mới.” Trong quá trình khảo sát báo ANTG, có thể thấy báo
ANTG dành khoảng 20% diện tích cho các bài viết điển hình, nhân tố mới,
thành tích chống tiêu cực, cách sống lành mạnh. Những bài viết này xuất
hiện trên mặt báo với tần suất thấp và không tạo nên được những tên tuổi
tác giả trong mảng này.
19
Thứ hai, chưa có sự cân đối trong việc phản ánh các vấn đề tiêu cực
trong các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Mỗi lĩnh vực đều có những vai trò
quan trọng nhất định làm nên sự phát triển lâu bền và ổn địnhcho đất nước.
Một nền kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định, nền văn hóa tiên tiến và
đậm đà bản sắc dân tộc luôn là điều kiện lí tưởng để bất cứ nước nào trên
thế giới phát triển.Vì thế, báo chí phải phán ánh các vấn đề tiêu cực một
cách toàn diện.
Nhìn vào tổng thể các vấn đề tiêu cực được phản ánh trên báo
ANTG, chúng ta thấy rằng: Vấn đề xã hội chiếm 60% tần số xuất hiện,
kinh tế chiếm 20% và văn hóa là 10%. Ở đây, chúng ta bàn đến vấn đề tiêu
cực trong văn hóa. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, trong quá
trình đấu tranh chống “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của Đảng thì số
nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn là từ văn hóa. Nhưng hiện nay,
văn hóa chúng ta đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Hậu quả tức thời
của nó không gây ra chết chóc nhưng nó có sức mạnh phá hủy ghê gớm,
nếu không ngăn chặn kịp thời những nhân tố xấu, phá hủy thuần phong mỷ
tục Việt Nam. Có thể nói, trong văn hóa cũng có xuất hiện những loại tội
phạm riêng, vì thế, là một tờ báo đầu ngành của Công an thì càng không
được xem nhẹ vấn đề này.
Thứ ba, trong tổng số những bài viết đăng về vấn đề tiêu cực thì hiện tượng
tiêu cực trong xã hội chiếm số lượng rất lớn. Việc phản ánh tiêu cực này là
rất tốt, nhưng nó sẽ trở thành nguy cơ nếu mỗi ngày khi tiếp xúc với báo
chí, công chúng lại thấy tràn lan những thông tin về cưỡng hiếp dâm, giết
người bằng mọi thủ đoạn, vợ giết chồng, con giết cha, giết người yêu…
Điều này tạo nên tâm lý sợ hãi cho người dân vì phải sống trong một xã hội
bất ổn, luôn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa tính mạng của họ và tạo hiệu
ứng không tốt cho người dân.
Thứ tư, “phê phán là tốt nhưng tốt hơn nữa là tìm ra giải pháp bãi bỏ, chỉ
trích là tuyệt đối hóa. Nhưng thay vì chỉ trích đơn thuần, hãy tìm ra giải
20
pháp.” Đó là một hạn chế chúng ta thường thấy trên báo, khen thì khen hết
lời, chê thì chê hết chữ.Thiếu đi một cái nhìn khách quan của pháp lí, của
tình người.Đặc biệt là chưa đưa ra được giải pháp để khắc phục các vấn đề
tiêu cực một cách hiệu quả.Trong khi báo chí giải pháp “là xu hướng mới
của nền báo chí hiện đại”, báo chí vì con người và vì sự phát triển.
Thứ năm.Đó là những bài viết cầm chừng, không đi sâu vào vấn đề.Các
nhà báo chỉ mới tiếp xúc ở mặt ngoài rồi cầm chừng, bỏ lửng vấn đề.Điều
này làm giảm sức chiến đấu của báo chí.
Thứ sáu, “Khi nhà báo bị nguồn tin lợi dụng” . Do các vấn đề tiêu cực
diễn ra xung quanh chúng ta luôn mang sẵn một sự hấp dẫn đặc biệt. Vì
thế, chỉ cần một nguồn tin nhỏ cũng đủ để nhà báo tác nghiệp.Thế nhưng
không phải thông tin nào cũng đúng sự thật. Có không ít nhà báo do nóng
vội, bức xúc mà quên đi quá trình kiểm tra lại thông tin. Nên có không ít
bài báo thiếu tính khách quan, chân thật. Chúng ta có thể thấy gần đây nhất
đó là sai sót của đài truyền hình Việt Nam trong câu chuyện về cô Lượm.
Hay trên báo in, điểm nóng của các số báo tháng 3 năm 2011, đó là vụ việc
“4 đứa trẻ nhà mở Đồng Nai bỏ trốn”. Câu chuyện bịa đặt của những đứa
trẻ rằng chúng bị ngược đãi, đánh đập đã thu hút báo chí vào cuộc. Nhưng
nạn nhân của vụ việc không phải là 4 đứa trẻ mà đó là chị Lê Thị Thanh
Loan. Sau hai thang 23 ngày phải sống dưới búa rìu của dư luận, oan ức khi
bản thân mang thai. Sự việc này đã khiiens chị bị suy sụp, bị những người
dân quá khích đe dọa, hành hung. Có thế mới biết sự “nguy hiểm” của báo
chí nếu đưa tin sai sự thật trong vấn đề tiêu cực.
Thứ bảy, về cách thể hiện tác phẩm. Có nhiều bài báo còn để tít bài và
dung lượng quá dài. Điều này phần nào gây sựu nhàm chán cho độc giả.
2.3, Thách thức của nhà báo khi tham gia mặt trận chống tiêu cực
Có quan niệm cho rằng “nghề báo là nghề thống khổ suốt ngày đêm”
hay “báo chí là nghề vừa vĩ đại, vừa khốn khó”. Cả hai quan điểm trên đều
21
có lí và nó được soi sáng hơn khi nhìn vào các nhà báo đấu tranh về vấn đề
tiêu cực.
Một bài báo, một tờ báo…ra đời luôn có sức ảnh hưởng đến hàng
ngàn người, sức lan tỏa của nó là rất lớn, ghóp phần quan trọng trong việc
hình thành nên dư luận xã hội, định hướng xã hội. Vì thế, các nhà báo phải
tìm cho mình một điểm tựa để nhìn mọi việc một cách tỉnh táo và thấu đáo.
“Nghề báo là một nghề nguy hiểm” và “mỗi nhà báo là một người chiến
sĩ”. Nên ngòi bút của các nhà báo là một thứ vũ khí lợi hại, sắc bén, là
“ngòi bút chiến đấu”, “chém kẻ gian tà” chiến đấu để mang lại sự công
bằng cho xã hội. Có nhà chính trị đã nói rằng “Con dao găm nhọn hoắt, thứ
thuốc đọc mạnh nhất và bền vững nhất đó là những cây bút trong bàn tay
dơ bẩn. Bằng thứ đó, người ta có thể làm hỏng cả một dân tộc, làm hỏng cả
một thế kỉ.” Nhưng nếu ngòi bút ấy là của những bàn tay trong sạch, thanh
liêm, có trách nhiệm, đạo đức thì xã hội sẽ có những “biệt dược” chữa lành
những “ung nhọt” giết chết căn bệnh tiêu cực. Có thể nói, báo chí có sức
mạnh vô cùng to lớn.Vì thế ai cũng muốn nắm được nó để bảo vệ, duy trì
lợi ích của mình.
Vấn đề tiêu cực liên quan mật thiết đến lợi ích không chỉ của một người mà
có cả một tổ chức, cơ quan.Cuộc đấu tranh chống tiêu cực sẽ không phải là
cuộc đấu tranh ngang tài, ngang sức nếu các nhà báo bị đơn độc.Đặc biệt, với
vấn đề tiêu cực, các nhà báo lại chịu thêm những thách thức, khó khăn mới.
Nhà báo phải xông pha vào nơi khó khan, gian khổ. Nghề báo không
phải ngồi một chỗ để “ vẽ trời thêm mây, vã rồng them chân”. Không có
bài báo hay nào sinh ra từ sự nhàn nhã. Và cũng không có bài báo nào
phanh phui sự thật, bảo vệ công lí mà không được “chào đời” từ sự lao tâm
khổ tứ của người viết.
Khi viết đề tài tiêu cực, đặc biêt là vấn đề tham nhũng, điều mà không có
nhà báo nào tránh khỏi đó là sự đụng chạm và lắm “kẻ thù”. Có những vụ
việc liên quan đến những đối tượng có “máu mặt” khiến cho người đeo
22
đuổi sự việc phải chịu một sức ép khó lòng vượt qua, thậm chí là bị đe dọa,
khủng bố…với những nhà báo kì cựu thì đó là chuyện thường ngày. Trên
thực tế, có những vụ việc mà người viết dẫu viết đúng mười mươi, chân
thực, chính xác nhưng vẫn bị “nhân vật chính” chỉ trích, trả thù bằng mọi
thủ đoạn. Đó là thực sự là thách thức to lớn đối với các nhà báo trẻ.
Như chúng ta đã biết, để hoàn thành một tác phẩm không chỉ dừng ở
tính phát hiện quá trình thu thập, xử lý thông tin là vô cùng cần thiết. Mặc
dù với tấm thẻ phóng viên, nhà báo không phải muốn có thông tin là được
mà đó là một quá trình đấu sức, đấu tài quyết liệt, căng thẳng giữa nhà báo
và các thế lực bảo kê cho vấn đề tiêu cực.
Độc giả khi đọc những bài báo hay, hấp dẫn về các vụ việc tiêu cực
mà báo chí phanh phui, họ hầu như bị cuốn vào vụ việc, thu hút vào những
thông tin mà báo chí mang đến. Thế nhưng, ít ai biết rằng, để có được
thông tin như vậy không ít nhà báo phải “nếm mật nằm gai”, bỏ vợ, bỏ con
ở nhà lăn, xả vào hiện trường, túc trực hàng giờ, hàng ngày để đeo bám
thông tin. Chính những vất vả, nguy hiểm đã làm cho không ít nhà báo phải
“rửa tay gác kiếm” bởi sự khắc nghiệt và gian truân của nghề.
Với mỗi nhà báo nói chung, nhà báo viết về mảng đề tài tiêu cực nói
riêng, việc “ăn trái đắng” bao giờ cũng nhiều hơn là “nếm quả ngọt”. Thách
thức đối với nhà báo trong đề tài này không chỉ là “bút sa gà chết”, “sai
một li đi một dặm” mà đòi hỏi nhà báo phải thực sự hiểu biết về pháp luật,
có khả năng ứng xử linh hoạt.
Đặc biệt, đối với mỗi nhà báo tham gia cuộc chiến này, không những
họ bị nguy hiểm mà những người thân, bạn bè của họ cũng phải chịu hậu quả
thay họ. Nên điều này là một khó khăn thực sự mà nhà báo phải đối mặt.
Thách thức đối với mỗi nhà báo không chỉ là do đặc trưng nghề
nghiệp mà nhà báo còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong quá
trình tác nghiệp, khi mà không ít người chua tôn trọng quyền hành nghề
của các nhà báo. Với không ít nhà báo, họ không chỉ chịu sức ép từ tòa
23
soạn, sức ép của công luận, hơn nữa là sức ép từ gia đình, phải có tư tưởng
vững vàng họ mới vượt qua được những rào cản tinh thần này.
Một vấn đề đặt ra hiện nay là “sức mạnh” của pháp luật của Nhà nước chưa
đủ bảo vệ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Nhiều nhà báo bị đe dọa,
hành hung, nguy hiểm về tính mạng. Đó là một thực tế đáng báo động. Phải
là những người công tâm họ mới dám thẳng thắn phanh phui đưa những
vấn đề tiêu cực ra ánh sáng nhưng họ nhận được lại rất ít hoặc không nhận
lại được gì cả.
Từ nghề đến nghiệp là cả một quá trình phấn đấu đầy lao lực nhưng
không ít nhà báo đã đề lại cái nghiệp mà mình theo đuổi suốt cuộc đời chỉ
vì những vụ lợi toan tính cá nhân. Sự công minh của xã hội sẽ là tòa án
phán xét cho số phận của các nhà báo.
24
Chương III: Nguyên nhân, giải pháp
3.1, Nguyên nhân
Cuộc đấu tranh với các vấn đề tiêu cực là một cuộc đấu tranh lâu dài,
khó khăn và phức tạp.Là một cuộc đấu tranh khốc liệt, đầy nguy hiểm giữa
chính – tà, tốt – xấu trên một mặt trận toàn diện.
Chỉ khi các nhà báo bước vào cánh cửa tiêu cực, báo chí mới thực sự là
một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Chỉ một sai sót nhỏ, không
ít nhà báo bị thu thẻ, hầu tòa; chỉ một chút sơ suất trong quá trình tác
nghiệp thì tính mạng của nhà báo bị đe dọa nghiêm trọng. Các thế lực đen
tối bảo kê cho vấn đề tiêu cực luôn có sức mạnh ghê gớm, sẵn sàng làm hại
bất cứ ai, bất cứ khi nào.Trong khi đó, một thực tế đặt ra rằng “Nhà báo chỉ
có một cây bút thôi, súng không, tiền cũng gần như không thì chiến đấu
kiểu gì”? Nhưng thực tế không ít các vấn đề tiêu cực được các nhà báo, các
cơ quan báo chí làm đến nơi đến chốn, đó là một thành công to lớn.Góp
phần quan trọng trong xây dựng đất nước.Để đạt được những thành tựu như
thế không ít các nhà báo đã phải đánh đổi một phần cơ thể, thậm chí là tính
mạng của mình. Liệu các nhà báo có nhụt chí trước những đe dọa đó hay
tiếp tục vững tin chiến đấu? Một nhà báo đã từng nói sau khi bị hành hung
rằng: “Người đứng về phía cái xấu thì chỉ một vài người nhưng người đứng
về phía sự thật thì hàng ngàn, hàng triệu người. Đó là động lực để chúng tôi
chiến đấu”.
3.1.1, Nguyên nhân tạo nên thành công trong phản ánh các vấn đề tiêu
cực
Một tác phẩm báo chí thành công được khẳng định qua nhiều yếu
tố.bên cạnh các yếu tố mang tính nghệ thuật thì thành công của một bài
báo phản ánh các vấn đề tiêu cực đó là tạo ra được dư luận xã hội quan
tâm, tác động đến thái độ, tình cảm, nhận thức của công chúng. Đồng thời
tạo nên một mặt trận thống nhất chống tiêu cực, biểu dương, cổ vũ những
nhân tố tích cực.Một bài báo thành công còn là một bài báo có thái độ ứng
25