Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ. VẬN DỤNG VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TẠI ĐẢNG BỘ THỊ XÃ XYZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.82 KB, 18 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC: KHOA HỌC LÃNH ĐẠO

TÊN BÀI THU HOẠCH:
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ. VẬN DỤNG VIỆC ĐÁNH GIÁ
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TẠI ĐẢNG BỘ THỊ XÃ XYZ,
TỈNH BĐ
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU……………………………………………………….

1

PHẦN II: NỘI DUNG…………………………………………………...

2


1. Những vấn đề lý luận liên quan……………………………….

2

1.1. Khái niệm nghệ thuật lãnh đạo………………………………...

2

1.2. Nghệ thuật lãnh đạo trong đánh giá cán bộ……………………

3

2. Kết quả thực hiện công tác đánh giá cán bộ, đảng viên tại
Đảng bộ thị xã XYZ, tỉnh BĐ ……………………………..
2.1. Đặc điểm tình hình của địa phương………………………........

8

2.2. Kết quả thực hiện công tác đánh giá cán bộ, đảng viên..………

9

8

2.3. Hạn chế, nguyên nhân…………………………………………. 11
3. Một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới về thực hiện
công tác đánh giá cán bộ tại Đảng bộ thị xã XYZ……………
PHẦN III: KẾT LUẬN….........................................................................

12

15


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đánh giá cán bộ có vai trị quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang
tính quyết định trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng sẽ là cơ sở tốt cho việc
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, thực hiện chính
sách cán bộ… chính xác, phù hợp, giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu của người cán bộ. Điều này sẽ tốt cho hoạt động của cả bộ máy tổ
chức, trong đó mỗi mắt xích đều phát huy tối đa năng lực của mình nhằm
hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngồi ra, đánh giá đúng cịn
tạo ra cơ chế kích thích sự phấn đấu tiến bộ của cán bộ, tăng cường đoàn kết
nội bộ. Ngược lại, đánh giá sai sẽ dẫn đến hàng loạt các khâu khác của cơng
tác cán bộ thiếu chính xác, gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với đơn vị, tập
thể; bản thân người cán bộ được đánh giá không đúng thực chất có thể hoặc
sinh ra chủ quan, tự cao, tự đại hoặc trái lại trở nên tự ti, nhụt chí phấn đấu,
làm cho tổ chức mất đi những cán bộ tốt.
Từ tính chất quan trọng của nội dung nêu trên và thông qua việc học tập
và nghiên cứu môn học Khoa học lãnh đạo, dưới sự hướng dẫn tận tình của
q thầy cơ, học viên lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật đánh giá cán bộ; vận dụng
việc đánh giá cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ thị xã XYZ, tỉnh BĐ” làm bài thu
hoạch.
Trong quá trình nghiên cứu làm bài thu hoạch, học viên đã cố gắng,
song sẽ khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý
của q thầy cơ để bổ sung, hồn thiện hơn.


2


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận liên quan
1.1. Khái niệm nghệ thuật lãnh đạo
Về khái niệm “Nghệ thuật lãnh đạo” cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh
luận bởi các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Những người theo “Thuyết phương pháp” cho rằng: “Nghệ thuật lãnh
đạo là bộ phận không thể phân chia phạm vi rõ ràng trong phương pháp lãnh
đạo, là phương pháp có tính sáng tạo, là tinh hoa của phương pháp”.
Những người theo “Thuyết kỹ năng” lại cho rằng: “Nghệ thuật lãnh
đạo là kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo trên cơ sở tri thức khoa học nhất
định”.
Những người theo “Thuyết kinh nghiệm” thì cho rằng: “Nghệ thuật
lãnh đạo chính là sự miêu tả, tổng kết và thăng hoa kinh nghiệm thực tiền
công việc lãnh đạo và công việc liên quan đến lĩnh vực này cùa những người
lãnh đạo”.
Như vậy, các lý thuyết trên chỉ mới đề cập đến một mặt nào đó của
nghệ thuật lãnh đạo, dù là đúng song chưa bao hàm hết nội hàm của khái
niệm nghệ thuật lãnh đạo, bởi đây là một hoạt động phản ánh mối quan hệ
giữa các chủ thể với nhau được quy định bởi người nắm quyền (chi huy, điều
hành) với người thừa hành (chịu sự điều hành, phục tùng, thuộc cấp) nhằm
tạo thành một tổ chức góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu đặt ra.
Từ những phân tích trên ta có khái niệm: “Nghệ thuật lãnh đạo là tài
vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, phương pháp lãnh đạo
nhằm khơi dậy cảm xúc và sự cam kết ở đối tượng lãnh đạo cùng hành động
vì mục tiêu chung”.


3


1.2. Nghệ thuật lãnh đạo trong đánh giá cán bộ
Theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về
đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐCP, ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cán bộ, cơng chức và Luật Viên chức, có thể nhận thấy việc đánh giá áp dụng
đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Việt Nam đang được thực hiện như một
công việc diễn ra thường niên (trừ trường hợp đặc thù) hoặc trước khi thực hiện
quy trình công tác cán bộ. Việc đánh giá cán bộ đang được thực hiện một cách
tương đối độc lập, chưa thực sự liên kết chặt chẽ với các cấu phần khác trong
một chu trình cơng việc. Mục tiêu của việc đánh giá cán bộ gắn với phục vụ
nâng cao chất lượng cơng việc chưa được nhìn nhận rõ ràng. Đồng thời, việc sử
dụng kết quả đánh giá cán bộ để đưa ra những quyết định phù hợp đối với cả cán
bộ và đơn vị sử dụng cán bộ chưa mang tính chiến lược. Cần xác định rõ mục
đích của việc khảo sát, đánh giá cán bộ để từ đó xây dựng một quy trình phù
hợp, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ

bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về “tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ” (Nghị quyết số 26-NQ/TW) đã nhận định tình hình cơng
tác cán bộ: “…Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực
chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, khơng ít trường hợp cịn cảm
tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến…”. Vậy làm thế nào để đánh giá được
đúng cán bộ, để biết được cái hay (sở trường) và cái dở (sở đoản) của người
cán bộ thuộc phạm vi mình phụ trách để từ đó mới có cơ sở để lựa chọn, bố
trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ có hiệu quả. Ngồi việc qn triệt các quan
điểm, u cầu có tính chất ngun tắc của việc đánh giá, cũng như phương
pháp đánh giá thì những nội dung cần được quan tâm trong đánh giá cán bộ
có ý nghĩa quyết định.



4

- Sử dụng cán bộ đúng và khéo, trước hết phải hiểu và đánh giá đúng
cán bộ. Đánh giá cán bộ phải tồn diện, khách quan, cơng tâm. Muốn hiểu cán
bộ, trước hết phải tự biết mình, biết đúng sự phải trái của mình thì mới biết
đúng sự phải trái của người khác. Nếu không biết sự phải trái của mình thì
chắc khơng nhận rõ người tốt hay xấu. Cần phê phán những chứng bệnh mà
người lãnh đạo hay mắc phải là: tự cao, tự đại, ưa nịnh, chán, ghét những
người chính trực; đem lịng u, ghét mà đối với người, dùng những người
tính tình hợp với mình mà tránh những người khơng hợp với mình. Kết quả là
họ làm sai mà mình vẫn bao che, bảo hộ, khiến cho họ ngày càng thối hóa,
biến chất. Cịn đối với những người chính trực thì “bới lơng tìm vết”. Như
thế, khơng chỉ làm hại tới uy tín của Đảng mà cịn làm hỏng cả người lãnh
đạo. Người lãnh đạo phạm một trong những bệnh đó thì cũng như mắt đã
mang kính màu, không bao giờ thấy rõ cái sự thật những cái gì mình thấy. Do
đó, khi lựa chọn cán bộ phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định và phải biết
cách dùng cán bộ cho đúng. Theo Hồ Chí Minh, người lãnh đạo phải có độ
lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí cơng vô tư, khiến cho
cán bộ không bị bỏ rơi. Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những
người mình khơng ưa; phải biết giúp đỡ những đồng chí cịn kém, giúp họ
tiến bộ; phải sáng suốt, tỉnh táo mới khỏi bị “bọn vu vơ bao vây mà xa cách
cán bộ tốt”; phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí ấy mới gần gũi
mình.
- Để cán bộ yên tâm làm việc, người lãnh đạo phải có gan cất nhắc cán
bộ. Cất nhắc cán bộ, phải vì cơng việc, như thế cơng việc nhất định “chạy”.
Trước khi cất nhắc phải nhận xét rõ ràng, thấy được những mặt tích cực,
những điểm hạn chế trong từng người cụ thể để có hướng sử dụng đúng. Nếu
vì lịng u ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục mà gây
nên “mối lôi thôi” trong Đảng. Khi cất nhắc cán bộ phải vì tập thể, tránh động



5

cơ cá nhân, áp đặt vô nguyên tắc, thiếu dân chủ, cần vì sự ổn định và phát
triển của cơ quan, đơn vị chứ khơng phải vì ai ngồi vào vị trí này, ai ngồi vào
vị trí kia.
- Để cho cán bộ có gan nói, có gan đề ra ý kiến đóng góp ưu, khuyết
điểm của lãnh đạo. Như thế chẳng những khơng phạm gì đến uy tín của người
lãnh đạo mà lại thực hành tốt dân chủ rộng rãi trong Đảng; khiến cho cán bộ
có gan phụ trách, có gan làm việc. Có nhiều việc hay, việc dở một phần do
cán bộ có đủ năng lực hay khơng, nhưng một phần cũng do cách lãnh đạo có
đúng hay khơng. Năng lực của con người khơng phải hồn tồn do tự nhiên
mà có, phần lớn được tích lũy từ kinh nghiệm thực tiễn cơng tác. Lãnh đạo
khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo khơng khéo, tài to cũng hóa ra tài
nhỏ.
- Căn cứ vào năng lực của người cán bộ để giao việc. Trước khi giao
công tác cho cán bộ, phải bàn kỹ với họ, nếu họ gánh khơng nổi, chớ miễn
cưỡng giao việc đó cho họ. Khi đã giao cho họ thì cần phải chỉ đạo rõ ràng,
sắp xếp đầy đủ, vạch rõ những điểm chính và những điểm khó khăn có thể
xảy ra. Một khi đã quyết định rồi thì “thả” cho họ làm, khuyên họ cứ cả gan
mà làm và phải hoàn toàn tin họ. Cũng như trong quân đội, khi chiến lược
chiến thuật và nhiệm vụ đã quyết định rồi, vị Tổng tư lệnh không cần tham
gia vào những vấn đề nhỏ nhặt. Phải để cho các cấp chỉ huy có quyền “tùy cơ
ứng biến”, có như thế mới phát triển tài năng của họ được. Nếu không tin cán
bộ, sợ họ làm khơng được, rồi thì việc gì cấp trên cũng nhúng tay vào, kết quả
thành chứng bao biện mà công việc cũng khơng xong. Cán bộ sinh ra nản chí,
ỷ lại, mất hết sáng kiến.
- Đối với cán bộ mắc sai lầm, người lãnh đạo phải giúp đỡ họ một cách
chí tình, làm cho họ tự giác thấy được ngun nhân của sai lầm và tác hại của
nó, để có biện pháp khắc phục, sửa chữa một cách tích cực và hiệu quả.



6

Khơng phải khi cán bộ có sai lầm mà đã vội cho họ là “động cơ gì”, “mục
đích gì”… Những cách nghĩ như thế đều không đúng. Sửa chữa sai lầm một
phần là trách nhiệm của người lãnh đạo. Sửa chữa sai lầm bằng giải thích,
thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo là điều nên làm, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng
sâu sắc, nhưng không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Vấn đề là phân
tích rõ ràng mức độ sai lầm nặng hay nhẹ một cách thấu tình, đạt lý mà dùng
hình thức xử phạt cho đúng, khi xem xét các vấn đề phải dựa trên cương lĩnh,
Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng; đây là yếu tố cần
trong lãnh đạo, chỉ huy và cũng là tính nhân văn trong quan hệ cấp trên, cấp
dưới, giữa cá nhân và tổ chức.
- Cách đối xử với cán bộ cũng là một điểm trọng yếu trong tổ chức
công việc; đối xử khéo, đúng thì mới thực hiện được nguyên tắc “vấn đề cán
bộ quyết định mọi việc”. Phê bình, xử phạt đúng chẳng những không làm mất
thể diện và uy tín của cán bộ, của Đảng, trái lại cịn làm cho sự lãnh đạo mạnh
mẽ hơn, thiết thực hơn, uy tín thể hiện càng tăng.
- Sức mạnh của đội ngũ cán bộ nói chung và của từng cán bộ nói riêng
chỉ được phát huy, phát triển khi được đánh giá, sử dụng đúng với tài năng
của họ. Nếu đánh giá cán bộ không đúng, hoặc là quá cao, hoặc là quá thấp sẽ
dẫn tới sử dụng “không đúng người, đúng việc”, “như vậy là có hại cho dân,
cho Đảng”. Đánh giá cán bộ không những để sử dụng mà qua đó cịn nâng đỡ
họ, tạo điều kiện cho họ phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm;
có thái độ khách quan, khoa học, không thổi phồng, tô son, khơng bơi đen,
bóp méo. Phải đứng trên quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin để xem
xét, đánh giá, không định kiến, hẹp hòi, “cách xem xét cán bộ, quyết khơng
nên chấp nhất”. Khơng nên chỉ nhìn vào những hạn chế, khuyết điểm không
thuộc về bản chất mà phải thấy được mặt tích cực, khả năng phát triển để có

hướng sử dụng cho phù hợp với từng loại cán bộ trên từng lĩnh vực công tác.


7

- Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hồn cảnh, để có cơ sở
đánh giá đúng về cán bộ phải đặt họ vào trong hoàn cảnh cụ thể, nghiên cứu
họ qua hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, do yêu cầu từng cương vị, chức trách
và khả năng vận dụng cụ thể của từng người có khác nhau nên kết quả hoạt
động thực tiễn không thể như nhau. Do đó, khi đánh giá về cán bộ “khơng nên
chỉ xét mặt ngoài, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả tồn bộ cơng
việc của cán bộ”. Một người cán bộ, khi trước có sai lầm nhưng khơng phải vì
thế mà người ta sai lầm mãi. Vì như vậy, sẽ khơng thấy được sự vận động,
phát triển và tiến bộ của cán bộ, chẳng khác nào “đem một cái khuôn khổ
nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”.
- Đánh giá cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ, phải tuân thủ
nguyên tắc tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế, đánh giá cán bộ không thể
không chịu ảnh hưởng và thơng qua lăng kính chủ quan. Bởi vậy, để khắc
phục những hạn chế chủ quan, đòi hỏi người lãnh đạo khi xem xét, đánh giá
cán bộ phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ
tập thể, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cơ quan tham mưu để có kết luận về
cán bộ một cách chính xác. Phẩm chất và năng lực của cán bộ có thể khơng
phản ánh trung thực trước cấp trên, song khơng thể che đậy được trước sự
nhìn nhận của mọi người trong cơ quan, đơn vị, do đó “phải nghe, phải hỏi ý
kiến của cấp dưới. Nếu ý kiến các đồng chí cấp dưới đúng, ta phải theo…”.
- Để có được kết quả đánh giá chính xác về cán bộ phụ thuộc rất lớn
vào vai trò người lãnh đạo. Phẩm chất và năng lực của người cán bộ chỉ được
phản ánh một cách trung thực khi người lãnh đạo có tư cách, có quan điểm và
phương pháp đánh giá đúng, thực sự có cái tâm trong sáng. Bên cạnh những
u cầu về trình độ lý luận chính trị, đạo đức, lối sống còn đòi hỏi cán bộ lãnh

đạo về trình độ năng lực tổ chức thực tiễn, trình độ chuyên môn, am hiểu
công tác lãnh đạo, hiểu biết về con người và tâm lý con người, các phương


8

pháp làm việc với mọi người… Từ đó, xây dựng một tập thể hoạt động có
mục tiêu rõ ràng và tiềm lực sáng tạo cao, biết phát huy sức mạnh tập thể, sử
dụng các cơ quan tham mưu và cán bộ dưới quyền có hiệu quả. Vì vậy, năng
lực tổ chức thực tiễn là yêu cầu tối quan trọng đối với người lãnh đạo ở mọi
cấp.
2. Kết quả thực hiện công tác đánh giá cán bộ, đảng viên tại Đảng
bộ thị xã XYZ, tỉnh BĐ (sau đây gọi là Thị ủy XYZ)
2.1. Đặc điểm tình hình của địa phương
- Thị xã XYZ được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Thị xã XYZ là một trong 09 đơn vị hành
chính tỉnh BĐ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km, cách Trung tâm
hành chính tỉnh hơn 15 km; là đơ thị phát triển kinh tế năng động của tỉnh, có
08 đơn vị hành chính gồm 03 xã và 05 phường với 44 khu, ấp; có tổng diện
tích tự nhiên 23.442,24 ha, dân số 115.456 hộ với 336.847 nhân khẩu (dân
nhập cư chiếm trên 50%), có 10 khu, cụm cơng nghiệp với tổng diện tích
3.255,64 ha.
- Tình hình đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ thị xã XYZ (Tính
đến 30/6/2021)
Đảng bộ thị xã XYZ có 34 chi, đảng bộ cơ sở gồm 14 đảng bộ (trong
đó có 08 đảng bộ xã, phường với 44 ấp, khu phố) và 20 chi bộ; tổng số đảng
viên tồn Đảng bộ có 3.545 đồng chí. Số lượng chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ
sở là 139 chi bộ.
Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã XYZ có 34 đồng chí; Ban Thường vụ
Thị ủy XYZ có 12 đồng chí, trong đó, bao gồm 01 Bí thư và 02 Phó Bí thư.


2.2. Kết quả thực hiện cơng tác đánh giá cán bộ, đảng viên năm 2020


9

- Hàng năm, Ban Thường vụ Thị ủy XYZ xây dựng các kế hoạch kiểm
điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập
thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý để tổ chức triển khai thực hiện hướng
dẫn đánh giá cán bộ công chức (sau đây gọi tắt là đánh giá cán bộ, đảng
viên). Quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn liên
quan đến công tác đánh giá cán bộ, đảng viên nhìn chung hầu hết cán bộ,
đảng viên của các tổ chức Đảng đều nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt việc
kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân. Hàng năm, từng cán bộ,
đảng viên cơ quan, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt đều tiến hành kiểm
điểm lại quá trình thực hiện nhiệm vụ trong năm, các bản kiểm điểm của cán
bộ đã đánh giá được tình hình, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, chỉ ra
các ưu và nhược điểm của bản thân; đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp
thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Việc quản lý và đánh giá cán bộ đảng viên gắn với việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện việc kiểm điểm, tự phê
bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay” nên công tác nhận xét, đánh giá cán bộ đảng viên của các tổ
chức Đảng ngày càng đi vào nề nếp, đúng quy định. Quy trình nhận xét,
đánh giá cán bộ, đảng viên được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khắc phục
bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng
viên; bản kiểm điểm cá nhân, chương trình cơng tác của cán bộ lãnh đạo
thuộc diện Ban Thường vụ Thị ủy quản lý đều được đưa ra lấy ý kiến của tập
thể cấp ủy trước khi tổ chức họp lấy ý kiến góp ý của cán bộ, cơng chức cơ

quan. Trên cơ sở tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của tập thể; từng
cán bộ đảng viên bổ sung, hoàn chỉnh phương hướng của mình để thực hiện.


10

- Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm cho thấy nhìn chung cán bộ, đảng
viên thực hiện khá tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đa số cán bộ, đảng viên
nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cơ quan đều có ý thức tích cực, tự giác,
thể hiện rõ vai trị, trách nhiệm gương mẫu của mình, có lối sống trong sạch,
lành mạnh; thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành
cơng việc khoa học, dân chủ, khiêm tốn, gần gũi với đồng nghiệp, với nhân
dân; khơng có đảng viên có dấu hiệu vi phạm và khơng có trường hợp nào có
đơn thư tố cáo đảng viên; qua đánh giá, nhận xét đã làm rõ ưu điểm, khuyết
điểm của cán bộ, đảng viên; phát hiện, biểu dương những điển hình tốt đồng
thời nhắc nhở, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót.
* Kết quả xếp loại cụ thể:
- Kết quả xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ
Thị ủy nhận xét, xếp loại năm 2020.
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 07 đồng chí.
+ Hồn thành tốt nhiệm vụ: 26 đồng chí.
+ Hồn thành nhiệm vụ: 01 đồng chí.
- Kết quả xếp loại tập thể lãnh đạo, quản lý năm 2020
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 07 tập thể.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 28 tập thể.
- Kết quả xếp loại cấp ủy các chi, đảng bộ cơ sở năm 2020
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 07 tập thể.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 25 tập thể.
- Kết quả xếp loại các chi, đảng bộ cơ sở năm 2020
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 07 đơn vị.

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 27 đơn vị.


11

2.3. Hạn chế, nguyên nhân
- Hạn chế:
+ Công tác đánh giá còn chưa thực sự được coi trọng, chưa phát huy hết
vai trị của nó, vẫn cịn mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
+ Tiêu chí sử dụng để đánh giá cán bộ, đảng viên thiên về định tính,
chưa nhiều tiêu chí đánh giá mang tính định lượng vì thế cơng tác đánh giá
cịn cảm tính, chưa chính xác.
+ Những phương pháp đánh giá như: cho điểm, xếp loại theo tiêu chí,
đánh giá nhận xét, bình bầu, bỏ phiếu kín…đều là những phương pháp cũ,
nặng cảm tính, khó có thể linh hoạt và chính xác.
+ Kết quả đánh giá cán bộ, đảng viên chưa được sử dụng hữu ích trong
cơ quan công tác quản lý cán bộ.
+ Chưa thu hút được sự tham gia tích cực của nhân dân vào công tác
đánh giá cán bộ, đảng viên.
- Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, những quy định làm cơ sở pháp lý cho công tác đánh giá cán
bộ, đảng viên cịn chưa hồn thiện, đồng bộ và đầy đủ. Quy chế đánh giá công
chức hàng năm là một bước ngoặt cho công tác đánh giá, nhưng những quy
định trong Quy chế đánh giá công chức hàng năm lại rất chung chung, chưa
thực sự khoa học và khó định lượng. Nên việc áp dụng những quy định trong
Quy chế đánh giá công chức hàng năm mang lại hiệu quả công tác đánh giá
cán bộ, đảng viên chưa cao.
Thứ hai, tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức cịn chung chung, chưa cụ
thể, rõ ràng và khó định lượng. Các tiêu chí đánh giá được lấy từ trong Quy

chế đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm, không được cụ thể hố, ít được
thay đổi cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị.


12

Thứ ba, chưa đưa nhân dân trở thành một chủ thể của quy trình đánh
giá cán bộ, đảng viên.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Cán bộ lãnh đạo có ít chuyên môn về lĩnh vực đánh giá cán
bộ, đảng viên và quản lý nhân sự. Trình độ chun mơn của cán bộ phụ trách
cơng tác nhân sự chỉ được hình thành qua thực tế công tác, chủ yếu làm theo
kinh nghiệm.
Thứ hai, nhiều cán bộ, đảng viên tại Thị ủy XYZ cịn chưa được coi
trọng vai trị của cơng tác đánh giá cán bộ, đảng viên và tầm quan trọng của
nó. Chỉ xem việc đánh giá cán bộ, đảng viên là công tác thường xuyên hàng
năm, làm theo sự chỉ đạo cấp trên.
Thứ ba, một số cấp ủy và tổ chức đảng chưa đề cao vai trị của cơng tác
đánh giá cán bộ, đảng viên; chưa đầu tư về thời gian, công sức vào việc
nghiên cứu các quy định và phương pháp trong cơng tác đánh giá. Vì vậy,
việc đánh giá cán bộ, đảng viên cịn mang nặng tính hình thức.
3. Một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới về thực hiện công
tác đánh giá cán bộ tại Đảng bộ thị xã XYZ
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của đánh giá cán
bộ.
Đánh giá cán bộ thực chất là đo lường phẩm chất, năng lực của cán bộ.
Đây là khâu quan trọng tác động đến các khâu của công tác cán bộ. Chất
lượng công tác cán bộ liên quan đến khâu đánh giá cán bộ. Các tổ chức đảng,
cấp ủy đảng phải phát huy dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện tốt tự
phê bình và phê bình trong cơng tác đánh giá cán bộ. Kết quả đánh giá cán bộ

phải được thông báo công khai trong tổ chức đảng để giúp cán bộ biết được
kết quả đồng nghiệp, tổ chức đánh giá về mình, từ đó thấy được những ưu
điểm, khuyết điểm, hạn chế để xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.


13

Hai là, cần lượng hóa tiêu chuẩn gắn với mơ tả công việc của từng cán
bộ, đảng viên.
Tiêu chuẩn cán bộ là những tiêu chí phản ánh phẩm chất, năng lực của
người cán bộ. Nắm vững tiêu chuẩn mới có căn cứ khách quan để đánh giá
đúng cán bộ cũng như tiến hành các khâu của công tác cán bộ. Trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mà xây dựng, mơ tả vị trí việc làm của từng
chức danh. Đây là một trong những nội dung đổi mới công tác tổ chức cán bộ
hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng chính trị và năng lực hoạt động của từng
chức danh trong tổ chức bộ máy; là cơ sở để đối chiếu, đánh giá năng lực hoạt
động và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ. Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng chỉ rõ “Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu
chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hồn thiện, lấy hiệu quả cơng tác và sự tín
nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu”.
Ba là, kết hợp các kênh thông tin để đánh giá cán bộ.
Khi đánh giá cán bộ phải kết hợp các kênh thơng tin để có căn cứ đánh
giá đúng cán bộ, cụ thể là: cấp ủy trực tiếp quản lý cán bộ; cấp ủy cấp trên
trực tiếp; cơ quan tổ chức cán bộ; lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo;
cán bộ, nhân viên dưới quyền, quần chúng nhân dân đánh giá và cán bộ tự
đánh giá. Mỗi kênh đánh giá đều phản ánh được thế mạnh, ưu điểm, nhưng
trong đó 3 kênh chủ đạo là cấp ủy đảng gắn với trách nhiệm đánh giá của
người đứng đầu; hiệu quả công tác thực tế và tín nhiệm của quần chúng nhân
dân có ý nghĩa chi phối, quyết định.
Cần tiếp tục duy trì việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ. Lấy phiếu

tín nhiệm định kỳ đối với cán bộ chủ chốt là cách làm mới của Đảng nhằm
mục đích đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ, có tác dụng nhắc nhở,
động viên, cảnh báo cán bộ luôn nêu cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện, tận
tụy phục vụ nhân dân. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một tham số giúp cấp


14

ủy, người đứng đầu nắm được phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ; mặt
khác giúp cán bộ điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém để hoàn
thiện nhân cách, tổ chức điều hành cơng việc có hiệu quả hơn.
Bốn là, coi trọng kiểm tra, giám sát cán bộ, cơng tác cán bộ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Có kiểm sốt như thế mới biết rõ cán bộ
và nhân viên tốt hay xấu”. Làm tốt chức năng này mới giúp các chủ thể quản
lý hiểu và nắm chắc cán bộ ở tất cả các phương diện chính trị tư tưởng, kết
quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, năng lực sở trường, xu hướng triển vọng, uy
tín trong quần chúng và hồn cảnh gia đình. Đảng lãnh đạo, quản lý cán bộ,
“thương yêu cán bộ” nhưng “không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc” mà
phải thường xuyên động viên, nhắc nhở, phê bình và tự phê bình để cán bộ
phát huy ưu điểm, phòng tránh các khuyết điểm, sai phạm. Công tác này
không chỉ giúp các cấp ủy nắm chắc cán bộ mà còn giúp cán bộ phấn đấu rèn
luyện tốt hơn. Hơn lúc nào hết, các cấp ủy đảng phải tăng cường kiểm tra
công tác cán bộ, trong đó có khâu đánh giá cán bộ của các tổ chức đảng cấp
dưới nhằm giúp các tổ chức đảng thực hiện đúng, bài bản khâu đánh giá cán
bộ.
Năm là, phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát, đánh giá cán
bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu,
cán bộ nào có lỗi lầm mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân
chúng cũng do cách so sánh đó, mà họ biết rõ ràng”. Sự nhận xét chân thành,

có trách nhiệm với động cơ góp ý xây dựng của quần chúng nhân dân là một
kênh để các cấp ủy tham khảo nhận xét, đánh giá chính xác cán bộ, là cơ sở
để quản lý, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Do đó, cần tiếp tục duy
trì quy trình cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm nhất thiết phải có nhận xét của cấp
ủy địa phương.


15

PHẦN III: KẾT LUẬN
Đánh giá cán bộ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của một tổ
chức; Công cuộc đánh giá cán bộ là một quá trình phức tạp, lâu dài và cần
tiến hành đồng bộ với nhiều biện pháp, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu và xem
xét một cách bài bản, nghiêm túc và khoa học, nhằm hạn chế những lỗ hổng
và sai sót, đem lại hiệu quả thực chất đóng góp vào thành cơng chung của cả
bộ máy. Một hệ thống đánh giá cán bộ hiệu quả sẽ giúp cơ quan, đơn vị tận
dụng tối đa tài sản quý giá nhất của họ, đó là nguồn nhân lực, đem lại thành
công lâu dài và bền vững, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nội bộ.
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của cơng tác đánh giá cán bộ, trong
những năm qua, Thị ủy XYZ chỉ đạo các tổ chức Đảng thực hiện phê bình và
tự phê bình đối với tập thể, cá nhân cấp ủy đảng và đảng viên theo đúng tiêu
chuẩn, quy định; Tập trung kiểm điểm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
cấp ủy, tổ chức đảng; trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị (phát triển KT - XH, QP- AN, cơng tác phịng, chống dịch Covid-19,
ổn định đời sống nhân dân...); xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh (thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XI, khóa XII; đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế; xây dụng đội ngũ cán bộ
các cấp...) gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng

các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Qua đó, giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể
lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân đánh giá kết quả thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, đề ra chủ trương,
giải pháp phát huy ưu điểm; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn
Đảng bộ thị xã./.


1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính quốc gia Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Khoa học
lãnh đạo (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính
trị.
2. Phạm Ngọc Hùng (2021), Nâng cao chất lượng công tác đánh giá
cán bộ hiện nay, 22/11/2021.
3. Chu Văn Lộc (2021), Yêu cầu cơ bản đối với người lãnh đạo khi
đánh giá, sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
22/11/2021.
4. Trần Thị Minh (2021), Một số vấn đề lý thuyết về đánh giá cán bộ,
22/11/2021.
5. Chu Văn Lộc (2020), Yêu cầu cơ bản đối với người lãnh đạo khi
đánh giá, sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
22/11/2021.
6. Báo Điện tử: Vietnamplus (2021), Nghị quyết Hội nghị TW 7 Khóa
XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, 20/11/2021.
7. Báo Điện tử - Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 03NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khoá VIII),
về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh,
/>


×