Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bản chất và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.19 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................2
II. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................3
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.............................3
2. Biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước …………….3
2.1. Cơ chế kết hợp về mặt nhân sự…………….…………………………….3
2.2. Về sở hữu nhà nước …………………………………………….……….4
2.3. Chế độ sở hữu cổ phần………………………………………….……….5
2.4. Bảo hộ thị trường trong nước......……………………………….……….5
3. Xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước................6
3.1. Xu hướng tiếp tục chuẩn bị những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã
hội…………………………………………………………...………………….6
3.2. Xu hướng gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo………….…………….….7
3.3. Xu hướng bất lực trong xử lý khủng hoảng mơi trường tồn cầu………8
3.4. Xu hướng tăng chi phí quân sự trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa..…...9
4. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước……………………………………………………………....11
III. PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................14

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao của xã hội
loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phát triển từ trong lòng xã hội phong
kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà
Lan ở thế kỷ thứ XVIII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII hình thái chính
trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu
và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, q tộc. Sau này hình
thái chính trị - kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.


Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên đến giai
đoạn cao hơn đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước. Giai đoạn độc quyền là sự kế tục trực tiếp giai đoạn tự do
cạnh tranh trong cùng một phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là những
nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về
cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động
trong tình hình thế giới từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nướcmới
trở thành một thực thể rõ ràng là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện
đại. Như trong tác phẩm Chống Đuyrinh (1876), Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Sự
cạnh tranh trong nội bộ quốc gia nhường chỗ cho sự độc quyền của một cơng ty
duy nhất trong nội bộ quốc gia đó. Đại biểu chính thức của xã hội tư bản chủ
nghĩa - tức là nhà nước - cũng buộc phải đảm đương lấy việc lãnh đạo lấy các tư
liệu sản xuất…”.
Xuất phát từ những nhận thức trên, học viên chọn đề tài “Bản chất và xu
hướng vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước” để làm bài thu
hoạch môn kinh tế chính trị. Vì kiến thức bản thân cịn giới hạn, rất mong được
q Thầy, Cơ góp ý để bài làm được hoàn thiện. Em chân thành cám ơn quý
Thầy, Cô!

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Trải qua quá trình phát triển, Chủ nghĩa tư bản đã có những bước phát triển
mới. Chủ nghĩa tư bản phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn
Chủ nghĩa tư bản độc quyền mà đỉnh cao là Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. Trải qua những lần điều chỉnh thì phương thức sản xuất này vẫn còn sức
sống nhất định, mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa tư bản không quyết liệt đến

mức dẫn tới tình thế cách mạng. Bên cạnh đó, thực tế “chưa đánh giá hết khả
năng co giãn của cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của
những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thối, đồng thời vẫn cịn giữ
được vị trí của họ”.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ
chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế
về thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức
độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ
chức độc quyền và cứu nguy cho Chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự thống nhất của ba q trình gắn
bó chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò
can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư
nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy
nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
2. Biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2.1. Cơ chế kết hợp về mặt nhân sự
Giai đoạn Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước giữ địa vị thống trị là tư
bản tài chính, nhất là nhóm các nhà “đầu sỏ tư bản tài chính”. Thơng qua cơng
cụ thị trường mở, tư bản tài chính có thể xâm nhập vào tài chính nhà nước, và
ngược lại, tài chính nhà nước tư bản độc quyền xâm nhập vào hoạt động của các
tập đồn tư bản tài chính. Sự hịa nhập giữa tư bản tài chính nhà nước với tư bản
tài chính độc quyền hiện đại đã tạo ra một cơ chế tham dự mới của tư bản tài
chính: cơ chế tham dự tư bản tài chính độc quyền nhà nước. Ví dụ, tại Nhật Bản,
3


trong 16 thành viên của Hội đồng quản trị của ngân hàng Trung ương thì có tới
12 người là thống đốc của các ngân hàng tư nhân và tập đoàn công nghiệp tư
nhân. Ở Mỹ, 12 ủy viên hội đồng quản trị của FED thì có tới 1/3 đại biểu là đại
biểu của các tập đồn tư bản tài chính tư nhân.

Ngoài việc xâm nhập trực tiếp về con người, tư bản tài chính độc quyền
xun quốc gia cịn tổ chức xâm nhập bằng con đường tham gia vào quy trình
chính sách của các nhà nước tư bản độc quyền thông qua con đường tài trợ cho
các cơ quan nghiên cứu chính sách, thực hiện các hoạt động vận động hành lang
để có được những chính sách có lợi cho lợi ích của các tập đồn tư bản tài chính
xun quốc gia. Ví dụ, giai đoạn 2008 - 2009, chính quyền nước Mỹ đã phải chi
50,2 tỷ USD để viện trợ khẩn cấp cho General Motors (GM), nhằm giúp nhà sản
xuất này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Tháng 12/2013, sau khi bán hết
những cổ phiếu GM thì Chính phủ Mỹ đã bị lỗ 11,2 tỷ USD, vượt ước tính từng
đưa ra là 10,3 tỷ USD. Hay Tập đồn Bảo hiểm AIG cũng đã nhận được một gói
cứu trợ của chính phủ Mỹ lên tới gần 185 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008. Những gói cứu trợ này ngay lập tức được Chính phủ Mỹ quyết
định chi cho các tập đoàn với lý do là các tập đồn này có vai trị quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của đất nước, nhưng thực chất đằng sau đó là mối
quan hệ lợi ích giữa Nhà nước tư sản và các tập đoàn.
2.2. Về sở hữu nhà nước
Ngày nay, chi tiêu ngân sách nhà nước cần phải thông qua Quốc hội, quyền
của giới hành pháp đã bị giới hạn, thậm chí bị quản lý chặt chẽ bằng luật Ngân
sách nhà nước. Vì thế, nguồn ngân sách nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa
đã được sử dụng mang tính dân chủ và minh bạch hơn.
Các vấn đề xã hội, môi trường đã trở thành định hướng ưu tiên cho trong
chi tiêu ngân sách ở một số nước và được luật pháp hóa. Nhờ đó ở những nước
phát triển có mơi trường xanh và sạch hơn, chẳng hạn, Na Uy và một số nước
Bắc Âu đã có chính sách giáo dục và y tế miễn phí, phát lương cho tồn dân.
Người dân thực tế được hưởng phúc lợi xã hội khá tốt, có vẻ như từ khi sinh ra
cho đến khi qua đời đều nằm trong chính sách an sinh xã hội của chế độ. Tất cả
đều nằm trong khuôn khổ của sự điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước khi thu được một khối lượng lợi nhuận khổng lồ. Nhưng sẽ là
sai lầm nếu như coi những điều tốt đẹp đó là lịng tốt của giai cấp tư sản hay là


4


sự thay đổi mang tính bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong quá
trình phát triển của nó.
2.3. Chế độ sở hữu cổ phần
Chế độ sở hữu cổ phần trong chủ nghĩa tư bản ngày nay thể hiện sự điều
chỉnh trong quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản nhằm phù hợp với trình độ
phát triển nhanh của lực lượng sản xuất. Với việc phát hành cổ phiếu mệnh giá
nhỏ, biến người lao động trở thành người làm chủ một phần tài sản của doanh
nghiệp, điều này tạo ra sự dân chủ hình thức, khi mà những người lao động hoặc
bất cứ ai cũng có thể là đồng sở hữu các công ty, ngân hàng thơng qua việc mua
cổ phiếu, góp cổ phần. Về bản chất, chế độ sở hữu cổ phần trong chủ nghĩa tư
bản cho phép giới tư bản tài chính tồn dụng được nguồn vốn nhỏ trong xã hội
mà vẫn giúp các nhà tư bản giữ được quyền lực, khống chế được các cổ đông
qua việc nắm giữ cổ phần chi phối, dù chiếm tỷ lệ đa số, thế nhưng các cổ đơng
nhỏ chẳng có quyền lực gì và khơng thay đổi được số phận.
Như vậy, chế độ sở hữu cổ phần với sự phù hợp của nó trong bối cảnh mới
đã đưa đến một bức tranh với hai gam màu đối lập, một bên là giai cấp tư sản
chóp bu ngày càng trở nên giàu có, bên cạnh đó là giai cấp công nhân và nhân
dân lao động bị ru ngủ do đã được “đồng sở hữu” về mặt hình thức.
2.4. Bảo hộ thị trường trong nước
Hiện nay, nhiều nước tư bản chủ nghĩa dù ra sức hô hào ủng hộ tự do
thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền
kinh tế trong nước thể hiện ở việc áp đặt các tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như
chất lượng, vệ sinh an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,…hay việc áp đặt
thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ
ngành sản xuất các mặt hàng tương tự. Ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự
do thương mại toàn cầu đang diễn ra một hiện tượng trái ngược, các nhà sản xuất
của nước Mỹ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh

tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm
đưa ra những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa
bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch.
Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối
với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu
nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của
5


các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USD tổng
các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển.
3. Xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Thực tiễn kinh tế - xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa đương đại cho thấy
rằng, vẫn tồn tại khả năng nới rộng biên độ phù hợp của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngay trong khn
khổ của chủ nghĩa tư bản. Nói một cách khác là ngay trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản đương đại, sự thay đổi về “lượng” (lực lượng sản xuất) vẫn chưa đủ
để dẫn đến sự thay đổi về “chất” (quan hệ sản xuất) của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
3.1. Xu hướng tiếp tục chuẩn bị những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã
hội
Với tư cách là phạm trù lịch sử, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
chắc chắn sẽ tự phủ định khi nó đạt tới những giới hạn lịch sử. Nhưng cần phải
hiểu rằng, trong quá trình tiến tới những giới hạn lịch sử đó, chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước vẫn tiếp tục có sự phát triển và tất nhiên vẫn tiếp tục “chuẩn
bị vật chất cho chủ nghĩa xã hội”. Hay nói một cách khác là nó đã, đang và sẽ
tiếp tục có những sự phát triển nhờ khai thác những tiềm năng còn chưa khai
thác hết trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Trong lòng xã hội tư sản hiện đại cũng xuất hiện những nhân tố xã hội chủ
nghĩa. Điều này cũng phù hợp với kết luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa

Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội “thoát thai” từ trong nền văn minh tư sản.
Trước hết, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước.
Lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển dưới tác động của cách mạng
khoa học - công nghệ đồng thời diễn ra ở cả hai bộ phận cấu thành của nó: tư
liệu sản xuất và sức lao động. Đối với tư liệu sản xuất thì bộ phận quan trọng
nhất của nó là cơng cụ lao động do tác động của khoa học và công nghệ biến đổi
theo hai xu hướng cơ bản là: đại chúng hóa và cá thể hóa tư liệu sản xuất. Cịn
sức lao động con người (lực lượng sản xuất quan trọng nhất) thì ngày càng trở
nên “cá nhân hóa” sâu sắc hơn. Trong bối cảnh tác động của Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản
6


ngày càng mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều thành tựu về khoa học - công nghệ trong
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Hai q trình song song đó diễn ra như một xu thế ngày càng mạnh và
không thể đảo ngược được. Đó là một điều khơng thể nghi ngờ.
Sau nữa, chính từ sự phát triển theo xu thế nêu trên của lực lượng sản xuất
dẫn tới sự thay đổi của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo xu hướng “tự
phủ định”
Trong cấu thành giá trị của bất kỳ hàng hóa nào được tạo ra trong nền kinh
tế đều có thể chia thành hai phần: khấu hao tư liệu sản xuất (phần cứng) và sức
lao động kết tinh (phần mềm) vào đó. Như một quy luật diễn ra hai quá trình
ngược nhau: sự sụt giảm tỷ phần của lao động quá khứ (phần cứng) trong cấu
thành giá trị và sự gia tăng không thể đảo ngược tỷ phần của lao động “sống”
(phần mềm) trong cấu thành giá trị của những sản phẩm lao động cơ bản.
Q trình đó là một xu thế hiện thực không thể đảo ngược và tương ứng với
nó là q trình sụt giảm dần và gia tăng địa vị của hai loại chủ thể sở hữu hai bộ

phận cấu thành đó. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể sẽ xuất hiện thời điểm tự
phủ định của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự xuất hiện quan hệ sản xuất
mới tiến bộ hơn: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cũng có thể khơng nhất
thiết phải dùng thuật ngữ này (với những ai khơng thích) nhưng khơng thể có lý
do nào để tiếp tục gọi đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một chế độ xã
hội mà quyền lực và lợi ích của đa số được đặt ở vị trí ưu tiên so với thiểu số,
người lao động được hoàn toàn tự do để làm chủ thành quả lao động của chính
mình theo ngun tắc “làm cho mình và đóng góp cho xã hội” theo khế ước xã
hội chắc chắn tốt đẹp hơn hẳn chế độ tư bản chủ nghĩa đương đại.
3.2. Xu hướng gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo
Đây là vấn đề có tính quy luật của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Bởi vì thể chế pháp quyền tư bản chủ nghĩa có đặc điểm cơ bản nhất là nó đảm
bảo ưu thế về quyền lực của chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất (lao động quá khứ)
trong quan hệ so sánh với người sở hữu sức lao động (lao động sống). Mọi đạo
luật trong xã hội tư sản đều ưu tiên bảo vệ lợi ích của các chủ thể sở hữu tư bản
bất biến. Chính vì vậy, nên trong lĩnh vực phân phối lợi ích, người lao động ln
ở vào thế bất lợi khi đối mặt với giới chủ tư bản. Đó là tất cả căn nguyên của
phân hóa giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
7


Chế độ phân phối ưu tiên cho sở hữu lao động quá khứ trong điều kiện của
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đương đại trên thực tế đã trở thành phân
phối ưu tiên cho sở hữu tư bản cổ đơng. Dưới hình thức trả cổ tức theo tỷ lệ %
cho cổ đơng, tính chất bình đẳng về danh nghĩa che giấu một cách tinh vi sự bất
công thực tế trong các công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa.
Điều đó cũng là một nhân tố làm gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo trong
xã hội tư sản đương đại. Đó là hai cực đối lập nhau: 1% dân số nước Mỹ sở hữu
40% của cải và 99% dân số chia nhau 60% còn lại. Ở Mỹ và đa số các nước tư
bản phát triển, phong trào “chúng tôi là 99%” xuất hiện và lan rộng trong những

năm gần đây. Đó là hai thế giới trên cùng một trái đất: 33 nước giàu có thuộc Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế quốc tế (OECD) và 48 nước nghèo nhất thế
giới. Đó là hai cộng đồng người trên cùng một hành tinh ở thế kỷ XXI: 1,5 tỷ
người sống đầy đủ và 6 tỷ người nghèo còn lại. Trong 6 tỷ người đó lại có hơn 2
tỷ sống dưới mức nghèo khổ đang ở mọi quốc gia trên thế giới và 268 người
giàu nhất hành tinh sống ở 10 nước phát triển....
Xét đến cùng thì sự nghèo khổ và thu nhập thấp của đa số dân cư cũng như
đa số các nước là điều kiện cần và đủ cho sự giàu có của thiểu số, cho dù là
trong một nước hoặc trên phạm vi toàn thế giới. Rõ ràng là phân hóa giàu nghèo là “căn bệnh cố hữu” của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chứ
không phải chỉ là “mặt trái” của kinh tế thị trường nói chung như giới học giả
phương Tây quan niệm. Ai khơng tin điều đó hãy nhìn vào thực trạng xóa đói,
giảm nghèo ở các nền kinh tế thị trường phi tư bản chủ nghĩa (Việt Nam, Trung
Quốc...) thì sẽ dễ dàng thấy rõ điều đó.
3.3. Xu hướng bất lực trong xử lý khủng hoảng mơi trường tồn cầu
Bản chất tự nhiên của môi trường là điều rõ ràng. Môi trường chung của
trái đất hoạt động theo các quy luật tự nhiên. Các nước tư bản chủ nghĩa phát
triển chỉ có thể giải quyết được vấn đề mơi trường cục bộ ở mỗi nước thông qua
các biện pháp chuyển các công nghệ gây hại cho môi trường ra nước ngồi.
Nhưng điều đó khơng những khơng thể giải quyết được vấn đề mơi trường ở quy
mơ tồn cầu mà cịn làm cho mơi trường tồn cầu bị tổn hại thêm. Những cố
gắng của Liên hợp quốc và nhiều lực lượng tiến bộ để hạn chế sự tổn hại về môi
trường trong phát triển kinh tế chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ đáng kể của

8


Mỹ - quốc gia tư bản chủ nghĩa lớn nhất và cũng là nước xả thải ô nhiễm lớn
nhất thế giới.
Biến đổi khí hậu trái đất lan rộng, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ơzơn
tăng lên, các cơn bão mạnh chưa từng có... là một thực tế mang tầm vóc tồn

cầu. Các thảm họa thiên nhiên tàn phá ở quy mơ đa quốc gia mà khơng nước nào
có đủ khả năng chống đỡ cũng cho thấy quy mơ tồn cầu của vấn đề mơi trường.
Chừng nào cịn tồn tại triết lý kinh doanh tư bản chủ nghĩa: “Đặt lợi nhuận
của tư bản cao hơn mơi trường” thì chừng đó mơi trường vẫn bị gây tổn hại.
Điều đó được hỗ trợ bởi tình cảnh thà chấp nhận ơ nhiễm cịn hơn đói nghèo,
kém phát triển và nạn tham nhũng ở rất nhiều quốc gia đang phát triển. Các tập
đoàn tư bản độc quyền có thể tham gia giữ gìn, tơn tạo môi trường trong nước
nhưng chúng hủy hoại môi trường thế giới gấp nhiều lần. Đó là chưa kể đến
những hành động cố ý xả thải các chất gây hại cho môi trường xuống vùng biển
quốc tế và những nơi ít bị kiểm sốt. Có thể tìm thấy vơ số những vụ như thế đã
bị phát hiện trong những năm gần đây, điển hình như: Sự kiện Bơpan ở Ấn Độ
năm 1985, Formosa ở Việt Nam năm 2016...
Tính chất phi pháp và phi lý của các hành vi phá hoại môi trường ngày
càng được nhận thức rõ hơn và phổ cập rộng rãi ở nhiều quốc gia. Cuộc đấu
tranh bảo vệ môi trường ngày càng mạnh trên khắp thế giới. Nó trở thành cuộc
đấu tranh chống tư bản một cách tự nhiên. Bảo vệ môi trường từ lâu đã trở thành
một trong những trụ cột cơ bản của yêu cầu phát triển bền vững trong chiến lược
quốc gia của nhiều nước.
Nếu xảy ra trường hợp mà một công ty nào đó lại chấp nhận đặt bảo vệ mơi
trường lên cao hơn mục đích lợi nhuận thì đã có thể có đủ cơ sở để nói rằng, đó
khơng cịn là một cơng ty tư bản nữa.
3.4. Xu hướng tăng chi phí quân sự trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Các con số thống kê chính thức trong nhiều năm của Liên hợp quốc và của
một số tổ chức quốc tế đều thống nhất ở một điểm là lợi nhuận trong ngành sản
xuất vũ khí ln ở mức cao nhất. Điều này cho phép giải thích vì sao hầu hết các
tập đoàn độc quyền cỡ lớn đều liên quan đến sản xuất vũ khí. Đã từ lâu rồi, các
hãng sản xuất vũ khí liên tục đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế các
nước tư bản phát triển. Cho đến cuối thế kỷ XX thì các tổ hợp công nghiệp quân sự đã trở thành trụ cột của các nền kinh tế tư bản phát triển.
9



Sự tham gia vào sản xuất vũ khí có ý nghĩa sống còn đối với thị giá cổ
phiếu của các tập đồn tư bản độc quyền lớn. Do đó, một chiếc máy bay B-2 của
Mỹ liên quan đến 1.600 công ty, một chiếc xe tăng Abraham cũng cần đến sự
tham gia của hơn 600 công ty... Mức độ lũng đoạn nhà nước của các tổ hợp công
nghiệp - quân sự để định hướng chi tiêu ngân sách quốc gia cho các đơn đặt
hàng vũ khí mới ngày một trở nên rõ rệt.
Vấn đề bão hòa nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở các nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa phát triển cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khơng thể có
phương thức nào để “kích cầu” các nền kinh tế tư bản đương đại nếu không chi
tiêu để sản xuất các loại vũ khí ngày một hiện đại hơn. Thị giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán của mọi giai đoạn đều phản ứng rất nhanh nhạy với chi tiêu
quân sự trong ngân sách nhà nước.
Việc dân sự hóa các tổ hợp cơng nghiệp - qn sự dưới chủ nghĩa tư bản
đương đại là bất khả thi. Cho nên, gia tăng sản xuất vũ khí là lối thốt tốt nhất
đối với các nền kinh tế quân sự hóa cao độ.
Nghịch lý của cơng nghiệp sản xuất vũ khí là sản xuất ra nó nhưng khơng
thể tiêu thụ như hàng hóa thơng thường. Nó được tồn trữ trong các kho của nhà
nước và nó cũng địi hỏi phải được thanh lý theo chu kỳ nhất định. Trong đa số
các trường hợp, nếu muốn chi tiêu ngân sách nhà nước để sản xuất vũ khí mới
thì giới cầm quyền nhà nước phải chứng minh sự lỗi thời của thê hệ vũ khí đang
có, phải thổi phồng các nguy cơ đối với an ninh quốc gia và chí ít là phải thanh
lý những vũ khí đó. Chính vì thế nên những cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột
sắc tộc được châm ngịi và kích động để thanh lý vũ khí tồn đọng hoặc để thử
nghiệm chào hàng các loại vũ khí mới. Điều này góp phần lý giải về sự liên tục
xuất hiện kế tiếp nhau các điểm “nóng” về xung đột sắc tộc như ở Nam Tư,
Trung Đông, các sự kiện được cố tình bịa đặt, phi lý như “Vịnh Bắc Bộ”, “Vũ
khí hủy diệt ở Irắc”... Khơng thể có một nền hịa bình thế giới lâu dài nếu còn
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Tuy nhiên, nhân loại tiến bộ ngày càng căm ghét chiến tranh và tham gia

ngày một mạnh mẽ hơn vào cuộc đấu tranh bảo vệ hịa bình. Đó là một xu thế
ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, xung đột và làm giảm dần khả năng lũng đoạn
của các tổ hợp công nghiệp - quân sự trong chi tiêu ngân sách nhà nước.

10


Đồng thời, cuộc đấu tranh nhằm từng bước giải trừ quân bị là một xu thế
phù hợp với thời đại hịa hỗn, hội nhập và phát triển. Một thế giới hịa bình và
giải trừ qn bị triệt để là thế giới khơng có chủ nghĩa tư bản. Nếu các quốc gia
khơng cần đến các vũ khí tấn cơng, chỉ duy trì một lực lượng vừa đủ để chống
các tội phạm hình sự thì đó cũng khơng phải là nơi tồn tại của quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Hay nói một cách khác là cịn chủ nghĩa tư bản thì thế giới cịn
chiến tranh.
Xét về tổng thể, chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn cịn có những tiềm năng để
tiếp tục phát triển trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản đương đại khơng giúp nó tự hóa giải được những
mâu thuẫn trong lòng bản thân để làm cho nó có thể tồn tại lâu dài như một
phạm trù vĩnh viễn mà chỉ là động lực thúc đẩy nó tiến tới những giới hạn tự phủ
định chính mình. Trên cơ sở sự tự phủ định của chủ nghĩa tư bản với tư cách là
một phương thức sản xuất sẽ xuất hiện một phương thức sản xuất tiến bộ hơn,
phù hợp hơn với trình độ phát triển của nền văn minh nhân loại. Kinh tế chính trị
học mácxít gọi đó phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu
tiên là chủ nghĩa xã hội.
4. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước
Nghiên cứu xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
cho thấy những tiền đề vật chất, những yếu tố, mơ hình của chủ nghĩa xã hội vẫn
đang được tạo ra ngày một nhiều và rõ hơn, ngay chính trong lịng các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển. Cho nên, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

là sự lựa chọn phù hợp với quy luật phát triển khách quan và khát vọng của nhân
loại.
Đảng ta cũng đã nhận định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn
là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của
chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hố ngày càng cao của
lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những
không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế,
chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội

11


tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ
nghĩa tư bản”.
Hiện thực phát triển của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
độc quyền ngày nay đang chứng minh tính đúng đắn của luận điểm mà Lênin đã
đưa ra “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất
cho chủ nghĩa xã hội, là ngưỡng cửa đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử
mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì khơng
có một nấc thang nào ở giữa cả”.

12


III. PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc phân tích vai trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước giúp ta
hiểu rõ ràng và đúng đắn hơn về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư
bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Hiện nay, trước xu thế hịa bình, hợp tác và

phát triển, chủ nghĩa đế quốc cũng “hưởng ứng” hịa bình, ký kết “hợp tác”,
nhưng mục đích cuối cùng là để tiếp tục tồn tại, phát triển và thống trị thế giới.
Mối quan tâm sống còn của chủ nghĩa đế quốc nằm trong lợi ích của chủ nghĩa
tư bản độc quyền. Chủ nghĩa đế quốc chỉ muốn tiếp tục sống với tư cách là giai
cấp thống trị và bóc lột. Chỉ có điều, do tình thế ngày nay đã khác trước nên chủ
nghĩa đế quốc chọn hình thức, biện pháp thơn tính, nơ dịch cho phù hợp hơn.
Trong thời đại ngày nay, chiến tranh vẫn là sự kế tục của chính trị bằng con
đường bạo lực, xu hướng phát triển của chủ nghĩa đế quốc vẫn là xu hướng bạo
lực và sức mạnh quân sự vẫn là chỗ dựa để đạt tới vị trí siêu cường trên thế giới.
Việc răn đe, gây sức ép quân sự và tính chất phiêu lưu quân sự trong giải quyết
các vấn đề khu vực của chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục tăng lên. Đó cũng là bản
chất của chủ nghĩa đế quốc trong tình hình mới mà những người cách mạng phải
thấy rõ để không lơ là cảnh giác khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, phải nhận thấy rằng, âm mưu của chủ nghĩa đế quốc xuất phát từ bản chất
của nó, nhưng âm mưu đó có thực hiện được hay khơng, điều đó khơng chỉ phụ
thuộc vào chủ nghĩa đế quốc mà còn phụ thuộc vào đường lối, sách lược của
Đảng ta, sự đối phó của nhân dân ta và phong trào đấu tranh của loài người tiến
bộ. Chúng ta tin tưởng rằng, với đường lối, sách lược đúng đắn của Đảng và sự
nỗ lực phấn đấu của toàn dân, cùng với những biện pháp, chính sách chiến lược
về đối nội và đối ngoại phù hợp nhất định chúng ta sẽ đối phó có hiệu quả với
các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch./.
Xin chân thành cảm ơn!

13


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Kinh tế chính
trị Mác-Lênin (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.

[2]. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2002, t.25 (Phần 2), tr.678-684.
[3]. V.I.Lênin: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006.
[4]. Nguyễn Khắc Thanh (Chủ biên); Những vấn đề kinh tế chính trị của
chủ nghĩa tư bản đương đại, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2014, tr.61-66 và
156-164.
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb CTQG, H- 2011, tr 68.
[7]. “Nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại” bài viết của GS, TS Vũ
Văn Hiền, />[8]. Ron Paul (người dịch: Đinh Hồng Hải) (2011): Hồi kết cục dự trữ
liên bang, NXB Grand Central.
[9]. Châu Luân, Chính phủ Mỹ mất 11,2 tỉ USD cứu GM, Báo Tuổi trẻ
online, ngày 03/5/2014.
[10]. Hồ Mai, Những tiền lệ 'giải cứu' doanh nghiệp vỡ nợ nổi tiếng,
vietnamfinance.vn, ngày 22/5/2016.
[11]. Thanh Hương (2009): Bảo hộ Thương mại trong khuôn khổ WTO –
Nhân tố làm giảm cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thế giới,
/>
14



×