Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giáo án giáo dục địa phương cao bằng cđ9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.71 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ 9 ( 03 TIẾT )
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Ở TỈNH CAO BẰNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái quát đặc điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng.
- Kể tên một số biểu hiện chính của biến đổi khí ở tỉnh Cao Bằng và địa phương.
- Nêu được một số nguyên nhân ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giải pháp cơ
bản để ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Cao Bằng và địa phương.
- Biết được một số thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Cao Bằng và địa phương.
- Nêu được hậu quả của thiên tai và một số biện pháp cơ bản để phòng tránh
giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh Cao Bằng và địa phương.
- Sưu tầm thu thập hình ảnh thích kiếm axít đơn giản để tun truyền về biến đổi
khí hậu và phịng tránh thiên tai tại địa phương
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học : Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác : Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trị quan
trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương
thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp
hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin
liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí : Nắm được cơ bản về biến đổi khi hậu, hậu quả và
cách ứng phó với BĐKH, phịng chống thiên tai ở địa phương.
+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các cơng cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video,
internet… để tìm hiểu thơng tin về biến đổi khi hậu, hậu quả và cách ứng phó
với BĐKH, phịng chống thiên tai ở địa phương.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế


và liên hệ với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi,
khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó
khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái : Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.


- Trách nhiệm : Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, ý thức
bảo vệ môi trường góp phần ứng phó với BĐKH và phịng chống thiên tai ở địa
phương.
4. HSKT : Biết :
+ Nhận biết các biểu hiện của BĐKH và thiên tai xảy ra ở địa phương.
+ Có ý thức bảo vệ mơi trường góp phần ứng phó với BĐKH và phịng
chống thiên tai ở địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh, video thời tiết, khí hậu của tỉnh CB, về BĐKH và thiên tai ở tỉnh
Cao Bằng.
- Thiết bị điện tử, giáo án, giáo trình giáo dục địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu : Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung : Trị chơi đuổi hình bắt chữ
c. Sản phẩm : Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức ;
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh : Khởi động với trị chơi ĐUỔI
HÌNH BẮT CHỮ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay
nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng.
a. Mục tiêu : Trình bày khái qt đặc điểm khí hậu của tỉnh Cao Bằng.
b. Nội dung : Khai thác kiến thức từ hình ảnh và văn bản để tìm hiểu về khái
quát đặc điểm khí hậu của tỉnh Cao Bằng.
c. Sản Phẩm : Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Dựa vào thực tế và các hình ảnh, em hãy cho biết: Khí hậu tỉnh Cao Bằng có
đặc điểm gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến
thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái
độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng
của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
1. Đặc điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng.
- Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình năm trên 23°C.
- Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt :
+ Mùa đông lạnh và kéo dài nhiệt độ trung bình dưới 15°C

+ Mùa hạ : Nhiệt độ trung bình trên 25°C, vùng núi cao mùa hạ mát mẻ.
- Lượng trung bình từ 1000 đến 1900mm, phân bố khơng đều, mưa tập trung
vào tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 75 %.
- Khí hậu chịu ảnh hưởng của các yếu tố như vĩ độ, địa hình … => Khí hậu
phân hóa phức tạp, thất thường.
2.2. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu tỉnh Cao Bằng.
a. Mục tiêu
- Mơ tả được biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Cao Bằng.
- Nêu được một số biểu hiện BĐKH ở địa phương em cư trú.
b. Nội dung : Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Cao Bằng.
c. Sản Phẩm : Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Hs đọc nội dung tài liệu.
a. Biểu hiện
- Về nhiệt độ trong thời kỳ 1961 - 2019 nhiệt độ khơng khí trung bình năm
ở tỉnh Cao Bằng có xu thế tăng ở tất cả các trọng với tốc độ tăng từ 0,09
đến 0,15 độ C trên một thập kỷ
- Về mùa mùa hạ có xu hướng kéo dài kèm theo nắng nóng sẽ xuất hiện
những ngày nắng nóng cực điểm có thể lên đến hơn 40 °C mùa đơng đang
có xu hướng rút ngắn và đến muộn tuy nhiên lại có những đợt rét đậm rét
hại kéo dài
- Trong thời kỳ 1961 - 2019 số ngày nắng nóng trong năm có xu hướng
tăng tại tất cả các trạm khí tượng thuộc tỉnh Cao Bằng với tốc độ tăng từ
0,46 đến năm ngày trên một thập kỷ trong đó tốc độ tăng cao nhất tại trạm
bảo là tăng thấp nhất tại trạm Trùng Khánh


- Về lượng mưa tổng lượng mưa trong năm có sự biến động do chịu tác
động của nhiều yếu tố mưa có diễn biến thất thường ba suất hiện những

trận mưa với lượng mưa lớn
- Về thuỷ văn nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa gây lũ quét và sạt lở
đất nguồn nước tại các sông suối ao hồ có xu hướng suy giảm
b. Nguyên nhân
- Ngày nay sự gia tăng của biến đổi khí hậu chủ yếu cho con người trong
quá trình sinh hoạt và sản xuất thải ra mơi trường các chất khí nhà kính có
đặc tính giữ nhiệt làm cho khơng khí gần bề mặt đất nóng lên
- Việc khai thác khống sản thiếu quy hoạch chặt phá rừng tập quán đốt
rừng làm nương rẫy của người dân trong tỉnh làm diện tích cây xanh giảm
cũng là nguyên nhân lớn làm gia tăng biến đổi khí hậu
c. Tác động.
- BĐKH có tác động đến mọi lĩnh vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của người dân.
- BĐKH có tác động đến mơi trường tự nhiên, bao gồm : môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí …
- Biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động sản xuất kinh tế. Nghành nông
nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất do nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại,
mưa lớn kéo dài, lũ lụt làm mất mùa giảm năng suất và chất lượng cây
trồng, vật nuôi. Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng các dịch bệnh trên cây
trồng, vật ni, nạn châu chấu, sâu bệnh cũng có nhiều chiều hướng gia
tăng. Các ngành công nghiệp, du lịch cũng chịu thiệt hại do biến đổi khí
hậu. Đời sống người dân cũng chịu tác động từ việc gia tăng các dịch
bệnh, lũ lụt, sạt lở gây thiệt hại về người và tài sản.
d. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trước những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi
khí hậu gây ra cần có những giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu cần tìm cách giảm lượng khí nhà kính,
muốn vậy cần phải kết hợp giảm nguồn khí thải nhà kính và tăng cường
diện tích cây xanh, rừng để hấp thụ các chất khí này.

- Để thích nghi với biến đổi khí hậu người dân cần có hiểu biết về biến đổi
khí hậu ở địa phương, theo dõi tình hình diễn biến của biến đổi hậu và
thiên tai để có biện pháp ứng phó kịp thời, lựa chọn mùa vụ các giống cây
trồng, vật ni phù hợp thích ứng được trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Nhiệm vụ 2 : GV chia 4 nhóm thảo luận tìm hiểu kiến thức :
Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết:
N1 - Biến đổi khí hậu ở tỉnh Cao Bằng biểu hiện như thế nào ?


N2 - Nguyên nhân nào gây nên sự BĐKH ở Cao Bằng ?
N3 - BĐKH có tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của người dân ?
N4 - Biện pháp để ứng phó với BĐKH ở Cao Bằng là gì ?
Nhiệm vụ 3 : Từ nội dung kiến thức đã tìm hiểu, em hãy nêu các biểu hiện,
nguyên nhân, tác động và biện pháp ứng phó với BĐKH ở địa phương nơi em
cư trú.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ : GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trong các nhóm trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái
độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng
của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
2. Biến đổi khí hậu tỉnh Cao Bằng.
a. Biểu hiện
- Về nhiệt độ : nhiệt độ khơng khí trung bình năm có xu thế tăng ở tất cả
các trạm, tốc độ tăng từ 0,09 đến 0,15 độ C trên một thập kỷ
- Về mùa : mùa hạ kéo dài kèm theo nắng nóng, mùa đơng rút ngắn và
đến muộn tuy nhiên lại có những đợt rét đậm rét hại kéo dài.

- Số ngày nắng nóng tăng tại tất cả các trạm khí tượng thuộc tỉnh Cao
Bằng với tốc độ tăng từ 0,46 đến 5 ngày trên một thập kỷ.
- Về lượng mưa : tổng lượng mưa trong năm có sự biến động, diễn biến
thất thường và xuất hiện những trận mưa với lượng mưa lớn.
- Về thuỷ văn : nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa gây lũ quét và sạt lở
đất nguồn nước tại các sơng suối ao hồ có xu hướng suy giảm
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ yếu cho con người trong quá trình sinh hoạt và sản
xuất thải ra mơi trường.
- Việc khai thác khống sản thiếu quy hoạch, chặt phá rừng, đốt rừng làm
nương rẫy …
c. Tác động.
- BĐKH có tác động đến mơi trường tự nhiên, bao gồm : môi trường đất,
môi trường nước, môi trường khơng khí …
- Biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động sản xuất kinh tế.
+ Nghành nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất do nắng nóng, hạn hán, rét
đậm, rét hại, mưa lớn kéo dài, lũ lụt làm mất mùa giảm năng suất và chất


lượng cây trồng, vật ni. Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng các dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi, nạn châu chấu, sâu bệnh cũng có nhiều chiều
hướng gia tăng …
+ Các ngành công nghiệp, du lịch cũng chịu thiệt hại do biến đổi khí hậu.
- Đời sống người dân cũng chịu tác động từ việc gia tăng các dịch bệnh,
lũ lụt, sạt lở gây thiệt hại về người và tài sản.
d. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Giảm lượng khí nhà kính, tăng diện tích cây xanh, rừng.
- Người dân cần có hiểu biết về biến đổi khí hậu ở địa phương, theo dõi
tình hình diễn biến của biến đổi hậu và thiên tai để có biện pháp ứng
phó kịp thời, lựa chọn mùa vụ các giống cây trồng, vật ni phù hợp

thích ứng được trong điều kiện biến đổi khí hậu.
2.3. Tìm hiểu về thiên tai ở tỉnh Cao Bằng.
a. Mục tiêu : Nêu được những thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.
b. Nội dung : Dựa vào thông tin trong tài liệu, dựa vào thực tế địa phương.
c. Sản Phẩm : Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: HS đọc nội dung tài liệu .
1. Mưa lớn
Mưa lớn ở Cao Bằng thường do chịu ảnh hưởng của các cơn bão, Cao
Bằng hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ nhưng ảnh hưởng
từ hoàn lưu các cơn bão, thường gây mưa lớn trên diện rộng. Mùa bão thường
diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó tháng 7 - 8 ảnh
hưởng nhiều nhất của mưa lớn với sự gia tăng lượng mưa, đặc biệt tập trung vào
mùa mưa sẽ làm tăng thêm ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên
địa bàn tỉnh. Theo thống kê hằng năm khoảng 2 - 3 cơn bão áp thấp nhiệt đới
ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh.
Để hạn chế tác động của mưa lớn cần thực hiện tốt việc dự báo khí tượng
thuỷ văn chủ động ứng phó với tình hình diễn biến của các cơn bão thực hiện tốt
việc phòng dịch sau bão
2. Lũ quét, sạt lở.
Lũ quét là thiên tai thường xảy ra ở hầu hết các huyện của tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng có 75 % diện tích đất có độ dốc trên 25 0, các sơng suối có độ dốc lớn
lịng sơng hẹp nên dẫn đến khả năng xuất hiện lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ
tăng cao đặc biệt là trong những đợt mưa lớn với cường độ lớn, thời gian xảy ra
lũ quét trùng với thời gian mùa mưa khoảng từ tháng 6 đến tháng 10.
Lũ quét là thiên tai xảy ra bất ngờ và gây hậu quả rất nghiêm trọng về
người cơ sở hạ tầng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và môi trường.



Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra cần quy hoạch các điểm dân cư tránh
các khu vực dễ xảy ra lũ quét, phổ biến tuyên truyền cho nhân dân vùng thường
xảy ra lũ quét, không xây dựng nhà ở, cơng trình ở bãi sơng, bờ suối những nơi
có nguy cơ sạt lở, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để hạn chế dòng
chảy mặt và chống xói mịn đất, giáo dục kỹ năng ứng phó thiên tai.
3. Sương muối
Sương muối ở Cao Bằng thường xuyên xuất hiện vào các đợt rét đậm rét
hại, phổ biến ở các huyện miền núi. Sương muối là hiện tượng thời tiết nguy
hiểm đối với nhiều loại cây trồng vật nuôi.
Để hạn chế tác hại của sương muối cần có các biện pháp che chắn, sửa ấm
cho cây trồng và vật nuôi.
4. Rét hại.
Rét hại chủ yếu diễn ra vào những đợt khơng khí lạnh tăng cường có thể
diễn ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người, đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi.
Để hạn chế tác động của rét hại cần thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết,
chủ động lập kế hoạch ứng phó đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ cây
trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý.
5. Nắng nóng, hạn hán.
Nắng nóng kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều
nơi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do tình trạng
chặt phá rừng gia tăng nên hiện tượng hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp.
Nắng nóng thường diễn ra vào thời gian nửa đầu mùa hạ. nguyên nhân gây nên
nắng nóng ở Cao Bằng chủ yếu là do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía tây.
Nắng nóng, hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, làm nguyên tăng nguy cơ cháy rừng, gây khó khăn cho sinh hoạt của
người dân.
Để ứng phó với nắng nóng, hạn hán cần chú trọng phát triển thuỷ lợi như
xây dựng các hồ chứa, trạm bơm, đẩy mạnh việc trồng chăm sóc tu bổ và bảo vệ
rừng sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

6. Mưa đá
Mưa đá ở Cao Bằng thường diễn ra vào đầu mùa hạ, phổ biến tại các
huyện miền núi của tỉnh mưa đá thường diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại
để để lại hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật ni, phá
hủy nhà cửa, các cơng trình xây dựng.
Để phịng chống mưa đá cần xây dựng gia cố nhà cửa và các cơng trình
vững chắc thực hiện tốt cơng tác cứu hộ cứu nạn khắc phục thiên tai.
Dựa vào thông tin trong tài liệu, dựa vào thực tế địa phương cho biết :
Có những thiên tai nào thường xảy ra ở tỉnh Cao Bằng ?


Nhiệm vụ 2 : HS hảo luận theo 4 nhóm đã chia ở phần trước, hoàn
thành bảng kiến thức sau :
Tên thiên thời gian xảy
Biện pháp phòng
Đặc điểm, tác động
tai
ra
chống
Mưa lớn
Lũ quét, sạt
lở
Sương muối
Rét hại
Nắng nóng,
hạn hán
Mưa đá
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ : GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.

- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái
độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng
của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
Tên thiên tai
Mưa lớn
Lũ quét, sạt
lở
Sương muối
Rét hại
Nắng nóng,
hạn hán

Thời gian xảy
ra

Đặc điểm

Biện pháp phịng
chống
dự báo, phòng
dịch sau bão
Tránh KV xảy ra
lũ quét, trồng rừng

Mưa lớn kèm các cơn
dông, bão
Lũ quét, ngập lụt, sạt

T6 đến T10
lở đất đá ..
Vào các đợt rét Sương đóng băng trắng
Che chắn, sưởi ấm
đậm, rét hại
như muối
Che chắn, sưởi
Đợt không khí
Rét buốt, sương muối ấm, chuyển đổi cơ
lạnh tăng cường
câu mùa vụ …
Nửa đầu mùa
Phát triển thuỷ lợi,
Nắng nóng, khơ hạn
hạ.
bảo vệ rừng …
T5 đến T10


Mưa đá

Đầu mùa hạ

Mưa to, hạt mưa bị
đông cứng thành các
viên đá

gia cố nhà cửa và
các cơng trình
vững chắc …


2.4. Tuyên truyền về biến đổi khí hậu.
a. Mục tiêu : Hs thể hiện được hiểu biết và trình bày ý tưởng của mình về biến
đổi khí hậu và tun truyền, ứng phó với BĐKH.
b. Nội dung : Hoạt động cá nhân.
c. Sản Phẩm : Áp phích, tranh ảnh.
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu : Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung : Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã
học trong bài.
c. Sản Phẩm : Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh :


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung : Biên tập và xây dựng bản tin dự báo thời tiết
c. Sản Phẩm : Xây dựng được một bản tin dự báo thời tiết đơn giản.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Dựa vào thông tin về thời tiết của Hà Nội ngày 21/1/2019, em hãy biên tập và
đóng vai biên tập viên thời tiết để thông báo thông tin này đến mọi người nhé.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………


Kiểm tra, ngày

tháng
PTCM

năm 2022

..........................................................................
..........................................................................

Lê Thu Hà



×