PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG TIỂU HỌC A KHÁNH BÌNH TÂY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
- Tổ khối 2
- Tuần: 33
TIẾT DẠY DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (1 tiết)
Bài: VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết được một số vấn đề về an toàn giao thông.
- Làm quen với đèn xanh đèn đỏ, đèn vàng.
II. ĐỒ DÙNG:
- Đèn xanh đèn đỏ làm bằng bìa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Trình tự Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Các anh hùng liệt sĩ là những
người như thế nào?
+ Nêu các việc làm thể hiện lòng
biết ơn các anh hùng liệt sĩ?
- Nhận xét, cho điểm hs.
- 2 hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: - Giới thiệu nội dung, yêu cầu bài. - Hs lắng nghe.
3. Các hoạt động:
- Hoạt động 1: * Thảo luận theo nhóm đôi.
- Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng
thực hiện những hành vi đúng khi
đi bộ trên đường.
- GV nêu các câu hỏi:
1. Khi đi trên đường ta phải đi về
phía nào?
2. Khi đi qua đường chúng ta cần
phải làm gì?
* Để đảm bảo an toàn giao thông
thì chúng ta cần có ý thức luuôn
luôn đi về phía bên phải. Khi qua
đường cần quan sát thật kĩ khi
không có xe thì mới được qua và
tiếp tục đi về phía bên phải.
- Hs thảo luận .
- Hs trả lời.
+ Đi về phía bên phải.
+ Khi qua đường cần
quan sát thật kĩ khi không
có xe thì mới được qua.
- Hs lắng nghe.
- Hoạt động 2: * Bày tỏ ý kiến (Tán thành hay
không tán thành và giải thích).
- Mục tiêu: HS biết được những
hành vi đúng sai để đảm bảo an
toàn khi đi bộ trên đường phố.
a) Luôn luôn đi về bên phải là việc
của tất cả mọi người.
b) Đường của chung ta đi bên nào
cũng được.
c) Không nên đi qua đi lại trên
đường khi không cần thiết.
d) Khi có đèn đỏ người đi xe phải
dừng lại còn người đi bộ cứ đi.
e) Đèn xanh đèn đỏ dùng để báo
hiệu cho người đi xe.
- Gv nhận xét, kết luận.
- HS đưa thẻ đỏ (tán
thành), thẻ xanh (không
tán thành).
- Hs lắng nghe.
- Hoạt động 3: Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
- Mục tiêu: Biết thực hiện hành vi
đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- GV cho HS chơi 10 -15 phút.
- Sau mỗi lần chơi GV nhận xét bổ
sung.
- Hs chơi theo sự điều khiển
của GV.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội
dung bài học.
- Hs lắng nghe.
5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và áp dụng
và thực tế.
- Hs lắng nghe.