Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.16 KB, 5 trang )
Cách xử trí tai nạn mùa nóng ở trẻ
Phụ huynh cần theo dõi sát trẻ khi đi tắm đề phòng ngạt nước.
Để giảm bớt cái nóng của mùa hè, những ngày này, phụ huynh thường
cho trẻ đến hồ bơi, công viên nước… để vui chơi. Với tính hiếu động của trẻ,
những tai nạn đáng tiếc đều có khả năng xảy ra. Bên cạnh dó, trong mùa
nóng thực phẩm khó bảo quản, dễ ôi thiu, càng tăng thêm nguy cơ ngộ độc
cho trẻ. Gặp những trường hợp này, cần phải xử trí ban đầu như thế nào cho
đúng?
Ngộ độc thức ăn
Những ngày nóng bức này, thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn, ôi thiu cao.
Một nguyên nhân gây ngộ độc nữa là hóa chất còn đọng lại trong thực phẩm do
quá trình rửa chưa lấy đi hết. Bộ máy tiêu hóa của trẻ còn yếu nên ngộ độc dễ xảy
ra.
Trẻ sẽ có dấu hiệu: đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy nhiều lần có lẫn
máu, sốt cao, mất nước. Những dấu hiệu này xảy ra sau khi ăn hoặc uống trước đó
trong vòng 24 tiếng.
Nguy hiểm nhất đối với ngộ độc thức ăn là tình trạng mất nước, nên phải bù
nước cho trẻ kịp thời. Khi thấy trẻ khóc không có nước mắt, môi lưỡi khô, da
không đàn hồi, sụt cân… là tình trạng mất nước đang xảy ra.
Phụ huynh nên bù nước nhanh chóng cho trẻ bằng nước muối sinh lý
(oresol) có bán sẵn tại các quầy thuốc, hoặc nước dừa pha chút muối và một số
loại nước trái cây.
Nôn ói là một dấu hiệu tốt khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, chú ý tư thế của
trẻ khi nôn, đầu phải thấp và nghiêng về một bên. Như vậy sẽ hạn chế chất nôn
tràn vào phổi gây viêm phổi, ngạt thở rất nguy hiểm.
Ngừng ngay việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Mang cả chất nôn
và thức ăn nghi ngờ có độc vào bệnh viện để tiện cho việc xét nghiệm.
Lưu ý phụ huynh tuyệt đối không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy. Việc bảo
đảm vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, cho trẻ uống sôi, ăn chín cũng cần thiết để ngộ
độc thực phẩm không có cơ hội xảy ra trong những ngày này.