Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Xử trí khi trẻ đau bụng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.78 KB, 6 trang )

Xử trí khi trẻ đau bụng

Trẻ bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh
lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của trẻ có
thể bị đe dọa.
Một số nguyên nhân chính gây đau bụng ở trẻ
Trẻ rất hay gặp các cơn đau bụng. Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân
khác nhau, có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo
dài.
Đau bụng cấp tính ở trẻ em thường quằn quại, trẻ khóc thét, mặt tái xanh,
vã mồ hôi. Vì vậy, người nhà cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám
cho trẻ một cách thuận lợi nhất. Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở trẻ hay
gặp nhất là viêm ruột thừa. Thường viêm ruột thừa ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có
những dấu hiệu tương tự như người lớn, ví dụ như: đau ở hố chậu phải, lúc đầu
đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn,
sốt nhẹ (khoảng 37 - 38oC). Khi khám, trẻ kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ
vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng. Đặc biệt điểm ruột thừa rất đau (điểm
Mac Burney). Với trẻ dưới 2 tuổi thường chẩn đoán viêm ruột thừa khó hơn nên
phát hiện cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hoặc
người trưởng thành, do đó rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc
mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề. Các triệu chứng thường gặp ở
trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa là: có sốt nhẹ, nôn, trớ hay quấy khóc, trông bộ
mặt lờ đờ, xanh tái. Khi thấy đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng cháu khóc
thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Một điều mà các nhà ngoại
khoa cũng nhắc nhở là đau bụng do viêm ruột thừa ở trẻ lúc đầu có thể là đau ở
vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.
Khám một trẻ bị tắc ruột.
Lồng ruột ở trẻ cũng là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm,
cháu trai gặp nhiều hơn cháu gái, tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 – 9
tháng tuổi. Triệu chứng chính của lồng ruột là: trẻ đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu.
Khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng


tay. Đau bụng ở trẻ cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM)
ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa đặc biệt là sau tẩy giun, nhất là tẩy giun không đủ
liều lượng. Cơn đau trong GCOM trẻ lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng
mông. GCOM có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.
Đau bụng ở trẻ trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Trong
trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị
hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và
đại tiện.


Tắc ruột do lồng ruột.
Đau bụng ở trẻ còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng
gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở
thấp thì bụng chướng càng nhiều.
Trẻ đau bụng cũng còn có thể do ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn là một
loại bệnh cấp cứu. Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Ngộ
độc thức ăn do vi khuẩn thường có sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi
phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn
shigella).
Đau bụng giun ở trẻ cũng là loại hay gặp. Đau bụng giun thường tái đi tái
lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có
trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện
thấy hình ảnh của giun đũa.
Trẻ em cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội,
tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi tiết niệu, trẻ em
cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu
nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.
Khi trẻ bị đau bụng nên làm gì?
Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo khi thấy trẻ kêu đau bụng (trẻ lớn) hoặc có rối
loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay

khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… cần
nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ,
không nên chủ quan hoặc không nên xem thường cho là trẻ giả vờ. Khi chưa được
khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là
thuốc Tây hoặc thuốc Nam, bởi vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ
làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau
bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn…
Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ.
Nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu,
nhiễm giun…

×