Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhân vật Tễu trong múa rối nước pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.97 KB, 4 trang )

Nhân vật Tễu trong múa rối nước
Trải qua nhiều năm, người Việt Nam từ chốn cung đình cho
đến các làng mạc nông nghiệp nghèo nhất, ai ai cũng yêu mến
chú Tễu và coi Tễu là con rối quan trọng nhất.

Tếu là linh hồn của rối nước, là cầu nối giữa người biểu diễn và
người xem.

Tễu được làm to hơn tất cả các con rối khác, mặc dù nếu dựa vào
cách để tóc trái đào thì Tễu mới chỉ khoảng bảy, tám tuổi. Chú Tễu thân
hình tròn trĩnh, da trắng hồng và lúc nào cũng tươi cười. Chú đóng khố để
lộ bộ ngực và bụng phệ. Tay chú vung vẩy, cái đầu quay nghiêng quay
ngửa khi chú trêu chọc khán giả.
Trong chữ Nôm, “tễu” có nghĩa là “tiếng cười”. Tễu là nhân vật táo
báo, luôn luôn diễu cợt, chế nhạo. Trong các vở diễn, Tễu là người mở
màn, người bình luận, người kể chuyện, và là người chỉ trích quan lại tham
nhũng.
Ở 1 số phường rối, chú Tễu là người phất cờ hoặc châm pháo. Một
số người coi Tễu là tên mõ làng hay giúp đỡ các cụ già, có người nghĩ Tễu
là người đi mổ lợn, mổ trâu, mổ bò, người khác lại nói Tễu có cô vợ xinh
xắn và hấp dẫn.
Tất cả các phường rối đều dùng Tễu làm nhân vật mở màn, tuy
rằng nội dung giới thiệu của mỗi phường khác nhau. Giống như trong nhà
hát Hy Lạp, Tễu bắt đầu buổi biểu diễn bằng cách khuấy động khán giả: “
Bà con ơi nhanh chân vào chỗ đi nào! Bà con muốn xem gì nào?”.

Bài hát mở màn tiêu biểu nhất của Tễu
Nguyễn Văn Tước, thuộc phường rối Chàng, xã Chàng Sơn, huyện
Thạch Thất, tỉnh Hà Tây là con trai của cựu trưởng phường rối nước. Ông
sở hữu một bộ sách gồm bốn quyển bằng chữ Hán về phường Chàng, do
cha ông truyền lại.


Bộ sách này vốn do một ông giáo làng, cũng là người viết kịch bản
của phường rối viết cách đây đã 100 năm. Sách ghi chép các luật lệ đối
với người trong phường rối, các tích truyện, các vở diễn, các bài hát và cả
các bài giáo đầu của Tễu:
“Xin kính chúc các vị khán giả và mọi người an khang, hạnh phúc.
Giờ đã đến lúc bắt đầu câu chuyện, một câu chuyện từ ngày xửa ngày
xưa, đã lâu lắm rồi. Cờ xanh cờ đỏ đã phất! Lính đã xếp thành hai hàng
ngay ngắn chờ sẵn hai bên cạnh đám ngựa đang nhảy dựng lên, đàn voi
đứng sừng sững như núi. Những họng sung chỉ còn đợi châm ngòi lửa là
gầm lên tiếng rống hủy diệt.
Nhưng đợi đã! Nhìn kìa! Trên không trung bầy tiên nữ đang múa
lượn tưng bừng. Bên dưới có một tiều phu, một nông dân, một thợ dệt và
mấy người đánh cá. Trong xưởng đúc đồng một người đàn ông đang đúc
chuông và tượng. Những nhà sư và đám người mộ đạo đang thắp hương
khấn vái. Những ngôi chùa và đình tuyệt đẹp. Hãy nhìn mặt nước cho thật
kĩ! Nhìn con lân, con rùa, con phượng! Nhìn con chuột, con rồng, con rắn!
Ai nấy trẻ già đều nóng lòng chờ đợi. Lời của thánh thần được theo
dõi từng chữ. Các nhà thơ nói rằng:
“ Đông con, có địa vị trong xã hội là nhà có phúc, có lộc”
“Có tài, có may mắn sẽ thọ lâu”
“Anh chị em ơi, nổi trống phách lên nào!”


×