Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Đặc điểm sân khấu cải lương doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.19 KB, 9 trang )

Đặc điểm sân khấu cải lương
Năm 1920 đoàn hát mang tên Tân Thinh ra mắt khán giả, Tân
Thinh không dùng tên gánh mà dùng tên đoàn hát và ghi rõ đoàn hát
cải lương, dưới bảng hiệu có treo đôi liễn như sau: "Cải cách hát ca
theo tiến bộ, Lương truyền tuồng tích sánh văn minh"
Ðôi liễn ấy đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của sân khấu cải
lương. Như trên đã nói, cải lương vốn là một động từ mang nghĩa thông
thường trở thành một danh từ riêng. Cải lương có nghĩa là thay đổi tốt hơn
khi so sánh với hát bội. Sân khấu cải lương là một loại hình sân khấu khác
hẳn với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật trình diễn.



Bố cục
Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ
Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh Châu
Tuấn vẫn còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải
lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội.
Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của
ai,Khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường thì hoàn toàn theo cách bố cục của
kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn,
theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải
lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.
Đề tài & cốt truyện
Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm
như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng
theo truyện phim và kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung (frères
d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh dự (Le Cid), Tơ
vương đến thác (La dame au camélias) Vào những năm 1930, đã
xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam như đã kể trên.
Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai


Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta,
tuồng Tàu, tuồng Tây sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ
Quảng v.v chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của
nhiều tầng lớp công chúng.

Ngọc Gia2u trong vở “Tình yêu và lời đáp”
Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp,
nhưng đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của
vùng đất Nam Bộ.
Ca nhạc
Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca
kịch. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch, vì soạn giả không sáng tác
nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc có sẵn, cốt sao cho phù hợp với
các diễn biến cùng sắc thái tình cảm của câu chuyện.
Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú
của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số
bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu mà sau này mang tên
vọng cổ). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã
Việt Nam hóa. Ngoài trừ bản vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử
dụng khá phổ biến trong các tuồng cải lương:
- Tam nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (đảo ngũ cung) - Khốc
hoàng thiên - Phụng hoàng - Nặng tình xưa - Ngũ điểm - Bài tạ - Sương
chiều - Tú Anh - Xang xừ líu - Văn thiên tường (nhất là lớp dựng) - Ngựa ô
bắc - Ngựa ô nam - Đoản khúc Lam giang - Phi vân điệp khúc - Vọng kim
lang - Kim tiền bản - Duyên kỳ ngộ - U líu u xáng - Trăng thu dạ khúc -
Xàng xê v.v - Và các điệu lý, như: giao duyên, lý con sáo, lý tòng quân,
lý cái mơn v.v
Ngoài ra, khi các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải
lương như: Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ
phàng), Tango mysterieux (trong Ðóa hoa rừng)…thì lúc bấy giờ trong một

đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở
trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu
Diễn xuất
Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói. Chỉ khác là diễn viên ca
chứ không nói. Cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu
như hát bội. Vương Hồng Sển nói: Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối
lớn tiếng quá, trái lại cải lương ca rỉ rả cho thêm muồi
Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những
cảnh múa, đu bay, diễn võ cốt chỉ để thêm sinh động


Y phục, tranh cảnh

Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y
phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi
được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ
chưa đúng với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như
nhân vật ngoài đời.

Âm nhạc
Người ta thường nói cải lương xuất phát từ Nam Bộ, đó là cách nói
rút gọn, đứng về mặt lịch sử thì nhạc cải lương là một loại nhạc sân khấu,
được phát triển dựa trên phong trào ca nhạc tài tử (phong trào chơi nhạc
không chuyên nghiệp lan rộng khắp Nam bộ thời trước). Loại nhạc này bắt
nguồn từ nền ca nhạc dân gian lâu đời của nước ta.
Âm nhạc cải lương chịu ảnh hưởng của hai nền nhạc lớn đã có từ
thời cổ và tồn tại đến bây giờ, đó là nền ca hát dân gian và nền nhạc khí
dân gian. Hai nền nhạc này tạo cho cải lương một phong cách đặc biệt, do
đó trong âm nhạc cải lương, yếu tố ca hát và yếu tố nhạc khí cùng thúc
đẩy nhau phát triển và tạo ra một hình thức đối lập trong nhiều bè, mở

đường cho sự nảy nở của tính chất sân khấu.
Âm nhạc cải lương hơi nhẹ nhàng vì dùng đàn dây tơ và dây kim,
không có kèn trống như hát bội. Có sáu thứ đàn thường dùng trong điệu
cải lương như sau:
1. Ðàn kìm
: đàn Kìm cũng gọi là "Nguyệt cầm" có hai dây tơ và tám
phím. Tiếng kìm tuy không trong và thanh như tiếng Tranh hay Lục huyền
cầm, nhưng cũng có âm hưởng nhiều nên khi hòa với cây Tranh nghe rất
hay. Tùy hơi cao thấp của diễn viên, đàn Kìm có thể đàn năm dây Hò khác
nhau.
2. Ðàn Tranh
: đàn Tranh hay đàn Thập Lục có 16 dây. Tiếng đàn
Tranh được thanh tao nhờ dùng dây kim và nhấn tiếng có ngân nhiều.
Cũng như cây kìm, đàn Tranh có thể đổi bậc dây Hò tùy theo hơi cao thấp
của người ca.
3. Ðàn Cò
: Cây Cò, cũng gọi là đàn Nhị, có hai dây tơ, không có
phím và dùng cây cung để kéo ra tiếng. Ðàn Cò là cây đàn đắc dụng nhất
của âm nhạc Việt Nam. Nó chẳng khác nào cây Violon trong âm nhạc Âu
Mỹ. Luôn luôn có mặt trong hát Bội, Cải lương, nhạc Tài tử,

Đàn tranh
4. Ðàn Sến
: Cây Sến có hai dây tơ và có đủ bậc như cây Banjo, nên đàn
ít nhấn và có nhiều chữ lợ nghe ngộ. Có khi đàn ba dây nghe hơi như đàn Tỳ.
5. Guitare
: Cũng gọi Lục huyền cầm hay Tây ban cầm, có sáu dây kim,
nhưng thường đàn có năm dây. Tiếng thanh như đàn Tranh, khi đàn bậc cao.
6. Violon
: Cũng có tên là Vĩ Cầm, có bốn dây tơ và cung kéo như

đàn Cò. Đàn này dùng phụ họa với cây Guitare hay cây Tranh để đàn
Vọng cổ nghe hay, nhưng ít dùng đàn các bản khác vì tiếng nó kêu lớn
làm lấn áp mấy cây đàn kia.
7. Cây Sáo
: Cây hay ống Sáo, hoặc ống Tiêu, cũng có dùng trong
điệu Cải lương, nhưng nó có một bậc Hò, không thay đổi.
8. Cây Cuỗn
: Cây Cuỗn giống như cây Kèn, nhưng không có cái Loa.


Âm điệu
Bài ca Cải lương đặt theo bản đờn, nên kịch sỹ phải tùy âm nhạc,
không được tự do phô diễn hết tài năng của mình như trong điệu hát Bội.
Ca dư hơi thì trễ đàn, còn thiếu hơi dứt trước đàn.
Thứ hai là đang nói chuyện kế chuyển qua ca. Trừ một ít danh ca
biết cách "mở hơi" cho câu ca của mình có hứng thú, còn phần đông lúc
ca nghe khô khan, không có mùi vị chút nào. Lỗi ấy một phần do ban âm
nhạc thờ ơ, không thuộc chỗ nào sắp ca để dạo đàn trước nhằm gợi ý cho
khán giả có cảm giác vui buồn trước khi nghe ca, như bên âm nhạc hát
Bội.
Ghi công
Sơ khởi nên kể công ông Tống Hữu Định (tức Phó Mười Hai). Kế đó,
người có công gầy dựng và đưa lên sân khấu là ông André Thận. Bên cạnh
đó còn có vài người góp sức như: Kinh-lịch Quờn (hay Hườn), Phạm Đăng
Đàng
Ngoài ra còn phải kể đến công của những bầu gánh, soạn giả, nhạc
sĩ và các đào kép tài danh thuộc thế hệ đầu, như: Tư Sự (gánh Đồng Bào
Nam), Hai Cu (gánh Nam Đồng Ban), Trần Ngọc Viện (gánh Nữ Đồng
Ban), Trương Duy Toản, Ba Ðại, Hai Trì, Nhạc khị, Năm Triều, Sáu Lầu
(Cao Văn Lầu), Nguyễn Tri Khương, Trần Văn Chiều (tự Bảy Triều), Ba

Ðắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Nhiều, Hai Cúc, Năm Phỉ, Ngọc Xứng, Ngọc
Sương, Phùng Há, Tư Sạng, Hai Giỏi, Năm Nở, Trần Hữu Trang, Tư Chơi,
Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nam v.v Tất cả đã góp phần hình thành và phát
triển loại hình nghệ thuật cải lương.
Cũng nên nói thêm, từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương càng
có cơ hội phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ
môn sân khấu có khả năng thu hút đông đảo khán thính giả. Và do sáng
kiến của ông Trần Tấn Quốc, một nhà báo kỳ cựu, giải Thanh Tâm được
thành lập năm 1958 và liên tiếp mỗi năm kế sau đều có phát huy chương
và khen thưởng cho những nam nữ nghệ sĩ trẻ có triển vọng nhất trong
năm.
Một số vở cải lương nổi tiếng:
Tô Ánh Nguyệt, Sầu vương biên ải, Tuyệt tình ca, Tôn Tẫn giả điên,
Người vợ không bao giờ cưới, Đời cô Lựu, Lá sầu riêng, Tiếng hạc trong
trăng, Sân khấu về khuya, Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Tấm lòng
của biển v.v

×