Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nền cảnh địa - văn hóa của nghệ thuật sân khấu Cải lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.18 KB, 5 trang )

Nền cảnh địa - văn hóa của
nghệ thuật sân khấu Cải lương



Không - thời gian văn hóa của sự ra đời nghệ thuật sân khấu Cải
lương là mảnh đất Nam Bộ - nói riết ráo hơn là miền đồng bằng sông Cửu
Long ở vài thập kỉ đầu (10 – 30) của thế kỉ này.
Quy chiếu về tộc Kinh Việt thì mảnh đất Nam Bộ là “đất mới”, “mới”
đây là tương đối so với Đất Tổ Bắc Bộ lưu vực sông Hồng “quê hương
buổi đầu của người Việt” (Phạm Văn Đồng), cũng tương đối mới so với
mảnh đất miền Trung Thuận Quảng.
Trong làng các anh chị em ca kịch dân tộc thì sân khấu cải lương
cũng mới hơn sân khấu chèo, tuồng dù cho đến nay cải lương cũng đã
bước vào tuổi “cổ lai hi” thượng thọ, thượng thượng thọ rồi.
Theo sách Hí phường phả lục của trạng nguyên Lương Thế Vinh
bản in đời Cảnh Thống (1501) thì trạng Lường dựa vào tài liệu cũ cũng chỉ
có thể truy ngược đến các vị tổ sư phường Hí ở thế kỉ X – XI thời Đinh -
Tiền Lê – Lý với Ưu bà Phạm Thị Trân, nhị vị ông làng Sai Ất Từ Đạo
Hạnh, Đào Nương.
Không gian văn hóa các chiếng CHÈO phân bố đậm đặc ở bốn xức
Đông Nam Đoài Bắc của châu thổ Bắc bộ, nhạt loãng dần vào các xứ
Thanh - Nghệ và hình như trước đây không vượt nổi Hoành sơn, sông
Gianh nếu ta không coi hát “bả trạo” của miền Trung là chèo mà có thể
phân lập thành một loại hình nghệ thuật khác. Tôi mạn phép giới sân khấu
học Việt Nam định tính chèo là nghệ thuật sân khấu ca múa nông dân
miền Bắc, đặc biệt là chèo sân đình.
Tuồng Bắc cũng giõ Tổ với chèo, vào tháng Tám lịch ta (Trung thu).
Tôi đã xem sử chép về kép hát Lý Nguyên Cát tù binh Nguyên Mông thời
Trần được giữ lại cung đình dạy ca múa, chép Thái sư Trần Nhật Duật mê
hý khúc cả ngày, chép Dương Nhật Lễ con nhà đào kép được quí tộc Trần


nhận làm con và đoạt ngôi nhà Trần một đoạn cuối thế kỉ XIV. Tôi đã được
nhiều nàh sân khấu học tài danh giảng giải về tuồng ta riêng và khác
tuồng Tàu, song tôi vẫn thấy tuồng ngấm chất ngoại sinh Hoa hơn chèo và
tôi xin mạn phép định tính Tuồng vốn là nghệ thuật sân khấu ca múa cung
đình (tuồng pho) sau mới dần dà dân gian hóa (tuồng đồ Nghêu Sò ÔSc
Hến chẳng hạn). Kại còn có những dị biệt giữa tuồng Bắc, tuồng Trung và
tuồng Nam…
Có lẽ không gian văn hóa tuồng lan toả từ miền Bắc, rực rỡ ở miền
Trung từt hời Đào Duy Từ (XVII) đến thời Đào Tấn (nửa cuối thế kỉ XIX) và
lan tỏa hát bội (bộ ?) đến miền Nam. Rõ ràng không gian văn hóa tuồng
phát triển nở rộng hơn không gian văn hóa chèo và khó nói chèo trực tiếp
đóng góp ngọn nguồn cho sân khấu cải lương trong khi ta có thể nói như
vậy về hát bội. Hát Bộ - Ca ra bộ của “Tuồng”.
Nghệ thuật cải lương, em út của nghệ thuật ca kịch dân tộc hình
như cũng khó mà có tờ giấy khai chính xác về năm tháng ra đời của nó
cho dù đã có nhiều bậc tài hoa viết về Hí nghệ cải lương, nào Sơn
Nam,nào Vương Hồng Sển, nào Hoàng Như Mai… Trong công trình khảo
cứu Cá tính của miền Nam (Đông Phố, Sài Gòn, 1974) ở phụ lục I Hí nghệ
cải lương (tr.138-144) Sơn Nam đã trích trọn bài trong Nông cổ mín đàm
số 12, năm thứ 16 ngày 19-4-1917 tường thuật buổi diễn thuyết về Hí
nghệ là một nghề nên cải lương của ông Lương Khắc Ninh. Có một quyển
khảo cứu công phu của ông Vương Hồng Sển Cải lương đã được 50 tuổi
(Nam Chi, Sài Gòn – 1970 ?), Hồ Biểu Chánh là một trong những người
ủng hộ việc sáng lập ngành sân khấu Cải lương (1910-1920). Vậy đặt sự
ra đời của sân khấu cải lương vào những năm 10 của thế kỉ XX là hợp
nhẽ. Đến thập kỉ 30 thì sân khấu cải lươn đã định hình và phát triển rất
đậm đặc “Cá tính miền Nam” mà lại có sức lan toả ra cả nước về sau.
Đọc và học Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Hoàng Như Mai, Mịch
Quang, Nguyễn Văn Trung… tôi có vài thu hoạch nhỏ bé sau đây :
1- Đất Nam Bộ có cơ tầng văn hóa Khơ-me rồi từ thế kỉ XVII có một

lớp phủ dầy văn hóa Việt lan dần từ Đông sang Tây Nam bộ, thành nền
tảng văn hóa Đồng Nai – Gia Định dân Việt chuyên chở di sản văn hóa
Việt từ Trung Nam bộ vàp miền “đất mới”. “Đất mới” còn thu hút người
Hoa, người Chà, người Ấn…
Giao lưu và giao hòa văn hóa. Thích nghi và biến đổi. Nảy sinh cái
mới : Hò miền Nam, nói thơ Vân Tiên… Hát bội (tuồng đậm ảnh hưởng
Hoa) phổ biến, mọi người ưa thích. Nhiều gánh hát bội riêng của quan to,
nhà giàu từ thời Lê Văn Duyệt (đầu XIX). Xuất hiện một tầng lớp trung -
thượng lưu và trên nần tảng làm ăn khấm khá, dù cực nhọc nhưng nhàn
rỗi. Từ đó nảy sinh phong trào ca nhạc tài tử, gốc từ nhã nhạc miền Phú
Xuân - Thuận Hóa (Huế).
2 – Đất rộng, người thưa, làm ăn mau khá, lúa dư, hàng dư, hệ
sông rạch chằng chịt. Nảy sinh dân thương hồ (buôn bán bằng xuồng ghe)
và “đạo đi buôn”:
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông
Ở những vùng “giao thủy” (nước ngọt/nước mặn = nước lợ)
mọc lên các thị tứ, thị trấn kiểu như :
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Đất rộng rãi, nông phóng khoáng, cá đầm đìa, nàh không rào, làngk
hông luỹ, thương hồ phiêu lãng : phóng khoáng, hiếu khách là “cá tính
miền Nam”. Có nhà nghiên cứu bảo : miền Bắc nặng tình, miền Nam nặng
nghĩa trong cùng một tình nghĩa Việt Nam.
3. Đã giao hoà văn hóa từ trước. Tây sang (giữa XIX) thì
Nam, sớm hơn Bắc, bước vào quá trình “100 năm giao thoa văn hóa Đông
– Tây”. Việc học và thi cử theo Nho bỏ sớm, trường học mới (Tây học)
mọc lên sớm. Chứ quốc ngữ sử dụng sớm. Tiểu thuyết Tây, Tầu, kịch
Pháp… được dịch ra chữ quốc ngữ sơm mà Sơn Nam thu vào bốn chữ
“Thơ - Tuồng - Truyện – Tích”. Có tinh hóa Á Đông mà cũng có chút

hương vị Tây phương. Đấy là thị hiếu mới của các tầng lớp dân chúng
miền Nam, từ trên chí dưới. Nói thơ, nói truyện, nói lối, đờn ca tài tử, ca ra
bộ (vừa ca vừa diễn xuất)… Tiếp xúc, đan xen, biến đổi văn hóa văn nghệ.
Hài kịch Pháp phổ biến ở một số trường học, tuồng cổ điển với màn cảnh
bố trí rõ rệt, đồng thời có thêm chút thoại kịch (chỉ kịch nói)… Nhưng dân
Nam cũng không thích lắm nữa tuồng cổ chỉ ca và tích Tầu bi hùng dạo lí.
Và ca ra bộ, nói lối là màn dạo đầu của sân khấu cải lương.
Nước mất, nhà tan… thì có sáng tác của ông Sáu Lầu (Cao
Văn Lầu) “Dạ cổ hoài lang”, rồi cùng ông và cá nghệ nhân dân gian khác
cứ phát huy mãi thành Vọng cổ với số nhịp ngày càng tăng được tích hợp
vào và làm sáng ra sân khấu cải lương mùi mẫn :
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
( Liễn, 1920)
Như vậy, theo nghĩa hẹp sân khấu cải lương là kết quả ảnh hưởng
kịch nói Tây vào sân khấu ca kịch dân tộc cổ truyền (hát bội). Diễn xuất
hát bội mang tính chất tượng trưng ước lệ, cải lương noi theo kịch nói
hướng hiện thực. hát bội thiên về đạo lý, cải lương hướng trữ tình. Sân
khấu cải lương là một sự hoà trộn Ta- Tầu – Tây, ban đầu còn sượng
(crue) như cái sống xít của tiếng Việt vùng “đất mới” pha Việt - tầu – Khơ
me.
Nhưng với thời gian, nó đã được tinh tế hóa dần dần. Đã có lúc ở
Việt Bắc, người ta muốn “khai tử” cải lương, như người Bắc ban đầu
không ăn được rau diếp cá, giá sông, sầu riêng… Riết rồi quen và say. Cải
lương lan rộng ra cả nước. Sau năm 1975, miền Bắc có nơi thích xem cải
lương hơn xem chèo để có một Nhà hát Cải lương Trung ương ra đời và
tồn tại. Đó là sự thực…

×