Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Trạm y tế của người cao tuổi mắc bệnh mạn tính không lây nhiễm ở các xã bãi ngang huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI
CAO TUỔI
TẠI HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


HUẾ - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI


CAO TUỔI
TẠI HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: CK 62 72 76 05
Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS. NGÔ VIẾT LỘC

HUẾ - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Văn Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế
- Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Dược Huế
- Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Huế
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế

- Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum
- Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
Đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Ngơ Viết Lộc, người
Thầy trực tiếp truyền thụ kiến thức, hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã cho tôi những ý kiến quý giá để
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Ya Ly, Sa Nhơn, Sa Bình, Thị trấn
Sa Thầy và 460 người cao tuổi đã hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Huế, tháng 10 năm 2019
Nguyễn Văn Thịnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT
BKLN
BV
COPD

Bảo hiểm y tế
Bệnh không lây nhiễm
Bệnh viện
(Chronic Obtructive Pulmonary Disease)


CSSK
ĐKKV
ĐTĐ
ĐTV
GSV

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Chăm sóc sức khỏe
Đa khoa khu vực
Đái tháo đường
Điều tra viên
Giám sát viên

KCB
NCT
NCV
NKHH
TBMMN
THA

Khám chữa bệnh
Người cao tuổi
Nghiên cứu viên
Nhiễm khuẩn hô hấp
Tai biến mạch máu não
Tăng huyết áp

TTYT


Trung tâm y tế

TYT
WHO

Trạm y tế
(World Heath Organization)
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Người cao tuổi và già hóa dân số.............................................................3
1.2. Khái quát về dịch vụ y tế.........................................................................5
1.3. Bệnh mạn tính ở người cao tuổi..............................................................7
1.4. Các mơ hình khám chữa bệnh cho người cao tuổi...............................14
1.5. Một số chính sách y tế đối với người cao tuổi ở Việt Nam......................21
1.6. Một số nghiên cứu trên Thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài nghiên
cứu........................................................................................................................... 23
1.7. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................29
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu............................................................31
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................35
2.6. Xử lý phân tích số liệu...........................................................................35
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................36
2.8. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................36

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................37
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................37
3.2. Tình hình mắc một số bệnh mạn tính ở người cao tuổi tại huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum..............................................................................................40
3.3. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính và một số yếu
tố liên quan của đối tượng nghiên cứu.................................................................46
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................54
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................54
4.2. Tình hình bệnh mạn tính của đối tượng nghiên cứu...........................55
4.3. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính và một số yếu
tố liên quan của đối tượng nghiên cứu.................................................................61
KẾT LUẬN............................................................................................................68
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bổ mẫu điều tra cho các xã.........................................................30
Bảng 3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................37
Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế của đối tượng nghiên cứu........................................39
Bảng 3.3. Phân bố khoảng cách đến cơ sở y tế gần nhất của đối tượng nghiên
cứu.......................................................................................................................... 39
Bảng 3.4. Tình hình mắc một số bệnh mạn tính ở đối tượng nghiên cứu................40
Bảng 3.5. Phân loại bệnh mạn tính ở đối tượng nghiên cứu...............................40
Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh mạn tính theo giới..................................................41
Bảng 3.7. Tình hình mắc bệnh mạn tính theo nhóm tuổi......................................41
Bảng 3.8. Tình hình mắc bệnh mạn tính nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu.......42
Bảng 3.9. Tình hình bệnh nhân mắc bệnh mạn tính theo dân tộc.....................43

Bảng 3.10. Tình hình mắc bệnh mạn tính tình trạng hơn nhân hiện tại.................43
Bảng 3.11. Tình hình mắc bệnh mạn tính theo kinh tế gia đình........................44
Bảng 3.12. Tình hình mắc bệnh mạn tính theo khoảng cách đến cơ sở y tế gần
nhất......................................................................................................................... 45
Bảng 3.13. Cơ sở y tế được chọn để khám chữa bệnh mạn tính khi tái phát của
đối tượng nghiên cứu.............................................................................................46
Bảng 3.14. Liên quan giữa đặc điểm chung và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh mạn tính định kỳ..........................................................................................48
Bảng 3.15. Liên quan giữa tình trạng kinh tế và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh mạn tính định kỳ..........................................................................................49
Bảng 3.16. Liên quan giữa khoảng cách đến cơ sở y tế và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh mạn tính định kỳ......................................................................50
Bảng 3.17. Mơ hình hồi quy đơn biến logistic về các yếu tố liên quan đến sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính định kỳ ở đối tượng nghiên cứu......50


Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm chung và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh mạn khi tái phát...........................................................................................51
Bảng 3.19. Liên quan giữa tình trạng kinh tế và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh mạn khi tái phát...........................................................................................52
Bảng 3.20. Liên quan giữa khoảng cách đến cơ sở y tế và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh mạn tính khi tái phát................................................................53
Bảng 3.21. Mơ hình hồi quy đơn biến logistic về các yếu tố liên quan đến sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh mạn tính khi tái phát........................................................53


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi................................................9
Biểu đồ 1.2. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum...........28

Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc bệnh mạn tính của người cao tuổi theo trình độ học vấn
................................................................................................................................. 42
Biểu đồ 3.2. Tình hình mắc bệnh mạn tính theo nơi ở........................................44
Biểu đồ 3.4. Cơ ở y tế được chọn để khám bệnh mạn tính định kỳ...................46
Biểu đồ 3.5. Lý do khơng khám chữa bệnh mạn tính khi bệnh tái phát............47
Biểu đồ 3.6. Lý do chọn cơ sở y tế khi bị tái phát để khám chữa bệnh mạn tính.....47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, thế kỷ 21 là thế kỷ già hóa dân số, ước tính
đến năm 2050, 79% dân số thế giới trên 60 tuổi sống ở các nước đang phát triển [].
Vì vậy tại nhiều nước trên thế giới hiện nay rất quan tâm đến vấn đề này và đang
tìm biện pháp để giảm những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Số người trên 60 tuổi đang
tăng nhanh, tạo ra những thách thức đối với tất cả các nước trong việc quan tâm,
chăm sóc người cao tuổi tồn diện về cả thể chất lẫn tinh thần để người cao tuổi có
thể sống lâu, sống hữu ích cho xã hội.
Tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân số già đang tăng nhanh,
điều đó phản ánh thành tựu phát triển về kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số [].
Nước ta hiện có hơn 10 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 10% dân số; dự báo đến
năm 2030, sẽ có gần 19 triệu và hơn 28 triệu người vào năm 2050. Với tỷ lệ này Việt
Nam đang bước vào giai đoạn dân số già và là một trong số ít quốc gia có tốc độ già
hóa dân số nhanh nhất thế giới. Sự chuyển đổi nhân khẩu lớn lao này mang đến cả cơ
hội và thách thức, tác động nhiều mặt của chính sách an sinh xã hội mà trước hết là
cơng tác chăm sóc người cao tuổi.
Theo báo cáo 5 năm thực hiện Chương trình hành động quốc tế Madrid về
người cao tuổi của Việt Nam năm 2008, khoảng 95% người cao tuổi có bệnh mạn
tính, khơng lây truyền và trung bình một người mắc 2,9 bệnh. Tỷ lệ người cao tuổi

có sức khỏe tốt là 5,23%, sức khỏe kém 22,9%. So với các nước trong khu vực,
tình trạng sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam thấp hơn nhiều. Tuy nhiên có nhiều
lý do khác nhau, từ khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở y tế đến chi phí khám chữa
bệnh, từ lo ngại chất lượng dịch vụ y tế đến hiệu quả điều trị… làm cho việc khám
chữa bệnh kịp thời khi bị ốm với người cao tuổi còn hạn chế. Theo điều tra quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi bị ốm trong vòng
12 tháng cần điều trị nhưng không được điều trị là gần 55% trong đó ngun nhân
khơng đủ tiền để chi trả là 52% và ngun nhân khơng có người đưa đi bệnh viện
là 11,5% [].


2
Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng cơng bằng và hiệu lực là mục
tiêu và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong nhiều năm qua, nước ta
đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện việc cung cấp các dịch vụ y tế cho nhóm người cao
tuổi, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở. Đây là tuyến y tế ban đầu gần
dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí
thấp nhất và hiệu quả nhất []. Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng có vai trị quan trọng
trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện các nội dung của
chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám,
chữa bệnh cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo là những khu vực điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tỷ lệ người nghèo cao, lại ở xa
các bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương. Định hướng tăng cường mạng lưới y tế
trong những năm tới được xác định là để bảo đảm cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu toàn diện, giúp mọi người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ y tế ít
tốn kém là yếu tố cơ bản, có tính quyết định tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn
dân. Thế nhưng hệ thống y tế nói chung và mạng lưới y tế cơ sở đang đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao,
mơ hình bệnh tật thay đổi với bệnh khơng lây nhiễm, tai nạn, thương tích ngày càng
tăng, các dịch bệnh mới nổi diễn biến phức tạp, tình trạng già hóa dân số sẽ là thách
thức đối với ngành y tế.

Hiện nay, có một số cơng trình nghiên cứu về tình hình bệnh tật và sử dụng
dịch vụ y của người cao tuổi, nhưng vẫn cịn ít nghiên cứu về sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh mạn tính khơng lây nhiễm của người cao tuổi ở trạm y tế tại Phú Vang,
chính vì những lý do trên tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ sử dụng
dịch vụ khám, chữa bệnh tại Trạm y tế của người cao tuổi mắc bệnh mạn tính
khơng lây nhiễm ở các xã bãi ngang huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2020”, với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Trạm y tế của người cao
tuổi mắc bệnh mạn tính khơng lây nhiễm ở các xã bãi ngang huyện Phú Vang tỉnh
Thừa Thiên Huế;
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại
Trạm y tế của đối tượng nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGƯỜI CAO TUỔI VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ
Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi (NCT) là những người từ 60 tuổi trở lên
[], theo Luật NCT của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, NCT là công dân
Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên [].
Già hố dân số đánh dấu thành cơng của chuyển đổi nhân khẩu học nhờ kết
hợp giảm nhanh, giảm mạnh mức chết và mức sinh trong đó giảm mức sinh là yếu
tố quyết định nhất dẫn đến làm thay đổi cơ cấu tuổi, phân bố dân số của từng nhóm
tuổi (tỷ lệ người trưởng thành và người cao tuổi tăng lên trong cơ cấu dân số, tỷ lệ
dân số trẻ so với tổng dân số giảm rõ rệt) và tuổi trung vị của dân số không ngừng
tăng lên. Để xem xét đánh giá vấn đề dân số già hóa, các nhà nhân khẩu học dựa
vào các chỉ số như tuổi thọ bình quân, tỷ lệ dân số 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên,
tuổi trung vị []...

Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi.
Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này khơng phù hợp. Hiện tại
chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên hợp quốc chấp
nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm:
Sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên).
Già hoá diễn ra khi mức sinh giảm trong khi triển vọng sống duy trì khơng đổi
hoặc tăng lên ở các độ tuổi già. Trong giai đoạn 1950-2005, không chỉ mức tử vong
sơ sinh giảm mà mức tử vong ở tất cả những nhóm tuổi khác cũng giảm. Mức sinh
giảm ở hầu hết các nước trên thế giới. Thế kỷ XX đã chứng kiến một cuộc cách
mạng về tăng tuổi thọ. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm, dự
kiến đạt mức 67,2 tuổi năm 2010 và 75,4 tuổi vào năm 2050. Kết quả là dân số của
nhiều quốc gia sẽ già hoá nhanh chóng và số lượng quốc gia phải đối mặt với thực
trạng này ngày càng tăng. Thành tựu này cùng với kết quả tăng trưởng dân số trong
nửa đầu của thế kỷ XXI, dự báo trong giai đoạn 2005-2050, một nửa lượng dân số


4
gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi (60+), số trẻ em dưới 15 tuổi sẽ giảm nhẹ.
Dân số 60+ của thế giới sẽ tăng gấp ba từ 673 triệu (246 triệu sống ở các quốc gia
phát triển) năm 2005 lên 2 tỷ vào năm 2050 (406 triệu ở các quốc gia phát triển). Tỷ
lệ người cao tuổi tăng từ 10% năm 1998 lên 15% năm 2025 [].
Già hoá dân số sẽ là một thách thức lớn mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong
thời gian tới. Do những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế và kế hoạch hố gia
đình, mức sinh của nước ta đã giảm mạnh từ trung bình 4,8 con 1979 xuống 2,33
con 1999 và 2,07 con 2007 và nâng tuổi thọ bình quân của Việt Nam từ 68,6 tuổi
1999 lên 72,2 tuổi 2005, dự kiến sẽ là 75 tuổi vào năm 2020 [].
Trong hơn 50 năm qua, nhờ tuổi thọ được nâng cao, từ 44,4 tuổi năm 1960 lên
73,2 tuổi năm 2014, và mức sinh giảm rõ rệt tương ứng từ 7 con xuống 2,09 con []
nên quy mô và cơ cấu tuổi của dân số của Việt Nam đã có những biến động mạnh
mẽ. Trong giai đoạn 1979 - 2015, dân số tăng từ 53,7 triệu lên 91,5 triệu người;

đồng thời, số người cao tuổi tăng tương ứng từ dưới 4 triệu (6,9% dân số) lên 10,35
triệu (11,3% dân số). Từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già khi số
người từ 60 tuổi trở lên chiếm đến 10,2% tổng dân số và dự báo sẽ trở thành nước
có dân số rất già năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1% []. Dự báo
đến năm 2049, tỷ lệ NCT sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có
một người cao tuổi. Khi đó, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15 - 59) sẽ giảm từ
65% năm 2015 xuống còn 57% năm 2049.Xu hướng số người cao tuổi tăng lên sẽ
làm tăng gánh nặng kinh tế, xã hội để duy trì ổn định cuộc sống khoẻ mạnh của
nhóm người cao tuổi. Ngay cả khi tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm đi cũng không thể bù
đắp những chi phí xã hội tăng lên, do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn nhiều so
với chi phí cho trẻ em. Nhu cầu chăm sóc người cao tuổi (y tế, xã hội, tài chính) sẽ
là một thách thức lớn. Người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chi
phí chăm sóc người cao tuổi cao gấp 7-8 lần so với chăm sóc trẻ em [].
Nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi
Nhu cầu khám chữa bệnh là những nhu cầu được hình thành khi sức khỏe con
người bị ảnh hưởng. Sự thỏa mãn và mức độ thỏa mãn nhu cầu tuy có khác nhau


5
nhưng khi sức khỏe bị ảnh hưởng thì nhu cầu khám chữa bệnh để duy trì sức khỏe
là một nhu cầu chính đáng và bức thiết.
NCT thường mắc nhiều bệnh, các triệu chứng bệnh thường khơng điển hình,
tâm lý và mơ hình bệnh tật khác với người trẻ []. Hơn thế nữa đối với NCT khi cơ
thế đã bị “lão hóa” thì khả năng phục hồi sẽ chậm đơi khi không thề phục hồi nếu sự
can thiệp quá chậm trễ. Do vậy nhu cầu khám chữa bệnh ở NCT cần được xác định
ở mức tối thiếu nhằm đảm bảo phục hồi, ổn định tình trạng sức khỏe vốn dĩ đã yếu
kém do tuổi già. Về góc độ y học và xã hội nhu cầu khám chữa bệnh NCT bao gồm:
Nhu cầu được khám bệnh kịp thời khi ốm đau; nhu cầu được BHYT thanh tốn các
chi phí KCB; nhu cầu được con (cháu) chăm sóc khi ốm đau; nhu cầu được BS
thăm hỏi ân cần, thăm khám cẩn thận đế có chẩn đốn chính xác. Nhu cầu khám

chữa bệnh cịn là nhũng yêu cầu cấp thiết của người cao tuổi được xác định bởi cán
bộ chuyên môn y tế. Nhu cầu hàng đầu với khám chữa bệnh phải là phòng bệnh,
phát hiện sớm bệnh, chừa bệnh kịp thời đê tránh hoặc kéo dài thời kỳ chuyển sang
mạn tính, di chúng. Thực hiện kiên trì phục hồi chức năng, điều dưỡng, chăm sóc cả
tinh thần và thê chất nhằm giúp người bệnh hịa nhập trở lại với sinh hoạt bình
thường của cộng đồng xã hội.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ Y TẾ
1.2.1. Khái niệm dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán và điều trị
bệnh hay dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, bao gồm
những dịch vụ liên quan trực tiếp và gián tiếp đến con người. Dịch vụ y tế là kết quả
cụ thể của bất kỳ hệ thống y tế nào []. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và
không cá nhân. Dịch vụ y tế là những chức năng dễ thấy nhất của bất kỳ hệ thống y
tế nào, cho cả những người sử dụng nói riêng và cộng đồng nói chung. Khám chữa
bệnh là một trong những cấu phần quan trọng của dịch vụ y tế.
Khám chữa bệnh: Theo Luật khám chữa bệnh của nước ta, khám bệnh là hỏi
bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định phương
pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp
y học và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho người bệnh [].


6
Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh: Là khả năng những người khi có tình trạng
sức khỏe bất thường hoặc khi có nhu cầu đến khám chữa bệnh được mua thuốc hay
sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nào khác do các cơ sở y
tế công lập hay y tế tư nhân cung cấp.
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ y tế
1.2.2.1. Tiếp cận y tế
Tiếp cận y tế là khả năng mà người sử dụng các dịch vụ sức khoẻ cần có thể

được đáp ứng tại nơi cung cấp. Mục đích của dịch vụ y tế là đến với mọi người
cộng đồng, nhằm thoả mãn nhu cầu về sức khoẻ cho con người và cộng đồng.
1.2.2.2. Yếu tố bệnh tật
Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh của người dân.
Khi đau ốm nhẹ: Cảm cúm, đau bụng, nhức đầu ... thông thường mọi người đều
chung cách thức giải quyết, đó là để tự khỏi hoặc sử dụng các loại thuốc có sẵn
trong nhà hoặc tự ý mua thuốc tự chữa mà không có sự can thiệt của thầy thuốc. Họ
chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh không khỏi hoặc tiến triển nặng hơn. Cịn đối với
những người có điều kiện khá hơn thì đi khắp tuyến trên; đối với những người
nghèo thì chọn y tế địa phương.
1.2.2.3. Yếu tố giá cả
Các trường hợp bệnh nặng, cấp cứu cấp tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức
khoẻ và tính mạng, thì việc lựa chọn các dịch vụ y tế không phụ thuộc vào thu nhập.
Dù nghèo khó đến mức nào họ cũng sẵn sàng bán cả tài sản thậm chí là cả nhà cửa,
chỉ mong sao người thân của họ được cứu sống. Thế nhưng các trường hợp nhẹ và
vừa thì vấn đề thu nhập và giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử
dụng đến dịch vụ y tế. Lúc này họ đến các cơ sở y tế thuộc địa bàn họ cư trú để
khám chữa bệnh, vì giá cả thấp hơn hợp lý với thu nhập của họ.
1.2.2.4. Yếu tố dịch vụ y tế
Thường không được đo lường bằng các biến định lượng mà bằng cách biến
định tính, thể hiện nguyện vọng ý kiến của người dân đối với cơ sở y tế.
Yếu tố dịch vụ y tế bao gồm: Trình độ chun mơn của thầy thuốc, trang thiết
bị và vật tư y tế.


7
1.2.2.5. Yếu tố đặc trưng cá nhân
Nhiều tác giả cho thấy rõ các yếu tố liên quan gần nhất đến việc sử dụng dịch
vụ y tế yếu tố cá thể của con người như: Tuổi, giới, văn hoá, nghề nghiệp, dân tộc...
Điền kiện địa lý ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ y tế. Việc tiếp cận về mặt địa

lý đến các cơ sở y tế được đo bởi khoảng cách và thời gian. Nhìn chung, người dân
ở khu vực miền núi (khơng tính đến điều kiện kinh tế) tiếp cận dịch vụ y tế ít hơn
vùng đồng bằng. Tại khu vực miền núi, người nghèo chủ yếu đến trạm y tế xã, cao
hơn rõ rệt so với khu vực đồng bằng; người giàu tiếp cận dịch vụ y tế tuyến trên cao
gấp 4 lần người nghèo. Người nghèo khu vực miền núi, tiếp cận các dịch vụ y tế
thấp hơn 6 lần so với người giàu tại khu vực đồng bằng [].
1.3. BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
1.3.1. Khái niệm bệnh mạn tính
Trong các lĩnh vực khác nhau của y tế, có rất nhiều cách sử dụng thuật ngữ
bệnh mạn tính []. Theo WHO, bệnh mạn tính, hay cịn được biết đến là bệnh khơng
lây nhiễm, là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên và
là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền, sinh lý, mơi trường và hành vi [].
Bệnh mạn tính thường gặp bao gồm những bệnh không truyền nhiễm như viêm
khớp, bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tiểu đường và các bệnh do virus gây ra như
viêm gan siêu vi C và HIV/AIDS. Trong y học, trái ngược với mạn tính (kinh niên)
là cấp tính, khi bệnh khởi phát nhanh với cường độ cao [].
Liên quan đến sức khỏe NCT, cũng cần đề cập đến một tiến trình sinh học là
tiến trình già hóa. Thực sự tiến trình lão hóa đã bắt đầu ngay từ khi con người
trưởng thành và liên tục cho đến chết. Đó là q trình suy u các cấu trúc và chức
năng của cơ thê biêu hiện qua nhiều hiện tượng kê trên. Một cách cụ thế hơn, sự lão
hóa xảy ra là do việc phục hồi khơng đầy đủ những tổn thương các thành phần của
cơ thế. Những điều kiện sống khơng thuận lợi có the làm tăng nhanh q trình lão
hóa do các tác động cơ học (chấn thương), hóa học (các chất độc từ mơi trường, từ
thực phâm, từ dược phâm), tia xạ (ánh nắng, tia phóng xạ), sinh học (các mầm
bệnh)... Do vậy, đế làm chậm lại q trình lão hóa cần tác động trên hai mặt: giảm
tồn thương các thành phần của cơ thể và tăng cường quá trình hồi phục.


8
Già không phải là bệnh nhưng tạo điều kiện cho bệnh lý phát sinh, phát triển.

Do tuổi già, nên khả năng tự điều chỉnh, khả năng hấp thụ, dự trữ dinh dường đều
giảm sút. Có những thiếu hụt và rối loạn chuyển hoá, giảm phản ứng và khả năng tự
bảo vệ của cơ thế với các yếu tố gây bệnh như nhiễm khuấn, nhiễm độc và stress. Ở
NCT, vào giai đoạn nhất định, khó có thề phân biệt đâu là già sinh lý (sự biến đổi tự
nhiên trong quá trình lão hóa) và đâu là bệnh lý (chẳng hạn như mờ mắt, tai nghe
kém, mỏi mệt, trí nhớ giảm).
1.3.2. Mơ hình bệnh mạn tính ở người cao tuổi tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có 4 nhóm bệnh khơng lây nhiễm chủ yếu, đó là: Bệnh tim
mạch, ung thư, đái tháo đường (type 2), động kinh và trầm cảm. Các bệnh này nói
riêng và bệnh khơng lây nhiễm nói chung đang ngày càng tăng trong khi tỷ lệ tử
vong do bệnh lây nhiễm giảm. Cụ thể là nếu như năm 1996 bệnh lây nhiễm chiếm
tỷ lệ mắc là 37%, trong đó chết là 33%; bệnh không lây nhiễm theo thứ tự là 50% 43%, thì đến năm 2005, bệnh lây nhiễm giảm cịn 25% - 16%; cịn các bệnh khơng
lây nhiễm tăng tỷ lệ người mắc lên 62%, trong đó chết là 61% [].
Bệnh khơng lây nhiễm có chung các yếu tố nguy cơ và các yếu tố nguy cơ này
được chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là các yếu tố nguy cơ về hành vi lối sống
bao gồm hút thuốc lá, lạm dụng rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý (như ăn ít
rau, nhiều thịt) và thói quen ít vận động. Nhóm thứ hai là các yếu tố mơi trường bao
gồm mơi trường tự nhiên, mơi trường chính trị, mơi trường xã hội, mơi trường kinh
tế. Nhóm thứ ba là các yếu tố nguy cơ không thay đổi được như tuổi, giới tính,
chủng tộc...
Điều đáng nói là các nguy cơ bệnh không lây nhiễm tăng dần theo tuổi do sự
phơi nhiễm trong một thời gian dài của các cơ quan bộ phận chức năng của cơ thể
và giảm khả năng hệ thống miễn dịch. Các bệnh không lây nhiễm thường có thời
gian tiềm tàng kéo dài với các tình trạng tiền bệnh như thừa cân, béo phì, tăng huyết
áp, rối loạn glucose máu và một số rối loạn chuyển hóa khác [].
Gánh nặng bệnh tật ở NCT chủ yếu gây ra bởi các BKLN; chiếm từ 87 - 89%
số DALY mất đi và 86 - 88% số trường hợp tử vong tuỳ theo từng nhóm tuổi. Độ


9

tuổi càng cao, mức độ tổn thương do bệnh tật càng lớn và số tử vong càng nhiều.
Nhóm tuổi 60 - 69 có dân số cao hơn gấp đơi so với nhóm 70 - 79 tuổi nhưng số
DALY chỉ cao hơn gấp 1,35 lần. Trong khi đó, số dân từ 80 tuổi trở lên nhỏ hơn
nhóm 70 - 79 tuổi, nhưng lại có số DALY cao hơn và có số trường hợp tử vong cao
gấp 2,5 lần [].

Biểu đồ 1.1. Gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi
1.3.3. Một số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi
1.3.3.1. Tăng huyết áp và bệnh tim mạch
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam. Một người lớn trưởng thành
> 18 tuổi được gọi tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết
áp tâm trương > 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít nhất
2 lần khác nhau được bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp. Mỗi lần khám huyết áp được
đo ít nhất 2 lần [].
Phân loại: Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn) chiếm 90-95%, là dạng khơng
tìm được ngun nhân, được xem là bệnh đa yếu tố, trong đó có sự tương tác giữa
yếu tố di truyền và mơi trường như ăn mặn, béo phì, uống rượu, stress, tuổi, giới,
chủng tộc, thuốc lá, bất dung nạp glucose .Tăng huyết áp thứ phát, tỷ lệ khoảng 510%, cần được xác định ngun nhân vì có thể điều trị khỏi cho người bệnh.
Nguyên nhân tăng huyết áp có thể xếp thành các nhóm chính gồm tăng huyết áp do
thuốc, do hẹp van động mạch chủ, do thận, do nội tiết. Các nguyên nhân khác như
thai kỳ, bệnh tạo keo [].


10
THA vừa được coi là bệnh nhưng đồng thời cũng là một yếu tố nguy cơ
chuyển hoá trung gian của một số bệnh, đặc biệt bệnh tim mạch. THA là một vấn đề
sức khoẻ thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng ở NCT. Đồng thời bệnh tim
mạch là nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong gánh nặng bệnh tật ở NCT Việt Nam.
Trên phạm vi toàn cầu, cả ở nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ mắc THA ở
NCT thường trên 50%, thậm chí có thể lên tới 80% [].

Bệnh tim do THA (hypertensive heart disease) là một loại bệnh theo ICD-10,
theo kết quả đánh giá gánh nặng bệnh tật, bệnh này chỉ chiếm từ 1% đến 2% tổng số
DALY ở NCT Việt Nam. Tuy nhiên trong nghiên cứu gánh nặng bệnh tật, gánh
nặng của THA chủ yếu được tính qua sự đóng góp của THA như là một yếu tố nguy
cơ trung gian của nhiều loại bệnh nguy hiểmkhác như bệnh tim thiếu máu cục bộ,
tai biến mạch máu não và suy thận. Theo kết quả nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ
BKLN, khoảng 23% DALY do BKLN ở NCT liên quan đến THA [].
Nhìn chung thì tỷ lệ mới mắc về bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi liên hệ
chặt chẽ với huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương [].
1.3.3.2. Đái tháo đường
Các biến chứng bệnh tiểu đường làm cho người già bị tàn phế cũng là một mối đe
dọa thường xuyên, chẳng hạn biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh
thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa, còn biến chứng thần kinh ngoại vi và
mạch máu não của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại thư, khi mức độ trở nên
nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong. Những
người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khoẻ nghiêm
trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng
ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Ngồi ra, những người đái
tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có
thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù
lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới . Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến
3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ . Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan
trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh


11
mù tồn cầu có thể là do đái tháo đường . Đái tháo đường là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây ra suy thận .
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT dao động rất nhiều giữa các nghiên cứu cho nên khó phát
hiện xu hướng theo thời gian. Theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ NCT mắc ĐTĐ

thấp nhất là 4,15% và cao nhất là 14,59%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT giảm khi tuổi tăng.
Tỷ lệ ở nữ cao hơn nam, ở thành thị cao hơn nông thôn, ở đồng bằng cao hơn trung du
và miền núi, và ở dân tộc Kinh cao hơn dân tộc thiểu số. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam
thấp hơn kết quả nghiên cứu của đa số các tác giả khác trên thế giới [].
1.3.3.3. Bệnh cơ xương khớp
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thối hóa
khớp là hay gặp nhất. Ngun nhân gây thối hóa khớp ở người cao tuổi đó là: Tuổi
càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương.
Ngồi ra cịn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi
chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp. Thối hố khớp cịn có thể là hậu quả của
các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có
chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao… Thối
hóa khớp là q trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ
chức ở khớp và quanh khớp. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người
bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.
Khi bị thối hóa khớp mà khơng phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến
tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.
Trong khi tỷ lệ được chẩn đoán viêm khớp khoảng 34%, tỷ lệ khai có triệu
chứng đau lưng, đau khớp dao động từ khoảng 20% lên 69%. Tỷ lệ mắc bệnh viêm
khớp ở nữ cao hơn nam giới. Khơng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh/triệu
chứng cơ xương khớp theo nhóm tuổi [].
Bệnh viêm khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên thế giới, 0,5-3% dân số (ở
người lớn). Ở Việt Nam có tỷ lệ 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh nhân mẳc
bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Có thể nói viêm khớp dạng thấp là bệnh của phụ nữ


12
tuổi trung niên vì 70-80% bệnh nhân là nữ tuổi trung niên và 60-70% có tuổi trên
30. Nghiên cứu của Farre - Rovira R. và cs ờ Tây Ban Nha cho thấy, bệnh xương

khớp (một trong các bệnh rất hay gặp ở NCT) tuy có làm ảnh hưởng rõ rệt tới tình
trạng sức khỏe chung và khả năng lao động chân tay song không phải là yếu tố gây
ảnh hưởng chất lượng sống của NCT.
1.3.3.4. Bệnh phổi mạn tính
Các bệnh phổi mạn tính phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính và hen phế quản.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu
lượng khí thở ra thường xuyên, tiến triển, khó hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần
do viêm phế quản mạn tính hoặc do khí phế thũng gây ra. COPD có 2 thể bệnh: thể
viêm phế quản mạn tính và thể khí phế thũng []. Tình trạng tổn thương hoặc tắc
nghẽn tại các mô phổi gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính. Phổi tắc nghẽn
mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng
ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Khi bệnh tiến triển, có thể khó thở khi thở ra hoặc thậm chí khi hít vào. Bệnh
nhân COPD có thể bị viêm phế quản tắc nghẽn, khí phế thũng hoặc cả hai. Số bệnh
này khác nhau từ người này sang người khác. Hen suyễn là một bệnh khác gây hẹp
đường thở, khiến đơi lúc khó thở, nhưng hen không được bao gồm trong định nghĩa
của COPD. Một số người có cả COPD lẫn hen suyễn. Viêm phế quản mạn tính
khơng cịn được coi là một loại COPD, mặc dù thuật ngữ này vẫn được các nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng để mơ tả một bệnh nhân bị ho có đàm
trong ba tháng trong hai năm liên tiếp.
Tỷ lệ mắc những bệnh phổi mạn tính ở NCT tương đối cao, giữa 10% và 20%.
Khơng có xu hướng rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính theo tuổi [].
1.3.3.5. Bệnh ung thư
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2018 số ca mắc ung thư mới của Việt
Nam đã tăng lên 165.000 ca. Ung thư đang là một trong những thách thức sức khoẻ
cộng đồng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Khoảng 40% trường hợp ung thư có thể


13

được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn
uống, dinh dưỡng, hoạt động thể chất. Tuy nhiên, do môi trường sống, thói quen
sinh hoạt…khiến cho tỷ lệ mắc ung thư ở ngày càng cao và đáng báo động. Ung thư
xảy ra ở mọi lứa tuổi, 80% trường hợp mắc ung thư từ 45 tuổi trở lên. Mọi bộ phận
trên cơ thể đều có thể bị ung thư và ở người có khoảng 100 loại ung thư khác nhau.
Các yếu tố môi trường là tác nhân lớn gây ra bệnh ung thư như hút thuốc lá, chế độ
ăn, bệnh nhiễm trùng, hóa chất, phóng xạ… Với những người thừa cân béo phì tăng
nguy cơ ung thư vú, đại tràng, nội mạc tử cung, thực quản, thận, túi mật.
Cùng với ô nhiễm môi trường, thuốc lá cũng là một trong những nguy cơ gây
ung thư. Trong khói thuốc chứa hàng nghìn loại hóa chất, trong đó có gần 70 chất
gây ung thư, đáng kể nhất là ung thư phổi và ung thư vịm họng… Trong khi đó,
một nửa số nam giới ở nước ta nghiện thuốc lá, thuốc lào, chưa kể 1,4% nữ giới
cũng hút thuốc và gần 40.000 người không hút thuốc nhưng thường xun hít phải
khói thuốc.
Thuốc lá là ngun nhân của 30% các loại ung thư ở người như ung thư phổi,
thanh quản, thực quản, tụy...Rượu, bia gây nhiều loại ung thư như ung thư miệng,
họng, thanh quản, vú... Tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới cao thứ ba sau ung thư
phổi và dạ dày, nguyên nhân chính là do xơ gan vì sử dụng rượu bia quá mức.
Điều tra tại cộng đồng cho thấy khoảng 1,1% số NCT ở Việt Nam mắc các loại
bệnh ung thư. Tỷ lệ này ở người sau 70 tuổi cao hơn nhóm 60 - 69 tuổi, nam mắc
nhiều hơn nữ; thành thị nhiều hơn nông thôn [].
Tỷ lệ mắc các bệnh về khối u trong số bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh
viện Lão khoa TW năm 2008 là 6,4% []. Dù bệnh ung thư là một nhóm bệnh phổ
biến ở NCT nhưng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc các loại ung thư.
Theo số liệu ước tính của Globocan, ở Việt Nam có khoảng 70,4 nghìn NCT mắc
mới ung thư các loại vào năm 2018; trong đó nam gấp 1,5 lần nữ. Ung thư phổi, ung
thư đại trực tràng và ung thư dạ dày là 3 loại ung thư mới mắc phổ biến nhất ở cả
hai giới [].



14
Theo Tổ chức sáng kiến toàn cầu về ung thư (GICR), Việt Nam xếp vị trí
99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19
châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2015, Việt Nam xếp vị trí 107
và thời điểm 2013 xếp ở vị trí 108.
1.4. CÁC MƠ HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI
1.4.1. Mơ hình khám chữa bệnh người cao tuổi trên thế giới
Có nhiều hoạt động khác nhau trên thế giới trong công tác khám chữa bệnh
cho NCT như: Mơ hình khám chữa bệnh tại nhà tại Mỹ, tại Pháp, Nga v.v... Ở Mỹ,
nơi đã thực hiện chăm sóc và khám chữa bệnh tại nhà có nhiều kết quả thơng qua
phát triển y học gia đình (YHGĐ), đó là một chun khoa bao gồm nhiều lĩnh vực.
YHGĐ có nhiều nguyên lý nhưng trong đó có 6 nguyên lý cơ bản quan trọng
nhất, bao gồm:
Nguyên lý thứ nhất – Đa khoa tổng quát (chăm sóc phối hợp): Bác sỹ gia đình
(BSGĐ) có thể giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau khi một đối tượng
đến gặp ở lần tiếp xúc đầu tiên. Khi cần thiết, BSGĐ cần đảm bảo việc chuyển
người bệnh một cách hợp lý và đúng thời điểm đến các dịch vụ chăm sóc của
chun khoa khác. Trong những tình huống này, BSGĐ đóng vai trị là người điều
phối, giống như một nhạc trưởng trong việc chăm sóc sức khỏe (CSSK). BSGĐ
chịu trách nhiệm quản lý sức khỏe cho người bệnh theo thời gian, đây chính là một
chức năng quan trọng trong CSSK.
Nguyên lý thứ hai – Chăm sóc liên tục: Tính liên tục trong CSSK là một
nguyên tắc căn bản của chuyên ngành YHGĐ, và là một đặc trưng mà các BSGĐ áp
dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ CSSK. Trong YHGĐ, các bác sĩ xây dựng
được một mối quan hệ lâu dài với từng cá nhân, thay vì chỉ tập trung vào một bệnh.
Quá trình thực hành của BSGĐ là lấy con người làm trung tâm thay vì lấy bệnh tật
làm trung tâm. Người dân/ người bệnh sẽ được các bác sĩ quản lí, theo dõi, CSSK
và khám chữa bệnh (KCB) trong thời gian dài và không bị giới bạn bởi bất cứ giai
đoạn bệnh lý cụ thể nào. Tính liên tục trong CSSK, có 3 khía cạnh cần được xem
xét: Tính thơng tin, tính liên tục theo thời gian và mối quan hệ giữa các cá nhân.



15
Tính liên tục về thơng tin liên quan đến việc thu thập và cập nhật các thông tin của
người bệnh và gia đình họ liên quan đến tình trạng sức khỏe, sử dụng và tiếp cận
các thông tin giúp cải thiện hiệu quả CSSK người bệnh. Thông tin được lưu giữ
bằng hồ sơ quản lý sức khỏe (QLSK), có thể ở dưới dạng hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ
giấy. Tính liên tục theo thời gian đề cập đến quy trình chăm sóc, mơ tả về cách tiếp
cận nhất qn và thống nhất trong việc thỏa mãn các nhu cầu CSSK cho một người
bệnh trong thời gian dài. Tính liên tục trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thể hiện
mối liên hệ mật thiết trong công tác CSSK giữa người bệnh, gia đình họ và bác sĩ.
Nguyên lý thứ ba – Chăm sóc tồn diện: Q trình thực hành của BSGĐ giúp
cung cấp một cách lồng ghép các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật,
khám bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng và các hỗ trợ về mặt thể chất, tâm lý
và xã hội cho từng trường hợp người bệnh cụ thể. Chăm sóc tồn diện còn là cung
cấp đầy đủ các dịch vụ và thủ thuật lâm sàng cho những vấn đề sức khỏe thường
gặp ở cộng đồng cho mọi đối tượng không phân biệt lứa tuổi, giới tính theo hướng
chăm sóc ban đầu lấy người bệnh làm trung tâm.
Nguyên lý thứ tư – Hướng cộng đồng: Nghề nghiệp của người bệnh, yếu tố
văn hóa và mơi trường là những khía cạnh tác động đến việc CSSK. Sự hiểu biết về
mơ hình bệnh tật trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến định hướng chẩn đoán của bác
sĩ và giúp họ đưa ra những quyết định liên quan đến việc cung ứng dịch vụ. Các vấn
đề của người bệnh cần được nhìn nhận trong bối cảnh cộng đồng địa phương nơi họ
sinh sống. BSGĐ phải lưu ý các phong tục tập quán của cộng đồng có ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của cá nhân và cả cộng đồng cũng như mơ hình sử dụng
DVYT của cộng đồng đó.
Nguyên lý thứ năm – Hướng gia đình: Các BSGĐ cần xem xét sự ảnh hưởng
của bệnh tật đến gia đình người bệnh, cũng như sự ảnh hưởng của gia đình đến tình
trạng sức khỏe của từng cá thể trong gia đình. Trong quá trình thực hành lâm sàng,
các BSGĐ thường sử dụng một số công cụ để đánh giá tác động của gia đình như:

Cây phả hệ, sơ đồ gia đình, chỉ số APGAR, đánh giá SCREEM, chuỗi sự kiện gia
đình,… Các BSGĐ cần cung cấp một chương trình chăm sóc tồn diện cho tất cả


×