Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN QUÝ

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN QUÝ

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này tôi xin cam đoan là hoàn
toàn trung thực, do bản thân thu thập từ các nguồn tài liệu tham khảo và nghiên cứu,
phân tích, đánh giá. Số liệu trên chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài học vị nào.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành được luận văn tác
giả đều gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ. Thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc cụ thể.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Văn Quý


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái
Nguyên khi nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của các
đơn vị, tập thể và các cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, bộ phận sau đại
học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
nghiêm cứu và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, khoa học của PGS.
TS Đỗ Thị Bắc trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh
đạo, cán bộ, công chức UBND xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên;
Phòng Tài chính- kế hoạch thành phố, cùng các phòng, ban, ngành đoàn thể có liên
quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.

Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
cổ vũ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập
và thực hiện luận văn này.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Văn Quý


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn .......................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ ................................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách xã ................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Ngân sách xã ............................................................ 5
1.1.2. Vị trí của ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước ................................. 9
1.1.3. Nguyên tắc của quản lý ngân sách xã ............................................................. 14
1.1.4. Nội dung quản lý ngân sách xã ....................................................................... 15

1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã ...................................... 22
1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm
rút ra .......................................................................................................................... 24
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở Việt Nam ............................................. 24
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý thu, chi ngân sách xã .................................... 29
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 30
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần nghiên cứu ...................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 30


iv
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................................... 31
2.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 31
2.3. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................................... 33
2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương ..................................... 33
2.3.2.. Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý ngân sách xã ............................................. 33
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quản lý ngân
sách xã ....................................................................................................................... 34
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ THỊNH ĐỨC, TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ............. 36
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thịnh Đức, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên ............................ 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên ................. 39
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã Thịnh Đức ................................. 43
3.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 45
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Xã Thịnh Đức, thành phố Thái

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 45
3.2.2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 52
3.2.3. Kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã Thịnh Đức, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 60
3.2.4. Đánh giá của các cán bộ về quản lý ngân sách xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 75
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 79
3.4. Đánh giá chung về tình hình công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn xã
Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................... 81
3.4.1. Những thành tựu đạt được............................................................................... 81
3.4.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục ................................................................. 82


v
3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 84
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .......... 85
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách xã
Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................... 85
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách xã Thịnh Đức, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 85
4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách xã Thịnh Đức, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 85
4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 86
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách xã Thịnh Đức, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 86
4.2.1. Phấn đấu hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong lập dự toán và

phân bổ dự toán ngân sách xã Thịnh Đức ................................................................. 86
4.2.2. Cần tăng cường quản lý chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã
Thịnh Đức ................................................................................................................. 88
4.2.3. Phấn đấu hoàn thiện quyết toán ngân sách xã Thịnh Đức .............................. 91
4.2.4. Hoàn thiện công khai quyết toán ngân sách xã Thịnh Đức ............................ 91
4.2.5. Cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra trong quản lý ngân sách xã
Thịnh Đức ................................................................................................................. 92
4.2.6. Cần tăng cường cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu, cơ chế quản lý nguồn thu .......... 92
4.2.7. Phấn đấu tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý ngân sách xã
Thịnh Đức ................................................................................................................. 93
4.2.8. Cần khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Thịnh Đức ....... 94
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 95
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 102


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:


Bảo hiểm y tế

CC

:

Cơ cấu

DVXD

:

Dịch vụ xây dựng

GTGT

:

Giá trị gia tăng

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

NS

:


Ngân sách

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

NSX

:

Ngân sách xã

SL

:

Số lượng

THCS

:

Trung học cơ sở

TNCN

:


Thu nhập cá nhân

TP

:

Thành phố

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSATTP

:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMTNT

:

Vệ sinh môi trường nông thôn

XDCB

:


Xây dựng cơ bản


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra ..................................................................... 31
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã Thịnh Đức ................... 47
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện các khoản chi ngân sách xã năm 2014 2016 ................................................................................................. 51
Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã Thịnh Đức năm 2014 - 2016 ....... 60
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách xã Thịnh Đức năm
2014-2016 ....................................................................................... 65
Bảng 3.5. Cơ cấu các khoản chi ngân sách xã Thịnh Đức năm 2014-2016 ... 66
Bảng 3.6. Tổng hợp chi thường xuyên xã Thịnh Đức năm2014 - 2016 ......... 67
Bảng 3.7. Quyết toán thu ngân sách xã Thịnh Đức năm 2014 ...................... 71
Bảng 3.8. Quyết toán thu ngân sách xã Thịnh Đức năm 2015 ....................... 72
Bảng 3.9. Quyết toán thu ngân sách xã Thịnh Đức năm 2016 ....................... 73
Bảng 3.10. Đánh mức độ quan tâm và hiểu biết về quản lý ngân sách xã
Thịnh Đức ....................................................................................... 75
Bảng 3.11. Đánh giá về mức độ tin tưởng quản lý ngân sách xã Thịnh Đức .... 75
Bảng 3.12. Đánh giá về lập dự toán trên địa bàn xã Thịnh Đức ..................... 76
Bảng 3.13. Đánh giá về chấp hành dự toán ngân sách xã Thịnh Đức ............ 77
Bảng 3.14. Đánh giá về quyết toán ngân sách xã Thịnh Đức ......................... 78
Bảng 3.15. Đánh giá về kiểm tra, thanh tra trong quản lý ngân sách xã
Thịnh Đức ....................................................................................... 79
Bảng 4.1. Dự kiến kế hoạch thu ngân sách xã Thịnh Đức giai đoạn 2017
- 2020 .............................................................................................. 89
Bảng 4.2. Dự kiến kế hoạch chi ngân sách xã Thịnh Đức giai đoạn 2017
- 2020 .............................................................................................. 90



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý ngân sách xã Thịnh Đức .....................................45
Biểu đồ 3.2: So sánh tổng thu, chi ngân sách xã Thịnh Đức năm 2014-2016 ..........48
Sơ đồ 3.3: Quy trình lập dự toán xã Thịnh Đức ........................................................55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước là một phạm trù khoa học,
nó biểu hiện năng lực tổ chức quản lý và trình độ của nền kinh tế - xã hội.
Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà
nước (NSNN). NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt
đối với người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở, chính
quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa
trên các quy định của pháp luật. Do vậy, NSX là công cụ tiên quyết cho chính
quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Trong chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, việc ưu tiên cho phát triển
nông thôn là vấn đề cấp thiết cần giải quyết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được điều đó, ngoài việc
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi,… thì
còn phải xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để quản lý tại cấp cơ sở, cụ
thể là chính quyền cấp xã, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Đặc biệt, phải
hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tài chính ngân sách xã, vì lĩnh
vực này ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của chính quyền cấp xã. Ngân sách xã
là công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền cấp xã thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của mình, là một công cụ kinh tế quan trọng điều tiết, quản lý nền
kinh tế xã hội tại địa phương. Là một cấp ngân sách cơ sở cuối cùng trong hệ thống

NSNN, ngân sách xã trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm
chú ý cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện không ngừng chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền cấp cơ sở.
Chính vì lý do đó, cùng với việc chú trọng quản lý ngân sách của nhà nước
(NSNN), Đảng và nhà nước còn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả công tác quản
lý ngân sách xã bằng hệ thống Luật ngân sách Nhà nước: Luật NSNN số
47/1996/QH10 ban hành ngày 20/3/1996; Luật NSNN số 06/1998/QH10 sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật NSNN năm 1996; Luật số 01/2002/QH11 - Luật NSNN;
Luật NSNN số 83/2015/QH13 (có hiệu lực từ 1/1/2017).


2
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý ngân sách xã còn nhiều
vấn đề cần phải bàn, nhiều điều bất cập, nhiều những tồn tại cần phải được hoàn
thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thời đại hội nhập kinh tế. Sự ổn định vững chắc,
ngày càng lớn mạnh của ngân sách xã sẽ đóng góp vào sự ổn định phát triển của
ngân sách nhà nước và nền tài chính quốc gia.
Ngân sách Nhà nước là một bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọng nhất của
nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước và phát triển quốc gia. Vì vậy, quản lý thống nhất nền tài chính quốc
gia, xây dựng ngân sách Nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại là yêu cầu
quan trọng trong quản lý kinh tế của các quốc gia.
Ngân sách xã là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân
sách xã là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ để chính quyền
cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh
tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội, xã Thịnh Đức đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế
năm sau cao hơn năm trước, trong đó quản lý thu, chi ngân sách xã được đặc biệt
trú trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được tạo
lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu mà Luật Ngân sách đặt ra. Vì vậy, tăng cường quản lý ngân
sách xã, đổi mới quản lý thu, chi ngân sách xã là nhiệm vụ quan trọng, tạo điều kiện
tăng thu ngân sách xã và sử dụng ngân sách xã tiết kiệm, có hiệu quả hơn góp phần
đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Qua thực tế quản lý NSNN nói chung và quản lý NSX nói riêng còn nhiều
khiếm khuyết, hạn chế. Để góp phần hơn nữa Luật NSNN nói chung và chế độ quản
lý ngân sách xã trên địa bàn xã Thịnh Đức nói riêng.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×