Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích những đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân? Tại sao pháp luật thuế thu nhập cá nhân lại phân biệt đánh thuế giữa thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công với các khoản thu nhập khác chịu thuế?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.65 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
= = =  = = =

BÀI TẬP LỚN MƠN :
LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ SỐ 01
Họ và tên: PHẠM THỊ KHÁNH LINH
Ngày sinh: 12/01/2000
Lớp: LKT – K23B
MSV: 18A51010170
Ngành: Luật Kinh tế


ĐỀ SỐ 1:
1. Lý thuyết: Phân tích những đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân? Tại sao pháp luật
thuế thu nhập cá nhân lại phân biệt đánh thuế giữa thu nhập từ kinh doanh, từ tiền
lương, tiền công với các khoản thu nhập khác chịu thuế?
2. Tình huống:
Ơng A là chủ hộ kinh doanh nhà nghỉ đồng thời là giám đốc cơng ty trách nhiệm hữu
hạn B. Ơng A có hai con đang đi học, trong năm ơng có các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ kinh doanh nhà nghỉ là 700trieu/năm
- Được công ty trách nhiệm hữu hạn B trả lương cho chức vụ giám đốc là 30
triệu/tháng.
Khi nhận lương ông A bị công ty khấu trừ 3 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân.
Ông A khơng đồng ý vì cho rằng cơng ty đã khơng xét đến vấn đề giảm trừ gia cảnh
cho ơng. Vì vậy, công ty không tiến hành khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với ông.
Khi cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện sai phạm nói trên, lập biên bản và xử phạt vi
phạm hành chính đối với cơng ty B về hành vi trốn thuế. Công ty B phản đối vì cho
rằng mình khơng phải là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân hỏi:
1. Anh/chị hãy cho biết các khoản thu nhập của ông A phải chịu sự điều tiết của


những sắc thuế nào? cơ sở pháp lý và giải thích tại sao ?
2. Lập luận của ông A, công ty B trong tình huống trên là đúng hay sai ? Vấn đề pháp
lý cần lưu ý trong trường hợp này ?


BÀI LÀM
I. LÝ THUYẾT:
1) Những đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập cá nhân:
a) Khái niệm:
- Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một
phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các
khoản được giảm trừ.
- Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp
thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ
ni sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
→ Do đó việc nộp thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách
chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.
- Đối tượng phải nộp thuế TNCN gồm:


Cá nhân cư trú và cá nhân khơng cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:
o Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và
ngồi lãnh thổ Việt Nam, khơng phân biệt nơi trả thu nhập.
o Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại
Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

- Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện nay được quy định trong pháp lệnh thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao. Do mục đích ban hành chỉ nhằm điều tiết thu
nhập đối với những cá nhân được coi là có thu nhập cao.
b) Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân:





Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên
nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân
gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp khơng hồn trả trực tiếp cho người
nộp. Nó vận động một chiều, khơng phải là khoản thù lao mà người nộp thuế
phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp.
• Thuế thu nhập cá nhân ln gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. hầu hết
các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã
hội khác ( như phúc lợi cơng cộng, chăm sóc sức khỏe…).
• Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là người
chịu thuế.




Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập
bao gồm: cơng dân nước sở tại và người nước ngồi cư trú thường xun hay
khơng thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các
cá nhân đều phải tính thuế khơng kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay
ngồi nước. Chính vì vậy, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên người có
nghĩa vụ nộp thuế này khơng thể chuyển các khoản thuế của mình cho người
khác, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao.

Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy
tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá

nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã
hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu
đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao.
• Bởi bản chất của loại thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp nên trong
quá trình quản lý thì Cơ quan thuế phải nắm được các nguồn thu nhập chính của
người chịu thuế, tình trạng cư trú… để tránh các trường hợp trốn thuế, nợ
thuế…


- Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các loại
thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo những
biến đổi về cơ cấu kinh tế.

2) Việc phân biệt đánh thuế giữa thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền
công với các khoản thu nhập khác chịu thuế thu nhập cá nhân nhằm:
+ Bao trùm hết các khoản thu nhập của mỗi cá nhân tránh gây tình trạng thu thiếu thuế
thu nhập cá nhân ở các mảng khác nhau.
+ Là cơ sở, căn cứ để đánh thuế thu nhập cá nhân.

II. TÌNH HUỐNG


1. Các khoản thu nhập của ông A phải chịu những sắc thuế:
- Thu nhập từ kinh doanh nhà nghỉ là 700trieu/năm phải nộp các loại thuế:
Thuế giá trị gia tăng : vì theo điều 2, điều 3 luật thuế giá trị gia tăng thì Thuế
giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và đối tượng chịu thuế là
hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng Mà hoạt động kinh. Mà
kinh doanh nhà nghỉ là một dịch vụ. Bên cạnh đó có thể tham khảo thêm điều 1

Thơng tư 92/2015/TT-BTC.
• Thuế thu nhập cá nhân: Theo khoản 1 điều 3 luật thuế thu nhập cá nhân thì thu
nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:


a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ
hành nghề theo quy định của pháp luật.
=> Mà hoạt động kinh doanh nhà nghỉ là dịch vụ
+ Thuế môn bài:
o

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về miễn lệ phí mơn
bài như sau:

“Điều 3. Miễn lệ phí mơn bài
Các trường hợp được miễn lệ phí mơn bài thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định
số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí mơn bài.
Riêng các trường hợp miễn lệ phí mơn bài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị
định số 139/2016/NĐ-CP xác định như sau:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu
hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở
xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí mơn bài là
tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập
cá nhân …”.
→ Theo quy định trên, doanh thu của bạn từ 100 triệu đồng trở xuống/năm thì bạn sẽ
được miễn lệ phí mơn bài. Nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì bạn sẽ phải đóng
lệ phí mơn bài theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 302/2016/TT-BTC như sau:
“2. Mức thu lệ phí mơn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản

xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:


a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu
đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm:
500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm:
300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
* Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí mơn bài đối với cá nhân, nhóm cá
nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy
định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành
lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6
tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký
thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50%
mức lệ phí mơn bài cả năm”.
=> Ơng A vẫn phải nộp thuế mơn bài vì hoạt động kinh doanh nhà nghỉ của ơng có thu
nhập 700 triệu/ năm
- Thu nhập của ông A được trả lương 30 triệu/ tháng do làm tổng giám đốc công
ty TNHH B , ông A phải nộp thuế:
+ Thuế thu nhập cá nhân vì theo Khoản 2 điều 3 thu nhập chịu thuế của luật thuế thu
nhập cá nhân : Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền cơng;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp
luật về ưu đãi người có cơng, phụ cấp quốc phịng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm
đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy
hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn
đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần,

tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thơi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật
lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn
xã hội;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
hội đồng quản lý và các tổ chức;
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng
tiền;


e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước
phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền
thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cơng nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Lập luận của ơng A, cơng ty B trong tình huống trên là đúng hay sai? Vấn
đề pháp lý nào cần lưu ý trong trường hợp này?
a) Lập luận của ông A: ĐÚNG
→ Vì : Theo điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được
trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền
lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
=> Như vậy.với thu nhập 30 triệu của ông A tại cơng ty TNHH B thì phải có thêm
khoản giảm trừ gia cảnh. Thuế thu nhập cá nhân từ lao động làm công ăn lương của
ông A phải nộp là :
+ Thu nhập chịu thuế là: 30 triệu
+ Thu nhập tính thuế từ lao động làm cơng ăn lương:

Thuế LĐ làm công ăn lương = thu nhập chịu thuế - giảm trừ gia cảnh – đóng góp
từ thiện

 Thu nhập tính thuế từ lao động làm cơng, ăn lương ( nếu đăng ký 2 người phụ

thuộc) = 30- 9(giảm trừ giai cảnh người nộp thuế) – 3.6x2 ( giảm trừ gia cảnh –
2 người phụ thuộc) = 13.8 (triệu)
 Thu nhập tính thuế từ lao động làm cơng, ăn lương (nếu không đăng ký người
phụ thuộc) = 30- 9= 21(triệu)
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất trong biểu thuế lũy y
y
thừa từng phần
 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp ( có đăng ký 2 người phụ thuộc)

= 13,8 x 15% = 2,07 (triệu)
 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp ( không đăng ký người phụ thuộc)
= 21 x 20% = 4,2 ( triệu)
b) Lập luận của công ty B trong tình huống trên là SAI vì :
→ Theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định 65/2013/NĐ-CP như sau


“a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động từ
3 tháng trở lên: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng
cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần; tạm tính
giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong
tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai
thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30
Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao
động: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ
10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuế quy
định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.”

 Như vậy, công ty B là tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế từ

thu nhập của từng cá nhân làm việc trong công ty.

(*) Những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong trường hợp này là :
- Xác định đúng căn cứ tính thuế đối với cá nhân. Ở trường hợp trên thì có thuế đối với
cá nhân kinh doanh và thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công.
- Chú ý phần giảm trừ gia cảnh (của đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc), đăng ký
người phụ thuộc, giảm trừ từ các khoản đóng góp, từ thiện của thu nhập chịu thuế từ
tiền lương, tiền công.
- Khấu trừ thuế, trách nhiệm khấu trừ thuế của tổ chức cá nhân chi trả thu nhập.



×