Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÍ HỌC đại CƯƠNG đề tài trí nhớ và rèn luyện trí nhớ của cá nhân những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.7 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ NỘI , 02/11/2021

TIỂU LUẬN MƠN :
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài số 6:
Trí nhớ và rèn luyện trí nhớ của cá nhân - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn

Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm An
Ngày, tháng, năm sinh :
Lớp: 2151A01
Chuyên nghành : Luật Kinh Tế

0


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
II PHẦN NỘI DUNG

3

1.Cơ sở lí luận................................................................................................................. 3
1.1.Khái niệm trí nhớ :.................................................................................................3
1.2.Vai trị của trí nhớ..................................................................................................3


1.3. Các q trình trí nhớ :...........................................................................................4
1.4. Phân loại trí nhớ...................................................................................................5
2. Một số biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ:........................................................5
2.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ :.......................................................5
2.2. Các phương pháp rèn luyện trí nhớ:.....................................................................6
3 Liên hệ thực tiễn..........................................................................................................6
3.1.Trong đời sống hàng ngày.....................................................................................6
3.2. Liên hệ bản thân:..................................................................................................7
III KẾT LUẬN.................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................10

1


lOMoARcPSD|9242611

I- PHẦN MỞ ĐẦU

Bạn biết đấy trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của con người,
là điều kiện để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng kinh
nghiệm sống đó tốt hơn trong mọi hoạt động. Thử nghĩ xem nếu chúng ta khơng có trí
nhớ thì sẽ ra sao? Chúng ta sẽ khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm tức là
chẳng có bất kỳ một hoạt động nào trong cuộc sống và cũng khơng thể hình thành được
nhân cách được phải khơng. Vậy trí nhớ có vai trị như thế nào đối với hoạt động nói
chung và học tập nói riêng như thế nào ? Ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu các
biện pháp giúp rèn luyện trí nhớ tốt và chống quên trí nhớ .
Lý do : Vì trí nhớ là tài sản vơ giá của mỗi người chúng ta , đối với các bạn học sinh ,
sinh viên thì trí nhớ tốt là điều kiện thuận lợi để các bạn có thể học tập , hiểu bài một
cách nhanh chóng và hiệu quả . Đa số các bạn học sinh , sinh viên vẫn cịn ghi nhớ bài vở
một cách máy móc , vừa tốn thời gian ghi chép mà hiệu quả lại không cao , nếu khơng

thường xun xem lại thì các bạn dễ dàng quên hết những gì đã học chỉ sau một thời gian
ngắn , đó chính là lí do mà nguồn tri thức thầy cô cung cấp , trau dồi cho các bạn sinh
viên là rất lớn nhưng cái các bạn thu nhận lại là q ít và đó là nguyên nhân làm do sinh
viên ra trường cảm thấy mình chưa thực sự đủ kiến thức và khả năng để làm việc.
Với mong muốn tìm hiểu về vấn đề trí nhớ cũng như biện pháp rèn luyện trí nhớ và khả
năng giảm thiểu vấn đề sự quên em đã lựa chọn đề tài : “ Trí nhớ và rèn luyện trí nhớ
của cá nhân - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

2


lOMoARcPSD|9242611

II- PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
1.1.Khái niệm trí nhớ :
Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành , giữ lại và gợi lại những đường liên hệ
thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các q trình lí hóa trong vỏ não và phần dưới vỏ
não . Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ
có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố . Sự hình thành và giữ
gìn các đường liên hệ tạm thời , sự dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí
của trí nhớ.
Trí nhớ là q trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại , giữ lại và làm xuất hiện lại
những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.Trí nhớ là q trình tâm
lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ
, giữ gìn , nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua . Trí nhớ có vai trị đặc
biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động con người . Khơng có trí nhớ thì khơng có
kinh nghiệm , khơng có kinh nghiệm thì khơng thể có bất cứ một hoạt động nào , không
thể phát triển tâm lý , nhân cách con người .
1.2.Vai trị của trí nhớ

Trí nhớ là q trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với tồn bộ đời sống tâm lí con
người. Khơng có trí nhớ thì khơng có kinh nghiệm, khơng có kinh nghiệm thì khơng thể
có bất cứ một hoạt động nào, khơng thể có ý thức bản ngã, do đó cũng khơng thể hình
thành nhân cách được. I.M. Sechenov - nhà sinh Ií học Nga đã viết một cách di dỏm rằng:
“Nếu khơng có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”.

3


lOMoARcPSD|9242611

Trí nhờ là điều kiện khơng thể thiếu được để con người có dời sống tâm lí bình
thường. Trí nhớ cũng là điều kiện đề con người có và phát triển được các chức năng tâm
lí bậc cao, để con người tích luỹ kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc
sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội.

Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trị đặc biệt to lớn. Nó giữ lại các kết quả của quá trình
nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình. Việc rèn luyện
trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơng tác trí dục lẫn đức
dục trong nhà trường. Vì vậy. VI. Lenin đã nói. "Người ta chỉ có thể trở thành người cộng
sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà
nhân loại đã tạo ra”.
1.3. Các q trình trí nhớ :
Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực, phức tạp bao gồm nhiều q trình
khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại và qn.
Chúng khơng phải là các q trình tự trị những năng lực tâm lý tự trị mà được hình thành
trong hoạt động và do hoạt động quy định
+ Quá trình ghi nhớ
Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ cụ thể nào đó. Ghi nhớ là quá trình
hình thành dấu vết, “ấn tượng” của đối tượng mà ta đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi

nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới và
tài liệu cũ đã có , cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với
nhau. Quá trình ghi nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: nội dung , tính chất tài liệu , hành động
, mục đích, động cơ , trạng thái tâm lí .
+ Q trình giữ gìn
Giữ gìn là q trình duy trì , lưu giữ các nội dung đã được ghi nhớ trong đầu óc . Theo
quan niệm sinh học , đó là q trình giữ lại những dấu vết trong vỏ não . Việc lưu giữ phụ
thuộc vào các yếu tố như quá trình ghi nhớ , nội dung , tính chất tài liệu , nhu cầu, động
cơ,hứng thú,tâm thế và các trạng thái tâm lý , sức khỏe của chủ thể .

4


+ Q trình tái hiện trí nhớ.

lOMoARcPSD|9242611

Tái hiện gồm 3 quá trình: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng. Nhận lại gồm 2 loại là nhận lại
đúng nghĩa là ghi nhớ thông tin đầy đủ các đặc điểm cơ bản của thơng tin. Hình ảnh tri
giác trùng khớp với biểu tượng trí nhớ đến nhận lại nhanh và nhận lại sai ghi nhớ thông
tin không tốt, không đầy đủ, không phải là những đặc điểm cơ bản, hình ảnh tri giác
khơng trùng khớp với sự vật hiện tượng (do trí nhớ tốt nhưng hình ảnh tri giác thay đổi
quá nhiều dẫn đến có sự nhầm lẫn), do suy diễn của cá nhân và liên quan đến xúc cảm
của cá nhân.
+ Q trình qn.
Qn là q trình khơng làm tái hiện lại được những thơng tin đã biết, đã có trong một
thời điểm cần thiết. Quên thông thường là do cơ chế tự bảo vệ của não .Nguyên nhân của
sự quên: sự ghi nhớ không tốt, ức chế của thần kinh, hiện tượng không gắn với thực tiễn
của cá nhân
1.4. Phân loại trí nhớ

Dựa vào tính chất của trí nhớ , người ta chia thành bốn loại : trí nhớ hình ảnh , trí nhớ
xúc cảm, trí nhớ vận động , trí nhớ từ ngữ - logic.
Dựa vào mục đích , trí nhớ được chia thành hai loại : trí nhớ khơng chủ định và trí nhớ
có chủ định.
Theo thời gian tồn tại , trí nhớ được chia thành hai loại : trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài
hạn .

5


lOMoARcPSD|9242611

2. Một số biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ:
2.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ :
Có nhiều ngun nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ nhưng dưới đây là những lí do cơ
bản :
Thứ nhất, quên do vấn đề cần được nhớ khơng liên quan đến đời sống hoặc ít liên
quan, ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân. Những cái gì khơng được nhắc đi nhắc lại

hoặc khơng được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hằng ngày của cá nhân thì dễ bị
quên
Thứ hai, quên do sự việc cần nhớ không liên quan đến đời sống chủ thể, hoặc có yếu tố
khơng phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của chủ thể
Thứ ba, qn do khơng thể chuyển một hiện tượng, sự vật từ trí nhớ ngắn hạn sang trí
nhớ dài hạn khi chưa hiểu kì bản chất của vấn đề đó
2.2. Các phương pháp rèn luyện trí nhớ:
Trí nhớ là một chức năng thiết yếu của não, được vận dụng không ngừng nghỉ trong hầu
hết cuộc đời, vì thế cần phải biết giữ gìn và bảo dưỡng chức năng q báu này. Để có một
trí nhớ tốt, chủng ta có thể thực hiện các cách sau:
+ Tập trung cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm sang mê trong cơng việc.

+ Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí, phù hợp với tính chất, nội
dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.
+ Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng vốn hiểu biết kinh nghiệm của
mình vào quá trình nhớ.
+

Thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí cũng làm tăng khả năng trí nhớ.

+ Đi bộ. Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Illinois (Mỹ) nhận thấy chỉ sau 3
tháng đi bộ, hoạt động nhớ của một nhóm người tương đương với những người trẻ hơn
6


lOMoARcPSD|9242611

họ 3 tuổi. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thấy việc đi bộ thúc đẩy đốt sống cổ, từ đó
tăng lượng máu chuyển lên não.
3 Liên hệ thực tiễn
3.1.Trong đời sống hàng ngày
Từ xưa đến nay , rất nhiều người mong muốn mình có một trí nhớ tốt để học hành ,
nghiên cứu , nhớ được nhiều điều cần thiết giúp ích cho gia đình và xã hội . Thực tế trên
thế giới và Việt Nam khơng ít người có trí nhớ tốt , thậm chí một số người cịn có trí nhớ

tuyệt vời như Moza (Áo ) , Lê Nin( Nga ) ,… hay Lê Qúy Đôn , Nguyễn Hiền , Trương
Vĩnh Quý ( Việt Nam )
Bên cạnh những người có trí nhớ tốt , vẫn cịn phần lớn những người có trí nhớ bình
thường hoặc kém. Nhưng cũng có một số người do rèn luyện mà tăng cường được trí nhớ
hơn trước.
Bản thân em cũng là người có trí nhớ khơng được nhạy bén , dễ qn nhanh những
điều vừa học , nhưng khơng vì thế mà em cảm thấy chán nản , thay vào đó phải lập ra cho

mình những biện pháp hữu ích giúp chống qn và cải thiện trí nhớ tốt hơn . Dưới đây là
các biện pháp cải thiện trí nhớ của em. Tất nhiên , với mỗi cá nhân sẽ có phương pháp
thích hợp để đạt được kết quả cao nhất trong việc rèn luyện trí nhớ.
3.2. Liên hệ bản thân:
Đối với bản thân em việc rèn luyện khả năng nhớ hàng ngày mà một điều khơng khó,
nó bắt nguồn từ những thói quen hàng ngày của mỗi chúng ta. Có một cách để nhớ lâu,
đó là nên học theo nhóm. Mỗi người tự mình tái hiện lại kiến thức và diễn đạt lại bằng
ngơn ngữ của mình cho bạn bè nghe. Khi đã diễn đạt được như vậy sẽ nhớ rất lâu
Một cách rất tốt cho việc ghi nhớ những thông tin là ghi chép lại. Một lần ghi chép
được ví như một lần học qua. Dung lượng ghi nhớ dài hạn của não người khơng có giới
hạn. Nhưng dung lượng ghi nhớ ngắn hạn lại hạn chế - ví dụ như việc nhớ số điện thoại

7


lOMoARcPSD|9242611

vừa học thuộc, danh sách các việc phải làm trong ngày, tên của các cửa hiệu đọc lướt qua
cửa kính ô tô....
Nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu "quên ngay sau khi học"! Chỉ trong vịng vài giờ,
ta khơng cịn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông tin một cách thông suốt, dễ
dàng. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củng cố đáng
tin cậy nhất. Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những
dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, ban phải nhắc lại thông tin ngay lập tức
vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy. Điều này sẽ giúp nhắc lại những kiến thức đã được học,
việc ghi nhớ cũng trở nên dễ dàng hơn .

Cùng với việc học cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lí tránh để tình trạng căng thẳng gây
ức chết thần kinh. Đặc biệt kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí. Cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, lưu thông máu tốt từ đó tạo điều kiện thuận lợi

cho việc ghi nhớ tài liệu.

8


lOMoARcPSD|9242611

III KẾT LUẬN

Trí nhớ có vai trị rất quan trọng trong đời sống con người: Nhờ có trí nhớ mà
những sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây tạo thành vốn kinh nghiệm, chính vì
vậy nếu khơng có trí nhớ thì ta khơng thể nhận thức được thế giới khách quan, không thể
đem tri thức (kinh nghiệm) vào vận dụng trong thực tiễn. Nhờ có trí nhớ mà nó giúp cho
con người định hướng được thế giới khách quan, nó là cơ sở, là tiền để để giúp con người
đi sâu vào bản chất sự vật hiện tượng mà bản thân cảm giác, tri giác, không thể đi sâu
được. Nhờ có trí nhớ mà nó giúp con người tiết kiệm được thời gian và cơng sức. Do đó,
làm cho hoạt động đạt kết quả cao. Trí nhớ cung cấp các tài liệu cho nhận thức lý tính
một cách trung thành, đầy đủ. Nhờ có trí nhớ mà con người hoạt động được, học tập được

9


lOMoARcPSD|9242611

và làm điều kiện để phát triển tâm lý bình thường ở con người. Chính vì vậy chúng ta
phải cải thiện và phát huy trí nhớ ngày càng tốt hơn .
Bài làm của em do còn thiếu sự hiểu biết sâu rộng nên cịn nhiều thiếu sót. Rất mong
thầy cơ đọc và góp ý để em có kinh nghiệm cho các bài tập sau này. Em xin trân thành
cảm ơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình tâm lý học đại cương , Nguyễn Bá Dương (2012) , Trường Đại Học Mở Hà
Nội , Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông .
- Giáo trình tâm lý học đại cương , Đặng Thanh Nga ( 2019 ) , Trường Đại học Luật Hà
Nội , Nhà xuất bản Công an nhân dân , Hà Nội .
- Tạp chí tâm lý học .
- Các luận văn , Luận án Tâm lý học .

10

Downloaded by tran quang ()



×