Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tìm hiểu và nghiên cứu các hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.95 KB, 21 trang )

Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội

Nhóm 4

CÁC HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.

Đặng Thị Thu Trà (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Mơ
Hoàng Thị Linh
Hồ Thị Mai
Phan Thị Giang

HÀ NỘI – 2015

1


Mức độ đóng góp của các thành viên
STT

Họ và tên

1


Nguyễn Thị Mơ

2

Hồ Thị Mai

3

Phan Thị Giang

4

Hoàng Thị Linh

5

Đặng Thị Thu Trà

Phần đóng góp
+ Khái niệm cấp tín dụng và
hoạt động cấp tín dụng của các
tổ chức tín dụng.
+ Thuyết trình.
+ Khái niệm cho vay và những
yếu tố cấu thành hoạt động cho
vay của các tổ chức tín dụng.
+ Chịu trách nhiệm phần chạy
Power point thuyết trình.
+ Phân loại hoạt động cho vay
dựa vào căn cứ thời hạn sư

dụng vay vốn và căn cứ mục
đích sư dụng vốn.
+ Thuyết trình.
+ Phân loại hoạt động cho vay
dựa vào căn cứ mục đích sư
dụng vốn và căn cứ tính chất
có bảo đảm của khoản vay.
+ Thuyết trình.
+ Phân loại hoạt động cho vay
căn cứ vào phương thức vay.
+ Làm Power point.
+ Thuyết trình.

Mức độ đóng góp

2


MỤC LỤC

3


Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, yếu tố về tài chính – tiền tệ đang đóng
vai trò vô cùng quan trọng, vì thế mà sự vận hành và hoạt động của hệ thống tổ
chức tín dụng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ nền tài chính
quốc gia nói riêng cũng như phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước nói chung.
Ở thời điểm hiện nay, khi mà vốn đầu tư của nước ngoài còn khiêm tốn, kênh huy
động vốn trong nước chưa phát huy hết hiệu quả, thị trường chứng khoán còn non
trẻ thì các hoạt động kinh doanh, sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ các tổ

chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng càng đa dạng hóa các hình thức cho vay bao
nhiêu thì càng tạo ra các điều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tìm được cho
mình một hình thức phù hợp với khả năng kinh doanh của mình. Vì vậy sau đây
bài làm của nhóm em sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu các hình thức cho vay của các tổ
chức tín dụng.

4


A.
I.
1.

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG.
Khái niệm tổ chức tín dụng và hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức
tín dụng.
Định nghĩa, đặc điểm, phân loại tổ chức tín dụng.

Định nghĩa: Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp được thành lập theo Luật Các
Tổ chức tín dụng và các qui định khác của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gưi, sư
dụng tiền gưi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Đặc điểm:







Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.
Bởi vì, hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính chất
nghề nghiệp, mang lại thu nhập chính cho tổ chức tín dụng là hoạt động ngân
hàng. Các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh chủ yếu theo phương thức
nhận tiền gưi, sư dụng tiền gưi để cấp tín dụng, cho vay lại, cung cấp các dịch
vụ thanh toán.
Tổ chức tín dụng là một pháp nhân: Tổ chức tín dụng hội đủ các dấu hiệu của
một pháp nhân theo qui định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam như: được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ cấu chặc chẽ; có
tài sản độc lập; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập).
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam : Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định: Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hang. Đồng thời, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn nêu rõ một trong
những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cấp, thu hồi
giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do
Thủ tướng chính phủ quyết định.

Phân loại các tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng bao gồm tổ chức tín dụng là
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tài
chính nhân dân.

5











Tổ chức tín dụng là ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, có ngân hàng thương mại, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các
loại hình ngân hàng khác.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng
không được nhận tiền gưi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ
chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tổ chức tài chính vi mô: là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số
hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, gia đình có thu
nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quỹ tín dụng nhân dân: là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân, hộ gia
đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt
động ngân hàng theo quy định của luật này và luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu
chủ yếu là tương trợ nhau phát triển kinh doanh, sản xuất và đời sống.
2. Hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng được hiểu là việc tổ chức tín dụng
sư dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn tự huy động để cấp tín dụng. Theo đó, tổ chức
thỏa thuận để cho khách hàng sư dụng khoản tiền của mình trong một thời hạn nhất
định với điều kiện có hoàn trả dựa trên cơ sở sự tín nhiệm.
Đặc điểm:




Nguồn vốn tín dụng mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu là nguồn
vốn huy động.
Đây là hoạt động kinh doanh có rủi ro cao, hậu quả của rủi ro mang tính phản
ứng dây chuyền.

Hình thức: Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho tổ chức cá nhân được
thực hiện dưới các hình thức sau:


Cho vay: là hoạt động tín dụng truyền thống của các tổ chức tín dụng, theo
đó, tổ chức tín dụng chuyển nhượng quyền sở hữu một khoản tiện nhất định
cho khách hàng với điều kiện hoàn trả gốc và lãi theo thời gian thời hạn đã
6




thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Quan hệ cho vay giữa tổ
chức tín dụng và khách hàng được thể hiện bằng hợp đồng tín dụng ngân
hàng.
Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác:
Chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi
đến thời hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá khác đã được triết
khấu trước khi đến thời hạn thanh toán.
Việc chiết khấu, tái triết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng được thực
hiện thông qua cơ chế hợp đồng. Thời hạn chiết khấu tối đa bằng thời hạn
còn lại của chứng từ xin chiết khấu.

Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên



có ủy quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi
khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải
nhận nợ và hoàn trả cho các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Cho thuê tài chính: là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn giữa công ty



cho thuê tài chính với khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân kinh
doanh được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng.
Bao thanh toán: là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên



II.
1.

bán hàng thông qua việc mua lịa các khoản phải thu phát sinh từ việc mua,
bán hàng hóa và bân mua hàng phải thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Khái niệm cho vay và những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay của
các tổ chức tín dụng.
Khái niệm, nguyên tắc, điều kiện, đối tượng cho vay.

Khái niệm: Căn cứ khoản 16 điều 4 khái niệm cho vay được hiểu là: Cho vay là
một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một
khoản để sư dụng vào muc đích và thời gian nhất định theo nguyên tắc và thoả

thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Nguyên tắc cho vay:


Sử dụng vốn vay với mục đích đã thỏa thuận theo hợp đồng tín dụng và có hiệu
quả kinh tế: Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu
7






cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.Đối với các tổ
chức kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các tổ chức này hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất kinh doánh của mình.
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các
ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt động bình thường. Bởi nguồn vốn cho
vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản
các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sư dụng, ngân hàng phải có
ngĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. Nếu các
khoản tín dụng không đc hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả
năng hoàn trả của ngân hàng.
Việc đảm bảo vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ: quá trình cung
ứng vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế sẽ
làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, làm
tăng áp lực đối với lượng hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra do tính chất vận
động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa gắn liền

với hoạt động sản xuất của các đơn vị do đó cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo
giá trị vật tư hàng hóa tương đương cho những khoản tín dụng đang thực hiện.

Điều kiện cho vay:






Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: khách hàng vay vốn phải có năng
lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật
dân sự.
Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Mục đích sư dụng vốn hợp pháp.
Có tài liệu chứng minh khả năng sư dụng vốn vay phù hợp với quy định của
pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay.

Đối tượng cho vay:




Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và người nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có
khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước
và ngước ngoài.
Không được cho vay vốn để thực hiện các việc sau:

8



Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
cấm.
Những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay.
Chủ thể, có bên cho vay và bên vay:
- Bên cho vay: là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác
sư dụng để thỏa mãn lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật chất hoặc
tinh thần.
- Bên vay: là người đang cần sư dụng loại tài sản đó để thỏa mãn nhu
cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Hình thức pháp lý: chính là hợp đồng tín dụng tài sản. Hợp đồng này được
các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và thống nhất về ý chí,
nguyên tắc tự định đoạt,…
Sự kiện cho vay: nó phát sinh bởi hai hành vi cơ bản là hành vi ứng trước và
hành vi hoàn trả.
Khả năng hoàn trả: việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa
người cho vay đối với người đi vay.
-

2.








9


B.
I.
1.
a.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn.
Phân loại
Cho vay ngắn hạn:

Theo qui định tại khoản 1 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì
“ cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. Như vậy,
ta có thể thấy đây là loại hình cho vay có thời hạn dưới 1 năm, vì thế mà mục đích
sư dụng của loại hình này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tải sản lưu
động, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh
hoặc thỏa mãn các nhu cầu vê tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn, cụ
thể ở đây là 12 tháng.
Các loại cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng:


Cho vay mua hàng dự trữ: Là loại hình cho vay để tài tài trợ mua hàng tồn kho
như nguyên liệu, bán thành phẩm, giá thành. Đây là loại hình cho vay ngắn hạn
của tổ chức tín dụng là ngân hàng. Đặc điểm của loại hình cho vay này là việc
ngân hàng sẽ xem xét cho vay từng lần theo từng đối tượng cụ thể và kì hạn trả
nợ của loại cho vay này cu thể bắt đầu từ lúc bỏ tiền mua hàng tồn kho và chấm
dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ và thu được tiền. Phương thức cho vay vốn đối

với dự trữ hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp cho vay ứng trước, thời



hạn cho vay gắn liền với chu kì ngân quĩ của doanh nghiệp.
Cho vay vốn lưu động: Là loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu dự trữ
hàng tồn kho và đặc điểm gần giống với cho vay mua hàng dự trữ. Tuy nhiên,
loại cho vay nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh
nghiệp ( nhu cầu vốn lưu động có thời vụ cho khách hàng). Đặc điểm của loại
hình cho vay này thể hiện ở chỗ: đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu
động thiếu hụt, hạn mức tín dụng là sở để ngân hàng cho vay và giải ngân. Và
10


không có kì hạn cụ thể cho từng lần giải ngaanmaf chỉ có thời hạn cho vay cuối
cùng và các điều kiện sư dụng vốn vay. Chi phí của món vay gồm có chi phí trả
lãi và chi phí ngoài lãi như cam kết sư dụng hạn mức. thời hạn cho vay tùy theo
đặc điểm về chu kì sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của từng loại


khách hàng, có thể là vài ngày đến 1 năm.
Cho vay dựa trên tài sản có: Là loại cho vay dựa trên cơ sở số dư của các
khoản phải thu, tồn kho nguyên liệu, thành phẩm. Tài sản bảo đảm cho các
khoản vay này là các tài sản được tài trợ. Đối với các khoản phải thu, hoạt động
cho vay này được thực hiện thông qua nghiệp vụ chiết khấu hoặc nghiệp vụ



mua mua nợ.
Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng: Đối với các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực xây lắp, sau khi nhận được các công trình xây dựng cần
phải ứng vỗn mua nguyên liệu, thuê thiết bị… để thực hiện thi công và khi công
trình, hạng mục hoàn thành thì mới được chủ đầu tư thanh toán theo thỏa thuận
trong hợp đồng nhận thầu, vì vậy, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây
lắp để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình thi công có những điểm cần chú ý
sau: việc xem xét cho vay chủ yếu phải dựa vào từng hợp đồng nhận thầu; đối
tượng cho vay là tiền thuê nhân công, thiết bị… để thực hiện thi công theo hợp
đồng nhận thầu; kì hạn trả nợ được xác định dựa vào kế hoạch thi công theo
hợp đồng nhận thầu; nguồn thu nợ là tiền thanh toán của nhà thầu; hợp đồng
nhận thầu là cơ sở để đảm bảo cho khoản vay này.

Ngoài ra, hoạt động cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng còn được áp dụng đối
với các loại vay để kinh doanh chứng khoán, vay để kinh doanh bán lẻ và cho vay
đối với các định chế tài chính khác như :


Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá: là một loại nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho tổ
chức tín để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức chiết khấu. Chứng từ
11


có giá là những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị do những đơn vị được
phép phát hành hợp pháp và được pháp luật thừa nhận như: kì phiếu, trái phiếu,


tín phiếu, thương phiếu,…
Thấu chi: là một loại nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm
cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng. Nghiệp vụ
thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ từ tài

khoản vãng lai 1 số lượng tiền nhất định và trong 1 thời gian nhất định.
a. Cho vay trung hạn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì
“ cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng”. Đây là loại hình cho vay trong đó các bên thỏa thuận thời hạn sư dụng vốn
vay từ 1 -5 năm. Mục đích của loại cho vay nàu nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào
tài sản cố định hay được sư dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong
kinh doanh hoặc thõa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng…
b.

Cho vay dài hạn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì
“ cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”. Nhưng
mục đích của khoản vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.

12


Ý nghĩa của việc phân loại này.
Đối với người làm luật thì việc phân loại các hình thức cho vay của các tổ chức
2.



tín dụng theo thời hạn vay vốn là 1 trong các tiêu chí để quy định các biện pháp
bảo đảm rủi ro về khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng và xây dựng khung



lãi suất cơ bản cho từng hình thức một cách phù hợp.
Đối với người đi vay thì việc phân loại như vậy với các hình thức lãi suất khác
nhau sẽ giúp cho những người có nhu cầu vay vốn lựa chọn được hình thức vay



phù hợp nhất với mình cả về thời gian và chi phí.
Đối với bên cho vay(TCTD) thì việc phân loại dựa trên thời gian giúp cho tổ
chức tín dụng có thể chủ động hơn trong việc sư dụng nguồn vốn của mình,
chọn lựa đối tượng vay vốn, điều chỉnh hoạt động cho vay một cách hợp lý và
đem lại hiệu quả cao nhất.

13


II.
1.
a.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.
Phân loại
Cho vay kinh doanh:

Đây là hình thức cho vay mà trong đó các bên đã cam kết là số tiền vay sẽ được
bên vay sư dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Cho
vay kinh doanh thông thường là những khoản vay lớn, có nhiều rủi ro nên cần
được các tổ chức tín dụng thẩm định kĩ càng để đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Nếu sau khi được các tổ chức tín dụng giải ngân mà người vay lại sư dụng vốn vào

mục đích khác với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thì bên cho vay có quyền
áp dụng các chế tài thích hợp: đình chỉ việc sư dụng vốn vay hoặc thu hồi trước
thời hạn…
b.

Cho vay tiêu dùng.

Đây thực chất là việc cho vay mà trong đó các bên có thỏa thuận, cam kết vớ nhau
về vấn đề số tiền này sẽ được khách hàng( bên đi vay) sư dụng vào việc thỏa mãn
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tiêu dùng : mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà
cưa, phương tiện đi lại… Cho vay tiêu dùng thông thường là các khoản vay nhỏ
hơn so với các khoản vay kinh doanh, nhưng trong nhiều trường hợp thời gian vay
lại tương đối dài, nên cũng tác động đến khả năng thu hồi nợ. Bên cạnh một số
trường hợp cần tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng quyết định cho vay tiêu dùng
thường dựa nhiều vào khả năng tạo thu nhập của người vay.

14


2.


Ý nghĩa của việc phân loại này.
Là cơ sở quan trọng để nhà làm luật xây dựng các hạn mức cho vay đối với



từng đối tượng cần vay vốn.
Giúp cho các tổ chức tín dụng đưa ra được các định hướng phát triển đúng
đắn, xây dựng được các chiến lược quảng cáo, kiểm soát khoản vay hợp lí và




hiệu quả.
Cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng, thì tùy từng hình thức sẽ có mức
lãi suất khác nhau và tổ chức tín dụng sẽ có những hỗ trợ đặc thù cho từng
hình thức. Việc phân loại như vậy như vậy sẽ giúp cho những người cần vay
vốn có thể lựa chọn được hình thức lãi suất phù hợp và nhận được sự hỗ trợ
cần thiết từ phía các tổ chức tín dụng.

15


III.
1.
a.

Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay.
Phân loại
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ được bên vay
bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc bảo
lãnh. Trong trường hợp bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, Tổ Chức
Tín Dụng có quyền xư lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận và phù hợp
với quy định của pháp luật. Đây thực chất là hình thức bảo đảm tín dụng, khi cho
vay Tổ Chức Tín Dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở
kinh tế, pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay:
-


-

-

-

b.

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp: là việc bên vay vốn thế chấp tài
sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng chi trả, hoàn trả vốn
vay. Như ta đã biết, thế chấp tài sản là việc bên đi vay sư dụng bất động sản
thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sư dụng đất hợp pháp để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố: là việc bên đi vay giao tài sản là
các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng kí quyền sở
hữu hoặc loại cần đăng kí quyền sở hữu. Khi cầm cố, tài sản phải được giao
nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản đăng kí quyền sở hữu, khi cầm cố hai
bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho
bên thứ ba trông giữ.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành
từ vốn vay là tài sản của khác hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi 1
phần hoặc toàn bộ khoản vay. Đây là hình thức mà khách hàng vay dùng tài
sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính
khoản vay đó.
Cho vay bằng hình thức bảo lãnh: bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với
bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay nếu khi đến hạn mà
người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
trả nợ.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.


Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được
bảo đảm bằng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của
16


người thứ ba. Để thực hiện cho vay theo hình thức này thì thông thường các bên
chỉ cần giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trong
trường hợp TCTD cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này
không thể xem là khoản vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng người bảo lãnh
bằng tín chấp vẫn phải xác lập văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình
và gưi cho TCTD để khách hàng vay có thể được TCTD cho vay. Cho vay
không có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay tương đối mạo hiểm nên
cần tuân thủ các điều kiện sau:
2.

Chỉ được cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể.
Uy tín của người vay là điều kiện quan trọng nhất để vay vốn không có bảo
đảm.
Người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh.
Ý nghĩa của phương pháp phân loại này
- Phân loại cho vay thành cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo
đảm giúp cho nhà làm luật có cơ sở để diều chỉnh giảm tính rủi ro trong
hoạt động cho vay của TCTD theo hướng hạn chế các trường hợp được
vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản. Giảm các trường hợp tranh chấp
trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay của các
ngân hàng nói riêng.
- Tổ Chức Tín Dụng có thể kiểm soát được các khoản cho vay một cách
chặt chẽ hơn thông qua các tài sản bảo đảm, giảm rủi ro xuống mức tối
thiểu, đảm bảo sự thu hồi vốn đối với khoản vay.


17


IV.
1.
a.

Căn cứ vào phương thức vay.
Phân loại
Cho vay từng lần

Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm các thủ tục cần thiết
(lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định xét duyệt cho vay,…) và ký kết hợp đồng
tín dụng. Phương pháp này áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn không
thường xuyên hoặc ngân hàng thấy cần thiết phải áp dụng phương pháp cho vay
này để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sư dụng vốn vay được chặt chẽ.
Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của
khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng
nguồn vốn của ngân hàng và giới hạn cho vay theo quy định của pháp luật. Thời
hạn cho vay và số kỳ hạn trả nợ được xác định tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất
kinh doanh của khách hàng, nguồn trả nợ trong giai đoạn vay.
b.

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một
hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín
dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng với khách hàng có nhu cầu
vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với ngân hàng. Thời hạn cho vay được
xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ
sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
c.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, tổ chức tín dụng nơi cho vay và khách hàng
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực
của hạn mức tín dụng dự phòng; cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng
VNĐ hoặc ngoại tệ. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không
sư dụng hoặc sư dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng thì khách hàng vẫn
phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết
được thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng cho vay.
Khi thỏa thuận vay theo cam kết được thực hiện, tổ chức tín dụng nơi cho vay và
khách hàng thực hiện quy trình, thủ tục, hồ sơ.
18


d.

Cho vay theo dự án đầu tư

Phương thức này áp dụng cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Tổ chức tín dụng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu
tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Tổ chức
tín dụng thực hiện giải ngân theo tiên độ thực hiện của dự án. Mỗi lần rút vốn,
khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận

kèm theo các chứng từ cần thiết.
e.

Cho vay hợp vốn

Phương pháp này là một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng
làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với tổ chức tín dụng khác.
f.

Cho vay trả góp

Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số tiền lãi phải trả cộng với
số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
g.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Tổ chức tín dụng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sư dụng sô vốn vay
trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ và rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng.

h.

Cho vay theo hạn mức thấu chi

Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho
khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp
với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.



Ý nghĩa của phương pháp phân loại này
Có ý nghĩa pháp lý quan trọng để các nhà làm luật xây dựng những quy chế
pháp lý phù hợp với từng loại hình vay vốn.
Tạo điều kiện giúp mỗi tổ chức tín dụng có thể tự xây dựng, hoạch định cho
mình những chiến lược, chính sách kinh doanh mang tầm vĩ mô, có tính khả
thi cao và hiệu quả.
19




Giúp các tổ chức tín dụng có nền cơ sở lý luận để xây dựng thành các quy
tắc kỹ thuật nghiệp vụ tương thích với từng loại nghiệp vụ cho vay nhằm
phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của mình trong thực tiễn.

C.
-

CƠ SỞ PHÁP LY
Luật Các tổ chức tín dụng số 47/ 2010/ QH12.
Luật Ngân hàng số 46/ 2010/ QH12.
Quyết định số 1627/ 2001/ QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 ban hành quy chế
cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

20



** Tham khảo:
-

/>Giáo trình Luật ngân hàng – trường Đại học Luật Hà Nội.

21



×