Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.55 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. Lời nói đầu
B. Nội dung
I. Khái quát chung về khơng khí và ơ nhiễm khơng khí
1.1 Khái niệm khơng khí và ơ nhiễmkhơng khí.
1.2. Thực trạng ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam.
1.3. Hậu quả của ơ nhiễm khơng khí.
1.4. Ngun nhân gây ra tình trạng ơ nhiễm khơng khí.
II.Thực trạng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam
2.1. Pháp luật về hệ thống quy chuẩn kĩ thuật mơi trường khơng khí.
2.2. Pháp luật về phịng chống, khắc phục ơ nhiễm khơng khí, cải thiện chất lượng khơng
khí.
2.3. Pháp luật về kiểm sốt nguồn gây ơ nhiễm khơng khí.
2.4. Pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí.
2.5. Quy định của pháp luật về việc xử lý các hành vi vi phạm bảo vệ mơi trường khơng
khí.
III. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam
3.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí.
IV. Những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
khơng khí

C.KẾT LUẬN.
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí diễn ra chủ yếu ở các khu cơng nghiệp, khu
sản suất và ở các đơ thị lớn. Tình trạng ô nhiễm do bụi xảy ra phổ biến hơn cả.Thực trạng
phát triển kinh tế - xã hội không song song với công tác bảo vệ môi trường diễn ra phổ
biến ở các nước đang phát triển và việc xả một lượng lớn khí thải của các nước phát triển


đã góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, thậm chí là thủng tầng ozon…
Trước thực trạng đó, cả thế giới trong đó có Việt Nam đang loay hoay tìm ra giải pháp để
giảm thiểu tối đa sự ơ nhiễm khơng khí và các hệ lụy của nó.Ở Việt Nam ơ nhiễm mơi
trường khơng khí diễn ra chủ yếu ở các khu công nghiệp, khu sản suất và ở các đơ thị
lớn. Tình trạng ơ nhiễm do bụi xảy ra phổ biến hơn cả. Đặc biệt là tại các trục đường giao
thơng chính, các khu vực cơng trường đang thi cơng, xây dựng; hàm lượng bụi cịn vượt
quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh nhiều lần.
Bên cạnh đó, là hoạt động của các nhà máy sản xuất xi măng, khai khoáng, nhiệt điện
cũng đang tiếp tục thải vào mơi trường khơng khí một lượng lớn bụi. Nồng độ các khí
độc hại như: SO2, NO2, CO được ghi nhận ở các làng nghề tái chế nhựa, đúc đồng vượt
nhiều lần giới hạn cho phép. Ngồi ra, tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm mùi cũng
gây rất nhiều bức xúc trong thời gian vừa qua.
NỘI DUNG
1. Khái qt chung về khơng khí và ơ nhiễm khơng khí
1.1. Khái niệm khơng khí và ô nhiễm không khí
Không khí là một thành phần của khí quyển, là vật chất tồn tại ở thể khí, bao phủ toàn bộ
bề mặt của trái đất, cần cho hơ hấp của động vật cũng như q trình quang hợp của các
2


thực vật, là nguồn gốc của sự sống. Khơng khí là hỗn hợp khí gồm có khí nitơ chiếm
78,9%; oxi chiếm 0,95%; acgong chiếm 0,93%; đioxit cacbon chiếm 0,32% và một số
hiếm khí khác như neon, hêli, mêtam, krypton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm
tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 – 3% thể tích khơng khí.
Ơ nhiễm khơng khí là sự biến đổi khơng khí theo hướng bất lợi với cuộc sống của con
người, động vật và thực vật. Dưới góc độ pháp lí, ơ nhiễm khơng khí được hiểu là sự thay
đổi tính chất khơng khí, vi phạm tiêu chuẩn khơng khí mà pháp luật đã quy định. Nói
cách khác, ơ nhiễm khơng khí là tình trạng khơng khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến
đổi quan trọng trong thành phần khơng khí làm thay đổi tính chất lí, hóa vốn có của nó, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động

có hại cho con người và thiên nhiên.
1.2. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Ở Việt Nam ơ nhiễm mơi trường khơng khí diễn ra chủ yếu ở các khu cơng nghiệp, khu
sản suất và ở các đơ thị lớn. Tình trạng ô nhiễm do bụi xảy ra phổ biến hơn cả. Đặc biệt
là tại các trục đường giao thơng chính, các khu vực công trường đang thi công, xây dựng;
hàm lượng bụi còn vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh
nhiều lần. Bên cạnh đó, là hoạt động của các nhà máy sản xuất xi măng, khai khoáng,
nhiệt điện cũng đang tiếp tục thải vào mơi trường khơng khí một lượng lớn bụi. Nồng độ
các khí độc hại như: SO2, NO2, CO được ghi nhận ở các làng nghề tái chế nhựa, đúc
đồng vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Ngồi ra, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm
mùi cũng gây rất nhiều bức xúc trong thời gian vừa qua.
1.3. Hậu quả của ơ nhiễm khơng khí
Đối với con người, ơ nhiễm khơng khí tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, gây ra
các bệnh về đường hô hấp như: hen suyễn, ho, viêm phổi, viêm phế quản thậm chí cả ung
thư, ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người. Khi đó con người phải chi trả một lượng lớn
tiền cho khám chữa bệnh; năng suất, chất lượng công việc giảm sút, gây ảnh hưởng tới
nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Đối với môi trường và hệ sinh thái, ơ nhiễm khơng khí là ngun nhân gây ra hiện tượng
lắng đọng và mưa axit gây hủy hoại các hệ sinh thái, bào mịn các cơng trình xây dựng.
3


Nồng độ các chất gây ô nhiễm cao trong không khí cịn gây ra hiệu ứng nhà kính và đẩy
nhanh biến đổi khí hậu.
1.4. Ngun nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí
Thứ nhất, các hiện tượng tự nhiên là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm mơi
trường khơng khí như: hiện tượng cháy rừng vào mùa khô, những cơn bão cát, bão bụi
hay hoạt động phun trào của núi lửa,…
Thứ hai, hoạt động của con người là ngun nhân chủ yếu gây ơ nhiễm khơng khí. Do
hoạt động sản xuất công nghiệp với cơ sở cũ, công nghệ sản xuất lạc hậu và hầu như các

cơ sở này đều thiếu thiết bị xử lý khí thải độc hại hoặc xử lý chưa triệt để các chất độc hại
dẫn tới môi trường xung quanh bị ôn nhiễm. Sự gia tăng của các phương tiện giao thông,
đặc biệt là vào giờ cao điểm đã phát thải một lượng lớn bụi, khí độc hại vào mơi trường
khơng khí. Bên cạnh đó, là tình trạng các cơng trình thi cơng chưa được che chắn, phủ bạt
và hiện tượng rơi vãi vật liệu xây dựng trên đường đã làm gia tăng đáng kể hàm lượng
bụi trong mơi trường khơng khí. Ngồi ra, việc người dân đun nấu bằng than, củi, rơm rạ
cũng là một nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.
2. Thực trạng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam
Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức,
cá nhân để bảo vệ mơi trường khơng khí khỏi những tác động bất lợi của thiên nhiên và
của con người. Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định:
2.1. Pháp luật về hệ thống quy chuẩn kĩ thuật mơi trường khơng khí
Tại Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định:
“Quy chuẩn kĩ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các yêu càu
kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng bắt buộc
áp dụng để bảo vệ môi trường.”
Thứ nhất, quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường khơng khí xung quanh. Việt Nam
hiện nay có hai quy chuẩn kĩ thuật mơi trường về chất lượng khơng khí xung quanh. Đó
là QCVN 05:2013/BTNMT– Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng khơng khí xung
quanh và QCVN 06:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
4


trong khơng khí xung quanh. Hai quy chuẩn này được sử dụng để đánh giá chất lượng
mơi trường khơng khí xung quanh và giám sát tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Như vậy, có thể thấy, khi xác định nồng độ các chất gây ơ nhiễm trong khơng khí theo hai
quy chuẩn nêu trên Nhà nước vẫn có thể kiểm sốt được tình trạng ơ nhiễm khơng khí,
đảm bảo một cuộc sống ổn định cho người dân. Nhìn chung, việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường khơng khí xung quanh của Việt Nam vẫn ở mức độ kiểm soát ổn định.

Thứ hai, quy chuẩn kĩ thuật mơi trường về khí thải. Bao gồm quy chuẩn kĩ thuật về khí
thải đối với nguồn thải động và quy chuẩn kĩ thuật về khí thải đối với nguồn thải
tĩnh.Trong đó, quy chuẩn kĩ thuật mơi trường về khí thải đối với nguồn thải tĩnh là những
quy định quan trọng góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng gây ô
nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng của các cơ sở sản
xuất. Còn quy chuẩn kĩ thuật mơi trường về khí thải đối với nguồn thải động nhằm kiểm
soát và giảm thiểu được lượng khí thải độc hại từ các phương tiện giao thơng đưa vào
khơng khí xung quanh, từ đó khắc phục được phần nào tình trạng ơ nhiễm khơng khí
xung quanh.
Nhìn chung, hệ thống quy chuẩn kĩ thuật về môi trường không khí của nước ta tương đối
hồn thiện, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Nó đã đáp ứng được những u cầu cơ
bản về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh và khí thải. Tuy nhiên, pháp
luật cần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa về hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể
để pháp luật về bảo vệ môi trường và cụ thể là mơi trường khơng khí được áp dụng trong
thực tiễn.
2.2. Pháp luật về phịng chống, khắc phục ơ nhiễm khơng khí, cải thiện chất lượng
khơng khí
Một là, hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí của các
cơ quan nhà nước. Hoạt động này giúp cơ quan nhà nước quản lý về mơi trường nắm
được tình hình chất lượng khơng khí, dự báo những biến đổi của nó trong trong tương lai
cũng như chủ động phòng chống, loại trừ nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Theo quy định tại Điều 125, Luật Bảo vệ môi trường 2014, hoạt động quan trắc
liên quan đến mơi trường khơng khí sẽ do Bộ tài nguyên và môi trường, ủy ban nhân dân
5


cấp tỉnh, người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất kinh doanh tiến hành.
Hai là, hoạt động ĐTM. Đây là hoạt động phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường nói chung
trong đó có mơi trường khơng khí được tiến hành bởi cả cơ quan nhà nước và các tổ
chức, cá nhân. Chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM với ba nội dung như: Phân tích hiện

trạng mơi trường khơng khí tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc của cơ sở mình, dự báo
diễn biến mơi trường khơng khí khi dự án đi vào hoạt động hoặc cơ sở tiếp tục hoạt động
trên địa bàn đó, kiến nghị các giải pháp thích hợp về bảo vệ mơi trường khơng khí. Báo
cáo ĐTM là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt dự án quyết định cho
phép hay không cho phép dự án được thực hiện, hoặc đưa ra các biện pháp bắt buộc thực
hiện để giải quyết các tồn tại về môi trường
Ba là, hoạt động thơng tin về tình hình mơi trường khơng khí. Hoạt động này giúp cho
các tổ chức, cá nhân nắm rõ thực trạng chất lượng khơng khí nơi mình đang sinh sống
hoặc nơi họ đang tiến hành các hoạt động phát triển. Nhờ hoạt động này, các tổ chức, cá
nhân chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa sự cố ơ nhiễm, chủ động đối phó với
các sự cố mơi trường khơng khí. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường
thường xun kiểm sốt được những biến động của môi trường.
Bốn là, hoạt động xử lí, phục hồi khu vực khơng khí mơi trường bị ô nhiễm được thực
hiện theo quy định chung về xử lí ơ nhiễm, phục hồi và cải thiện mơi trường tại Chương
X Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó trách nhiệm điều tra, xác định khu vực bị ô
nhiễm thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân gây ơ nhiễm
mơi trường phải tiến hành ngay biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Hoạt động quan trắc môi trường, báo cáo ĐTM đã mang lại những kết quả đáng khen
ngợi. Thông qua các số liệu cụ thể, cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân có thẩm quyền có
thể đánh giá được tình hình mơi trường khơng khí, dự báo những biến đổi có thể xảy ra,
từ đó có những biện pháp kịp thời, chủ động để phòng chống, hạn chế những ngun
nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường khơng khí, bảo đảm một mơi trường với khơng
khí ổn định để con người sinh sống và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động quan trắc
vẫn chưa thống kê được hết các nguồn thải nên chưa thể xác định chính xác về ngun
nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Bên cạnh đó, việc xác định trách nhiệm và xử lý
6


vi phạm cịn gặp nhiều khó khăn do đặc thù của mơi trường khơng khí là khuếch tán
nhanh và các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm thường tiến hành vào ban đêm,..

2.3. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ơ nhiễm khơng khí
Pháp luật về kiểm sốt nguồn gây ơ nhiễm khơng khí là những quy phạm pháp luật kiểm
sốt ơ nhiễm khơng khí ngay từ nguồn phát sinh ra khí thải, bao gồm nguồn thải tĩnh và
nguồn thải động. Về hoạt động kiểm soát nguồn thải tĩnh được quy định tại Điều 64, Luật
Bảo vệ môi trường 2014 và Chương VI của Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất
thải và phế liệu, Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải. Đối với hoạt động kiểm sốt
nguồn thải động là hoạt động kiểm soát nguồn thải của các phương tiện giao thông. Tuy
nhiên, hiện nay quy định của pháp luật về kiểm sốt nguồn thải vẫn cịn hạn chế. Đặc
biệt, việc xác định trách nhiệm cụ thể của các chủ thể khi có hành vi xả thải vào mơi
trường những khí thải độc hại cũng ẩn chứa nhiều khó khăn. Khi đó, đặt ra trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý và hoàn thiện pháp luật.
2.4. Pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí
Để thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí,
cần phải xây dựng hệ thống cơ quan kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường thống nhất từ trung
ương đến địa phương.
Về cơ quan có thẩm quyền chung, bao gồm Chính phủ và UBND các cấp. Theo quy định
của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và Điều 140 Luật Bảo vệ mơi trường 2014 thì
“Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước”. Và
tại Điều 143, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân các cấp như: ban hành văn bản pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tại các địa
phương, chỉ đạo thực hiện các văn bản của cấp trên và những văn bản do chính mình ban
hành, thẩm định báo cáo ĐTM, ...
Về cơ quan có thẩm quyền chun mơn: Bộ Tài ngun và mơi trường là cơ quan có
thẩm quyền chun mơn cao nhất, trực thuộc Chính phủ trong lĩnh vực kiểm sốt ơ nhiễm
khơng khí. Các bộ và cơ quan ngang bộ tùy thuộc vào phạm vi chức năng, nhiệm vụ và
7


quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm kiểm sốt ô nhiễm không khí. Sở Tài nguyên và
môi trường là cơ quan chun mơn của Ủy ban nhân dân, có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân

dân thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương trong lĩnh vực chuyên môn:
tiến hành các hoạt động thanh tra môi trường khơng khí, tiếp nhận và giải quyết các hoạt
động khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm phạm luật về mơi trường khơng khí.
Có thể nói, hệ thống cơ quan kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ở nước ta khá đầy đủ và thống
nhất từ trung ương đến địa phương. Đây là tiền đề quan trọng để hoạt động kiểm sốt ơ
nhiễm mơi trường khơng khí được diễn ra đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích cho
nhân dân, nhà nước, xã hội.
2.5. Quy định của pháp luật về việc xử lý các hành vi vi phạm bảo vệ mơi trường khơng
khí
Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi mà các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
sẽ phải gánh chịu trách nhiệm kỷ luật, xử lí hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Trong đó, trách nhiệm kỷ luật là một biện pháp đặc biệt chỉ áp dụng với các đối tượng
là cán bộ, công chức. Cụ thể các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
mơi trường có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP
về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Họ có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung
2009, tùy theo mức độ vi phạm người phạm tội có thể chịu hình thức phạt tiền, cải tạo
khơng giam giữ hoặc hình phạt tù.
3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam
3.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí
Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp các ngành, hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường khơng khí đã từng bước mang lại hiệu quả. Công tác chỉ đạo thực hiện các văn
bản pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí, thẩm định báo cáo ĐTM, cấp
giấy phép môi trường cho các cơ sở công nghiệp,… ngày càng được chú trọng và được
hồn thiện tốt hơn. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức ngày càng được nâng
cao, đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật trong cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và đặc
8


biệt là mơi trường khơng khí. Cơng tác tun truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về

bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ mơi trường khơng khí nói riêng đã phát huy hiệu
quả trong thực tế.
Ý thức của người dân được nâng cao và tự nguyện thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Biểu hiện là người dân đã quan tâm hơn tới
vấn đề bảo vệ môi trường khơng khí ở nơi sinh sống, tích cực trồng nhiều cây xanh để
môi trường được trong lành hơn và thực hiện nhanh chóng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài
chính trong bảo vệ môi trường. Như vậy, nhân dân đã tự mình xây dựng ý thức trách
nhiệm, sự tự giác trong việc giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
3.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí
Hiện nay việc phối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường khơng
khí giữa các cơ quan nhà nước cịn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của
tình trạng trên là do hạn chế của pháp luật. Tình trạng chồng chéo văn bản quy định về
quyền hạn, trách nhiệm của các bộ trong việc giải quyết cùng một vấn đề vẫn khá phổ
biến. Bên cạnh đó, là việc các bộ chưa giành sự quan tâm đúng mực đối với hoạt động
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Ngồi ra, việc thiếu các quy định về thu thập
và chia sẻ số liệu về kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí giữa các bộ và địa phương với nhau
cũng gây cản trở hoạt động hợp tác cũng như kết nối giữa các cơ quan. Việc phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Các cá nhân, tổ chức chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ
mơi trường. Hiện tượng xả khí thải chưa qua xử lý và xả thải vượt quy chuẩn vẫn còn
diễn ra. Thậm chí, nhiều trường hợp các chủ thể lợi dụng thời tiết mưa gió, xả thải vào
ban đêm để tránh sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Như vậy, vì lợi ích của bản thân mà
họ đã gây ra bao nhiêu hệ lụy cho những người xung quanh, cho nhà nước và môi trường
sinh thái.

9


4. Những kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường

khơng khí
Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn như trên, pháp luật cần phải đề ra nhiều giải pháp
thiết thực hơn nữa để việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí đạt được hiệu quả
cao:
Thứ nhất, phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí,
bởi đây là cơ sở, căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các vụ việc trong thực tiễn. Cần
ban hành các chính sách và kế hoạch hành động cụ thể trên cơ sở những điều luật được
quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014. Cần bổ sung một văn bản pháp luật quy định
cụ thể việc đảm bảo một nguồn khơng khí sạch, từ đó khắc phục việc các quy định về
kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí được quy định ở nhiều văn bản khác nhau.
Thứ hai, thiết lập hệ thống quan trắc và phân tích mơi trường tại nhiều nơi trên cả nước,
đặc biệt là tại các thành phố lớn nhằm thu thập thông tin môi trường khơng khí một cách
kịp thời, chính xác. Từ đó có thể kiểm sốt và từng bước giảm thiểu ơ nhiễm môi trường.
Phải tiến hành quan trắc môi trường thường xuyên, định kỳ để có những biện pháp xử lý
phù hợp, bảo đảm mơi trường khơng khí phù hợp để người dân có thể phát triển lành
mạnh.
Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm mơi
trường khơng khí. Xử lý nghiêm các hành vi có ảnh hưởng xấu đến mơi trường khơng
khí. Cần gia tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường không khí nói riêng và bảo vệ mơi trường nói chung. Bên cạnh đó, phải nâng cao
trình độ, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra
việc xử lý ô nhiễm môi trường khơng khí
Thứ tư, thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, báo đài, tích cực tuyên truyền phổ
biến cho người dân về bảo vệ môi trường. Tăng cường, nâng cao nhận thức cho quản lý,
các chủ cơ sở sản xuất về tác động, ảnh hưởng và thiệt hại do ô nhiễm môi trường không
10


khí gây ra để góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững. Vận động người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với mơi

trường. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thân thiện với môi trường bằng cách
giảm thuế hoặc đưa ra các chính sách ưu đãi.
Bảo vệ mơi trường khơng khí khơng chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách
nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước,
chúng ta cần tiến hành song song việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ
môi trường. Hoạt động ban hành pháp luật và thực thi pháp luật phải được chú trọng hơn
nữa để hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí diễn ra hiệu quả. Việt Nam
cần nghiêm túc thực hiện các điều ước đã ký kết với quốc tế để phạm vi của việc bảo vệ
mơi trường khơng khí được mở rộng, không chỉ ở trong nước, trong khu vực mà cịn là
tồn cầu.
KẾT LUẬN
Đối với con người, ơ nhiễm khơng khí tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, gây ra
các bệnh về đường hô hấp như: hen suyễn, ho, viêm phổi, viêm phế quản thậm chí cả ung
thư, ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người. Khi đó con người phải chi trả một lượng lớn
tiền cho khám chữa bệnh; năng suất, chất lượng công việc giảm sút, gây ảnh hưởng tới
nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Đối với môi trường và hệ sinh thái, ơ nhiễm khơng khí là ngun nhân gây ra hiện tượng
lắng đọng và mưa axit gây hủy hoại các hệ sinh thái, bào mịn các cơng trình xây dựng.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm cao trong không khí cịn gây ra hiệu ứng nhà kính và đẩy
nhanh biến đổi khí hậu.
Cho nên bảo vệ mơi trường khơng khí khơng chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là
trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất
nước, chúng ta cần tiến hành song song việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với bảo
vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Luật bảo vệ môi trường 2014
11



-

Nghị định 38/2015/NĐ-CP
Nghị định 155/2016/NĐ-CP

12



×