ĐH Y dược TP HCM
Mai Trọng Trí
Tổ 12-Y05B
Một số điều về gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay trẻ em
1. Tổng quát:
- Chiếm khoảng 17% các loại gãy xương đầu xa xương cánh tay
- Có thể kèm: trật khớp khuỷu, gãy đầu trên xương quay, gãy mỏm khuỷu.
- Có tỷ lệ hạn chế tầm vận động khớp khuỷu cao hơn gãy trên hai lồi cầu vì có ảnh
hưởng mặt khớp.
2. Phân loại
- Theo đường gãy: theo Henry Milch có hai loại: (hình 1)
Loại I: ngang qua trung tâm cốt hóa ( tương đương Salter-Harris loại IV)
Loại II: gãy không qua trung tâm cốt hóa đầu xương. (tương đương Salter-
Harris loại II)
- Theo di lệch: có 3 độ: (hình 2)
Độ I: gãy không hầu như không di lệch, hai mặt gãy còn tiếp xúc
Độ II: gãy hoàn toàn, có di lệch sang bên (từ 2-4 mm), mỏm khủy có thể trật
sang bên.
Độ III: di lệch xa hơn nữa, có di lệch xoay.
- Cơ chế: (hình 3)
Hình 3
3. Chẩn đoán:
- Cơ chế chấn thương gợi ý
- Thấy sưng nề mô mềm + đau khu vực đầu xa xương cánh tay.
- Gãy độ I chỉ đơn thuần có đau lồi cầu ngoài tự nhiên, tăng lên khi gấp cổ tay
- Gãy độ II, III có thể thấy dấu lạo xạo xương. Cooper mô tả “lạo xạo xương thấy được
khi xoay vòng cổ tay hay cẳng tay).
Những dấu hiệu nghèo nàn trong trường hợp gãy xương không di lệch hay di lệch ít đã
làm cho nhiều phụ huynh không để ý và dẫn đến việc khám và điều trị muộn.
- X-quang:
Chẩn đoán xác định.
Phân loại và phân độ đường gãy.
Có thể gặp khó khăn trong phân biệt với gãy hoàn toàn hai lồi cầu xương cánh
tay. Những trẻ nhỏ mà lồi cầu chưa được cốt hóa X_quang khớp có cản quang
có thể giúp ích (sau khi vô cảm). Trong gãy hoàn toàn hai lồi cầu xương cánh
tay, có di lệch ra giữa sau, vẫn còn mối liên hệ giữa trung tâm cốt hóa và đầu
gần xương quay.
4. Những lưu ý khác:
- Tổn thương phần mềm:
Đường gãy thường xuất phát từ phía sau bên của hành xương => có thể tổn
thương mô mềm giữa nguyên ủy cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ ngửa cẳng tay
(brachioradialis muscle).
Càng nhiều tổn thương mô mềm => càng sưng nề nhiều => càng tăng khả
năng di lệch muộn sau này.
- Sự di lệch và mất vững khớp khuỷu:
Tác động cơ gây ra di lệch còn nhiều tranh cãi.
Nếu 2 mặt gãy còn tiếp xúc nhau, sự di lệch mảnh gãy đơn giản chỉ là nghiêng
sang bên. Nếu gãy hoàn toàn sẽ có di lệch xa hơn và có di lệch xoay nhiều
mức độ (có thể xoay đến 180 độ). Di lệch xoay có thể xảy ra ở mặt phẳng trán
hay mặt phẳng ngang.
Trong gãy Milch II, khớp khuỷu trở nên mât vững vì đường gãy phá hủy mào
bên ròng rọc làm cho đầu gần xương trụ và xương quay di lệch ra sau bên.
Cẳng tay xoay theo mặt phẳng trán và có thể có trật khớp quay lồi cầu ngoài
và chỏm quay-xương trụ.
Trong gãy Milch I có thể có vẹo ngoài nhẹ mà không có trật khớp. Khuỷu còn
vững vì ròng rọc còn nguyên vẹn.
5. Hướng xử trí:
Theo Baledon và cộng sự, nếu gãy vững + di lệch tối thiểu (< 2mm) và sự bám
các cơ có thể ngăn ngừa sự di lệch muộn => có thể điều trị bảo tồn. khoảng 40%
trường hợp chỉ cần bất động mà không phẫu thuật. Rockwood và Wilkins đề nghị
bất động bằng máng phía sau khớp khuỷu trong tư thế xoay trung tính, khuỷu gập
90 độ, chụp lại X-quang kiểm tra sau 3-5 ngày. Nếu không di lệch => bột cánh tay
cẳng tay cho đến khi lành xương.
Trong những trường hợp còn lại có thể xuyên kim qua da hay mổ hở để nắn chỉnh
các di lệch.
6. Các biến chứng:
- Hình thành cựa xương ngoài
- Vẹo ngoài
- Vẹo trong
-