Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu DỤNG CỤ PHÒNG CẤP CỨU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 9 trang )

ĐH Y dược TP HCM
Mai Trọng Trí
TỔ 12Y05B
DỤNG CỤ PHÒNG CẤP CỨU

1. Dụng cụ cung cấp oxy:
a. Nguồn cung cấp oxy:
Kỹ thuật chung: tạo hệ thống kín: nguồn oxy-đồng hồ lưu lượng-dây nối-dụng cụ tiếp xúc bệnh
nhân-bệnh nhân).
Gồm hai nguồn trực tiếp và gián tiếp:
- Trực tiếp:
 Nguồn oxy tường có qua hệ thống điều chỉnh lưu lượng nhưng không qua hệ thống
làm ẩm. (xem hình1)
 Dùng khi phun khí dung cho trẻ trong trường hợpđiều trị hen, viêm tiểu phế quản,
viêm thanh khí phế quản, loạn sản phổi.
 Ví dụ: phun salbutamol cho trẻ hen suyển (lưu lương oxy 6-8l/phút), adrenalin cho trẻ
phù thanh quản cấp (lưu lương oxy 4l/phút).
 Bất lợi: cồng kềnh, khó mang theo, chỉ 10% thuốc vào đường hô hấp dưới (một phần
lắng đọng tại dụng cụ, một phần mất vào không khí, một phần lắng đọng tại mũi, mặt
và hầu họng).














- Gián tiếp:
 Nguồn oxy tường có qua hệ thống làm ẩm và hệ thống điều chỉnh lưu lượng.
(xem hình 2)
 Dùng khi cung cấp oxy trực tiếp cho trẻ. Lượng oxy được điều chỉnh cùng với dụng cụ
kết nối để cung cấp FiO
2
mong muốn.
 Bất lợi: phải lưu ý mực nước trong bình làm ẩm, đồng thời chú ý vệ sinh bình thường
xuyên.
 Ví dụ: bé 9 tháng nhập viện suy hô hấp độ 2 cho thở oxy qua canula hai mũi 0.5l/phút
với nguồn oxy gián tiếp.



b. Các dụng cụ kết nối trực tiếp vào bệnh nhân:
- Gồm các loại canula, mặt nạ các loại, mặt nạ có bầu phun cho phun khí dung.
- Canula: gồm loại một mũi và hai mũi
- Mặt nạ: không có hay có bóng dự trữ bao gồm cả mũ chụp (hood) dành cho trẻ sơ sinh và
nhũ nhi.
- Bầu phun khí dung.


2. Nội khí quản:
- Gồm ống nội khí quản và bộ dụng cụ đặt nội khí quản.
- Ống nội khí quản (xem hình): có nhiều kích cỡ
Số nội khí quản = tuổi/4
hay: 21 tháng :ống 3.5 hay 4; sinh non: ống 2.5, 1 tuổi:ống 4.
- Bộ dụng cụ gồm: đèn đặt nội khí quản, cây chặn răng, băng keo cố định và các dụng cụ

chống sốc.

-




3. Dụng cụ giúp thở hay thế thở:
a. Bóng:
- Là dụng cụ giúp thở khá hiệu quả. Dùng khi bệnh nhân còn thở nhưng hơi thở kém hiệu
quả.
- Có nhiều kích cỡ cho nhều lứa tuổi:
 Trẻ sơ sinh …… 250ml
 Trẻ nhỏ ……… 500ml
 Trẻ lớn …………1.5l

- Cách sử dụng: gắn bóng vào mask và bóp. Lưu ý:
 Áp suất phế nang tối đa 15-20 cm H
2
O ở trẻ sơ sinh vào 20-40 cm H
2
O ở trẻ nhỏ
 Khi bóp bóng bằng ngón trỏ và ngón cái áp lực là 15 cm H
2
O, mỗi ngón còn lại thêm
vào 5 cm H
2
O.








b. Máy NCPAP: (xem hình)
- Là dụng cụ giúp thở hiệu quả.
- Tác dụng chính là khắc phục tình trạng xẹp phổi do hấp thu. Máy giúp giữ lại một lương
khí nhất định ở phổi trong thời ký thở ra. Điều này giúp giảm công hít vào, trao đổi khí
tốt hơn trong kì thở ra,…
- Không sử dụng trong những bệnh có tắc nghẽn đường hô hấp dưới như tràn khí màng
phổi, hen, COPD,…
- Bộ phận quan trọng nhất của máy là PEEP.
- Chỉ định:
- Quy trình:
 Đổ nước ngang mức quy định bình làm ẩm
 Lắp vào máy
 Lắp các ống vào bình làm ẩm
 Gắn dây cấp oxy vào máy và nguồn oxy trực tiếp.
 Điều chỉnh 2 giá trị lưu lượng khí để có FiO
2
và PEEP phù hợp bệnh
 Kiểm tra PEEP bằng cách gắn đầu van vào thước đo PEEP có chứa nước.
 Gắn các ống nối từ bộ làm ẩm đến bệnh nhân theo trình tự ống nối-bình nước-dây cua
bộ van-bộ van phù hợp tuổi.








c. Máy thở: (xem hình)
- Là dụng cụ thế thở cho bệnh nhân. Nói cách khác hô hấp bệnh nhân được điều khiển.
- Dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các dụng cụ giúp thở như thở qua mask, CPAP,
- Bệnh nhân đã được đặt nội khí quản hay mở khí quản.
- Chỉ định:
- Các thông số quan trọng khi cài đặt ban đầu.
 Nhịp thở trung bình-15 lần/phút
 Lượng thở trung bình: 08-12 ml/kg
 F
I:E
tỉ lệ hít vào thở ra thường là 1:2
















4. Bơm tiêm tự động:

truyền một lượng thuốc chính xác vào bệnh nhân trong một đơn vị thời
gian.
- Cấu tạo: xem hình
- Cách sử dụng: xem hình
 Ấn nút on/off
 Gắn ống tiêm (tùy loại máy phải khai báo cỡ ống tiêm cho máy)
 Cài đặt tốc độ tiêm truyền (ml/h)
 Ấn nút Purge để đuổi khí
 Nối dịch truyền với bệnh nhân
 Ấn nút start để bắt đầu truyền.
- Ví dụ: truyền vận mạch doputamin hay dopatamin.




5. Các máy khác :
a. Máy sốc điện: xem hình
Gồm các bộ phận chính sau:

Bộ phận tạo xung điện: Chủ yếu là 1 tụ điện, dòng phóng ra có thể là dòng 1 chiều hoặc xoay
chiều.
Nút lựa chọn nấc năng lượng.
Nút lựa chọn cho phương thức sốc đồng bộ hay sốc không đồng bộ.

 Màn huỳnh quang:
Cho phép theo dõi ECG và các thông số kỹ thuật cần thiết (mức năng lượng lựa chọn, tổng
trở bệnh nhân, lượng điện thực sự đã phóng qua người bệnh nhân sau mỗi cú shock điện,
nhịp thở, SpO2).
 Bản điện cực shock điện:
- Làm bằng kim loại dẫn điện tốt và không rỉ sét (Pt).

- Đường kính min 80 - 100 mm.
- Tư thế đặt điện cực: Đáy - Đỉnh.
- Điện cực phải thoa kem dẫn điện đầy đủ, khi chuẩn bị sốc điện phải được ép trên lồng
ngực để đảm bảo tiếp xúc tốt, tránh sinh nhiệt quá mức gây bỏng.


b. Máy chụp X-quang tại giường:
- Bao gồm cả máy chụp và tấm chắn X_quang phòng hộ.
- Mặc dù vậy khi chụp cần phải tránh khỏi phòng tránh nhiễm tia.




c. Máy hút đàm nhớt:
- Cấu tạo: xem hình
- Dụng cụ hữu hiệu giải quyết tắc nghẽn do tắc đàm nhớt
- Cách sử dụng:
 Nối dây hút vào máy
 Mở công tắc
 Cho ống hút vào miệng bệnh nhân hay ống nội khí quản
 Nếu cần có thể bơm nước muối sinh lý vào để pha loãng đàm
 Tiến hành hút
 Rửa ống hút sau mỗi lần bằng cách nhúng vào bình nước.



d. Monitoring :
- Dụng cụ không thể thiếu trong phòng hồi sức cấp cứu
- Cấu tạo: xem hình
- Giúp theo dõi :

 Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình
 ECG các chuyển đạo DII, V1, aVL.
 SpO
2
.





6. Giường
:
- Cấu tạo: xem hình
- Cách sử dụng: xem hình.


×