Hướng dẫn trẻ một số động tác cấp cứu
Trẻ em từ 6-10 tuổi, rất dễ tiếp thu những động tác sau khi được người thân
hướng dẫn:
Làm cho mũi ngừng chảy máu: Vào giờ ra chơi, một quả bóng thình lình va
mạnh vào mũi của người bạn học cùng lớp. Máu mũi chảy ra thì phải làm sao? Để đầu
nạn nhân nhìn ngước lên và bịt mũi lại trong vòng 10 phút. Không nên cho nạn nhân
nằm xuống, bởi mũi ngưng chảy máu nhưng máu có thể tiếp tục chảy xuống họng và
dạ dày.
Chăm sóc vết thương nhỏ: Giúp mẹ gọt rau củ, không may bị đứt tay, trẻ phải
rửa vết thương bằng nước sạch, sau đó bôi thuốc sát trùng (không cồn) để tránh nhiễm
trùng.
Cầm máu vết thương sâu: Do muốn bốc sò bằng tay, nên bố bị vỏ sò cắt vào
tay. Vết thương rất sâu và máu chảy ra nhiều. Trong khi chờ cấp cứu, trẻ có thể dùng
ngay miếng vải sạch chặn lên vết thương. Đồng thời nâng cánh tay của bố lên để máu
ngưng chảy.
Nếu như đứa trẻ không giúp gì được cho bố cầm máu, điều này sẽ làm nó bối
rối. Sợ “không làm được việc” có thể là lý do dẫn đến thất bại. Bạn cần động viên trẻ.
Chăm sóc vết bỏng: Trong khi đi picnic, một bạn muốn nhóm lửa để trổ tài nội
trợ nên bị bỏng nhẹ. Trước hết, phải rửa nước lạnh trong vòng 5 phút. Không được bôi
kem dưa leo để làm mát vết bỏng. Trong trường hợp bị bỏng nặng, không nên cởi quần
áo của nạn nhân vì chỗ bị bỏng, vải đã bám chặt vào rồi. Không được chọc các nốt
phồng.
Làm gì khi nạn nhân không còn dấu hiệu sự sống?
Động tác làm hồi sinh cho nạn nhân có thể rất khó đối với trẻ em 10 tuổi. Tuy
nhiên, trong trường hợp cần thiết, tốt hơn hết nên thử làm gì đó còn hơn không. Về
cách thực hành, bạn nên giải thích cho trẻ:
- Quỳ gối bên cạnh nạn nhân trong tư thế nằm ngửa.
- Sau khi kiểm tra thấy nạn nhân không còn trả lời và ngưng thở, hãy gọi cấp
cứu ngay tức khắc, kế đến nâng đầu nạn nhân về phía sau để thực hiện hà hơi thổi
ngạt, dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp mũi nạn nhân rồi thổi 2 lần.
- Trường hợp nạn nhân không phản ứng gì thì thực hiện động tác xoa bóp tim,
đặt hai bàn tay lên phía trước xương ức, ấn lên ngực nạn nhân 15 lần rồi buông tay ra.
- Trong khi chờ đợi cấp cứu, phải luân phiên xoa bóp tim và hà hơi thổi ngạt.
Em bé rơi từ trên bàn để quấn tã xuống
Dặn trẻ không nên xê dịch em bé khi bị thương. Chỉ cần giữ cho đầu nạn nhân
ngay ngắn so với thân thể. Nếu có gì nghiêm trọng, nên thử dìu nạn nhân cẩn thận
trong tư thế tự nhiên. Trong lúc chờ mẹ về hoặc đợi cấp cứu, điều quan trọng là phải
túc trực bên cạnh em bé, trò chuyện để bé được yên tâm. Sự có mặt của người bên
cạnh tránh cho nạn nhân khỏi rơi vào tình trạng vô ý thức.
Ngoài ra bạn cần dặn trẻ: Khi có người bị điện giật, không được chạm vào nạn
nhân, mà phải cúp cầu dao điện ngay.
Lau mát hạ sốt cho bé tại nhà
Khi bé bị sốt cao, việc đắp khăn lên trán không hiệu quả vì ít có tác dụng
hạ sốt. Bạn cũng không nên lau khăn vùng ngực cho con vì có thể làm tăng nguy
cơ viêm phổi.
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Với mức sốt vừa 38
- 38,5ºC thì cơ thể bé có thể chịu đựng được nhưng khi sốt cao lên đến 39 - 40ºC trở
lên trong thời gian dài có thể làm bé co giật, gây thiếu oxy não. (Nhiều bé có hệ thần
kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sốt trên 38ºC là đã bị co giật).
Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Cơn co giật
này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39ºC.
Cách lau mát theo hướng dẫn của bác sĩ Nguyên Hoa (BV Nhi Đồng 1) dưới
đây sẽ giúp bạn biết cách hạ sốt cho con tại nhà đơn giản.
Cách này áp dụng khi bé bị sốt cao trên 40ºC, kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp
sửa co giật.
Chuẩn bị dụng cụ: 5 khăn nhỏ để lau mát., chậu nước ấm, nhiệt kế.
Cách thực hiện:
- Đặt bé nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ quần áo của bé. Đo nhiệt độ bé. Rửa tay.
- Chuẩn bị nước lau mát: Cho ít nước lạnh vào trong thau. Cho nước nóng vào,
bằng ½ lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau
nước, cảm giác ấm giống như nước tắm cho bé.
- Lau mát: Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Đặt 2 khăn ở hõm nách,
2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt.
Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. Thay khăn mỗi 2-3 phút một lần. Bạn
nhớ theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Lấy
nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5ºC. Cuối cùng, lau khô
và mặc quần áo mỏng cho bé.
- Những điều không nên làm: Ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho bé khi bé đang
sốt; Vắt chanh vào miệng và mắt bé; Dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho bé; Giật
tóc, vỗ vào người khi bé đang co giật vì điều này càng khiến bé bị kích thích, co giật
nhiều hơn.