Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.99 KB, 100 trang )

1
MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước vấn đề phát huy nhân tố con
người, nâng cao tính tích cực chính trị của cơng dân, thực hiện dân chủ hóa
đời sống xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong
những nội dung cốt lõi, trọng tâm quyết định sự thắng lợi của công cuộc xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu chủ động tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị; sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại... Những thành tựu sau hơn 20 năm
đổi mới của nước ta đã chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối, chính sách của
Đảng, nhà nước; sự tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị của mọi
cơng dân Việt Nam. Song xu thế hội nhập quốc tế với những diễn biến nhanh
chóng, phức tạp cho thấy sự tham gia vào các hoạt động chính trị của cơng
dân Việt Nam chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đất nước nói chung,
của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nói riêng. Vấn đề đặt ra, trước hết
phải nâng cao nhận thức chính trị, giúp cho mỗi công dân Việt Nam hiểu biết
đường lối đổi mới, tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt
vai trò tự quản trong cộng đồng, vai trị giám sát, đóng góp ý kiến, thảo luận,
chất vấn đối với các hoạt động của Đảng, nhà nước. Bước vào thế kỷ XXI, để
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, địi hỏi mỗi cơng dân Việt
Nam phải có sự hiểu biết về chính trị, pháp luật, có kỹ năng giao tiếp và xử lý
cơng việc tốt, có sức khoẻ và trình độ nghề nghiệp; khắc phục tâm lý tự ti,
ngại đột phá, cạnh tranh; khắc phục sự trì trệ, chưa nhạy bén nắm bắt thơng
tin, chưa có thói quen tự giác thực hành dân chủ, thực hiện pháp luật, thiếu tác
phong công nghiệp của một bộ phận người dân.


2
Hưng Yên là một tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông hồng, có bề dày về lịch


sử, văn hố, có vị trí địa lý thuận lợi, giao thơng dễ dàng, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, đất đai mầu mỡ, với truyền thống cách mạng vẻ vang nên con người
Hưng Yên hội tụ đầy đủ những tố chất cơ bản và đáng q như cần cù, thơng
minh, có ý chí nỗ lực vươn lên khơng khuất phục trước khó khăn.... Đây là
những điều kiện thuận lợi, làm tiền đề cho việc đẩy nhanh phát triển kinh tế,
giữ vững ổn định chính trị, xây dựng một Hưng Yên giàu mạnh. Kể từ khi tái
lập tỉnh (1996) đến nay, Hưng Yên đã đạt được một số thành tựu quan trọng,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao (theo Báo cáo chính trị tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII, tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân trong 5 năm từ 2005 - 2010 đạt 11,4%, thu ngân sách tăng bình
quân trên 15% (năm 2010 đạt 3.000 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người
đạt 20 triệu đồng, đời sống nhân dân ngày một tăng. Hưng Yên đang trên
đường trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển của cả nước. Tuy nhiên,
trong những năm qua Hưng Yên vẫn chưa phát huy hết được những thế mạnh
vốn có của mình, kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa mang tính chiều sâu,
đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó Hưng
Yên qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở bên cạnh
những kết quả bước đầu quan trọng cịn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém như:
quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm ở một số nơi, trên một số lĩnh vực; tệ
quan liêu, cửa quyền, mệnh lệnh, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho
dân chưa đẩy lùi, chưa ngăn chặn được; phương châm "dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra" chậm đi vào cuộc sống.... Tình trạng này có ngun
nhân chính từ trình độ chuyên môn, lý luận của một bộ phận đội ngũ cán bộ
cịn thấp; trình độ học vấn, ý thức pháp luật, ý thức tự giác, tính tích cực chính
trị của người dân còn nhiều hạn chế, yếu kém... chưa đáp ứng được yêu cầu
của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn mới.


3
Thực tế này đòi hỏi Hưng Yên trong thời gian tới phải xây dựng một

đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ chun mơn, lý luận cao, có phẩm chất
đạo đức cách mạng trong sáng, kiên định với mục tiêu xã hội chủ nghĩa; củng
cố, phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo vững mạnh, tiên tiến để khơng
ngừng nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật, ý thức tự giác, tính tích cực
chính trị cho người dân.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, người viết quyết định chọn vấn đề
“Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đây là vấn đề mới được triển khai thực hiện ở nước ta, nhưng đã có
một số cơng trình, bài viết liên quan.
Các bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: nguyên
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu (1998), "Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở",
Tạp chí Cộng sản, (3), tr.3-7. Nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Đỗ Mười (1998), "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở", Tạp
chí Cộng sản, (20), tr.3-8. Trương Quang Được, "Tiếp tục xây dựng và thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở", Tạp chí Cộng sản, số 12, tháng 4/2002. Ngun
Trưởng Ban dân vận Trung ương Tịng Thị Phóng, "Khâu đột phá của quá trình
phát huy dân chủ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Cộng sản, số 21,
tháng 11/2003. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh,
"Đưa cuộc vận động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở lên một bước mới, rộng
rãi hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn", Tạp chí Cộng sản, số 20, tháng 10/2004.


4
Các bài viết của các tác giả phân tích, lý giải về yêu cầu, cách thức tổ
chức, con đường, biện pháp... để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, như

"Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng
sản, 1998, số 13, tr.19-24; "Một số vấn đề về quy chế thực hiện dân chủ ở xã"
của Vũ Anh Tuấn, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 9, 1998, tr.54-56.
Các bài viết của các tác giả nhằm sơ kết, đánh giá bước đầu như: "Thực
hiện dân chủ ở xã - mấy vấn đề đặt ra" của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng
sản, số 10, 1999, tr.40-44; "Nhìn lại việc thực hiện thí điểm quy chế dân chủ ở
cơ sở" của Đỗ Quang Tuấn (2000), Tạp chí Dân vận, số (1+2), tr.10-11; "Một
số vấn đề đặt ra sau hai năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" của Nguyễn
Tiến Dũng, Tạp chí Cơng tác tư tưởng văn hóa, số 6, 2000, tr.15-18; "Kết quả
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, vấn đề đặt ra và một số giải pháp" của
Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn Lan, Thông tin Lý luận, số 9, 2000, tr.26-30.
Các cơng trình đã được đăng thành sách, phân tích một cách sâu sắc,
phong phú cả nội dung lý luận và thực tiễn qua khảo sát ở các vùng, các địa
phương như: "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn" do Dương Xuân Ngọc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000; "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội ở nông
thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" do
Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; "Cộng
đồng làng xã Việt Nam hiện nay" do Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thơng chủ
biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001...
Liên quan đến vấn đề này còn có Luận án tiến sỹ triết học của Trần Thị
Băng Thanh (Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2002): “Vai trị của nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân
dân ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ chính trị học của Nguyễn Thị Kim
Hoa (Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009): “Tính
tích cực của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay”,


5
Luận án Phó tiến sĩ (Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,

năm 1996): “Nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động Việt Nam
trong quá trình đổi mới”, Luận văn thạc sỹ triết học của Mai Thị Minh Ngọc
(Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003): “Ý thức
pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay”, Luận
văn thạc sỹ triết học của Ngơ Văn Bảo (Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2005): “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ triết học của Lê
Xuân Huy (Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005):
“Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện
nay (qua thực tế một số tỉnh phía Bắc)”, Luận văn thạc sỹ triết học của
Nguyễn Lương Luyện (Bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2006): “Vai trị của nhà nước trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở
nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Luật học của Ngơ Thị Hồ (Bảo vệ tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006): “Nâng cao chất lượng
thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai
đoạn hiện nay”.
Riêng ở tỉnh Hưng Yên có các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, đề án của
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên; về nâng cao ý thức pháp luật, ý thức tự giác, tính tích cực chính trị của
cơng dân; về triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; các báo cáo đánh
giá của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ từ cấp tỉnh đến cơ sở...
Như vậy, trong thời gian qua đã có một số sách, báo, bài viết của các
tác giả đề cập đến vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tính tích cực
xã hội của người dân. Tuy nhiên, về vấn đề nâng cao tính tích cực chính trị
của cơng dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho đến nay chưa
có cơng trình khoa học nào trực tiếp đề cập tới. Những tài liệu vừa nêu trên sẽ


6
giúp ích cho việc tham khảo, đối chứng trong việc nghiên cứu đề tài của tác

giả luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Từ việc phân tích vai trị tính tích cực chính trị của cơng dân với quá
trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, khảo sát vấn đề này trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực chính
trị của cơng dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích đó, luận văn tập trung làm rõ:
+ Tính tích cực chính trị và vai trị của nó trong q trình thực hiện Quy
chế dân chủ ở cơ sở.
+ Khảo sát thực trạng tính tích cực chính trị của công dân trong việc
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
+ Một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực chính trị
của cơng dân trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tính tích cực chính trị của cơng dân và việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: với điều kiện cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu
tính tích cực chính trị của cơng dân và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về dân chủ của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà


7
nước có liên quan đến đề tài, nhất là Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và Nghị định

29 của Chính phủ. Đồng thời, người viết cũng kế thừa có chọn lọc các cơng
trình và các bài viết của các tác giả khác đã được công bố.
Cơ sở thực tiễn:
Người viết đã tiến hành điều tra, nghiên cứu tính tích cực chính trị của
cơng dân ở một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong quá
trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp lơgích và lịch sử, so sánh và tổng
hợp, đồng thời có sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tiến hành thực
hiện luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Qua việc điều tra, nghiên cứu, phân tích tính tích cực chính trị của
cơng dân và q trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, luận văn khái quát một số kết quả bước đầu, chỉ ra những hạn chế
và nguyên nhân của nó; đồng thời đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của công dân, tăng cường thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với điều kiện của địa bàn, phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
giảng dạy chuyên đề, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
chức năng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn một tỉnh ở vùng đồng bằng
Sơng Hồng nói riêng, cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 5 tiết.


8



9
Chương 1
TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRỊ TÍNH TÍCH CỰC
CHÍNH TRỊ CỦA CƠNG DÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.1. TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA CƠNG DÂN: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ
HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm tính tích cực chính trị của cơng dân
Trong ngơn ngữ tiếng Việt, tính là “những đặc trưng tâm lí ổn định
riêng của mỗi người” [74, tr.1651]. Nó thường biểu hiện ra trong thái độ, hành
vi, cử chỉ. Tính tích cực là “chủ động, hướng hoạt động nhằm tạo ra những
thay đổi, phát triển” [74, tr.1627]. Tính tích cực gắn với hoạt động chủ động,
sáng tạo của con người nhằm đạt tới mục đích đã định ra trong cuộc sống.
Theo G.I.Sukina, có thể phân chia sự phát triển tính tích cực thành 3 mức độ:
tính tích cực mơ phỏng - bắt chước; tính tích cực tìm kiếm - sử dụng; tính tích
cực sáng tạo. Sáng tạo là mức độ phát triển cao của tính tích cực, ví nó tìm ra
những cái mới, cách giải quyết mới, khơng phụ thuộc vào cái đã có.
Trên phương diện triết học, tính tích cực trước hết thuộc về phạm trù ý
thức. Lí luận phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã luận giải khoa
học và khẳng định bản chất ý thức là “sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong bộ óc người một cách năng động, sáng tạo” [36, tr.200]. Sự phản ánh
này khác với phản ánh thơng thường vì đó là phản ánh đặc biệt - phản ánh
trong quá trình con người cải tạo thế giới. Trong q trình đó tính sáng tạo
(tính tích cực) của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Sáng tạo của ý thức
là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản
ánh, mà kết quả bao giờ cùng là những khách thể tinh thần. Sự sáng tạo của ý
thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh, ngược lại thống nhất với
phản ánh, trên cơ sở phản ánh. “Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản



10
chất của ý thức. Ý thức - trong bất cứ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và
chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động,
sáng tạo của bộ óc” [36, tr.202]. Hiểu chủ nghĩa duy vật biện chứng một cách
đầy đủ khơng có nghĩa là chỉ coi trọng yếu tố vật chất mà phải đánh giá đúng
mức yếu tố sức mạnh của ý thức con người trên cơ sở những điều kiện vật
chất đã có. Phải biết tơn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật
tự nhiên và xã hội để phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy
vai trò nhân tố con người, cải tạo thế giới khách quan, khắc phục triệt để bệnh
bảo thủ, thái độ thụ động tiêu cực. Triết học mácxít cũng cho thấy, ý thức phải
thơng qua hành động thực tiễn mới có thể cải tạo thế giới. Sẽ khơng thể nhận
biết được tính tích cực của con người nếu con người khơng thể hiện nó bằng
hành động trong thực tiễn. Phương thức thể hiện của tính tích cực là các hoạt
động cải tạo tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Tác giả Trịnh Trí Thức
đã tổng kết dưới góc độ triết học, tính tích cực xã hội (social activeness) là
khái niệm nói lên vị trí vai trị của con người với tư cách là chủ thể của xã hội
và lịch sử: “tính tích cực xã hội của con người là toàn bộ những biểu hiện của
sự hoạt động có ích về mặt xã hội của con người trong tất cả các lĩnh vực sinh
hoạt của xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần” [61, tr.28].
Tính tích cực xã hội của con người nhìn từ phương diện tâm lí là những
đặc tính (hay thuộc tính) tâm lí của con người, nói lên thái độ tích cực, chủ
động của nó đối với điều kiện, hồn cảnh, mơi trường xã hội. Lí luận về tâm
thế đã khẳng định hành vi của cá nhân xuất hiện và diễn ra trên cơ sở tâm thế
của nó. Theo ý kiến của Uzơnatze: “Tâm thế là trạng thái tâm lí nào đó xuất
hiện trong chỗ nối của nhu cầu cá nhân và tác động của đối tượng phù hợp”
[9, tr.143]. Điều đó có nghĩa, tâm thế với tư cách là một trạng thái tâm lí cụ
thể của cá nhân thể hiện mối quan hệ phản ánh của mình đối với hiện thực,
là: “Trạng thái sẵn sàng bên trong của chủ thể hướng tới một hoạt động nhất



11
định. Tâm thế là cơ sở của tính tích cực, hành vi có lựa chọn của chủ thể”
[72, tr.783]. Theo luận đề này cơ thể và môi trường là một hệ thống thống
nhất và trọn vẹn, quan hệ giữa chúng khơng phải là điều kiện ngẫu nhiên bên
ngồi mà là có tổ chức bên trong. Tâm thế là một hình thức phản ánh độc đáo
hiện thực, trong đó nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu được hoà lẫn và
thống nhất với nhau. Mối quan hệ này là cơ sở xuất hiện của quá trình sống và
của bất kì tính tích cực tâm lí cá nhân. Tính tích cực tâm lí cá nhân được sinh
ra và bắt đầu phát triển bằng các điều kiện và chuyên biệt hoá những q trình
sống. Nói cách khác là: “Khả năng thực hiện chuyển động có tính chủ định và
thay đổi của cơ thể sống dưới tác động của những tác nhân kích thích bên
ngồi - đặc điểm chung của tất cả cơ thể sống, động thái riêng của chúng là
nguồn biến đổi hoặc hỗ trợ một cách sống động cho những mối liên hệ với
mơi trường” [72, tr.857]. Bất cứ tính tích cực nào cũng nói lên thái độ của chủ
thể đối với thực tại xung quanh, đối với môi trường xã hội. Quan điểm lí luận
tâm thế khẳng định rằng, “mối quan hệ phản ánh tâm thế đối với hiện thực là
tính tích cực tâm lí của cá nhân. Đặc điểm của tính tích cực tâm lí cá nhân là
những quy luật của tâm thế” [9, tr.144].
Trên phương diện chính trị học cần phải định nghĩa tính tích cực chính
trị (TTCCT) gắn với hoạt động chính trị của chủ thể chính trị. Trong các xã
hội có giai cấp, chính trị là một hoạt động đặc thù của con người trên những
cơ sở, điều kiện nhất định. Nếu đánh giá thấp những hành động chính trị tích
cực thường dẫn tới làm tăng cường các hoạt động tự phát hoặc chờ đợi thụ
động. Ngược lại, việc coi nhẹ các yêu cầu của kinh tế, tin vào sức mạnh vạn
năng của chính trị thường biểu hiện ở sự chủ quan, thái độ tuỳ tiện, phiêu lưu
dẫn tới những thất bại về chính trị. Điều quan trọng nhất trong chính trị là
thiết chế chính quyền nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, việc
quy định các hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Vì đó là



12
những vấn đề mà việc giải quyết chúng đều đụng chạm tới lợi ích giai cấp, tới
chính quyền nhà nước.
Hoạt động chính trị diễn ra trong các q trình chính trị, tức là những
hoạt động đó gắn với những nội dung của đời sống chính trị. Sự phát triển của
những nội dung đó ở mỗi giai đoạn, chu trình, quy trình của một hành động
chính trị, như q trình ra quyết định chính trị, q trình hoạch định chính
sách. Q trình chính trị cịn phản ánh sự tương tác giữa lĩnh vực chính trị với
các lĩnh vực bên ngồi hoặc gần với chính trị, như chính trị với kinh tế, chính
trị với văn hố - xã hội, chính trị với khoa học cơng nghệ, chính trị và phát
triển xã hội. Do đó, tìm hiểu TTCCT cần xác định nó là một loại hình của tính
tích cực xã hội, bởi hoạt động chính trị trước hết là hoạt động xã hội của con
người trong xã hội có sự phân chia giai cấp và sự tồn tại của nhà nước. Song
TTCCT không phải là một loại hình riêng biệt, tách rời, độc lập so với tính
tích cực xã hội mà nó được cơ đúc, thể hiện thơng qua hoạt động thực tiễn.
Nó gắn với các q trình chính trị và ln biến đổi trong tiến trình lịch sử,
chịu sự quy định của những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị ở từng thời
đại lịch sử xác định. Vì vậy, nghiên cứu TTCCT cần xem xét nó trong sự
thống nhất biện chứng của hàng loạt các phương diện: vật chất và tinh thần;
lơgíc và lịch sử; các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hố và tư tưởng.
Trên thực tế, ở đâu xuất hiện những con người lao động giỏi, biết vượt
khó để làm ra nhiều của cải cho bản thân và cho xã hội thì lúc đó TTCCT của
con người được biểu hiện rõ nét. Cá nhân công dân, nhân dân lao động đó là
chủ thể của TTCCT. Song vì hoạt động chính trị có tính đặc thù, cá nhân
khơng thể hoạt động chính trị một cách đơn lẻ mà là hoạt động có tổ chức.
Hoạt động chính trị là của con người chính trị thuộc các giai cấp, tầng lớp, tổ
chức, chính đảng, nhà nước khác nhau. Hoạt động đó diễn ra trong khơng
gian, thời gian xác định và chịu sự chi phối, quy định của thể chế, thiết chế

chính trị và sức mạnh thực tế các giai cấp, tầng lớp, chính đảng, nhà nước


13
trong một xã hội cụ thể. Cơ sở quan trọng để nhận biết TTCCT phải xem xét
các chủ thể chính trị đã thực hiện hố mục đích chính trị khi tham gia các q
trình chính trị theo hướng tiến bộ hay thối bộ.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Tính tích cực chính trị (political
activeness) là tồn bộ những biểu hiện của sự tự giác, chủ động, sáng tạo
trong nhận thức và hoạt động của một cá nhân, một cộng đồng, một giai cấp,
một chính đảng, một nhà nước với tư cách là những chủ thể chính trị khác nhau
khi tham gia vào q trình chính trị trong từng thời kì lịch sử nhất định, nhằm
hiện thực hố những mục tiêu chính trị vì sự phát triển, tiến bộ của cộng
đồng.
Tính tích cực chính trị có mặt đối lập của nó là tính thụ động, bị động
chính trị (political passiveness). Đó là thái độ thờ ơ, dửng dưng đối với chính
trị. Trạng thái này phản ánh sự lãnh đạm đối với chính trị, xa rời sinh hoạt
chính trị, xa rời đấu tranh giai cấp của chủ thể chính trị. Cũng có những chính
đảng, những tổ chức chính trị - xã hội hoạt động như hình thức câu lạc bộ,
khơng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo đảng viên, hội viên, lãnh đạo nhân dân
trong đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp, lợi ích của dân tộc thì trạng thái thụ
động chính trị sẽ diễn ra ở đó. đối với các quốc gia chịu sự xâm lược của nước
ngoài, mất độc lập tự chủ, nhân dân sống cảnh nô lệ, đói nghèo... thì tình
trạng thụ động chính trị phổ biến trong xã hội là tất yếu. Trong cùng một
chính thể có những cơng dân phát huy được TTCCT nhưng cũng có những
cơng dân thờ ơ với chính trị khơng phát huy được TTCCT. Trong Nhà nước
và xã hội Xã hội chủ nghĩa (XHCN) nếu để trạng thái thụ động chính trị diễn
ra ở các cộng đồng dân cư thì q trình chính trị sẽ trở nên xa lạ với mỗi công
dân. Với bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân nên q trình chính trị
trong Chủ nghĩa xã hội (CNXH) đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của nhân dân.

Từ việc xác định mục tiêu chính trị đến hiện thực hố các mục tiêu đó thì lợi


14
ích cá nhân với lợi ích chung và sự phát triển của cộng đồng phải thực sự
thống nhất.
Như vậy TTCCT của cơng dân là tồn bộ những biểu hiện của sự tự
giác, chủ động sáng tạo trong nhận thức và hoạt động của cơng dân tham gia
vào q trình chính trị, trên những cơ sở, điều kiện xác định nhằm hiện thực
hố mục tiêu chính trị tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân công dân
và của cộng đồng.
1.1.2. Cơ sở hình thành tính tích cực chính trị của công dân
Kinh tế
Tư tưởng cơ bản và chủ đạo trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là:
Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, cả hai cái đó cấu
thành cơ sở lịch sử của chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy;
do đó (từ khi chế độ cơng hữu ruộng đất ngun thuỷ tan rã), tồn
bộ lịch sử là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp... [46, tr.11].
Theo quan điểm trên, TTCCT không thể tách rời, thoát li cơ sở kinh tế
của mỗi xã hội. Kinh tế là nội dung vật chất của xã hội, là một trong số những
tiêu chuẩn để đo mức độ phát triển và tiến bộ của một xã hội. Chính trị là biểu
hiện tập trung của kinh tế, việc đạt được lợi ích chính trị đến đâu phụ thuộc
rất nhiều vào các điều kiện khách quan, mà trước hết là trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở mỗi quốc gia dân tộc.
Kinh tế thị trường (KTTT) đã tỏ rõ nhiều ưu thế của nó. Phát triển
KTTT là cơ sở bảo đảm các yếu tố lợi ích, hình thành năng lực cạnh tranh và
tính tích cực của cơng dân trong lao động sản xuất. Song vấn đề đặt ra là
trong nền KTTT, khi con người coi trọng lợi ích và chạy theo lợi ích cá nhân
thì liệu họ có quan tâm tới đời sống cộng đồng hay không? Adam Smith với
luận điểm “bàn tay vơ hình” đã lí giải trong một xã hội khi mỗi người đều bận



15
rộn theo đuổi những lợi ích riêng của bản thân mình thì điều hướng dẫn cơng
việc của từng cá nhân đi tới chỗ phù hợp với nhu cầu của cộng đồng vẫn
chính là do lợi ích riêng của họ. Bởi: “Phần lớn những thứ cần thiết của con
người đều được cung cấp thông qua việc trao đổi, mua bán, ký kết giao kèo...
Do thông qua ký kết giao kèo, trao đổi, mua bán mà chúng ta nhận được từ
người nọ, người kia những sự giúp đỡ đơi bên cùng có lợi” [54, tr.135].
Ngày nay KTTT đã phát triển cao, là điều kiện cần thiết cho sự phát
triển của mọi quốc gia. Nhật Bản là nước có nền KTTT phát triển vào bậc
nhất trên thế giới đã đồng thời coi trọng sáng tạo cả giá trị cái đẹp, giá trị của
cái lợi và giá trị của cái thiện. Các nước XHCN sau thời kì khủng hoảng tồn
diện đã xác định KTTT là thành tựu phát triển của nhân loại chứ không phải
là của riêng Chủ nghĩa tư bản (CNTB). Tuy nhiên, phát triển KTTT ở các
nước XHCN phải khắc phục được những mâu thuẫn của nền KTTT ở các
nước tư bản chủ nghĩa. Nhà nước XHCN một mặt phải giải quyết các vấn đề:
quan liêu, tham nhũng, xung đột dân tộc, tôn giáo... mặt khác phải đối mặt với
việc giải quyết mâu thuẫn giữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và xu hướng
phát triển của KTTT. Trong thực tế các nước XHCN đã và đang hoàn thiện các
thể chế KTTT trong điều kiện của quốc gia mình để khắc phục các mâu thuẫn
trên.
KTTT đang phát triển rộng khắp, mang tính tồn cầu, các thành phần
kinh tế cạnh tranh khốc liệt... đòi hỏi con người phải rèn luyện, phát huy tính
năng động sáng tạo và tham gia vào tổ chức để có thể nói tiếng nói của mình
tới cơ quan nhà nước có trọng lượng hơn; nếu đứng ngồi tổ chức, cá nhân
khó giải quyết những biến động ngồi dự kiến của thị trường. Để bảo vệ lợi
ích cá nhân trong KTTT, công dân không thể không quan tâm tới lợi ích của
cộng đồng. KTTT, bằng lợi ích vật chất đã kích thích mọi cơng dân tìm tịi,



16
sáng tạo, năng động trong kinh tế, nhạy bén nắm bắt, xử lí những thơng tin,
tình huống trong đời sống chính trị - xã hội.
Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, để sàng lọc, loại bỏ
những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường và giải quyết được mâu thuẫn nảy sinh
địi hỏi nhà nước, cơng dân phải có đủ bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm thực tiễn.
Thực tế đó đồng thời thúc đẩy TTCCT của cơng dân tham gia vào quá trình
kiểm tra hoạt động của HTCT nhằm ngăn ngừa, khắc phục, loại bỏ những
khuyết tật trong hoạt động của HTCT. Vì vậy, phát triển KTTT, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển là một cơ sở, điều kiện phát huy TTCCT của cơng dân.
Chính trị
Hệ thống chính trị với các thể chế của nó là cơ sở hình thành TTCCT
của cơng dân trong đó nổi bật là vai trị của nhà nước. Nhà nước khơng chỉ
thực hiện chức năng chính trị mà cịn thực hiện chức năng xã hội, bảo đảm
việc quản lí xã hội và giải quyết những nhu cầu của công dân. Thực tiễn lịch
sử đã chứng minh, sự tồn tại, hưng vong của một nhà nước trước hết tuỳ
thuộc vào bản thân nhà nước. Các nhà khoa học đã cho thấy một nhà nước tối
thiểu là nhà nước tự do: “Với nghĩa mở rộng khả năng tự trị, hưởng thụ cá
nhân, tham dự vào các quyền lực xã hội không bị nô dịch và cũng khơng áp
đặt ý chí của mình cho người khác, con người được đặt vào vị trí cơng dân
với các quyền và nghĩa vụ pháp lí và trở thành yếu tố cơ bản nhất của sự phát
triển xã hội” [62, tr.178 - 179]. Để cơng dân tích cực tham gia việc cơng, thì
hệ thống chính trị với cấu trúc và cơ chế hoạt động của nó phải là cơ sở, điều
kiện cho phép phát huy TTCCT của mỗi người. Trong chế độ dân chủ, người
dân được khuyến khích tham gia vào các q trình chính trị nhưng chế độ
qn chủ thì bổn phận của thần dân là phụng sự triều đình. Cơng dân trong
nhà nước dân chủ chịu sự quy định của các thể chế tồn tại trong chế độ đó.



17
Nếu các thể chế khơng cấm mà cho phép thì cơng dân mới có thể tham gia
hiệu quả vào cơng việc chung.
Chế độ dân chủ và pháp luật là điều kiện bảo đảm cho cơng dân thực
hiện mục tiêu chính trị tiến bộ. Dân chủ liên quan trực tiếp tới sự tồn tại và
phát triển của con người và thể chế. Chế độ dân chủ được hiểu là nền dân chủ
của một xã hội nhất định, với một kiểu nhà nước được tổ chức tương ứng ở
bên trong xã hội đó. Cơng dân chỉ tham gia vào cơng việc của nhà nước với
TTCCT của mình khi chế độ nhà nước phải là một chế độ dân chủ. Do đó, chế
độ dân chủ chính là một điều kiện để cơng dân thực hiện mục tiêu chính trị
tiến bộ đồng thời cũng là điều kiện phát huy TTCCT của công dân.
Chế độ dân chủ phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật, kỉ luật và kỉ
cương. Càng đẩy mạnh thực hiện dân chủ càng phải tăng cường sự nghiêm
minh và sát thực của pháp luật. Pháp luật là nhân tố đảm bảo cho dân chủ
không bị biến dạng, lệch lạc khỏi các chuẩn mực xã hội.
Chế độ dân chủ và kỉ cương pháp luật tạo điều kiện cho công dân phát
huy TTCCT. TTCCT của công dân trong nhà nước dân chủ ln được pháp
luật khuyến khích và bảo vệ, đồng thời pháp luật của nhà nước dân chủ cũng
là khuôn khổ ràng buộc, cho phép công dân thực hiện quyền làm chủ trong sự
thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của nhà nước và xã hội.
Trong hệ thống chính trị (HTCT) ở các nước tư bản với những thể chế
thiết chế các cơ sở chính trị - pháp lí làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động
của HTCT có hiệu lực. Tuy nhiên, pháp luật tư sản vẫn chủ yếu bảo vệ cho
giai cấp tư sản. Chẳng hạn việc thừa nhận quyền tự do, trong đó có tự do sở
hữu và tự do kinh doanh cho công dân nhưng thực chất vẫn là bảo vệ quyền
của các nhà tư bản, giai cấp nắm tư liệu sản xuất trong xã hội. Chính vì vậy
quyền lực nhà nước, dân chủ là thuộc về thiểu số giai cấp tư sản, điều đó đã
hạn chế TTCCT của cơng dân thuộc tầng lớp, giai cấp cần lao trong xã hội.



18
Song xét về khía cạnh lịch sử phải khẳng định rằng, nền dân chủ tư sản
là một trình độ phát triển hiện đại, một bước tiến quan trong hơn hẳn so với
dân chủ chủ nô hay chế độ phong kiến chuyên chế. Nhưng nó lại tiếp tục bị
phủ định bởi nền dân chủ tiến bộ hơn - nền dân chủ XHCN. Nền dân chủ
XHCN vượt qua hạn chế của dân chủ cho thiểu số và bảo đảm cho dân chủ
của đa số quần chúng nhân dân. Hệ thống chính trị XHCN ra đời sau thắng lợi
của Cách mạng tháng mười Nga và phát triển trong hệ thống các nước XHCN
trên thế giới. Sau cải tổ và sụp đổ của nền chính trị XHCN ở Liên Xơ và các
nước XHCN ở Đơng Âu, hiện nay hệ thống chính trị XHCN đang đổi mới,
từng bước hoàn thiện và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mạnh
mẽ TTCCT của mọi cơng dân.
Văn hố
Văn hố đóng vai trị là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hoá vừa là
mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn hoá không chỉ cung cấp một
cơ sở thoả mãn các nhu cầu và các ham muốn thiết yếu mà còn là cơ sở để
phát triển tâm lý, từ đó giúp cá nhân tăng cường hoạt động nhân cách của
chính mình. Văn hố nói chung thể hiện tính chất tiến bộ của xã hội, trong đó
văn hố chính trị thể hiện tính chất nhân văn, tiến bộ của một nền chính trị.
Văn hố chính trị gắn bó hữu cơ với TTCCT bởi nó có mặt và thẩm
thấu trong hoạt động chính trị: từ tính chất cho đến bản chất và mục đích
chính trị, quy định mục tiêu chính trị vì sự phát triển con người. Văn hố
chính trị sẽ quyết định mục tiêu, chiều hướng của các chính thể chính trị,
hướng xã hội và hướng cuộc sống tới các giá trị nhân đạo, nhân văn, ngăn
chặn các xu hướng chính trị phi nhân đạo, thực hiện lí tưởng chân chính của
con người, thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ. Văn hoá chính trị có cấu trúc
phức tạp, cho nên một mặt TTCCT của cơng dân là nội dung của văn hố
chính trị ở cấp độ chủ thể của nó, mặt khác TTCCT của cơng dân được hình



19
thành trên cơ sở, điều kiện của văn hố chính trị theo cấp độ văn hoá thể chế,
thiết chế, văn hố bộ máy quản lí nhà nước và xã hội.
Nâng cao văn hố chính trị của cơng dân nhằm giúp cá nhân ý thức rõ
vị trí của mình trong hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia, quốc tế, làm cho
các phẩm chất, năng lực của con người chính trị trưởng thành hơn. Đó là điều
kiện để cơng dân tham gia tích cực, tự giác, hiệu quả vào cơng việc của nhà
nước, xã hội đồng thời cũng chính là cơ sở phát huy TTCCT của công dân.
Truyền thống văn hoá, lịch sử cũng là một điều kiện thúc đẩy hình
thành TTCCT của cơng dân. Cơng dân phải được giáo dục, bồi dưỡng để kế
thừa những giá trị truyền thống, bổ sung những nội dung mới, hình thành nên
một hệ giá trị tinh thần phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại để có
được những chuẩn mực cho hành vi ứng xử với mọi người.
Truyền thống văn hoá cũng ảnh hưởng sâu sắc tới văn hố chính trị của
cộng đồng, tác động tới nhận thức và hành động của cơng dân khi tham gia
đời sống chính trị - xã hội. Có những quốc gia, cơng dân chỉ thực hiện quyền
bầu cử, ứng cử đạt một tỉ lệ khiêm tốn chỉ trên dưới 50%, song cũng có những
quốc gia tỉ lệ đó ln đạt trên 90%.
Trên nền tảng văn hố XHCN, con người được phát triển tồn diện, là
cơ sở bền vững cho TTCCT của cơng dân. Hình thành trên cơ sở nền chính trị
XHCN, văn hố chính trị thúc đẩy cơng dân quan tâm tới đời sống chính trị
đồng thời nâng cao trách nhiệm chính trị của từng người, từng tổ chức trong
hệ thống chính trị.
Xã hội
TTCCT của công dân được thể hiện thông qua hoạt động của họ không
tách rời các quan hệ xã hội. C.Mác từng khẳng định: “Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [43, tr.11]. Do
đó xã hội là mơi trường, là điều kiện cho TTCCT hình thành và phát triển.
Một số nhà tâm lí học đã nhìn nhận ảnh hưởng của xã hội đến con người là



20
“vừa ức chế vừa tăng cường, tuỳ thuộc vào cá nhân, các tiến trình và các cấu
trúc xã hội riêng biệt mà cá nhân đó tiếp cận” [5, tr.692]. Nói đến xã hội là nói
đến đời sống cộng đồng của con người, với việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản
của cuộc sống và sự phát triển của con người. Cuộc sống của mỗi cơng dân
diễn ra ở gia đình, nhà trường, tập thể, xã hội - những thiết chế xã hội. Mọi
nhu cầu của con người hình thành và phát triển đều phải thông qua các thiết
chế xã hội. Ngày nay, xã hội công dân được thúc đẩy bởi tư nhân hố và
KTTT, ngược lại xã hội cơng dân cũng thúc đẩy cho tư nhân hoá và KTTT
phát triển. Khoa học chính trị đang nhìn nhận xã hội cơng dân trong vai trò
đảm nhiệm chức năng cân bằng các mối quan hệ ấy, công dân nổi lên là một
chủ thể của đời sống trên các lĩnh vực. Mục tiêu cuối cùng của xã hội công
dân hiện đại không phải là địa hạt của “Chủ nghĩa vị kỉ”, của sự ích kỉ cá
nhân. Xã hội công dân ngày nay phải là xã hội công bằng, văn minh hướng tới
phát triển và hồn thiện con người, coi đó là điều kiện phát triển cộng đồng
gia đình, quốc gia và nhân loại. Cùng với sự phát triển KTTT, sự xuất hiện
những nhu cầu chính đáng về quyền lợi kinh tế, quyền lợi chính trị, quyền lợi
pháp lí của các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, nhất là sự xuất hiện nhiều
các tổ chức mới càng giúp cho cơng dân có nhiều cơ hội trong khi họ là thành
viên của các tổ chức này. Xuất phát từ quan hệ giữa chính trị và kinh tế
Ăngghen đã khẳng định mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội cơng dân đó là:
“Nhà nước, tức là chế độ chính trị, cũng là yếu tố tuỳ thuộc, cịn xã hội cơng
dân tức là lĩnh vực quan hệ của những quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định”
[33, tr.441].
Theo phân tích của các nhà khoa học về xã hội dân sự ở nước Mỹ đã
cho thấy bất bình đẳng ở nước này vẫn cịn khá rõ: “10% số những người có
thu nhập cao nhất ở Mỹ chiếm tới 29% tổng thu nhập. Trong khi đó 20% thấp
nhất chỉ chiếm chưa đầy 5%” [55, tr.134]. Ngồi ra, Mỹ cịn gặp phải một khó



21
khăn trong xã hội dân sự, vì nhấn mạnh thái quá đến quyền cá nhân thay cho
việc giáo dục những trách nhiệm xã hội của công dân nên đã tạo ra cái xã hội
kiện cáo nhiều nhất trên thế giới. Khi q trình cá nhân hố và tính cạnh tranh
của xã hội đã thâm nhập ngày càng sâu hơn vào cấu trúc đạo đức, thì sự hấp
dẫn của kiện cáo ngấm sâu vào những lĩnh vực rộng lớn của đời sống riêng tư.
Richard Sennett đưa ra kết luận về những hậu quả của cái bản chất đang thay
đổi ở Mỹ như sau: “Một chế độ mà không cung cấp cho con người bất kì một
lí do sâu sắc nào để quan tâm tới nhau thì khơng thể duy trì lâu dài tính chính
đáng của nó” [55, tr.162]. Điều này cho thấy xã hội giàu của cải vẫn chưa
phải là cái đích duy nhất con người hướng tới. Đi đơi với giàu có về vật chất,
cuộc sống cịn địi hỏi sự cơng bằng, dân chủ và sự phát triển tồn diện của
con người. Một xã hội giàu có của cải nhưng đời sống tinh thần của xã hội
không được quan tâm đầy đủ, khơng phát triển lành mạnh thì chưa thể có nền
tảng văn hố vững chắc cho sự phát triển. Ngược lại, để có những chính sách
xã hội hướng đến cơng bằng, bình đẳng, phải dựa trên cơ sở kinh tế và chế độ
sở hữu trong xã hội đó. Phân tích xã hội từ khía cạnh kinh tế, A.Smith đã từng
khẳng định sự bất bình đẳng lớn và những xung đột giai cấp là không thể
tránh khỏi trong một xã hội dựa trên sở hữu tư nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin
đã chỉ rõ tư hữu là nguồn gốc sâu xa của chế độ người bóc lột người. Cịn tư
hữu thì cịn giai cấp, cịn bóc lột, cịn bất bình đẳng xã hội. CNXH khác về
chất so với các xã hội trước đó dựa trên sự cơng hữu về tư liệu sản xuất; xây
dựng hệ thống chính quyền thuộc về nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ;
phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh...
Để thực hiện được mục tiêu trên, xã hội XHCN địi hỏi TTCCT của các
chủ thể trong tồn hệ thống chính trị phải được phát huy một cách mạnh mẽ
và tích cực thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội quần
chúng... Do vậy, xây dựng các đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức hội



22
quần chúng vững mạnh là cơ sở, môi trường cho TTCCT của công dân phát
triển trong sự nghiệp xâu dựng CNXH. V.I.Lênin từng nói: “Nhiệm vụ của
chúng ta là phải làm cho chính trị trở thành cơng việc mà mỗi người phụ nữ
lao động có thể tham dự” [40, tr.232]. Xây dựng xã hội XHCN với mục tiêu
xoá bỏ áp bức, bóc lột chính là cơ sở, mơi trường thuận lợi cho TTCCT của
công dân phát triển.
Như vậy, phát triển chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội vì những mục tiêu
tiến bộ là đồng nghĩa với sự phát triển tự do tồn diện cho mỗi cơng dân. Đó
cũng là cơ sở để công dân phát huy TTCCT, tham gia vào các q trình chính
trị, cùng gánh vác và giải quyết các nhiệm vụ chung, góp sức mình cho sự
tiến bộ, phát triển của cộng đồng.
1.1.3. Những yêu cầu cơ bản về tính tích cực chính trị của cơng dân
Cơng dân quan tâm tới mục đích của q trình chính trị
Tính tích cực của chủ thể được hình thành và biến đổi trong q trình
cải tạo thế giới bên ngồi. Người công dân chỉ trở thành chủ thể khi sống
trong một xã hội và mọi khả năng của họ đều do thực tiễn tạo ra. Do đó, chỉ
có thể nhận biết TTCCT của công dân qua thái độ, hành động của họ.
Để cơng dân khơng thờ ơ với chính trị trước hết địi hỏi hệ thống chính
trị phải thực hiện tốt vai trị định hướng cho cơng dân; củng cố niềm tin của
cơng dân với HTCT; khẳng định vai trị, trách nhiệm của HTCT với cuộc
sống của cộng đồng từ đó xây dựng tình cảm của cơng dân đối với HTCT, đối
với người được ứng cử, bầu cử vào HTCT. Đồng thời HTCT còn phải định
hướng sự quan tâm, đánh giá của công dân với hoạt động của hệ thống, có
những ý kiến phản hồi, bày tỏ sự đồng tình hay phản biện, phán xét về các
biểu hiện của HTCT.
Almond và Verba đã phân tích các cách định hướng của HTCT với dân
chúng và nhận được thái độ quan tâm của dân chúng ở ba mức độ: Một là,



23
dân chúng ủng hộ đối với HTCT khi thể chế chính trị có tính ổn định cao. Hai
là, dân chúng khơng có tình cảm gì và cũng khơng bộc lộ sự đánh giá của họ
đối với HTCT. Ba là, Dân chúng căm ghét và đánh giá thấp, không tin cậy
hoặc phủ nhận sự tồn tại của hệ thống đó. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy
TTCCT của công dân biểu hiện ở sự quan tâm tới mục đích của quá trình
chính trị có nhiều mức độ, cung bậc. Song nhìn chung có thể nhận biết và
đánh giá TTCCT ở hai chiều hướng: thứ nhất, khi HTCT và nền chính trị
đang nhận được sự quan tâm cùng những tình cảm tốt của công dân, quyền lợi
của quốc gia thống nhất với lợi ích của cơng dân thì cơng dân khơng chỉ chấp
hành mà còn thực hiện với tinh thần tự giác, niềm tin vào các quyết định
chính trị. Thứ hai, khi HTCT đó đã bị tha hố, đang ở đêm trước của một cuộc
cách mạng xã hội, người dân khơng cịn im lặng nữa mà đã tỏ thái độ không
tin tưởng, chống đối hoặc đấu tranh lật đổ HTCT cũ để thay thế bằng một
HTCT mới tiến bộ hơn.
Như vậy, thái độ quan tâm, chủ động tìm hiểu, tiếp nhận và thực hiện
mục đích của q trình chính trị là biểu hiện trước hết TTCCT của công dân.
nghĩa là công dân tìm đến các kênh, các thiết chế cung cấp thơng tin đầu vào
của q trình chính trị cũng như các sản phẩm của nó như chính sách, quyết
định, luật pháp và cả những thiết chế đảm bảo tính hiệu lực của các chính
sách, quyết định hay luật pháp. Có sự khác nhau ở mức độ và thái độ chính trị
của cùng một nhóm người hay cộng đồng người về những bộ phận, những
thành tố hay những tầng bậc của cùng một HTCT.
Ở một HTCT nhất định, cơng dân có địa vị chính trị khác nhau, tuỳ
thuộc vào thái độ quan tâm và trình độ chính trị của mỗi người. Có cơng dân
trở thành đảng viên đảng chính trị, có người chỉ tham gia các tổ chức xã hội,
nghề nghiệp... Sự khác nhau này phản ánh TTCCT của mỗi công dân trong
một HTCT.
Cơng dân tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội



24
TTCCT là một sức mạnh kích thích thúc đẩy con người khắc phục sức ì
bởi những tác động quen thuộc của thói quen, vượt qua cái giới hạn ban đầu.
Theo bản chất của nó, tính tích cực ở mức độ cao nhất là sự sáng tạo và nhờ
đó con người thường xuyên nhận được những nguồn xung đột mới, phần năng
lượng bên trong, chất kích thích xác định đối với sự phát triển của mình. Điều
này có nghĩa là, TTCCT của công dân cần phải được xem xét như là một kiểu
chất lượng trong hoạt động sống của họ, kết quả phát triển của những mối
quan hệ xã hội trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Tuỳ theo vị trí xã hội của mỗi cơng dân để đánh giá sự tích cực của họ
trong hoạt động chính trị - xã hội. Với những cơng dân bình thường có thể
nhìn nhận TTCCT của họ qua những hành động tham gia và thực hiện mục
tiêu chính trị trong các tổ chức mà họ là thành viên. Đối với những công dân
là chuyên gia, nhà hoạch định chiến lược, nhà khoa học... thì nhận biết
TTCCT phải căn cứ vào kết quả của các cơng trình khoa học, khả năng hoạch
định các chiến lược và sự tác động của những cơng trình, chiến lược đó đối
với HTCT. Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, TTCCT lại thể hiện ở khả năng
định ra phương pháp, hình thức có hiệu quả nhất trong tổ chức các lực lượng
xã hội; khả năng tuyển chọn bố trí những người có đủ đức và tài vào các vị trí
trong tổ chức đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội... một cách phù
hợp. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá TTCCT của cơng dân thơng qua các hoạt
động chính trị xã hội phải căn cứ vào những đóng góp của cơng dân đối với
cộng đồng tuỳ theo từng địa vị chính trị pháp lí của họ trong HTCT.
Mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước, mỗi nền dân chủ có những điểm
riêng, tạo điều kiện, cho phép, thu hút sự tham gia của công dân vào việc
công. Trong nền dân chủ XHCN, TTCCT của công dân biểu hiện tập trung ở
xây dựng HTCT. Q trình chính trị diễn ra trong xã hội XHCN có đặc điểm
là cần sự ủng hộ một cách tự giác và thường xuyên của tất cả những người lao



25
động đối với HTCT Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong mối quan hệ máu thịt
giữa đảng lãnh đạo - nhà nước quản lí - nhân dân làm chủ, TTCCT của công
dân thể hiện rõ nét là bằng tinh thần, ý chí và hành động của họ khi tham gia
xây dựng HTCT Xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, nền chính trị ở các nước XHCN
đang gặp nhiều nhân tố có thể làm mất ổn định chính trị như sự phát triển
chưa bền vững của kinh tế, tình trạng phân hố giàu nghèo, quan liêu tham
nhũng, tệ nạn xã hội, xung đột dân tộc, tơn giáo... Do đó, TTCCT của cơng
dân ở các nước XHCN còn thể hiện trong các hoạt động thực tiễn nhằm đưa
đường lối, chính sách đổi mới toàn diện thành hiện thực; giải quyết mâu thuẫn
để phát triển được kinh tế, thốt khỏi đói nghèo, chậm phát triển mà khơng
gây ra những hậu quả về chính trị và xã hội.
Lao động sáng tạo thực hiện mục tiêu chính trị
TTCCT của cơng dân thể hiện ra ở tồn bộ những hoạt động với mục
đích thực hiện lợi ích, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội.
Mục đích chính trị của các quá trình chính trị phải được thực hiện hố thơng
qua các hành động lao động sáng tạo của công dân. Mỗi người thể hiện tính
tích cực lao động là đã tham gia xây dựng mối liên hệ xã hội giữa người lao
động với người lao động. Chỉ có thơng qua lao động sáng tạo mới có thể nhìn
nhận được TTCCT của công dân trong tập thể, giai cấp, tầng lớp, cộng đồng
xã hội. Bản thân mỗi công dân trong lao động đã trở thành những người chủ
xã hội duy nhất, có quyền làm chủ cho nên người công dân yêu nước phải là
người lao động giỏi, sáng tạo, có kỉ luật, đạt năng suất, chất lượng cao nhất.
Lao động, một mặt là hành động thiết thực thúc đẩy xã hội phát triển, mặt
khác khi sử dụng các công cụ, tư liệu lao động để tác động lên giới tự nhiên
và biến đổi nó, con người đồng thời biến đổi chính bản thân mình, phát triển
những khả năng, mở rộng và làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng và kỹ xảo trong lao động, trong hoạt động sống. Qua lao động tích cực



×