Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.34 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: VÀI NÉT VỀ KINH DỊCH VÀ HỌC THUYẾT "ÂM DƯƠNG"
TRONG KINH DỊCH

1.1. Vài nét về Kinh Dịch
1.2. Học thuyết "Âm Dương" trong Kinh Dịch

7
7
23

Chương 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT "ÂM DƯƠNG"
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

41

2.1. Một vài nét khái quát về sự ảnh hưởng nói chung của Kinh Dịch
trong đời sống xã hội
2.2. Ảnh hưởng của học thuyết "Âm Dương" trong lĩnh vực y học cổ truyền

41
42

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


64
65


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh Dịch là một trong những bộ sách tối cổ của lịch sử nhân loại và có
giá trị vơ cùng to lớn. Kinh Dịch được xếp vào hang đầu trong hệ thống kinh
điển Nho gia, và là một trong ba kỳ thư của Trung Quốc là “Hoàng Đế nội
kinh”, “Kinh Dịch” và “Sơn Hải kinh”. Truyền thuyết cho rằng Kinh Dịch với
tư cách là một bộ sách được bắt đầu với Chu Văn Vương, song theo các học
giả hiện đại, bộ sách Kinh Dịch được hình thành vào cuối thời Tây Chu,
khoảng thế kỷ thứ IX trước Công nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu Đơng
phương và Tây phương nói chung cũng như các nhà nghiên cứu Trung Hoa
nói riêng đều khẳng định đây là một cơng trình hiếm thấy trên thế giới, ở
Trung Quốc, khơng một triều đại nào mà khơng có nhiều học giả chuyên tâm
nghiên cứu Kinh Dịch. Thậm chí dưới triều đài của Tần Thủy Hoàng - người
nổi tiếng với việc “đốt sách, chơn sống học trị” nhưng Kinh Dịch vẫn được
phép tồn tại.
Kinh Dịch có một nội dung tư tưởng phong phú, có thể làm tư liệu quý
cho nhiều ngành khoa học xã hội như: Triết học, sử học, văn học, văn hóa
học,....mà trong đó đặc biệt đối với triết học. Thơng qua những nội dung được
trình bày trong thốn từ và hào từ, đặc biệt là trong Thập Dực, mặc dù cịn
nhiều nội dung có những chỗ lạc hậu, bất cập so với trình độ lý luận hiện nay,
song Kinh Dịch vẫn chứa đựng nhiều nhân tố hợp lý để chúng ta có thể tiếp
thu, bổ sung và phát triển. Nghiên cứu Kinh Dịch là một nền tảng vững chắc
để nghiên cứu triết học Trung Quốc cổ đại. Nhiều khái niệm cơ bản nhất của
triết học Trung Quốc có nguồn gốc trong tác phẩm này như: Thái cực, Âm,
Dương, tiệm biến, đột biến, cát, hung,v.v.

Để đánh giá một cách trọn vẹn hệ thống triết học của Kinh Dịch theo tư
tưởng biện chứng thì khơng phải là việc đơn giản. Phải nói tới ở đây khó có


2
thể nói được bộ sách này “chủ” về cái gì. Tuy được trình bày với hình thức
hỗn độn, song hệ thống bên trong Kinh Dịch lại khá chặt chẽ, chúng ta có thể
tìm thấy những tư tưởng độc đáo, sâu sắc về cả “thiên đạo” lẫn “nhân đạo”.
Trong lịch sử, ở Trung Quốc, học thuyết “Âm Dương” được dùng để lý
giải mọi hiện tượng tự nhiên của xã hội. Âm Dương không chỉ được áp dụng vào
trong các lĩnh vực lịch pháp, kiến trúc, hội họa, thơ ca, văn học và nghệ thuật, mà
nguyên lý này (đặc biệt khi đã kết hợp với nguyên lý ngũ hành) còn là nền tảng
cho việc chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Ở Việt Nam việc chữa bệnh bằng y học dân tộc đã có hiệu quả rõ rệt và
được quần chúng nhân dân ngày càng tin dùng. Xuất phát từ nhu cầu đó, Đảng
và nhà nước ta ln nhấn mạnh vai trò của việc kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại. Để thực hiện quan điểm đó của Đảng thì chúng ta khơng thể
khơng nghiên cứu cơ sở triết học của nó, đó là học thuyết “Âm Dương” được
trình bày đầu tiên một cách có hệ thống trong Kinh Dịch. Mặt khác ở Việt
Nam, còn một số nhận thức sai lệch khi cho rằng: Y học cổ truyền chỉ là tập
hợp những kinh nghiệm dân dã về một số bài thuốc và vị thuốc thông thường,
rằng y học này chưa có cơ sở lý luận rõ ràng vì vậy hiệu quả chữa bệnh cịn
hạn chế. Trước tất cả các vấn đề đó, để thấy rõ hơn giá trị của Kinh Dịch, học
thuyết “Âm Dương” - với tư cách là nền tảng lý luận trong y học cổ truyền, tôi
đã chọn đề tài: “Học thuyết Âm Dương trong Kinh Dịch và một số ảnh hưởng
của nó trong đời sống xã hội” làm luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu Kinh Dịch tại Việt Nam
Kinh Dịch vào Việt Nam theo con đường Hán học và được người Việt
Nam các thời đại khác nhau để tâm nghiên cứu. Đánh giá về các nhà nghiên
cứu Kinh Dịch ở Việt Nam, học giả Nguyễn Hiến Lê có viết: Ở nước ta chưa

có ai có thể gọi là nhà Dịch học được. Đúng là số lượng sách viết về Kinh
Dịch ở nước ta q ít và cũng có nhiều lý do khác nhau như: sự khác nhau
giữa truyền thống chú giải, khảo cứu giữa hai nước, do chiến tranh kéo dài...


3
Khi nghiên cứu Kinh Dịch, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có cách
hiểu biết và cách tiếp cận riêng của mình. Các nhà Dịch học ở Việt Nam
khơng quan tâm nhiều đến những vấn đề thuật số, bói tốn, chú giải từ ngữ
hay khảo cứu nguồn gốc mà họ thường nghiên cứu những vấn đề thuộc nghĩa
lý Kinh Dịch. Nghĩa lý ở đây thiên về hai mảng chính, một là phục vụ cho
việc xây dựng và củng cố hệ tư tưởng, hai là làm căn cứ cho các tiêu chuẩn
đạo đức.
Nói đến các nhà Dịch học Việt Nam trong lịch sử không thể không nhắc
đến: Nguyễn Trãi với “Quân trung mệnh tập”, Lê Quý Đôn với “Thái Ất dị
giản lục” và “Dịch kinh phu thuyết”...
Trước năm 1975, ở Việt Nam đã có ba bản dịch Kinh Dịch ra chữ quốc
ngữ là:
+ “Kinh Dịch” của Ngô Tất Tố đây là bản dịch đầy đủ hơn hết, tuy khá
đầy đủ nhưng nhiều chỗ dịch quá khó hiểu, sử dụng nhiều từ Hán - Việt cổ,
đôi khi ông không dịch mà sử dụng luôn phiên âm tiếng Hán.
+ Quốc văn Chu Dịch diễn giải của Phan Bội Châu. Do có sự uyên
thâm về hán học và cuộc đời từng trải cho nên cả phần Dịch và phần bình bộ
Kinh Dịch của Ơng đều hết sức có giá trị.
+ “Kinh Chu Dịch bản nghĩa” của Nguyễn Duy Tinh. Được xuất bản
1973 ngoài phần Kinh thì ơng cũng dịch thêm phần Truyện mà trong cuốn của
Ngơ Tất Tố khơng có.
Trong thời gian qua, phải kể đến một số học giả như: Nguyễn Hiến Lê
với “Kinh Dịch đạo của người quân tử”; Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh với
cuốn “Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc”. Đây là những sách dịch

tương đối mạch lạc. Đặc biệt cuốn của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh rất
đầy đủ, hoàn thiện và cập nhật nhất hiện nay, độ chính xác văn bản rất cao.
Chính vì Kinh Dịch có một nội dung rất phong phú nên các tác phẩm
nghiên cứu về nó ở Việt Nam cũng có một nội dung rất khác nhau như:


4
Nguyễn Duy Cần với tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về Kinh Dịch là
“Dịch học tinh hoa” (Nhà sách Thu Giang, xuất bản năm 1957). Cuốn sách
này tập trung phân tích những thuật ngữ cơ bản trong Kinh Dịch để từ đó suy
ra các quy luật vận động của vạn vật. Ơng đã q cường điệu tính tiên tri và
thần bí trong Kinh Dịch và từ đó đã phú cho Kinh Dịch nhiều chức năng mà
nó chưa có.
Nguyễn Hữu Lương với “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông Phương”
(Nhà tuyên úy Phật Giáo, xuất bản 1971). Nội dung của tác phẩm chủ yếu bàn
nhiều về Hà đồ, Lạc thư, là những vấn đề tượng số học, từ đó tìm ra vũ trụ
quan của Dịch nói riêng và của Phương Đơng nói chung.
Đến những năm 90 của thế kỷ XX, Kinh Dịch được chú ý và nghiên
cứu rất nhiều. Ngoài việc tái bản khơng ít các tác phẩm mới ra đời.
Nguyễn Hiến Lê với “Kinh Dịch đạo của người quân tử” (Nhà xuất
bản văn học 1992). Ông dịch lại phần Kinh và hầu hết Dịch truyện, đồng thời
khảo cứu nhiều sách của các nước về Kinh Dịch, từ đó đưa ra khơng ít luận
điểm có giá trị cho những người bắt đầu nghiên cứu cụ thể, song nó vẫn chứa
đựng một số giá trị mang tính thời đại.
Mộng Bình Sơn với “Ảnh hưởng Kinh Dịch trong văn học và cuộc
sống” (NXB, Văn hóa dân tộc, 1996). Nội dung tác phẩm khá rộng song hơi
tản mạn, có những phần là sự chắp vá từ các cơng trình khác. Nói chung giá
trị về mặt triết học trong tác phẩm là rất ít.
Bùi Văn Nguyên với “Kinh Dịch Phục Hy” (NXB, Khoa học xã hội
1997). Ở đây tác giả muốn khôi phục lại tiên thiên bát quái đồ của Phục Hy,

đây là điểm mới của cuốn sách.
Bên cạnh đó, gần đây có rất nhiều bài về Dịch đăng trên báo và tạp chí
khoa học chuyên ngành như: “Dịch và Lý” của Vũ Đình Cự đăng trên báo
Khoa học và đời sống số 26 (30/6/1994); “Kinh Dịch, hệ thống xử lý thông tin
Phương Đông” của Bùi Biên Hịa đăng trên tạp chí Thơng tin khoa học xã hội


5
tháng 4/1995....Các bài báo và tạp chí trên đã đi vào nhiều mảng vấn đề khác
nhau liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới Kinh Dịch, phần lớn là giới thiệu
hoặc trình bày những nội dung tương đối mới mẻ, kể cả việc ứng dụng nó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các phần “Thoán từ”, “Hào từ” và “Thập
truyện” trong Kinh Dịch để tìm hiểu học thuyết “Âm Dương”, trên cơ sở đó
đối chiếu với lý thuyết Đơng y để tìm ra một vài khía cạnh về sự ảnh hưởng
của học thuyết này trong Đơng y.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn bước đầu giới thiệu và làm rõ học thuyết “”Âm Dương” trong
Kinh Dịch cũng như nêu khái quát ảnh hưởng của học thuyết này trong lĩnh
vực Đông y.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái quát sự ra đời, cấu trúc và nội dung cơ bản của Kinh Dịch.
- Bước đầu làm rõ học thuyết “Âm Dương”: Khái niệm, tính chất qui
định, quy luật vận động.
- Nêu lên ảnh hưởng của học thuyết “Âm Dương” trong lĩnh vực y học,
đặc biệt trên khía cạnh: Tìm ra ngun nhân gây bệnh, chẩn đoán bệnh,
phương pháp chữa bệnh và việc bào chế thuốc.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài dưới góc độ triết học nên cơ sở phương pháp luận của
đề tài là phép biện chứng duy vật với các phương pháp cơ bản là phương pháp

phân tích; tổng hợp; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp quy nạp;
phương pháp diễn dịch.
6. Cái mới của luận văn
Luận văn góp phần khắc họa một cách có hệ thống cấu trúc của Kinh
Dịch và học thuyết “Âm Dương” trong Kinh Dịch mà chủ yếu trong Hệ Từ


6
Truyện. Bên cạnh đó đề tài cũng trình bày về ảnh hưởng của học thuyết “Âm
Dương” trong lĩnh vực y học - một lĩnh vực ứng dụng rất quan trọng đã đạt
được nhiều thành tựu cho đến tận ngày nay để nêu lên cơ sớ triết học cũng
như khẳng định một lần nữa giá trị của Kinh Dịch.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Vài nét về Kinh Dịch và học thuyết “Âm Dương” trong
Kinh Dịch.
Chương 2: Một số ảnh hưởng của học thuyết “Âm Dương” trong đời
sống xã hội.


7
Chương 1
VÀI NÉT VỀ KINH DỊCH VÀ HỌC THUYẾT "ÂM DƯƠNG"
TRONG KINH DỊCH
1.1. VÀI NÉT VỀ KINH DỊCH

1.1.1. Nguồn gốc Kinh Dịch
Kinh Dịch là một trong những tác phẩm cổ xưa nhất của Trung Quốc.
Về nguồn gốc của nó thì trước đấy ít có tài liệu nào có thể khẳng định một cách

hồn tồn chính xác, mà thường có những quan điểm dựa trên nhiều truyền
thuyết khác nhau khi lý giải điều này. Một trong những truyền thuyết phổ biến
được các nhà nho tin vào là Phục Hy sáng tạo bát quái (tám quẻ đơn), Hạ Vũ lấy
bát quái chồng lên nhau mà thành 64 quẻ kép. 64 quẻ này được ghi lại trong
“Liên Sơn Dịch”. Liên Sơn Dịch lấy quẻ Cấn làm quẻ đầu tiên. Đến đời nhà
Thương, trật tự 64 quẻ được thay đổi lại và được ghi chép lại trong sách “Quy
Tàng Dịch”. Quy tàng Dịch lấy quẻ Khôn làm quẻ đầu tiên. Căn cứ vào ghi chép
của Tư Mã Thiên trong “Sử ký” nhiều người tin rằng Kinh Dịch được xây dựng
vào cuối đời Thương, đầu đời Chu, khi Chu Văn Vương san định lại Kinh Dịch,
lấy quẻ Càn làm quẻ đầu tiên, đồng thời viết quái từ (lời văn cho mỗi quẻ) cho đủ
64 quẻ. Sau Chu Văn Vương thì Chu Cơng Đán viết hào từ (lời văn cho mỗi
hào). Đến đây thì Kinh Dịch cũng được gọi là “Chu Dịch”, lý giải cái gọi là
“Tam Dịch”: “Liên Sơn Dịch”, “Quy Tàng Dịch” và “Chu Dịch”. Tuy nhiên,
hiện nay chỉ còn “Chu Dịch” là còn văn bản, hai bản dịch kia nếu có cũng đã thất
truyền, vì vậy nói “Chu Dịch” hay “Kinh Dịch” thì cũng đều là một.
Phần lớn các nhà nho xưa đều cho rằng Kinh Dịch được bắt đầu từ Phục
Hy. Phục Hy là người tạo ra bát quái, điều này căn cứ ngay chính vào lời trong
Hệ Từ Truyện: “Ở sơng Hà hiện ra bức đồ. Ở sông Lạc hiện ra trang chữ,
thánh nhân phỏng theo” (Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi)
[chương 11 - Hệ Từ Truyện].


8
Hay chỗ khác lại viết: “Ngày xưa họ Bào Hi cai trị thiên hạ, ngẩng lên
thì xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất,
xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất, gần thì
lấy ở thân mình xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thơng suốt cái đức thần
minh và điều hồ cái tình của vạn vật” [chương 2- Hệ Từ Truyện].
Như vậy, ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn với nhau nói
về nguồn gốc của Kinh Dịch nhưng hầu như đều cho rằng Phục Hy là người

tìm ra, ơng phỏng theo Hà Đồ và Lạc Thư để vạch ra bát quái. Kinh Dịch
dựng trên thuyết “Âm Dương” tượng hình bằng hai vạch: Vạch liền (-) tượng
trưng cho Dương- trời, vạch đứt (- -) tượng trưng cho Âm- đất. Phục Hy là
người đầu tiên dùng hai vạch này gọi là lưỡng nghi chồng lên nhau tạo ra bốn
hình khác biệt goi là tứ tượng. Sau đó, ơng lại lấy các hình tượng chồng lên
nhau tạo ra bát qi. Ơng xếp nó theo vịng trịn và theo từng cặp đối với nhau
như: Càn với Khơn, Cấn với Đồi, Chấn với Tốn, Ly với Khảm tạo thành tiên
thiên bát quái. Điều này trong Thuyết Quái Truyện - chương 3 có viết: “Trời
và đất vị trí đã định rồi, cái khí của núi và chằm thông với nhau, nước và lửa
chẳng diệt nhau, tám quẻ cùng giao với nhau”.
Sau đó được Văn Vương xếp lại tạo thành hậu thiên bát quái, Thuyết
Quái Truyện - chương 4 có viết: “Đế xuất đồ chấn”. Từ tám quẻ đơn đó, Phục
Hy tiếp tục chồng lên nhau mà thành 64 quẻ kép. Gần 1000 năm sau, Chu Văn
Vương (vào khoảng 1144 TCN) viết thoán từ cho các quẻ. Nhưng thốn từ chỉ
để giải nghĩa cho tồn quẻ nên sau đó Chu Cơng Đán là con của Chu Văn
Vương, cũng đồng thời là em của Chu Vũ Vương đã đặt lời cho từng vạch một
gọi là hào từ. Vì các thốn từ và hào từ của Văn Vương và Chu Công qua vắn
tắt và nhiều câu lơ lửng, khó hiểu nên Khổng Tử (551- 479 TCN) đã viết Thập
Dực nhằm giải thích ý nghĩa của thốn từ và hào từ. Đến Khổng Tử thì Kinh
Dịch được coi đã hoàn thành.


9
Qua đó, ta có thể thấy truyền thuyết, sự ra đời của Kinh Dịch. Song như
đã trình bày ở trên, Kinh Dịch là sản phẩm tinh thần của các học giả nhiều đời
khác nhau, từ thời cổ đại cho tới tận hết thời Chiến Quốc cho nên khó có khả
năng Khổng Tử san định Kinh Dịch. Vì hiện nay đến việc ơng có biết đến
Kinh Dịch hay khơng, ơng có đọc Kinh Dịch hay khơng cũng đang cịn nhiều
tranh cãi.
Hiện nay nhiều người cho rằng Kinh Dịch không do một người viết mà do

nhiều người góp sức trong hơn một ngàn năm từ Văn Vương nhà Chu tới mãi
đầu Tây Hán mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết.
1.1.2. Kết cấu và những nội dung chính của Kinh Dịch
1.1.2.1. Một số thuật ngữ trong Kinh Dịch
* Chu Dịch, Kinh Dịch
+ Chữ “Chu”, có hai cách lý giải khác nhau
Theo nghĩa thông thường là “Chu tẩn vô sở bất bị” nghĩa là bao dung
hết thảy [7].
Theo cách lý giải thứ hai nghĩa là “Chu đại”; “Chu đại” là một trong ba
triều đại: Hạ, Thương, Chu đã từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc. Quan
điểm này thống nhất với quan điểm của Khổng Dĩnh Đạt (đời Đường). Ơng
cho rằng: Chữ Dịch khơng thể tách rời chữ Chu, như vậy Chu Dịch phải có nghĩa
là Dịch ở đời Chu. Xét trên góc độ lich sử và thực tiễn thì đại bộ phận các học
giả đều thống nhất với cách lý giải thứ hai này vì nó phù hợp với các ghi chép
trong văn hiến cổ và phù hợp với thói quen đặt tên sách của người cổ xưa.
+ Chữ “Dịch”
Hứa Thận người nhà Hán có viết trong “Thuyết văn giải tự” như sau:
“Dịch tích dịch,…, thủ cung dã tượng hình. Mật thư thuyết: Nhật nguyệt vi
dịch, tượng âm dương. Nhất viết tòng vật”. Theo cách viết này thì “Dịch” có
ba cách lý giải:


10
Một là, “Dịch” là chữ tượng hình, được mơ phỏng theo hình con thằn lằn
Hai là, bộ phận trên của chữ Dịch là chữ Nhật, bộ phận dưới là chữ
Nguyệt, do hai chữ Nhật, Nguyệt cấu thành, mang biểu hiện của âm và dương.
Ba là, cũng lý giải giống cách thứ hai nhưng bộ phận dưới của chữ Dịch
không phải là chữ Nguyệt mà là chữ Vật.
Xem chữ Dịch được viết trên đồ đồng và thoán văn, ta thấy chữ Dịch
rất giống hình con thằn lằn, chứng tỏ nghĩa gốc chữ Dịch chỉ con thằn lằn.

Sau này hậu thế đều cho rằng chữ Dịch có ba nghĩa: Biến dịch, giao
dịch và bất dịch
Biến dịch: Là thay đổi, vạn vật sinh ra, lớn lên rồi già chết. Ví dụ trong
quẻ Càn, vạch dương ở hào sơ có một nghĩa, lên hào hai, hào ba…lại có
những nghĩa khác.
Giao dịch: Là sự trao đổi giữa các sự vật và hiện tượng. Giống đực
giống cái giao cảm với nhau rồi mới sinh sinh hoá hoá. Trong tám quẻ đơn
hào âm, hào dương thay đổi cho nhau; trong 64 quẻ trùng, các quẻ đơn thay
đổi cho nhau mà hình thành lên.
Bất dịch: Khơng phải là không biến đổi, là đứng im, mà bất dịch là sự
biến đổi nhưng luôn diễn ra theo một quy luật nhất định nào đó. Ví như luật
thịnh đến tột bực rồi phải suy, mặt trăng tròn rồi bắt đầu khuyết. Quẻ Càn,
vạch dương lên đến hào năm là thịnh cực, tới hào thượng là suy. Ngoài ra luật
bất dịch bao gồm cả luật phản phục: Khơng có gì mà khơng trở lại như con
người sinh ra rồi lại mất đi; hết bốn mùa rồi trở lại...
+ Quẻ: Cịn có tên gọi khác là qi. Có hai loại quẻ
Quẻ đơn cịn gọi là quẻ ba vạch hay đơn quái
Ví dụ:

Quẻ Càn
Quẻ Đoài


11
Quẻ kép còn gọi là quẻ sáu vạch hay trùng qi
Ví dụ:

Quẻ Càn kép

Quẻ khơn kép


Hào: Là từng vạch trong quẻ, vạch chẵn là hào âm, vạch lẻ là hào
dương. Ví dụ như:
Hào Dương (

); hào Âm (

)

+ Ngơi của các hào trong quẻ: Một quẻ kép có sáu hào: Hào sơ, hào nhị,
hào tam, hào tứ, hào ngũ và hào thượng, đánh số thứ tự từ dưới lên trên, hồ
một ngơi một cịn gọi là hào sơ, hào hai ngôi hai gọi là hào nhị, hào ba ngôi ba
gọi là hào tam, hào bốn ngôi bốn gọi là hào tứ, hào năm ngôi năm gọi là hào
ngũ, hào sáu ngơi sáu gọi là hào thượng
Ví dụ như: Quẻ Càn
6
5
4
3
2
1

Quẻ Khôn
6
5
4
3
2
1


Hào sơ quẻ Càn gọi là sơ cửu, hào nhị của quẻ Càn gọi là cửu nhị, hào
tam quẻ Càn gọi là cửu tam, hào tứ quẻ Càn gọi là cửư tứ, hào ngũ quẻ Càn
gọi là cửu ngũ, hào thượng quẻ Càn gọi là thượng cửu.
Hào sơ quẻ Khôn gọi là sơ lục, hào nhị quẻ Khôn gọi là lục nhị, hào
tam quẻ Khôn gọi là lục tam, hào tứ quẻ Khôn gọi là lục tứ, hào ngũ quẻ Khôn
gọi là lục ngũ, hào thượng quẻ Khôn gọi là thượng lục.


12
+Thái cực: Thái cực là một quan niệm bản thể luận rất quan trọng của
triết học Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Trung Quốc rất
sâu sắc. Trong lịch sử Trung Quốc, các nhà Dịch học qua các triều đại đều có
nhiều quan điểm khác nhau về Thái cực. Các nhà Dịch học nhà Hán thì cho
Thái cực là nguyên khí và họ đề xuất thuyết Thái Dịch để giải thích nguồn gốc
của họa quái và quá trình hình thành vũ trụ, sự phát sinh của nó từ Thái Dịch
đến Thái cực đến hai khí âm, dương và trời đất rồi đến trình tự hai quẻ Càn,
Khôn. Thái Dịch là vô, Thái cực là hỗn nguyên khí chưa bị phân chia trạng
thái (tức nguyên khí). Như thế Thái cực đã bao hàm một ý nghĩa thực tế. Bắt
đầu từ đây Thái cực trở thành một phạm trù triết học để giải thích bản nguyên
của vũ trụ, từ đó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của Dịch học và triết
học của nó. Nhìn chung các nhà Dịch học người Hán đều cho rằng Thái cực là
nguyên khí.
Ở Kinh Dịch, trong phần Kinh chưa hề nói gì tới Thái cực, đến phần
Truyện cụ thể trong Hệ Từ Truyện - chương 11 đã đưa ra quan niệm về Thái
cực: “Dịch có Thái cực, sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ
tượng sinh ra bát quái” (Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi
sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái).
Như vậy theo Dịch học thì cái thuở ban đầu sơ khai của vũ trụ gọi là
Thái cực. Ta thường thấy Thái cực thường được biểu diễn bằng một vòng tròn
được chia thành hai nửa bằng nhau qua một đường cong hình chữ S, nửa đen

tượng trưng cho phần âm còn nửa trắng tượng trưng cho phần dương của Thái
cực. Trong đầu phần đen có chấm trắng nhỏ để tượng trưng cho việc trong âm
có chứa mầm dương; trong đầu phần trắng có chấm đen cũng để nói lên trong
dương có chứa âm. Trong phần Truyện, Thái cực được quan niệm là nguồn
gốc của vạn vật, quan điểm này cũng giống với quan điểm của Lão Tử về
Đạo. Lão Tử nói: “ có một vật hỗn hợp mà thành, nó sinh ra trước trời đất, vừa
trống không, vừa yên lặng, đứng một mình mà khơng biến cải, có thể làm mẹ


13
đẻ của thiên hạ, ta khơng biết tên nó là gì, phải đặt tên chữ cho nó là Đạo, chỉ
có biến động là thuộc tính của nó [10, tr.22]. Qua đó ta thấy cả Đạo và Thái
cực đều được coi là nguồn gốc của vạn vật. Thái cực sinh lưỡng nghi rồi tứ
tượng, bát quái tức vũ trụ; thì Đạo cũng sinh ra một, một sinh hai, hai sinh ba,
ba sinh vạn vật; chỉ khác nhau là: Thái cực sinh ra hai (âm, dương) còn Đạo
sinh ra một rồi mới sinh ra hai. Như vậy, thì Lão Tử chủ trương từ khơng sinh
ra có rồi từ có mới sinh ra âm dương, cuối cùng sinh ra vạn vật. Còn Dịch học
không bắt đầu từ không mà bắt đầu ngay từ có, từ Thái cực. Mãi hơn một
nghìn năm sau, Chu Đôn Di đời Tống sửa lại quan niệm của Dịch học cho
rằng: Trước Thái cực cịn có vơ cực; nghĩa là khởi thuỷ khơng có gì cả rồi mới
có Thái cực, có âm dương, tứ tượng, bát quái. Trạng thái “khơng” (vơ cực) của
vũ trụ khơng có nghĩa là khơng có gì hết. Nó chỉ diễn tả vũ trụ ở trạng thái tĩnh,
lúc chưa phân cực mà thơi, vì vậy tuy là “khơng có gì” mà lại là “có tất cả” để có
thể hình thành ra mn vật. Tóm lại quan niệm về Thái cực của Chu Liêm Khê
rất giống Thái cực của Dịch truyện. Có điều là, khác với Dịch truyện, Chu Liêm
Khê không nhận Thái cực là bản căn tối sơ của vũ trụ vạn vật, mà ở trên Thái
cực, Chu Tử lại để thêm vô cực coi như nguồn gốc của Thái cực.
Như vậy có thể thấy trong lịch sử cũng như trong chính Kinh Dịch có
nhiều cách giải thích khác nhau về Thái cực nhưng có thể kết luận chung như
sau: Thái cực là cái gì đó huyền bí, khơng có hình thể, cịn ở thể hỗn mang

trong đó tiềm ẩn hai yếu tố âm và dương - là hai yếu tố căn bản trong việc tạo
thiên lập địa và sinh thành vạn vật [6, tr. tr.218].
+ Lưỡng nghi
Lưỡng nghi chính là âm dương. Các nhà làm Dịch quan sát các hiện
tượng đối lập trong giới tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy để quy nạp
thành hai khái niệm âm và dương.
Trong Hệ Từ Thượng Truyện- chương 11 có viết: “Thị cố Dịch hữu
Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát


14
quái”. Như phần Thái Cực ở trên, ta thấy vũ trụ bắt đầu từ Thái Cực; Thái Cực
sinh lưỡng nghi, đó là dương nghi và âm nghi.
Âm: Lạnh, tĩnh, đục, tối, nặng chìm xuống thành đất. Âm sinh ra ở
phương nam, bên phải và được biểu hiện bằng một vạch đứt (--).
Dương: Động, nóng, sáng, trong, nhẹ nổi lên thành trời. Dương sinh ra
ở phương bắc, bên trái và được biểu hiện bằng một vạch liền (- ).
+ Tứ tượng: Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ
tượng ở đây gồm: Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm. Vạch liền
(- ) gọi là dương nghi, vạch đứt (--) được gọi là âm nghi, nếu chồng hai vạch
lên nhau thì gọi là tượng.
Trên vạch dương thêm vạch dương gọi là Thái Dương
Trên vạch dương thêm vạch âm gọi là Thiếu Âm
Trên vạch âm thêm vạch dương gọi là Thiếu Dương
Trên vạch âm thêm vạch âm gọi là Thái Âm
+ Bát quái: Người đời Chu tạo ra bát quái, tương truyền là do Phục Hi
vẽ, lại còn kết hợp chúng thành 64 quẻ nữa. Thuyết quái chép: “Càn là trời,
nên gọi là cha. Khôn là đất, nên gọi là mẹ. Chấn là con trai, do hào dưới chót
là hào dương nên gọi là trưởng nam. Tốn là con gái, do hào dưới chót là hào
âm nên gọi là trưởng nữ. Khảm là con trai, do hào giữa là hào dương nên gọi

là trung nam. Ly là con gái, do hào giữa là hào âm nên gọi là trung nữ. Cấn là
con trai, do hào trên cùng là hào dương nên gọi là thiếu nam. Đoài là con gái,
do hào trên cùng là hào âm nên gọi là thiếu nữ. Càn là trời trịn, vua, cha.
Khơn là đất, mẹ. […] Chấn là sấm. […] Tốn là gỗ, gió. […] Khảm là nước, mặt
trăng. […].Ly là lửa, mặt trời. […] Cấn là núi. […] Đoài là ao đầm.” Bát quái


15
gồm: Cấn, Đồi, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khơn. Sự xếp đặt tạo nên bát
quái có một quy luật Càn và Khôn giao cấu nhau mà biến ra các quái:
Khôn lấy được hào dưới của Càn nên sinh ra quẻ Chấn; là trưởng nam,
đại biểu cho sấm. Khôn lấy được hào giữa của Càn nên sinh ra Khảm, là trung
nam, đại biẻu cho nước. Khôn lấy được hào trên của Càn nên sinh ra quẻ Cấn
là thiếu nam, đại biểu cho núi. Càn lấy được hào dưới của Khôn nên sinh quẻ
Tốn, là trưởng nữ, đại biểu cho gió, Càn lấy được hào giữa của Khôn nên sinh
quẻ Ly, là trung nữ, đại biểu cho lửa. Càn lấy được hào trên của Khơn nên
sinh quẻ Đồi, là thiếu nữ, đại biểu cho ao đầm.
Bát quái là 8 hiện tượng cơ bản trong giới tự nhiên, trong Kinh Dịch bát
quái là một nền tảng của Dịch lý. Lớn nhất trong vũ trụ là trời đất. Cái ở trên
trời khiến người ta chú ý nhiều nhất là mặt trời, mặt trăng, gió, sấm. Cái dưới
đất khiến người ta chú ý nhiều nhất là núi, ao đầm. Cái con người cần dùng
nhiều nhất là nước và lửa. Người xưa lấy các thứ ấy làm căn bản của vũ trụ,
rồi lấy bát quái mà phối hợp với chúng, rồi dựa theo quan hệ cha mẹ và con
cái của loài người mà suy ra sự quan hệ của các thứ ấy.
1.1.2.2. Kết cấu và nội dung cơ bản của Kinh Dịch
* Phần Dịch Kinh
+ Hào từ
Trong Kinh Dịch có hai loại quẻ, quẻ đơn và quẻ kép. Các quẻ được xây
dựng bằng hai vạch (


) dương và vạch ( ) âm. Quẻ đơn, mỗi quẻ có

ba hào và có tám quẻ đơn goi là bát qi: Càn , Khơn, Ly, Khảm, Cấn, Đồi,
Tốn, Chấn. Tương truyền là do Phục Hy tự chồng các quẻ đơn lên nhau thành
64 trùng quái (quẻ kép). Mỗi quẻ kép gồm hai quẻ đơn, quẻ đơn ở dưới gọi là
nội quái quẻ đơn ở trên gọi là ngoại quái.
Ví dụ:

Quẻ Địa Thiên Thái




Ngoại quái
Nội quái


16
Trong mỗi trùng quái bao gồm có sáu vạch do hai vạch (-) và (--) sắp
xếp theo các vị trí khác nhau tạo nên. Mỗi vạch (-) hoặc (--) người ta gọi là
hào. Trong mỗi trùng quái có sáu hào được đánh thứ tự từ dưới lên và có tên
gọi như sau:
Ví dụ: Quẻ Thuỷ Lơi Trn





Hào thượng
Hào ngũ

Hào tứ
Hào tam
Hào nhị
Hào sơ

Trong mỗi trùng quái, hào dương (vạch liền

) còn gọi là hào cửu,

hào âm (vạch đứt  ) còn gọi là hào lục. Chữ cửu và lục ở đây khơng có
nghĩa là 9 và 6 mà chỉ có nghĩa là dương và âm
Ví dụ: Quẻ Vị tế
Thượng cửu
Lục ngũ
Cửu tứ
Lục tam
Cửu nhị
Sơ lục




Trong sáu hào, những hào số lẻ 1; 3; 5 có vị trí dương, những hào số
chẵn 2; 4; 6 có vị trí âm, những hào có bản thể ( vạch âm hay vạch dương)
trùng với vị trí tương ứng trong quẻ thời gọi là chính. Các hào nằm ở vị trí
giữa của nội quái và ngoại quái 9 vị trí số 2; 5) gọi là trung. Các hào vừa trung
vừa chính thì là các hào tốt.
+ Thốn từ
Để giải thích cho 64 quẻ, nói lên ý nghĩa chung nhất của cả quẻ có một
phần chung gọi là thốn từ.

Ví dụ: Quẻ Kiền
Thốn từ có viết: Kiền: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh dịch nghĩa là quẻ
Kiền có bốn nghĩa chính: Nguyên (năng lực sáng tạo nguyên thuỷ), Hanh (tiến
bộ khơng ngừng), Lợi (Lợi thế), Trinh (kiên trì, bền bỉ). Văn Vương cho rằng
bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thơng, có lợi và tất giữ vững được cho tới
lúc cuối cùng. Về sau, tương truyền tác giả của Thoán Truyện cho quẻ này


17
một ý nghĩa về vũ trụ: Càn gồm 6 hào đều là dương cả, có nghĩa rất cương
kiện, tượng trưng cho trời. Trời có đức Ngun vì là nguồn gốc của vạn vật;
có đức Hanh vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vơ cùng, có
đức Lợi và Trinh vì biến hố, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được
ngun khí cho thái hồ. Tác giả của Văn Ngơn Truyện cho quẻ này có thêm
một nghĩa nữa về phương diện nhân sinh, đạo đức. Quẻ này tượng trưng cho
hành động sáng tạo của thánh nhân, của người lãnh đạo, dùng năng lực của
mình để thức tỉnh và triển khai phẩm chất tốt đẹp nơi con người.
Hay quẻ Khơn, thốn từ có viết: Khơn, ngun hanh,lợi tẫn mã chi
trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc chủ, lợi Tây Nam đắc bằng,
Đông Bắc táng bằng, anh trinh, cát. Dịch: Quẻ Khôn với năng lực nguyên
thủy đem lại tiến bộ phi phàm, sẽ có lợi thế nếu biết kiên trì, trung chính, như
ngựa cái. Quân tử khi có mục tiêu hành sự, nếu đi đầu, làm người lãnh đạo có
thể sai lầm, đi lạc lối, nhưng nếu biết đi theo phò tá cho đấng qn vương sẽ
có lợi thế. Đi về phía Tây Nam sẽ được người giúp đỡ, không nên kết giáo bạn
bè khi ở phía Đơng Bắc. Cứ thản nhiên kiên trì đi theo con đường của mình
thì cuối cùng sẽ gặp được điều may mắn.
Thốn từ nói lên nội dung khái quát nhất của cả quẻ và đồng thời nó
cũng chi phối việc giải thích nội dung của mỗi hào trong quẻ. Chính điều này
là cơ sở để giải thích tại sao cùng một hào âm hay hào dương, ở cùng một vị
trí nhưng ở các quẻ khác nhau thì chứa đựng nội dung và ý nghĩa khác nhau.

Nói một cách khái qt về thốn từ và hào từ thì ngay trong Hệ từ
truyện - chương 3 cũng có viết: “Lời thoán (thoán từ Văn Vương đặt ở dưới
mỗi quẻ) là để chỉ rõ cái tượng của mỗi quẻ; lời hào (hào từ, Chu Công đặt ở
dưới mỗi hào) là để nói về sự trao đổi, biến hố của các hào” (Thốn giả, ngơn
hồ tương giả dã; hào giả, ngơn hồ biến giả dã).
* Phần Truyện
Phần Truyện hay còn gọi là Thập Dực (Thập là mười, Dực là cánh nghĩa là mười chiếc cánh để nâng Kinh Dịch lên). Đến sau đời Hán Vũ Đế,


18
Thập Dực mới được gọi là Truyện, và được chính thức coi là một phần của Kinh
Dịch. Đại đa số các học giả Trung Hoa thời xưa đều cho rằng: Thập Dực là cơng
trình của Khổng Tử. Nhưng theo tác giả Nguyễn Hiến Lê, ông đã đưa ra những
dẫn chứng để chứng tỏ rằng khơng phải một mình Khổng Tử mà còn nhiều tác
giả và phải đến tận sau đời Khổng Tử là cuối thời Chiến Quốc đến đầu đời Hán
mới có thể hồn thành. Điều đó chứng tỏ để xác định ai là tác giả của Thập Dực
là việc rất khó, nó thuộc về các nhà nghiên cứu. Với khả năng và mục đích của
đề tài, tơi chỉ hệ thống và giới thiệu lại những nội dung cơ bản của Thập Dực mà
thơi. Thập Dực có bảy truyện nhưng gồm mười thiên nên gọi là Thập Dực. Thập
Dực có mười thiên, do các cách sắp xếp khác nhau mà tạo thành các truyện với
số lượng khác nhau như: Hoàng Tuấn chia thành 10 truyện, Kiều Xuân Dũng
chia làm 6 truyện. Ở đây, tôi giới thiệu cách chia làm 7 truyện theo quan điểm
của Nguyễn Hiến Lê. Bảy truyện đó có nội dung vắn tắt như sau:
+ Thốn Truyện: Theo truyền thuyết, Văn Vương là người viết thoán từ,
tức là lời đốn cho mỗi quẻ. Ơng chỉ cho biết vắn tắt mỗi quẻ tốt xấu ra sao,
đôi khi cũng cho biết ý nghĩa chứ không giảng tại sao. Người ta đã viết thêm
Thoán Truyện để giảng giải thêm, làm cho Kinh Dịch có một ý nghĩa triết lý
chứ khơng phải chỉ để bói.
Ví dụ: Quẻ Càn, thốn từ chỉ có 4 chữ: Ngun, Hanh, Lợi, Trinh.
Thốn Truyện giải thích:

Đức “Ngun” của Càn lớn thay, vạn vật đều nhờ nó mà bắt đầu nảy
nở, nó thống quát thiên đạo (giảng về đức nguyên).
Càn làm ra mây, khiến cho mây biến hoá, làm ra mưa, khiến cho mưa
thấm nhuần khắp, mà vạn vật thành hình thành sắc, sinh trưởng đến vơ cùng
(giảng về đức hanh).
Đạo càn biến hố, khiến cho vật gì cũng giữ được tính mệnh trời phú,
giữ được cái nguyên khí cho thái hồ. Bậc thánh nhân đứng đầu mn vật thì
vạn nước đều bình an vơ sự (giảng về hai đức lợi, trinh).


19
Thốn Truyện chia làm hai thiên: Thiên thượng giải thích thốn từ của 30
quẻ đầu, thiên hạ giải thích thốn từ của 34 quẻ sau. Thốn có nghĩa là đốn.
+ Tượng Truyện: Giải thích cái “tượng của mỗi quẻ”. Cũng chia làm hai
thiên: Thiên thượng giải thích tượng cho 30 quẻ đầu, thiên hạ giải thích tượng
cho 34 quẻ sau. Mỗi quẻ đều giải thích cái tượng của cả quẻ (gọi là Đại Tượng
Truyện) rồi lại giải thích cái tượng của mỗi hào (gọi là Tiểu Tượng). Trong
Tượng Truyện có nhiều chỗ giống tư tưởng trong Đại Học, Trung Dung, Luận
Ngữ. Chẳng hạn:
Luận Ngữ nói: Có lỗi thì khơng sợ sửa (Quá tắc vật đạn cải)
Quẻ Ích, Đại Tượng Truyện cũng nói: Có lỗi thì sửa (Hữu q tắc cải)
Trung Dung nói: Giấu cái ác mà nêu cái thiện của người (Ẩn ác nhi
dương thiện)
Quẻ Đại Hữu Tượng cũng nói: Che cái xấu mà nêu cái thiện của người
(Át ác dương thiện)
Đại Học nói: Người xưa muốn làm sáng tỏ cái đức sáng trong thiên hạ
(Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ).
Quẻ Tấn Đại Tượng cũng nói: Người quân tử coi đó mà tự làm sáng cái
đức sáng của mình (Qn tử dĩ tự chiêu minh đức).
Tượng có hai nghĩa: Một là tượng hình như trong câu “Tại thiên thành

tượng, tại địa thành hình” (trên trời thành tượng, dưới đất thành hình). Hai là
biểu tượng, biểu tượng lại phân biệt làm hai thứ: Vật tượng là biểu tượng cho
một vật (như quẻ Li biểu tượng cho lò lửa) và ý tượng là biểu tượng một ý
(như quẻ Càn biểu tượng sự cương cường; quẻ Khôn biểu tượng sự nhu
thuận).Trong Tượng Truyện, ý tượng được dùng nhiều hơn cả nhất là trong
Tiểu tượng. Tiểu Tượng Truyện cốt giải ý của mỗi hào, một hào khó có thể có
một hình thái, khó là một vật tượng được nên thường diễn được một ý tượng.
Nói chung, Tượng Truyện giúp ta hiểu thêm được Thốn từ và hào từ nhưng
khơng nhiều. Tượng Truyện đưa Kinh Dịch xa rời bói tốn mà gần với đạo lý.


20
+ Hệ Từ Truyện: Cũng gồm hai thiên thượng và hạ. Cả hai thiên đều
chứa những nhận xét linh tinh, những chú giải chung về Chu Dịch, sắp xếp
lộn xộn, không theo một thứ tự nào cả. Theo Chu Hy thì Hệ Từ vốn là của
Văn Vương và Chu Cơng làm ra rồi buộc ở dưới mỗi quẻ, mỗi hào thành lời
kinh văn ngày nay. Còn Hệ Từ Truyện là lời của Khổng Tử giải thích Hệ Từ
và đồng thời bàn về cả đại thể của Kinh. Xét nội dung của Hệ Từ Truyện
không thấy phần nào là Hệ Từ, phần nào là Hệ Từ Truyện để giải thích Hệ Từ,
chỉ gồm những nội dung bàn về:
Lý lẽ về Càn Khôn (thiên thượng - Chương1)
Ý nghĩa việc thánh nhân làm dịch (thiên thượng - Chương2)
Sự to lớn của đạo Dịch (thiên thượng - chương4; chương7)
Bàn về thuyết Âm Dương (thiên thượng - Chương5; chương6)
Các con số đại diễn trong Dịch và phép bói (thiên thượng - Chương9)
Việc bói Dịch (thiên thượng - Chương11; chương12)
Luật tuần hoàn và đạo đức trong Dịch (thiên hạ - Chương5)
Sự khác nhau giữa các hào; hào 2 và 4; hào 3 và 5; khác nhau ra sao
(thiên hạ - Chương9)…
+ Văn Ngôn Truyện: Giảng thêm về lời Kinh, truyện này chia làm hai

thiên: Thiên thượng bàn về quẻ Thuần Càn, thiên hạ bàn thêm về quẻ Thuần
Khôn. Nội dung bàn về ý nghĩa của hai quẻ đó đối với bản tính và hành vi của
con người. Sáu quẻ thuần khác (Khảm, Li, Cấn, Đoài, Chấn, Tốn) không được
bàn đến. Về tư tưởng thiên truyện này có nhiều chỗ giống trong các sách Đại
Học, Trung Dung và Mạnh Tử, mang tính triết lý nhằm giáo dục con người
nhưng có khuyết điểm là khơng đều. Có nhiều đoạn ý sâu sắc, lời cô đọng như
đoạn giảng về hào 3 quẻ Càn, Tử có viết: “Quân tử tiến đức tu nghiệp, trung
tín sở dĩ tiến đức dã, tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã, tri chí chí chi, khả
dữ cơ dã, tri chung chi, khả dữ tồn nghĩa dã, thị cố cư thượng vị nhì bất kiêu,
tai hạ vị nhi bất ưu” (thầy nói: người quân tử tiến đức tu nghiệp. Giữ trung tín


21
để tiến đức, sửa lời nói vững lịng thành để lập sự nghiệp; biết được như thế
mới là biết đến nơi, biết được đến nơi thì làm cho đến nơi, do đó có thể thấu
được đạo lý vi diệu; biết được chỗ cuối cùng của sự việc thì làm cho tới chỗ
cuối cùng, do đó mà giữ được điều nghĩa. Cho nên người quân tử ở địa vị cao
mà không kiêu; ở địa vị thấp mà không lo…). Trái lại có những câu ngắn
khơng diễn một ý gì mới, chỉ như lập lại lời trong Tiểu Tượng Truyện như
câu: Tiềm long vật dụng, hạ dã (Văn Ngôn Truyện) và câu: Tiềm long vật
dụng, dương tại hạ dã (Tiểu Tượng Truyện).
+ Thuyết Quái Truyện: Trong “ Chu dịch bản nghĩa” Chu Hy đã phân ra
làm 11 chương. Trong đó, 6 chương đầu giải thích và thuyết trình tính chất và
cơng dụng của bát quái, trước tiên là tìm tác giả sáng tác Chu dịch, rồi tìm
hiểu lịch sử phát triển của phương pháp bói cỏ thi, trình bày thêm hai loại
phương vị của bát quái; 5 chương cuối tập trung thuyết minh đặc điểm chọn
tượng của bát quái, nhấn mạnh ý nghĩa của 8 loại vật tượng cơ bản và tượng
trưng của nó, đồng thời đưa ra rất nhiều ví dụ để chứng minh: “Thuyết Quái
Truyện là tư liệu quan trọng cho việc thảo luận và phân tích q trình ra đời và
phát triển của tượng trong Dịch”.

+ Tự Quái Truyện: Truyện này nhằm giải thích thứ tự 64 quẻ kép. 64
quẻ này không sắp theo thứ tự của Phục Hi hay theo thứ tự của Văn Vương
mà theo một thứ tự riêng: Thuần Càn, Thuần Khôn, Thuỷ Lôi Truân… và
không rõ có từ thời nào và do ai sắp xếp.
Tự Quái Truyện cũng chia làm hai thiên: Thiên thượng nói về thứ tự 30
quẻ đầu, thiên hạ nói về 34 quẻ sau. Thiên thượng mở đầu bằng hai quẻ Càn,
Khôn, nói về vũ trụ và những luật trong vũ trụ. Thiên hạ mở đầu bằng hai quẻ
Hàm và Hằng, nói về nhân sự và những gì xảy ra trong xã hội. Nhưng sự thực,
trong các thiên truyện này cũng không nhất quán mà thường lẫn lộn. Như
trong thiên thượng, có nhiều quẻ nói về nhân sự (quẻ Tụng, Sư, Đồng Nhân,
Cổ, Di…). Ngược laị trong thiên hạ cũng có nhiều quẻ nói về luật vũ trụ (quẻ
Tốn, Tiệm, Ích, Vị Tế…).


22
Tự Quái Truyện có khi dùng nghĩa khác với nghĩa trong thoán từ và hào
từ. Như quẻ Nhu, Tự Quái Truyện dùng nghĩa là cần thiết, thức ăn nhưng
trong thoán từ và hào từ thì Nhu có nghĩa là chờ đợi.
+ Tạp Quái Truyện: Cả Tự Quái và Tạp Quái đều luận bàn về trình tự
quẻ và nghĩa của quẻ. Tạp Quái Truyện chỉ có một thiên gồm nhiều câu ngắn.
Trong Tạp Quái Truyện, trừ 8 quẻ cuối ra thì 56 quẻ được sắp xếp theo một
trình tự rất có quy luật. Chúng đều được sắp xếp theo kiểu “tương ngẫu hai
hai” cứ hai quẻ thành một nhóm, quan hệ của mỗi nhóm như tổng hồ vào
nhau, đan xen hoặc biến vào nhóm.
1.1.3. Tính chất của Kinh Dịch
Khi nói đến Kinh Dịch, người ta thường đặt câu hỏi quan trọng là: Bản
chất thực sự của Kinh Dịch là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau xét ở góc độ
lịch sử và tính chất của Kinh Dịch:
+ Có quan điểm cho rằng: Kinh Dịch là sách viết về nghĩa và lý tức là
tác phẩm nổi tiếng giáo huấn về đạo trời, con người và sự vật. Ngay trong “Hệ

Từ Truyện” đã viết: “Dịch chi vi như dã, nguyên thuỷ yếu chung, dĩ vi chất dã”.
+ Đến thời đại triết học Chu Hy thời Nam Tống, Chu Hy nhấn mạnh
Kinh Dịch nguyên là sách dùng để bói tốn.
+ Có một số học giả cho rằng: Kinh Dịch là bộ sách triết học đồ sộ
Hoàng Thọ Kỳ tác giả của Chu Dịch Dịch Chú cho rằng: Bộ phận
“Kinh” của Chu Dịch tuy lấy bói tốn làm biểu, song thực chất lại là lấy triết
học làm lý. Lã Thiệu Cương trong tác phẩm Chu Dịch Xiển Bi viết: “ Dịch tự
ra đời và phát triển đến Chu Dịch đã trở thành một bộ phận triết học đồ sộ.
Yếu tố bói tốn chỉ là bộ xương của xác chết mà thơi. Nói sinh ra từ bói tốn,
nên đã bảo lưu hình thức của sách bói, song thực chất vẫn là triết học”.
Dù có nhiều quan điểm như vậy nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu
Dịch hiện đại thường tán thành quan điểm cho rằng: Kinh Dịch khởi ngun
như một văn bản bói tốn và sau đó thì trở thành căn bản cho việc suy tư triết
học song nội dung bói tốn có phần nhiều hơn.


23
1.2. HỌC THUYẾT "ÂM DƯƠNG" TRONG KINH DỊCH

+ Về khái niệm âm dương
Hiện nay có rất nhiều bản Kinh Dịch khác nhau, nhưng trong đề tài này
tôi lấy bản dịch của Nguyễn Hiến Lê làm căn cứ chủ yếu để tìm hiểu về học
thuyết Âm Dương” trong Kinh Dịch. Ngồi ra, tơi cịn tham khảo, bổ sung
dựa vào một số bản dịch khác của các tác giả như: Dương Ngọc Dũng - Lê
Anh Minh, Mộng Bỉnh Sơn, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Hữu Lương…
Quan niệm âm dương là quan niệm đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Nó
rất quan trọng, làm căn bản cho triết học, khoa học Trung Hoa, có ảnh hưởng
rất lớn tới đời sống dân tộc Trung Hoa trong mấy ngàn năm nay. Theo một số
nhà ngữ nguyên học Trung Hoa thì mới đầu hai chữ âm, dương được hiểu như
sau; chữ dương gồm hai phần: bên trái là sườn núi; bên phải trên là mặt trời

lên khỏi chân trời, dưới là những tia sáng mặt trời chiếu xuống. Do đó, dương
trỏ phía có ánh sáng, phía sáng. Chữ âm, bên trái cũng là sườn núi, bên phải
trên có nóc nhà dưới có đám mây. Do đó, âm trỏ phía mặt trời bị che khuất,
khơng có ánh nắng, phía tối. Phía có ánh nắng thì ấm áp, cây cối tươi tốt, phía
khơng có ánh nắng thì lạnh lẽo, cây cối khơng phát triển, do đó âm dương từ
cái nghĩa tối sáng chuyển qua nghĩa lạnh nóng, đêm ngày, mùa đông mùa hè,
mặt trăng mặt trời, sống chết, yếu mạnh, mềm cứng, giống đực giống cái, suy
thịnh, xấu tốt. Như vậy quan niệm về âm dương đã có trước khi có Kinh Dịch,
người ta quan niệm về âm dương căn cứ ngay vào hình tượng của chữ, ngay ở
trên chữ nó đã thể hiện được tính chất đối lập giữa âm và dương, phần nào nói
lên âm dương chỉ là những cái gì mang tính chất đối lập với nhau.
Trước khi có Dịch truyện, quan niệm về âm dương đã lưu hành rồi.
Sách Quốc Ngữ có chép: “Bá Vương Phủ nói rằng:…Khí dương nén khơng
thốt ra được, khí âm bị nén không bốc ra được thế là sinh ra động đất” (Bá
Vương Phủ viết dương phục nhi bất năng xuất, âm bách nhi bất năng chưng, ư
thị hữu địa chấn). Đó là lời Bá Vương Phủ đời Tây Chu giải thích việc động


24
đất xảy ra năm thứ ba đời Chu U Vương. Tuy xét theo khoa học ngày nay,lời
giải thích đó sai, nhưng nó chứng minh rằng, từ đời Tây Chu, cổ nhân đã quan
niệm khí âm dương như hai động lực thiên nhiên rồi, như thế là đã có những
hiểu biết về âm dương.
Sau Quốc Ngữ, Đạo đức kinh và sách Lã Thị Xn Thu cũng có nói đến
âm và dương:
“Mn vật cõng âm và ôm dương” (vạn vật phụ âm chi bảo dương) Đạo Đức Kinh
“Lý thái nhất sinh ra trời đất, trời đất sinh ra âm, dương” (Thái thất sinh
lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh âm, dương) - Lã Thị Xuân Thu
Như vậy âm dương đã được nói tới ở đây nhưng chưa được xem là bản
căn của vũ trụ, chỉ nói tới âm dương là những thuộc tính vốn có của mọi sự

vật, hiện tượng chứ chưa chỉ rõ âm dương là thế nào và có quan hệ với nhau ra
sao, nó qui định sự tồn tại, vận động và biến đổi của mỗi sự vật, hiện tượng
như thế nào.
Đến khi Kinh Dịch xuất hiện, trước hết trong phần Dịch kinh thì âm
dương cũng được quan niệm là các hiện tượng đối lập nhau trong cả lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và ở hoạt động của con người. Nói đến Dịch kinh là nói đến 64 quẻ,
các quẻ đều do hào âm và hào dương cấu thành lên, quẻ Càn chỉ thuần tuý do
hào dương tạo thành, quẻ Khôn thuần tuý do hào âm tạo thành còn 62 quẻ cịn lại
đều do hào âm của quẻ Khơn và hào dương của quẻ Càn sắp xếp theo một
phương thức nhất định tạo thành. Mặt khác, trong Kinh Dịch còn căn cứ vào số
lượng các hào để qui định tính chất âm, dương của cả quẻ. Quẻ nào có số lượng
hào âm ít hơn là quẻ âm (quẻ Li) cịn quẻ nào có số lượng hào dương ít hơn là
quẻ dương (quẻ Khảm). Tính chất đối lập được thể hiện cụ thể như sau: Trong 8
quẻ đơn ở tiên thiên bát quái, cứ hai quẻ đối lập nhau được sắp xếp đối xứng với
nhau qua trục (Càn - trời đối lập với Khôn - đất; Li - lửa đối lập với Khảm nước; Tốn - gió đối lập với Chấn - sấm; Đoài - đầm đối lập với Cấn - núi).


×