Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trẻ hiếu động coi chừng thoát vị bẹn nghẹt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.1 KB, 5 trang )

Trẻ hiếu động coi chừng thoát
vị bẹn nghẹt


Thoát vị có nhiều loại khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng có phần khác
nhau, như thoát vị rốn, thoát vị cơ hoành, thoát vị cơ thành bụng Thoát vị bẹn
gặp chủ yếu ở trẻ em (trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái) do dị tật bẩm sinh bởi tồn tại
ống phúc tinh mạc đủ rộng, hoặc có thể do cơ nâng đỡ đáy bụng yếu tạo điều kiện
cho một số cơ quan trong ổ bụng tuột xuống khi áp lực trong ổ bụng tăng lên một
cách đột biến như trẻ khóc, cười, ho, chạy nhảy Bởi vì sự tồn tại của ống phúc
tinh mạc đủ rộng cho nên khi một số cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn
hoặc buồng trứng (nữ giới) có thể bị đẩy xuống và cũng có thể tự lên được.
Trong một số trường hợp các tạng trong ổ bụng xuống được mà không tự
lên được thì gọi là thoát vị bẹn nghẹt. Thoát vị bẹn nghẹt là một cấp cứu ngoại
khoa.

Nhận biết thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn có thể là do ruột chui xuống khe hở, đối với nam giới đôi khi
ruột còn chui vào bìu làm bìu căng phồng, đối với nữ giới đôi khi buồng trứng
chui vào khe hở. Thoát vị đều có hiện tượng căng phồng, gây đau, khó chịu, nghe
thấy tiếng lọc xọc của hơi quai ruột. Hiện tượng như thế hay gặp nhất là ở các
cháu hiếu động do chạy nhảy nhiều, mạnh hoặc ở trẻ ho sặc sụa, cười nhiều
Nhiều ông bố, bà mẹ thấy bẹn hoặc bìu của con mình căng phồng, đau nhưng xuất
hiện không thường xuyên khi hết khóc, nghỉ ngơi hoặc dùng tay đẩy lên thì dấu
hiệu căng phồng ở bẹn (hoặc bìu) cũng biến mất. Đây là hiện tượng thoát vị bẹn
(bìu). Nói chung thoát vị bẹn thường gặp một bên, cũng có trường hợp thoát vị bẹn
cùng một lúc cả hai bên, người ta gọi là thoát vị đôi.
Trong trường hợp thoát vị bẹn (bìu) không tự lên được (thoát vị bẹn nghẹt)
thì hiện tượng các tạng tụt xuống càng lúc càng rõ: căng phồng, đau, đối với trẻ sẽ
quấy khóc nhiều. Toàn bộ bụng có thể đau quặn từng cơn, nhìn có thể thấy các


quai ruột nổi lên, kèm theo có thể buồn nôn hoặc nôn, đôi khi thấy bụng càng lúc
càng trướng Nếu thoát vị bẹn nghẹt là quai ruột thì nguy cơ tắc ruột và hoại tử
rất có thể xảy ra. Những trường hợp thoát vị bẹn nghẹt khám sẽ thấy khối thoát vị
không to lắm, căng đều, rắn, sờ vào khối thoát vị sẽ rất đau do đó trẻ khóc nhiều
hơn. Đây là các triệu chứng cơ bản thường gặp khi bị thoát vị bẹn nghẹt. Có một
số người nhầm thoát vị bẹn với hiện tượng “dái nước” tức là trong một số trường
hợp bệnh lý xảy ra ở mào tinh hoàn, có một lượng nước tiết ra trong bìu bởi màng
tinh hoàn bị tổn thương do tác nhân nào đó (lao mào tinh hoàn chẳng hạn), nhất là
khi lượng nước đó bị bội nhiễm tạo thành khối rắn hơn. Vì sự nhầm lẫn hoặc vì
chủ quan không quan tâm để xảy ra những bất trắc do thoát vị bẹn là hết sức nguy
hiểm.

Khi nghi trẻ bị thoát vị bẹn nên làm gì?


Hình ảnh thoát vị bẹn.

Trong những giờ đầu tiên nên cho trẻ tắm bằng nước ấm, đồng thời dùng
tay vuốt ngược lên một cách nhẹ nhàng vùng thoát vị để đưa tạng trở về vị trí ban
đầu. Nếu làm các động tác như vậy mà không có hiệu quả cần cho trẻ đến ngay
bệnh viện nhi hoặc bệnh viện chuyên khoa ngoại để được khám và có hướng giải
quyết kịp thời tránh để những điều đáng tiếc xảy ra.
Các ông bố, bà mẹ cũng nên quan tâm và tìm hiểu thêm thông tin về bệnh
thoát vị bẹn để tránh mắc sai lầm khi con bị bệnh này do phát hiện muộn gây ra
hoại tử ruột là hết sức nghiêm trọng. Khi đã biết con mình bị thoát vị bẹn nhưng
chưa phải là thoát vị bẹn nghẹt (quai ruột tự lên hoặc đẩy lên được) vì một lý do
nào đó chưa đưa trẻ đến bệnh viện thì cần quản lý, nhắc nhở trẻ không nô đùa,
chạy nhảy quá mạnh. Cần cho thầy, cô giáo của trẻ biết và dặn dò cẩn thận khi
nghi trẻ bị thoát vị bẹn tái diễn lúc đang ở trường. Nếu trẻ chưa đi học cần căn dặn
người nhà (ông, bà, cô, bác, anh chị em), người giúp việc trực tiếp chăm sóc trẻ

mỗi khi thấy nghi bị thoát vị tái phát. Điều trị thoát vị bẹn chỉ có một cách duy
nhất là phẫu thuật.

×