Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.29 KB, 2 trang )
Lễ hội Chùa Muống ở Hải Dương
Chùa Muống tên tự là Quang Khánh tự, trước Cách mạng thuộc xã Dưỡng
Mông, tổng Phù Tải, nay ở tả ngạn sông Văn Úc, thuộc xã Ngũ Phúc, huyện
Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Tương truyền, vào thời Lý Công Uẩn, dân đến khai khẩn vùng đất Dưỡng
Mông, lúc đầu đất chua phèn, chỉ có rau muống là nguồn thức ăn chính.
Sau cải tạo, đất trồng được hoa mầu và cây lương thực, cư dân đông đúc,
lập thành làng. Để nhớ những ngày đầu gian khổ sống nhờ rau muống,
những già làng đề nghị đặt tên là Dưỡng Mông, còn nghĩa là nhờ cây rau
muống mà tồn tại.
Chùa Muống là một trong những ngôi chuà được xây dựng sớm ở đất Kim
Thành, đến thời Trần do sư Tuệ Nhẫn, một môn đệ của thiền phái Trúc
Lâm chủ trì xây dựng, mở rộng khang trang. Đến thời Nguyễn chùa có
trên 120 gian, có tài liệu ghi là 124 gian, 32 tháp sư, hàng trăm pho tượng
cổ và nhiều bia ký có giá trị. Chùa được quy hoạch trên khuôn viên rộng
15.000m². Chùa Muống là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Hải Dương. Lê
Thánh Tông hai lần viếng thăm đều có thơ khắc vào bia đá. Năm 1947, do
chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Sau ngày miền Bắc giải phóng,
chùa bắt đầu được khôi phục, đến nay cũng chỉ đạt một phần nhỏ của kiến
trúc cũ. Riêng hệ thống tháp vẫn được bảo tồn như xưa.
Hội chùa Muống bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của sư Tuệ Nhẫn, một
cao tăng đồng thời còn là một lương y, người công xây dựng nhiều chùa
lớn như: Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), Siêu Loại (Bắc Ninh), Đông Khê, Do Nha
(Hải Phòng). Nhà sư viên tịch ngày 27 tháng giêng, năm Ất Sửu, Khai Thái