Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thận trọng khi túi mật bị viêm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.02 KB, 5 trang )

Thận trọng khi túi mật bị viêm

Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay, bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa
được cộng đồng chú ý đúng mức. Rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng
đã biến chứng khá nặng. Đặc biệt những người có nguy cơ cao ít biết trước mình
có khả năng mắc bệnh, đó là những người cao tuổi, béo phì, giảm cân nhanh, phụ
nữ do dùng thuốc điều trị Viêm túi mật không do sỏi gây tử vong cao hơn do sỏi.
Túi mật nằm ở mặt dưới gan, vùng bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Túi
mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại, tống mật
vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Viêm túi mật xảy ra do tắc nghẽn đường dẫn mật, chủ
yếu do sỏi mật (90% các trường hợp liên quan đến sỏi của đường mật và 10%
khác không có sỏi đường mật). Nuôi cấy dịch mật cho dương tính với vi khuẩn
khoảng 50 - 75% trường hợp cho thấy sự phát triển của vi khuẩn có thể là kết quả
của viêm túi mật hoặc là do các yếu tố gây bệnh khác. Yếu tố nguy cơ mà viêm túi
mật phản ánh có thể có sỏi đường mật bao gồm: tuổi cao, giới nữ, béo phì, giảm
cân nhanh, do dùng thuốc, phụ nữ mang thai.
Viêm túi mật không do sỏi có liên quan đến điều kiện kết hợp với tình trạng
ứ mật bao gồm: suy nhược cơ thể, phẫu thuật lớn, tổn thương trầm trọng, nhiễm
khuẩn và những nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn Salmonella, đái tháo
đường, nhiễm virut cự bào ở những bệnh nhân bị AIDS.
Viêm túi mật do sỏi gặp nhiều hơn ở phụ nữ
Sỏi túi mật ở nữ cao hơn nam giới 2 - 3 lần, vì thế viêm túi mật do sỏi ở nữ
cao hơn ở nam. Mức độ cao progesteron ở phụ nữ có thai có thể gây ra ứ trệ dịch
mật, kết quả tỷ lệ bệnh túi mật cao hơn ở phụ nữ có thai. Viêm túi mật không do
sỏi thường thấy nhiều hơn ở những nam giới cao tuổi. Phạm vi tác động của viêm
túi mật tăng theo tuổi, cơ chế giải thích bệnh sỏi mật tăng ở người già chưa rõ
ràng. Có thể tỷ lệ tăng ở nam giới cao tuổi có liên quan với thay đổi tỷ lệ
androgen/estrogen.
Tam chứng Charot là dấu hiệu điển hình của bệnh
Khi túi mật bị viêm, các biểu hiện điển hình thường thấy là:
Đau bụng: Thường đau vùng gan, đau bụng vùng hạ sườn phải xuyên ra sau


lưng hay lên vai phải, cũng có khi đau vùng thượng vị nên dễ nhầm với cơn đau
do ổ loét dạ dày - tá tràng. Trong lúc đau, nếu người bệnh ăn hay uống, đau sẽ tăng
lên do đường mật bị kích thích.
Sốt: xuất hiện sau các cơn đau vài giờ (6 - 12 giờ) do nhiễm khuẩn đường
mật với các cơn sốt rét run và vã mồ hôi, sau đó nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường
hoặc hơi tăng.
Vàng da: có thể có ở những trường hợp viêm túi mật do sỏi.
Bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá như chán ăn,
buồn nôn hoặc nôn. Ở người già, triệu chứng đau và sốt có thể không rõ. Trong
các đợt tắc mật có thể thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu của suy thận như
tiểu ít, nước tiểu sẫm màu như nước vối và ngứa. Khám bụng thấy gan to, thường
to đều cả hai thuỳ. Túi mật to có thể thấy rất rõ, di động theo nhịp thở. Tắc mật lâu
ngày hoặc sau các đợt viêm đường túi mật có thể viêm teo nhỏ lại nên khi thăm
khám không thấy túi mật to, lúc đó nghiệm pháp Murphy sẽ dương tính.
Hầu hết bệnh nhân viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4
ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện các
biến chứng. Bệnh nhân viêm túi mật không do sỏi có tỷ lệ tử vong trong khoảng
dưới 10% lớn hơn nhiều so với khoảng 4% ở những bệnh nhân viêm túi mật do
sỏi. Nếu có hơi trong đường mật, tỷ lệ tử vong xấp xỉ 15%. Thủng túi mật xảy ra ở
khoảng 10 - 15% trường hợp. Các biến chứng hay gặp là viêm mủ và áp-xe đường
mật; suy gan, suy thận.
Cần thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu
Mặc dù tiêu chuẩn xét nghiệm không chắc chắn ở tất cả những bệnh nhân
viêm túi mật, nhưng cũng có ích trong chẩn đoán. Số lượng bạch cầu tăng, chủ yếu
tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu có tắc mật bilirubin máu tăng cao, tăng loại
bilirubin trực tiếp. Men phosphatase kiềm tăng. Amylase máu, men gan có thể
tăng. Cấy máu có thể dương tính khoảng 50% các trường hợp. Cấy dịch mật có thể
dương tính gần như tất cả bệnh nhân. Trong các đợt viêm đường mật nặng có thể
có các dấu hiệu của suy thận (urê máu, creatinin máu cao ), rối loạn chức năng
gan về đông máu (tỷ lệ prothrombin giảm, kéo dài thời gian đông máu. Ở giai

đoạn nặng có thể thấy các dấu hiệu đông máu rải rác trong lòng mạch ).
Trên hình ảnh Xquang: Có thể thấy hình ảnh gan to, bóng túi mật to,
có thể thấy hơi trong đường mật.
Siêu âm có thể thấy gan to, túi mật to, thành túi mật dày, có thể có sỏi trong
và ngoài gan, có thể có giun kèm theo. Nếu các kết quả không rõ ràng, cần chụp
đường mật, CT scanner đường mật hoặc nội soi đường mật.

Nhiều trường hợp điều trị khó khăn
Dùng kháng sinh phổ tác dụng rộng với các chủng đường ruột cả ái khí lẫn
yếm khí, kháng sinh có khả năng ngấm tốt vào đường mật và có sự kết hợp giữa
các nhóm: Thông thường dùng nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 (cefobis) với
nhóm amyloglycosis (gentamycin) và metronidazonl. Nếu có kết quả kháng sinh
đồ thì dùng theo kháng sinh đồ là tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều
chỉnh rối loạn nước và điện giải, đặc biệt là những rối loạn chức năng gan và thận.
Trong nhiều trường hợp phải giải phóng đường mật tạm thời như chọc mật
qua da hay mở cơ thắt Oddi qua nội soi. Nếu bệnh có biến chứng nặng phải phẫu
thuật mở đường mật, lấy sỏi, rửa đường mật và đặt ống dẫn lưu.

×