Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.99 KB, 4 trang )

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

I.

KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả Lưu Quang Vũ
-

Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại nhiều dấu ấn trong nhiều thể
loại: thơ, văn xuôi, và đặt biệt là kịch

-

Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt
Nam hiện đại – một Sêchxpia của Việt Nam.

-

Lưu Quang Vũ được biết đến như một hiện tượng đặc biệt hiếm có của sân khấu kịch
trường Việt Nam thế kỉ XX.

-

Tác phẩm kịch của ông không những nhiều về số lượng được dàn dựng và trình diễn
mà cịn có giá trị nghệ thuật cao được cơng chúng đón nhận nồng nhiệt.

-

Ơng cũng là một trong những “người đi trước” trong phong trào đổi mới văn hóa văn
nghệ, dùng ngịi bút của mình góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã


hội.

-

Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện sức sáng tạo to lớn, đề cập đến nhiều vấn đề thời sự
nóng hổi có tính chiến đấu cao, chứa đựng những tư tưởng triết lí nhân văn sâu sắc.
Ngơn ngữ kịch đa dạng, giàu chất thơ.

2. Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích
-

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch xuất sắc gây được nhiều tiếng vang nhất
của LQV. Tác phẩm là một đỉnh cao đánh dấu sự trưởng thành vượt trội của ngòi bút
LQV.

-

Nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cảm giác về độ vênh lệch của hai yếu tố quan
trọng trong một con người. Hồn là phần trừu tượng, da thịt thân xác là cái cụ thể, là cái
bình có thể chứa linh hồn, hồn nào xác ấy. Nhưng ở đây hồn người này lại ở trong xác
người kia. Hồn và xác lại không tương hợp; tính cách; hành động; lối sống của anh TB
và anh hàng thịt trái ngược nhau. Tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu
thuẫn, xung đột bên trong của nhân vật bi kịch Hồn Trương Ba.

-

Từ bản gốc là một tích truyện dân gian có phần đơn giản, Lưu Quang Vũ đã không bị lệ
thuộc vào nội dung câu chuyện, đã tìm tịi, vừa mở rộng kích thước tự sự, vừa khơi sâu
vào giá trị tư tưởng để tạo nên một vở kịch nổi tiếng mà “hạt nhân cơ bản” là giá trị nhân
văn sâu sắc về lẽ tử- sinh./.



NHỮNG NỘI DUNG, Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA ĐOẠN TRÍCH

II.

Đoạn trích là phần lớn cảnh VII và phần kết. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc
xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên
trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với
bạn bè, người thân trong gia đình và ự chán ghét chính mình, muốn thốt ra khỏi nghịch
cảnh trớ trêu.

1. Xung đột giữa hồn và xác
-

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác
nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận (cái đêm khi ông
đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẫy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và
“st nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho
là “phàm”. Đó là cái alanf ơng tát thằng con ơng “tóe máu mồm máu mũi”).

-

Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm
thấy mình ti tiện.

-

Xác anh hàng thịt cịn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “ta vẫn có
một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”.


-

Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hả hê tuôn ra những lời thoại dài với chất
giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ
bng những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

2.

Đối diện với những người thân
-

Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những
người thân.


Người vợ mà ơng rất mực thương giờ đây buồn bả và cứ nhất quyết địi bỏ đi.



Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình
thân.



Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. chị cảm thấy
thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu
 Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh
trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống
đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.


-

Sau tất cả những lời đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của
mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy khơng thể chịu nổi. nỗi cay đắng với chính bản
thân mình cứ lớn dần…lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.

-

Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nổi đau khổ, tuyệt
vọng lên đến sđỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng


đầy quyết liệt: “mày đã thắng thế rồi đấy…không cần!”. đây là lời độc thoại có tính chất
quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khốt.

3. Đối thoại với Đế Thích
-

Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những
quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Ba lời thoại của Hồn Trương Ba trong
cảnh này có một ý nghĩa đặt biệt quan trọng:
/khơng thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi muốn được là tơi tồn
vẹn…/
/sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến
cái thân tôi cũng phái sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tơi sống,
nhưng sống thế nào thì ơng chẳng cần biết!/
/có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm…bù lại
bằng một việc làm đúng khác./


 Ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này:
-

Thứ nhất, con người và là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hịa. Khơng thể có
một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. khi con người bị chi phối bới
những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, khơng thể tự an
ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn

-

Thứ hai, sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn giản. khi sống nhwof,
sống gửi, sống chắp vá, khi khơng đucợ là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
 Những lời thoại của HTB với ĐT chứng tỏ nhân vật ấy đã ý thức rõ về tình
cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nổi đau khổ về tình trạng
ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải
thoát nung nấu của nhân vật trước lúc ĐT xuất hiện

-

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn
chứ khơng nhập hồn vào thân thể ai nửa của nhân vật HTB là kết quả của một q trình
diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết.
HTB thửu hình dung cảnh mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ “bao nhiêu sự
rắc rối” vơ lí lại tiếp tục xãy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng
đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy TB là con người
nhân hậu, sáng suốt, giàu lịng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa
cuộc sống.


4. Nghệ thuật:

-

Thành công trong việc dựng đối thoại-những đối thoại giàu kịch tính, đậm triết lí, tạo
chiều sâu cho vở kịch.

-

Hành động của nhân vật kịch phù hợp với hồn cảnh, tính cách góp phần phát triển tình
huống kịch.

-

Ngơn ngữ nhân vật sinh động, gắn liền với tình cảm, tâm trạng cụ thể.



×